Bốn mươi năm lưu đày
Chả cần phải nói ra thì ai cũng biết, không có một người Việt Nam nào, không nặng lo âu, sợ hãi trong những lúc tìm đường rời bỏ quê hương. Nói cách khác, sự âu lo đã nhập vào đến tận gan phổi của người tìm đưòng ra đi.Họ lo đến mức, hễ bước ra đường là nhìn chỗ nào cũng chỉ thấy những đôi mắt ” công an như mắt khóm” luôn bám đuổi theo mình.
Nghe bạn gọi giữa đường phố cũ mà giật thót ngưòi như nghe án lệnh bị bắt giam vào tù cùa Việt cộng. Thê lương hơn, vượt biên, vượt biển trên những con thuyền… to như cái lá dập dình trên sóng nước. Sự viẹc ra di như thế được coi là mất, là thác. Mà nghịch lý làm sao chứ. Khi đứa con ra đi chưa thoát nanh vuốt cộng. Lúc trở về nhà, cha mẹ anh em, lại không mừng, không ôm chầm lấy nhau như là mừng nhau từ cõi chết sống lại! Trái lại, người nào người nấy mặt mũi ủ ê. Đến khi nghe tiếng động nhỏ ngoài sân thì nào có phải là chỉ có một vài người tay chân run bần bật, nói chẳng thành lời. Trường hợp bó buộc phải ra mở cửa thì … Giời ạ, xin phó cái mạng này cho trời vậy!Rồi những lúc ngồi đợi taxi, đổ bến. Muỗi từng đàn ập đến, mấy ai đưa tay ra mà vỗ? Lỡ bị gío lạnh ập đến, cơn ho quặn lên đến cổ, ai dám để cho tiếng ho thoát ra thành tiếng? Trường hợp xuôi chèo mát mái, ra được con cá lớn đã hết lo đâu. Chỉ nghe tiếng xôn sao nổi lên ở đâu đó là muốn… ấy cả ra quần. Như thế, nếu nói về cảnh khổ. Còn cảnh nào cùng khổ hơn cảnh người đi tìm đường vượt biển, vượt biên. Nhưng nếu, có cơ hội ra đi thì chẳng ai muốn ở lại. Thế mới biết, cái gian khổ lo lắng trong chôc lát kia không có nghĩa lý gì với cuộc thê lương của người phải ở lại với Viêt cộng.
Nên khi may mắn đến được bên bờ Tự Do, có mấy người không đưa tay lên chỉ Trời mà thề độc là dẫu có chết, ta cũng không bao giờ muốn quay về chốn cũ để nhìn thấy mặt bầy qủy đỏ gian ác với cái mũ cối và đôi dép râu của chúng nữa. Quả thật, vào lúc ấy, lời thề ấy có trọn nghĩa lý!
Nhưng thời gian qua đi, mấy ai còn nhớ câu thề? Nói vậy thôi, chả ai nỡ trách người quên mất lời thề trong trường hợp này. Lý do, lời nói ấy có lẽ chỉ là sự diễn tả cảm xúc của sự căm phẫn tột cùng những kẻ bạo tàn kia trong lúc ấy thôi. Rồi ra, thì hoàn cảnh cũng có nhiều đổi thay….
Mà thôi, chả nên nhắc đến chuyện lời thề nữa. Bởi vì nhắc đến chuyện này thì sẽ buồn nhiều hơn vui, và có thể làm mất lòng nhau nữa. Bởi vì ngày xưa, khi chưa ra khỏi đất Ai Cập, có người Do Thái nào mà không hết lòng van nài Chúa của họ đến giúp. Rồi khi ra đi, bị kẻ bạo tàn đuổi đến hụt hơi thì có ai mà không trông cậy vào Chúa. Nhưng lúc lâm nạn, trước mặt là biển đỏ, sau lưng là đoàn quân của kẻ bạo tàn đuổi theo, cái chết như sắp đeo vào cổ thì ai mà không lôi tên ông Moises ra mà mắng nhiếc. Đất hứa à? Ông đưa chúng tôi đi chết tập thể hay sao dây? Tại sao không để cho chúng tôi chết trên cái đất nô lệ kia còn hơn!. Còn Chúa của tổ phụ Abraham vào lúc ấy có mấy người kiêng nể nữa?
Đang to mồm tức uất người như thế, bỗng nhiên, trời đất mở ra và đoàn người kéo nhau qua biển đỏ mà vẫn khô chân. Khi sang đến bờ bên kia an toàn, quay lại thấy kẻ tàn bạo bị con nước cuốn trôi, bị xô xuống lòng vực thẳm thì ai mà không… mừng, không qùy xuống tung hô hô Thánh! Thánh! Vạn Thánh! Riêng Moises bảo gì, có ai dám chống đối.
Tuy nhiên, đường trường xa, đi mãi mà chưa về được đất hứa, cảm tính của con người bó buộc đổi thay. Hơn thế, nhìn lớp người lớn tuổi và ngay những em bé cũng theo nhau nằm lại trên đường đi mỗi ngày một nhiều thêm, lòng người đâm ra ngao ngán. Nhìn mãi chứng tích đau thương ấy, lòng tin tưởng vào thần linh tự nhiên giảm xuống và Moises thì biến thành một tượng gỗ không còn là hình tượng đáng kính của người đưa dân về đất hứa nữa. Tội cho ông. Ông đã bất lực nhìn đoàn người lữ hành đang nổi lọan. Tệ hơn thế, các chi tộc của Israel không còn thuần thành theo lời của Moises hướng dẫn nữa. Đám dân ấy đã bắt đầu chia năm sẻ bảy.
Bằng chứng là một ngày kia, khi Moises lên núi, sau này người ta gọi là lên núi Thánh để cầu gặp Chúa của tổ phụ Abraham để làm một giao ước với Giavê. Đến khi ông xuống núi thì dân chúng đã tự quyên góp vàng bạc, đúc thành một con bò vàng để thờ cúng thay ví thờ Chúa của tổ phụ Abraham rồi. Khi hỏi ra mới biết là có mấy ông đầu mục dòng Lêvi vẽ ra chuyện thờ cúng này. Moises nổi giận. Mặc, một số dân chúng cứ vui vẻ mà thờ thần bò vàng với vài đầu mục kia cho có qua có lại, lợi cả đôi đường. Còn hòm bia đựng mười giới răn kia thì để cho Moises và những ngưòi trung thành với Giavê giữ lấy mà làm vốn!
Cũng khó trách người dân trên bước đường lưu đày. Bởi vì Chúa của họ thì lâu lâu mới thấy xuất hiện một lần, hoặc gỉa, Ngài có cho Mana hay nước uống ở trên đường đi thì chỉ tạm đủ dùng qua ngày thôi, không thể làm giàu được, nên lòng người ai mà chả tức uất lên. Ấy là chưa kể đến việc, ngoài những khốn khổ đói rách vì cơm áo, lại bị các sắc dân ở trong vùng ngày đêm đuổi đánh. Lại thêm mấy tên nằm vùng xúi dục dân nổi loạn đòi về làm nô lệ nữa chứ. Tóm lại chả thiếu một thứ hỉ nộ nào.
Đã chịu trăm ngàn khổ cực như thế, Ông Moises còn rước cái Bộ Luật là Mười Giới Răn của ông xuống nùi để cho mọi người phải tuân theo nữa thì đúng là… hiếp người qúa đáng, và làm sao không uất lên đến tận cổ cho được. Này nhá, cần gì phải giữ đủ mười điều, mới nghe có vài ba điều như là không được dâm ô, không được ước muốn vợ chồng người khác, không được làm chứng gian, không được nói dồi, không được trộm cắp… đã thấy nóng uất lên rồi. Sồng với Việt cộng mà không biết gian dối thì ngỏm lâu rồi, làm gì còn đến hôm nay mà đọc Lời hòm bia Thánh!
Tại sao lại nóng mặt như thế?
Này nhá, ai chả biết những điều luật này đúng trăm phần trăm. Nhưng mà, từ xưa đến giờ ít nghe ai nhắc đến, hoặc có nhắc thì cũng chưa thành luật tạc vào bia đá, đùng một cái mà bảo là không được dâm ô, gian dối, không được nói xấu người khác nữa thì khéo mà hiếp người qúa đáng chăng? Bởi lẽ, vào cuộc lưu đày, khi chạy loạn, người thì mất chồng, kẻ lạc vợ, lại thấy mấy cô em hơ hớ ngay trưóc mặt thì làm sao tránh được chuyện mèo tham mỡ. Làm sao tránh được cái bệnh tham của các ông gìa đưa tay ra cứu vớt… trẻ lạc. Ấy là chưa kể đến việc các chàng chiến binh ra trận không trở về nữa thì vợ của họ ai sẽ lo cho đây? Nên thôi, đành vậy. Ai trung thành thì giữ luật còn những người khác thì cứ liếc mắt, ăn vụng mấy hôm nữa rồi hãy chừa cũng chưa muộn.!
Ừ nhỉ, nhìn lại cảnh này không khác cảnh hỗn mang trong lúc chạy loạn, vượt biên, vượt biển của người Việt Nam là bao. Lúc ra đi mấy gia đình đưọc vẹn toàn. Từ đó, những cảnh râu nọ cắm cằm bà kia xảy ra nhan nhản trước mắt. Mới xa nhà có mấy hôm, uống dăm ba ly rượu ngoại vào là đổi máu.Tình nghĩa đành phải nhường đường cho những nhỏ nhen mọc lên. Hơn thế, nhỏ nhen tiến lên và đánh gục hai chữ đồng bào. Ấy là chưa kể đến việc, phải cho người ta biết chữ tôi là ai chứ? Đâu có phài cứ vượt biên là bằng đẳng cấp nhau đâu?
- Có chuyện như thế hay sao?
- Ai mà biết, thấy sao thì nói vậy!
Lại nữa, sau khi bỏ nước ra đi, có ai không thương nhớ quê hương? Nhân lúc, đồng bào ùn ùn kéo nhau vượt biển trốn chạy bẻ bạo tàn. Các đoàn hội chống cộng có cơ hội mọc lên như nấm. Không một nơi nào có người Việt Nam cư ngụ mà không nghe được những câu chuyện về kháng chiến nổi lên để làm ấm lòng người. (* Chuyện kháng chiến thật, kháng chiến gỉa tôi không luận bàn ở đây, tôi chỉ nhắc đến như là một sự kiện đã xảy ra, và không hề có thêm bình luân)
Những tưởng phen này, bọn cáo Hồ và bọn hậu duệ của nó phải đi chuyến tàu suốt. Nào ngờ, ta làm đứt tay ta, tay ta chảy máu! Hoặc gỉa, tay của B chưa đứt thì A tìm cách chặt cho nó đứt luôn đi. Trường hợp A còn một chân thì D khó lòng bỏ qua, hoặc quên không cho nó một gậy! Trong nhà thì thế. Ra ngoài, sống trên đất nước Tự Do. Nó tôn trọng mình, chẳng đứa nào dám động đến lông… chân người tỵ nạn. Đi đâu, ở đâu tùy ý, chả nghe nói đến cái chuyện công an khu vực bao giờ. Ăn gì, uống gì mặc ý, chả phải làm giấy xin phép phường khóm giống như cái đất nước bị VIệt cộng chiếm đóng. Họ sống, cuộc sống như thiên đàng. Đã thế, lúc đi lĩnh Welfare, tiền thất nghiệp, nó cũng một điều Sir, hai điều Madam. Chả có ai nghe được những lời lẽ không cha không mẹ như đám quan cán, đoàn đảng ủy viên Việt cộng thường dùng. Thêm vào đó, Ông quan to, anh lính nhỏ, chú nông dân, phu lao động, chị bán bưng, bác xích lô, câu học sinh, em xóm… lá đều mang một quân hàm Tỵ Nạn giống nhau. Chỉ bước một bước là lên đến tầng trời. Ai có thể bảo được ai ? Và ai có thể đè được ai?
Ngày quân Hồi vô phèng có lẽ cũng không thảm hơn cảnh trí này. Kết qủa, pháo nổ vang khắp mọi nơi. Nổ cho mình thành ông lớn, nổ cho mình thành kẻ hùng tài đại trí, nổ cho ngươi khác thành tiểu nhân, ngu dốt, và nổ cho tan bay xác pháo tình nghĩa đồng bào. Đi đến đâu cũng mang theo cả lô cái nón cối . Nón cối là một loại thời trang rất đặc biệt cho người ta dung để tặng nhau. Tệ hơn, cho cả người trong cùng một tổ chức đội cho nhau. Đội cho nhau rồi thì anh đường anh, tôi đường tôi. Những tưởng, sau khi anh đường anh, tôi đường tôi, mỗi người có một đường đi rồi thì thôi. Ai ngờ, họ còn bác loa phóng thanh, còn mở rộng những vòng nón cối kia ra để mà chụp thêm cho những người mà họ chưa một lần nhìn thấy mặt, chưa nghe đến tên trước đó, nhưng chỉ vì người này nghe nói là có liên hệ với người mà họ đã lỡ chụp cho cái mũ cối trước kia thôi. Cứ thế mà tiếp, có lẽ họ còn chụp nón cối cho nhau cho đến khi chết. Khi chết, có thể cả hai người vừa nằm xuống đêu được bạn bè của mỗi bên đến phủ lên quan tài người nắm xuống một lá cờ quốc gia! Thảm. Đất Thảm. Trời cũng thảm.
Chuyện loạn của nón cối và phỉ báng nhau ngày nay từ đâu mà có.?
Cũng giống như Moises mang mười điều răn về làm cho qúa nhiều ngưòi ngỡ ngàng. Họ chưa hiểu và chưa thể thấm nhuần ngay được cái căn cơ đạo đức của các giới răn này. Hoặc giả là vì Giới Răn mà có thể mất đi một số đặc quyền đặc lợi nào đó. Từ đó, có nhiều người phản đối và đi thờ bò vàng. Ta cũng vậy, nổ pháo trở thành cái bệnh trầm kha, không tài nào chữa được. Thêm vào đó, không quán triệt được ý nghĩa của Tự Do. Có nhiều người cho rằng Tự Do là muốn làm gì thi làm, muốn nói gì thì nói và muốn viết gì thì viết. Đặc biệt trên các Yahoogroups mà người ta gọi là diễn đàn Net, sự ý thức về chữ Tự Do, về nhân phẩm hầu như đã hoàn toàn bị triệt tiêu. Nó như một thứ chợ trời rong rêu, bệnh hoạn. Viết cho hả dạ, cho thoả lòng ích kỷ cá nhân mà quên đi cả tình nghĩa của đồng bào, của tập thể.Cũng may tuổi trẻ ít khi vào sinh hoạt trong các diễn đàn này. ( tôi sẽ trình bày vấn đề naỳ trong một loạt bài khác)
Cuộc chiến này mang đến một kết qủa ra sao?
Câu trả lời có thể là không vui: Ta cắt tay ta chảy máu và lòng người mỗi lúc một thêm ly tán. Và đây là căn bệnh của ta đã mắc phải trong suốt mấy chục năm qua. Chưa có dấu con bệnh sẽ lành bệnh. Chắc là cay đắng với nhau cho đền khi chết mà thôi…
Người cũng trong cảnh giống ta. Tuy thế, ngưới Do Thái đã chấm dút cuộc lưu đày sau bốn mươi năm. Cuộc lưu đày của ngùơi Việt sẽ kéo sài bao lâu? Liệu con số 40 của người Do Thái khi xưa có là một sự tái diễn của lịch sử cho người Việt Nam hay không nhỉ?
Cụ Trạng viết là : “Chữ là lục thất nguyệt gian”. Như thế có phải là 42 năm không? Có thể lắm chứ. Những người già, thủ cựu, lắm miệng từ cả hai phía đã về chầu trời, hoặc giả, tay đã bắt chuồn chuồn rồi… thì những lớp trẻ được sinh ra hay lớn lên từ cái ngày 30-4-1975 ấy, sau bốn mươi năm chắc sẽ là những rường cột để chấm dứt cuộc lưu đày hôm nay nhỉ? Hỡi các bạn trẻ Việt Nam, chính các bạn là những ngừoi mang hoài bão và sức sống cho Công Lý, Sự Thật, Hòa Bình, các bạn sẽ là ngưòi đưa dân về sau 40 năm lưu đày. Như thế, ngày ấy không còn xa nữa, Mong lắm thay.
Bảo Giang
Be the first to like this post.
One Response to Bốn mươi năm lưu đày
- Chúng ta không nên tin vào những gì gọi là tiên tri hay sấm trạng. Bởi vì nếu tin vào đó, chúng ta sẽ có tâm lý ngồi chờ sung rụng. Chúng ta hãy tích cực ngay từ hôm nay, để cùng nhau vùng dậy xóa bỏ cái chế độ hùm beo, rắn rít CSVN. Thời cơ đã đến rất gần, chỉ còn 5 ngày nữa