28.4.11

CÁCH MẠNG VIỆT NAM BẮT ĐẦU TỪ ĐÂU ?


CÁCH MẠNG VIỆT NAM BẮT ĐẦU TỪ ĐÂU ?

« Thề giác biện chứng lớn !
Thề tu tính mệnh ta !
Thề bênh loài người yếu !
Thề cứu nòi giống Việt !
Thề cùng vũ trụ hòa ! »
( Lý Đông A – 5 Lời Thề Duy Dân )

Ngày hôm nay, trước cao trào cách mạng dân chủ, nhân quyền đang xẩy ra ở những nước Phi châu và Trung Đông, nhiều người cho rằng Việt Nam cũng cần phải có một cuộc cách mạng, mang 2 ý nghĩa : 1) Cách mạng độc lập cứu quốc và 2) Cách mạng dân chủ kiến quốc.
Thực ra, cuộc cách mạng tương lai Việt Nam, để cho nó xẩy ra và để thành công, cần phải có một ý nghĩa thứ 3, đó là cách mạng tự bản thân. Mỗi người dân Việt, trong và ngoài nước, phải bắt đầu cách mạng tự bản thân trước tiên.
Và cách mạng tự bản thân bắt đầu bằng việc tự dựng lại niềm tin : Hãy tin tưởng rằng cuộc đời của chính chúng ta, cuộc đời dân tộc ta sẽ có những thay đổi lớn ( Biện chứng lớn) tốt đẹp hơn.
Dân tộc ta sau gần 100 năm bị đô hộ bởi Pháp, 70 năm bị đô hộ bởi cộng sản, bị lừa gạt đủ điều, sau nhiều lần bị thua trận, đã gần như mất hết niềm tin vào chính bản thân mình và vào dân tộc mình.
Nên nhớ rằng không có niềm tin, thì không làm được việc gì, nhưng với niềm tin thì có thể tất cả ; với niềm tin, chúng ta có thể phá vỡ những thành trì, làm xập những chế độ, để xây lên những chế độ khác tốt đẹp hơn, cho chính mình, cho con cháu mình ; chính vì vậy mà khi mới lên chức, trở về thăm quê hương là nước Ba Lan, Giáo hoàng Jean Paul 2 đã khuyên nhủ dân Ba Lan : « Hãy hy vọng và đừng sợ hãi !”. Ngược giòng sử Việt, hơn 70 năm trước, Lý đông A đã bắt đầu 5 Lời thề qua câu : « Thề giác biện chứng lớn « .
Dựng lại niềm tin, nhưng đồng thời phải có tinh thần đồng loại, sống cho có ý nghĩa, có tinh thần tương thân, tương trợ, thương người nghèo khổ, như Gia Huấn Ca Việt Nam đã nói : « Thấy người hoạn nạn thì thương. Thấy người nghèo khổ lại càng thương hơn. » Khác với loài cầm thú, lãnh đạm trước sự đau khổ của đồng loại. Chính K. Marx có nói : « Chỉ có loài cầm thú mới lãnh đạm trước sự đau khổ của đồng loại, để bới lông xỉa cánh. » Ngày hôm nay xã hội Việt Nam, giới lãnh đạo cộng sản Việt Nam, con ông cháu cha, mặc dầu chúng tự hô hào là đồ đệ trung thành của K. Marx, nhưng chúng hành xử như những loài cầm thú, lãnh đạm trước sự đau khổ của người dân, tiêu tiền vứt qua cửa sổ, trong khi dân không có một đồng để sống qua ngày, chúng đánh những canh bạc cả triệu $, tham nhũng, hối lộ, chà đạp, áp bức người dân, cướp đất, đuổi nhà dân, gây không biết bao đau thương cho dân. Bọn họ chỉ là loài cầm thú như chính K. Marx, ông tổ của chúng nói, nhưng chúng không nghe lời.
Đây cũng chính là Lời thề thứ ba của Lý đông A : « Thề bênh loài người yếu. »
Hơn thế nữa, nước Việt hiện nay đang bị Tàu đô hộ lần thứ năm, giới lãnh đạo cộng sản, bắt đầu từ Hồ chí Minh tới Lê Duẫn, Lê khả Phiêu, Nông đức Mạnh, Nguyễn phú Trọng, chỉ là những người xác Việt, nhưng hồn ngoại bang, ngày xưa là hồn Liên Sô, nay là hồn Trung Cộng. Họ Hồ thì thản nhiên nói : « Tôi không có tư tưởng gì cả. Tư tưởng của tôi đã có Staline và Mao trạch Đông nghĩ hộ. » Lê Duẫn thì tuyên bố : « Chúng tôi đánh đây là đánh cho Liên Sô và Trung cộng. » Ngày hôm nay thì Lê khả Phiêu ký 2 Hiệp ước vào năm 1999 và 2000, dâng cho Trung Cộng cả ngàn cây số vùng biên giới, cả chục ngàn cây số vùng biển. Nông đức Mạnh và Nguyễn phú Trọng thì tổ chức Ngày Ngàn Năm Thăng Long, lấy ngày khai mạc 1/10, ngày quốc khánh Trung cộng ; và ngày bế mạc 10/10, ngày quốc khánh Đài loan. Chỉ cần một sự kiện nhỏ này cũng đủ nói lên sự kiện « Xác Việt, hồn Tàu « của giới lãnh đạo cộng sản Việt Nam.
Chính vì vậy, mà cần phải cứu nòi giống Việt, như lời thề : « Thề cứu nòi giống Việt. »
Cứu nòi giống Việt bằng cách thự hiện cuộc cách mạng độc lập cứu quốc và dân chủ kiến quốc, để có thể theo kịp đà tiến bộ văn hóa, văn minh của nhân loạ, để « cùng vũ trụ hòa « .
Ngoài việc thực hiện 5 Lời thề trên, cuộc cách mạng tự bản thân của mỗi người dân Việt, từ hải ngoại cho tới quốc nội, còn cần phải tự sửa đổi một vài sai lầm, thói hư, tật xấu, thì mới mong cuộc cách mạng độc lập cứu quốc và dân chủ kiến xẩy ra ở Việt Nam.
Đó chính là :
Hãy tập để có tinh thần công nghĩa, liên đới chung : Một trong những lý do chính khiến dân tộc Tunisie, Ai Cập và các dân tộc chung quanh nổi lên làm cách mạng là vì họ có tinh thần công nghĩa, liên đới biểu lộ tinh thần này, một người bị nạn là nhiều người khác đứng ra giúp đỡ, một người bị oan là nhiều người khác bất bình, khác hẳn với một số lớn dân Việt Nam hiện nay, nhất là ở Hà Nội, một số người đi theo chủ nghĩa « Mặc Kệ nó « , có nghĩa là « Nhà hàng xóm cháy, thì mặc kệ họ, miễn nhà ta không cháy là được rồi «, « người hàng xóm bị công an hành hạ, đánh đập oan trái, vô duyên cớ, thì mặc kệ họ ; miễn ta yên thân là tốt rồi. »
Chừng nào dân Việt còn giữ thái độ này, nhất là giới trí thức và giới trẻ, thì cuộc Cách mạng Hoa Lài khó bay hương tới Việt Nam.
Nên học tinh thần làm việc chung, tinh thần trách nhiệm chung. Nên nhớ rằng công cuộc tranh đấu để lật đổ một bạo quyền, một cá nhân hay chỉ một tổ chức không thể nào cáng đáng nổi, mà phải cần nhiều người, nhiều tổ chức ; từ đó thì phải biết tinh thần làm việc chung và tinh thần trách nhiệm chung.
Nên học tinh thần sống tự lập, suy nghĩ tự lập, đừng bị lâm vào cảnh phần đông trí thức cộng sản : « Nói leo, nói theo, nói dài và nói dở. » Có người nói : « Người Việt Nam có căn tính nô lệ. » Điều này không phải là không có lý, nếu chúng ta xét lịch sử cận đại Việt Nam, nhất là từ ngày bị đô hộ bởi Pháp và đô hộ bởi Đảng cộng sản. Nhà nước Pháp đã cố tình đào tạo ra những người trí thức giỏi tinh thần phục vụ, dễ gọi dạ bảo vâng, nhưng để tự lấy quyết định, tự làm chủ mình thì không có. Đây cũng một phần là dư âm của thời kỳ phong kiến. Dưới sự đô hộ của cộng sản, tinh thần này được giữ nguyên và còn được tăng thêm, vì cộng sản chủ trương trù dập trí thức, trù dập những ai có suy nghĩ khác đường lối của Đảng cộng sản, không những của Đảng cộng sản Việt Nam, mà của cả Quốc tế Cộng sản. Hồ chí Minh là con người tiêu biểu cho căn tính nô lệ quốc tế, khi ông ta nói : « Tôi không có tư tưởng gì cả. Tư tưởng của tôi đã có Staline và Mao trạch Đông nghĩ hộ. » Ở điểm này, có những trí thức cộng sản bênh vực cho ông, cho rằng ông ta nói vậy là vì ông ta khiêm nhượng. Không, họ Hồ không có một tý gì khiêm nhượng, khi ông, trong bài thơ vịnh Đức Trần hưng Đạo, ông có nói : « Bác đưa một xứ qua nô lệ. Tôi dắt 5 châu đến đại đồng. » Điều này còn chứng tỏ họ Hồ có đầy tinh thần phong kiến « Trên đội, dưới đạp « . Trên thì đội những lãnh tụ Quốc tế Cộng sản, dưới thì đạp dân, coi thường những anh hùng của dân tộc, như coi thường Đức Trần hưng Đạo, mà dân đã tôn lên thành thánh, gọi bằng bác.
Hãy bỏ tinh thần học để có bằng cấp, để vinh thân phì gia, trên thì đội triều đình khi xưa, nay thì đội bạo quyền, theo tinh thần : « Chưa đỗ ông nghè đã đe hàng tổng « . Tinh thần học để có bằng cấp, thích hư danh, thích người ta gọi là ông tiến sĩ này, ông kỹ sư, bác sĩ nọ, nhưng thực chất thì rỗng tuếch. Tinh thần này còn quá nặng nơi người Việt Nam. Bằng chứng cụ thể là hiện nay, dưới chế độ cộng sản, có cả hàng ngàn hàng vạn ông tiến sỹ giả. Một ông phó tỉnh ủy cộng sản nào đó có bằng tiến sỹ, cấp ở Mỹ (Hawaï), mà không biết nói tiếng Anh, vì là bằng giả, bằng mua. Đương kim Thủ tướng cộng sản, Nguyễn tấn Dũng, có đủ mọi thứ bằng, từ cử nhân, tới cao học, qua bác sỹ, thế mà hồi nhỏ không cần đi học, chỉ cần làm anh liên lạc, du kích.
Học để có bằng cấp, theo tinh thần « bị sách « , không suy nghĩ tự lập, mang đầy căn tính nô lệ, đây là cái học thấp nhất. Chính Đức Phật có nói : « Sự hiểu biết cao thượng nhất, chính là sự hiểu biết chiêm nghiệm, tự suy nghĩ. Sự hiểu biết nô lệ nhất chính là sự hiểu biết bắt chước. Sự hiểu biết đắng cay nhất, chính là sự hiểu biết qua kinh nghiệm. » ( La connaissance la plus haute et la plus noble, c’est la connaissance par méditation. La connaissance la plus servile, c’est la connaissance par imitation. La connaissance la plus dure, c’est la connaissance par expérience. »
Cũng như một nhà tư tưởng có nói : « Văn hóa là cái gì còn lại sau khi đã quên hết « ( La culture c’est ce qui reste après avoir tout oublié ). Văn hóa của phần đông trí thức Việt Nam, đó là nhắc lại tất cả những gì thầy đã dạy, không hơn, không kém.
Ngày nào trí thức Việt vẫn còn mang nặng tinh thần này, thì cuộc cách mạng độc lập dân tộc khó bắt đầu, và dân Việt vẫn còn bị cai trị bởi ngoại bang dưới những tên lãnh đạo cộng sản, như Hồ chí Minh và đồng bọn ngày hôm nay, xác Việt nhưng hồn Tàu.
Phải bỏ tính « Lục xúc tranh công « , con gà nghĩ rằng mình quan trọng nhất vì nhờ tiếng gáy của mình mà mọi người thức giấc ra đồng làm việc ; con trâu nghĩ rằng không có mình cày ruộng, thì không ai có cơm ăn ; con chó cho rằng không có mình canh nhà thì không ai có giấc ngủ ngon. Nên nghĩ rằng một công việc trở nên tốt đẹp là do sự đóng góp của nhiều người, và công cuộc đấu tranh thực hiện cuộc cách mạng dân chủ cứu quốc và dân chủ kiến quốc ngày hôm này không thể nào một người hay một tổ chức có thể thực hiện nổi. Công cuộc này phải là công cuộc chung, có tổ chức, có kế hoặch, có phân chia công tác, do nhiều tổ chức hợp lại bàn luận, thiết kế và phân chia công tác rõ ràng.
Đừng nghĩ rằng những cuộc cách mạng đã xẩy ra ở Trung Đông, bắc Phi là không có tổ chức, kế hoặch !
Từ đó hãy dẹp bỏ tính cá nhân chủ nghĩa, chỉ có mình, không có người, chỉ có tổ chức của mình, không có tổ chức khác. Hơn nữa dẹp bỏ tinh thần « Không ăn thì đạp đổ « , cùng nhau gây dựng lên một tổ chức, tốn công, tốn sức, tốn thời giờ, nay chỉ cần một sự bất bình nhỏ, là không những rời bỏ tổ chức, mà còn tìm cách « Đạp đổ tổ chức « .
Văn minh Đông phương, trong đó có văn minh Đông Nam Á, Tàu, Ấn độ và kể cả Trung Đông, đã bắt đầu rất sớm, nhưng bị khựng lại cả bao trăm năm nay, vì chế độ quân chủ kéo dài quá lâu, rồi bị những chế độ độc tài tiếp nối, độc tài hữu như ở Tunisie, Ai Cập, Syrie, độc tài tả cộng sản như ở Trung Cộng và Việt Nam, những chế độ độc tài này cũng chỉ là chế độ quân chủ trá hình ; và nhiều khi còn tàn ác, vô nhân phẩm, vô danh dự, vô thể thống, như độc tài cộng sản, chính chúng đã làm thui chột đầu óc phát minh sáng kiến của người dân, của người trí thức, vì chúng chủ trương chỉ đào tạo những trí thức phục vụ chế độ.
Văn minh Tây phương, mặc dầu họ tới chậm, nhưng họ biết sớm từ bỏ chế độ quân chủ độc tài để bước sang chế độ dân chủ, được coi là mảnh đất màu mở, không những cho kinh tế nẩy mầm, mà còn cho con người phát triển, nên họ đã tiến rất mau, bỏ xa văn minh Đông phương.
Ngày hôm nay, giới trí thức bắc Phi và Trung Đông, đã nhìn thấy, ý thức rõ điều đó, can đảm đứng lên để lật đổ độc tài, xây dựng dân chủ.
Trí thức Việt Nam cũng nên noi gương, bắt đầu bằng cách tự cách mạng bản thân, như lời Lý đông A : « Thề tu tính mệnh ta «, sau đó rồi mới có thể « Bênh loài người yếu, Cứu nòi giống Việt « , để rồi cùng hòa với cộng đồng dân chủ thế giới.(1)
Paris ngày 27/04/2011
Chu chi Nam
(1) Xin xem thêm những bài về cách mạng, trênhttp://perso.orange.fr/chuchinam/

Không có nhận xét nào: