Bùi Văn Phú
Gửi cho BBC từ California
Cập nhật: 13:36 GMT – thứ sáu, 29 tháng 4, 2011
BBC
Cập nhật: 13:36 GMT – thứ sáu, 29 tháng 4, 2011
BBC
Những năm gần đây trong nước nổ ra tranh cãi về những chuyện xảy ra ở Dinh Độc Lập trong những giờ phút đầu tiên khi bộ đội miền Bắc tiến vào Sài Gòn, hơn một giờ sau khi đài Sài Gòn truyền đi lệnh buông súng của Tổng thống Dương Văn Minh vào lúc 10 giờ 25 phút sáng ngày 30/4/1975.
Đến hơn 2 giờ chiều ngày hôm đó mới có chương trình phát thanh đầu tiên với phát biểu đầu hàng của Tổng thống Dương Văn Minh và lời chấp nhận đầu hàng của Chính ủy Bùi Văn Tùng. Sự kiện này xảy ra sau khi bộ đội vào Dinh Độc Lập và đã áp giải Tổng thống Minh và Thủ tướng Mẫu đến đài Sài Gòn tuyên bố đầu hàng.
Sau tuyên bố đầu hàng, những sự việc xảy ra tại đài phát thanh Sài Gòn có liên quan đến một số lãnh đạo sinh viên, trí thức, đoàn thể và đặc biệt là Trịnh Công Sơn vì ông là một nhạc sĩ nổi tiếng đã phát biểu và hát “Nối vòng tay lớn” trên đài vào giờ phút lịch sử sang trang.
Tuy nhiên nội dung các phát biểu trong chương trình phát thanh đầu tiên của “Đài Sài Gòn Giải phóng” khi được ghi lại có một số khác biệt mà bài viết này trình bày những tài liệu ghi nhận được chung quanh.
Phát biểu về đầu hàng
Theo bài hồi ức của ông Nguyễn Hữu Thái trên tạp chí Xưa&Nay (số 234, tháng 4.2005) lời chấp nhận đầu hàng của chính ủy Bùi Văn Tùng như sau:
“Chúng tôi đại diện lực lượng quân Giải phóng miền Nam Việt Nam long trọng tuyên bố Thành phố Sài Gòn đã được giải phóng hoàn toàn, chấp nhận sự đầu hàng không điều kiện của ông Dương Văn Minh, Tổng thống chính quyền Sài Gòn”.
Sau tuyên bố đầu hàng, những sự việc xảy ra tại đài phát thanh Sài Gòn có liên quan đến một số lãnh đạo sinh viên, trí thức, đoàn thể và đặc biệt là Trịnh Công Sơn vì ông là một nhạc sĩ nổi tiếng đã phát biểu và hát “Nối vòng tay lớn” trên đài vào giờ phút lịch sử sang trang.
Tuy nhiên nội dung các phát biểu trong chương trình phát thanh đầu tiên của “Đài Sài Gòn Giải phóng” khi được ghi lại có một số khác biệt mà bài viết này trình bày những tài liệu ghi nhận được chung quanh.
Phát biểu về đầu hàng
Theo bài hồi ức của ông Nguyễn Hữu Thái trên tạp chí Xưa&Nay (số 234, tháng 4.2005) lời chấp nhận đầu hàng của chính ủy Bùi Văn Tùng như sau:
“Chúng tôi đại diện lực lượng quân Giải phóng miền Nam Việt Nam long trọng tuyên bố Thành phố Sài Gòn đã được giải phóng hoàn toàn, chấp nhận sự đầu hàng không điều kiện của ông Dương Văn Minh, Tổng thống chính quyền Sài Gòn”.
Trong phần này, nghe âm thanh ghi lại thì Chính ủy Bùi Văn Tùng gọi “tướng” Dương Văn Minh. Còn trong bài ghi là “ông” Dương Văn Minh. Trên mạng BBC Việt ngữ ngày 29.04.2005 có trích báo Tuổi Trẻ ngày 23.03.2005 với lời của cựu Chính ủy Bùi Văn Tùng như sau: “Tôi thảo cho ông Dương Văn Minh lời đầu hàng.
Sau khi ông đọc xong thì tôi đọc lời tuyên bố: ‘Chúng tôi đại diện lực lượng quân giải phóng miền Nam VN long trọng tuyên bố TP Sài Gòn đã được giải phóng hoàn toàn, chấp nhận sự đầu hàng không điều kiện của ông Dương Văn Minh, tổng thống chính quyền Sài Gòn…’.”
Bài hồi ức trên tạp chí Xưa&Nay số tháng 4.2005 cũng dùng chữ “ông” trước danh xưng Dương Văn Minh, thay vì chữ “tướng”. Theo ông Thái thì ông có băng ghi âm những phát biểu này là do nhà sử học Nguyễn Nhã tặng. Có hai băng ghi âm khác nhau? Hay vì nghe không rõ nên ghi nhầm ở đây?
Lời chấp nhận đầu hàng này cũng đã được hãng thông tấn AP, qua bản tin của kí giả George Esper gửi đi và đăng trên nhật báo New York Times ngày 1.5.1975 đã ghi nguyên văn, trong đó có chữ Gen. – tiếng Anh nghĩa là “tướng” – với nội dung rất đúng lời của chính ủy Bùi Văn Tùng như ghi ra từ băng. Tuần báo TIME ngày 12.05.1975 trong một bài tường thuật cũng ghi lời chấp nhận đầu hàng của “tướng” Dương Văn Minh.
Về thứ tự những phát biểu, bài hồi ức của ông Thái ghi là Tổng thống Minh, Thủ tướng Mậu, Chính ủy Tùng. Nhưng sau đó trong một bài viết khác, tựa “Góp phần làm sáng tỏ sự kiện lịch sử 30/4/1975” [Xưa&Nay số 264, tháng 7.2006] ông lại đảo lộn thứ tự các phát biểu thành: Tổng thống Minh, Chính ủy Tùng rồi mới đến Thủ tướng Mẫu. Như thế thứ tự thật sự của các tuyên bố ghi trong băng mà nhà sử học Nguyễn Nhã đã tặng ông như thế nào?
Trịnh Công Sơn trên đài
Sau khi ông đọc xong thì tôi đọc lời tuyên bố: ‘Chúng tôi đại diện lực lượng quân giải phóng miền Nam VN long trọng tuyên bố TP Sài Gòn đã được giải phóng hoàn toàn, chấp nhận sự đầu hàng không điều kiện của ông Dương Văn Minh, tổng thống chính quyền Sài Gòn…’.”
Bài hồi ức trên tạp chí Xưa&Nay số tháng 4.2005 cũng dùng chữ “ông” trước danh xưng Dương Văn Minh, thay vì chữ “tướng”. Theo ông Thái thì ông có băng ghi âm những phát biểu này là do nhà sử học Nguyễn Nhã tặng. Có hai băng ghi âm khác nhau? Hay vì nghe không rõ nên ghi nhầm ở đây?
Lời chấp nhận đầu hàng này cũng đã được hãng thông tấn AP, qua bản tin của kí giả George Esper gửi đi và đăng trên nhật báo New York Times ngày 1.5.1975 đã ghi nguyên văn, trong đó có chữ Gen. – tiếng Anh nghĩa là “tướng” – với nội dung rất đúng lời của chính ủy Bùi Văn Tùng như ghi ra từ băng. Tuần báo TIME ngày 12.05.1975 trong một bài tường thuật cũng ghi lời chấp nhận đầu hàng của “tướng” Dương Văn Minh.
Về thứ tự những phát biểu, bài hồi ức của ông Thái ghi là Tổng thống Minh, Thủ tướng Mậu, Chính ủy Tùng. Nhưng sau đó trong một bài viết khác, tựa “Góp phần làm sáng tỏ sự kiện lịch sử 30/4/1975” [Xưa&Nay số 264, tháng 7.2006] ông lại đảo lộn thứ tự các phát biểu thành: Tổng thống Minh, Chính ủy Tùng rồi mới đến Thủ tướng Mẫu. Như thế thứ tự thật sự của các tuyên bố ghi trong băng mà nhà sử học Nguyễn Nhã đã tặng ông như thế nào?
Trịnh Công Sơn trên đài
Sự kiện Trịnh Công Sơn phát biểu kêu gọi mọi người ở lại hợp tác với chính quyền mới và hát trên đài, đặc biệt là ca khúc “Nối vòng tay lớn” được rất nhiều người miền Nam biết đến vào thời điểm đó, điều này cũng có những sự không thống nhất, như ai đưa Trịnh Công Sơn đến đài, hay có người đã nghe Trịnh Công Sơn hát với tiếng đàn, có người nói không có đàn ghi-ta.
Câu hỏi chính là từ khoảng 10 giờ 30 sáng, sau khi phát đi lệnh buông súng của Tổng thống Dương Văn Minh cho đến khoảng 2 giờ 30 chiều là lúc đài phát đi lệnh đầu hàng của Tổng thống Minh, trong 4 giờ đồng hồ đó, đài Sài Gòn có phát thanh gì không.
Theo nhiều kí giả nước ngoài, trong đó có David Butler tác giả quyển The Fall of Saigon thì khoảng thời gian đó đài im lặng.
Theo Đoàn Văn Toại ghi trong tác phẩm The Vietnamese Gulag, lúc đó ông có mặt tại đài và đã kêu Trịnh Công Sơn đem băng nhạc với những ca khúc về hoà bình của ông đến để phát đi trên sóng. Theo ông Hoàng Xuân Sơn, một người quen đã được Trịnh Công Sơn ghé qua nhà kêu lên đài hát với ông nhưng ông không đi. Ông Hoàng Xuân Sơn kể là khi nhạc sĩ rời nhà ông, bên ngoài đường có ông Nguyễn Hữu Thái và bộ đội đưa nhạc sĩ đi.
Hoàn toàn im tiếng
Câu hỏi chính là từ khoảng 10 giờ 30 sáng, sau khi phát đi lệnh buông súng của Tổng thống Dương Văn Minh cho đến khoảng 2 giờ 30 chiều là lúc đài phát đi lệnh đầu hàng của Tổng thống Minh, trong 4 giờ đồng hồ đó, đài Sài Gòn có phát thanh gì không.
Theo nhiều kí giả nước ngoài, trong đó có David Butler tác giả quyển The Fall of Saigon thì khoảng thời gian đó đài im lặng.
Theo Đoàn Văn Toại ghi trong tác phẩm The Vietnamese Gulag, lúc đó ông có mặt tại đài và đã kêu Trịnh Công Sơn đem băng nhạc với những ca khúc về hoà bình của ông đến để phát đi trên sóng. Theo ông Hoàng Xuân Sơn, một người quen đã được Trịnh Công Sơn ghé qua nhà kêu lên đài hát với ông nhưng ông không đi. Ông Hoàng Xuân Sơn kể là khi nhạc sĩ rời nhà ông, bên ngoài đường có ông Nguyễn Hữu Thái và bộ đội đưa nhạc sĩ đi.
Hoàn toàn im tiếng
Như thế thì có thể đài đã phát đi những bài ca của Trịnh Công Sơn có trong những băng nhạc đã được phát hành đầu thập niên 1970.
Thời gian bốn giờ đồng hồ trên đài Sài Gòn giữa hai phát biểu của Tổng thống Dương Văn Minh đến nay vẫn còn là một điều chưa mấy ai rõ là có phát nhạc gì không hay hoàn toàn im tiếng.
Sau hai giờ chiều, với chương trình của tiếng nói cách mạng đầu tiên do ông Nguyễn Hữu Thái điều hợp và được phát đi, sau các phát biểu về đầu hàng, ông Nguyễn Hữu Thái giới thiệu nhạc sĩ Trịnh Công Sơn và nhạc sĩ đã phát biểu rồi hát.
Ông Thái viết trong hồi ức: “Thấy trong đám đông ùa đến đài có nhạc sĩ Trịnh Công Sơn, sinh viên Huỳnh Ngọc Chênh đưa anh vào và tất cả cùng anh hát vang bài “Nối vòng tay lớn”. Không có đàn trống, chúng tôi vỗ tay, khỏ nhịp lên bàn cùng nhau hát vang: Rừng núi dang tay nối lại biển xa.
Ta đi vòng tay lớn mãi để nối sơn hà…
Ông viết tiếp: “Đây là bài hát đầu tiên được phát trên sóng của đài phát thanh Sài Gòn ngày giải phóng”.
Bài viết của ông Thái không ghi lời phát biểu của Trịnh Công Sơn, cũng không ghi trọn vẹn lời ca mà nhạc sĩ cùng một vài người nữa đã đồng ca và câu hát cuối ông ghi lại trong hồi ức cũng không như phần âm thanh ghi nhận. Theo băng, đó là “Biển xanh sông gấm nối liền một vòng Việt Nam”. “Việt Nam” khác với “tử sinh” như ghi trong bài viết của Nguyễn Hữu Thái.
Về phát biểu của Trịnh Công Sơn, tạp chí mạng honvietquochoc.com.vn của Hội Nhà văn Việt Nam ngày 18.8.2010 có bài của Thanh Huyền tựa: “Trịnh Công Sơn hát ‘Nối vòng tay lớn’” cũng ghi lại lời phát biểu của nhạc sĩ, nguyên văn giống như trong băng đã phổ biến, nhưng cắt bỏ một câu quan trọng có lẽ vì là vấn đề “nhạy cảm” trong nước. Đó là câu: “Những kẻ đã ra đi chúng ta xem như là đã phản bội đất nước.”
Phần lời ca, tác giả Thanh Huyền ghi lại đầy đủ, nhưng câu cuối cùng cũng ghi “tử sinh”, giống như trong hồi ức của ông Thái. Có hai băng khác nhau chăng?
Dịp 30.4 năm ngoái, tác giả Hoài Hương có phỏng vấn một số nhân vật lịch sử mà trang thông tin anhbasam.wordpress.com ngày 10.04.2011 có ghi lại lời Thiếu tướng Hoàng Trọng Tình, cựu Phó Chính ủy Quân khu 4 đã kể: “… Sau khi TT. Dương Văn Minh đọc xong lời tuyên bố, trở lại Dinh Độc Lập, chúng tôi mới cho anh em sinh viên Sài Gòn thuộc Tổng đội Sinh viên Sài Gòn vào đàn hát các bài ca cách mạng. Trước giờ mọi người nói vào lúc TT. Dương Văn Minh đọc lời tuyên bố đã có anh em sinh viên Sài Gòn có mặt là sai. Lúc đó không có một thường dân nào hết.”
Tác giả Hoài Hương ghi lại như thế. Vậy giữa tướng Hoàng Trọng Tình và Đoàn Văn Toại, một cựu lãnh đạo sinh viên chống chính quyền Sài Gòn, ai đúng, ai sai?
Tác giả Bùi Văn Phú hiện dạy học và là một nhà báo độc lập tại Hoa Kỳ. Bài viết thể hiện quan điểm riêng và cách hành văn của tác giả.
Thời gian bốn giờ đồng hồ trên đài Sài Gòn giữa hai phát biểu của Tổng thống Dương Văn Minh đến nay vẫn còn là một điều chưa mấy ai rõ là có phát nhạc gì không hay hoàn toàn im tiếng.
Sau hai giờ chiều, với chương trình của tiếng nói cách mạng đầu tiên do ông Nguyễn Hữu Thái điều hợp và được phát đi, sau các phát biểu về đầu hàng, ông Nguyễn Hữu Thái giới thiệu nhạc sĩ Trịnh Công Sơn và nhạc sĩ đã phát biểu rồi hát.
Ông Thái viết trong hồi ức: “Thấy trong đám đông ùa đến đài có nhạc sĩ Trịnh Công Sơn, sinh viên Huỳnh Ngọc Chênh đưa anh vào và tất cả cùng anh hát vang bài “Nối vòng tay lớn”. Không có đàn trống, chúng tôi vỗ tay, khỏ nhịp lên bàn cùng nhau hát vang: Rừng núi dang tay nối lại biển xa.
Ta đi vòng tay lớn mãi để nối sơn hà…
Ông viết tiếp: “Đây là bài hát đầu tiên được phát trên sóng của đài phát thanh Sài Gòn ngày giải phóng”.
Bài viết của ông Thái không ghi lời phát biểu của Trịnh Công Sơn, cũng không ghi trọn vẹn lời ca mà nhạc sĩ cùng một vài người nữa đã đồng ca và câu hát cuối ông ghi lại trong hồi ức cũng không như phần âm thanh ghi nhận. Theo băng, đó là “Biển xanh sông gấm nối liền một vòng Việt Nam”. “Việt Nam” khác với “tử sinh” như ghi trong bài viết của Nguyễn Hữu Thái.
Về phát biểu của Trịnh Công Sơn, tạp chí mạng honvietquochoc.com.vn của Hội Nhà văn Việt Nam ngày 18.8.2010 có bài của Thanh Huyền tựa: “Trịnh Công Sơn hát ‘Nối vòng tay lớn’” cũng ghi lại lời phát biểu của nhạc sĩ, nguyên văn giống như trong băng đã phổ biến, nhưng cắt bỏ một câu quan trọng có lẽ vì là vấn đề “nhạy cảm” trong nước. Đó là câu: “Những kẻ đã ra đi chúng ta xem như là đã phản bội đất nước.”
Phần lời ca, tác giả Thanh Huyền ghi lại đầy đủ, nhưng câu cuối cùng cũng ghi “tử sinh”, giống như trong hồi ức của ông Thái. Có hai băng khác nhau chăng?
Dịp 30.4 năm ngoái, tác giả Hoài Hương có phỏng vấn một số nhân vật lịch sử mà trang thông tin anhbasam.wordpress.com ngày 10.04.2011 có ghi lại lời Thiếu tướng Hoàng Trọng Tình, cựu Phó Chính ủy Quân khu 4 đã kể: “… Sau khi TT. Dương Văn Minh đọc xong lời tuyên bố, trở lại Dinh Độc Lập, chúng tôi mới cho anh em sinh viên Sài Gòn thuộc Tổng đội Sinh viên Sài Gòn vào đàn hát các bài ca cách mạng. Trước giờ mọi người nói vào lúc TT. Dương Văn Minh đọc lời tuyên bố đã có anh em sinh viên Sài Gòn có mặt là sai. Lúc đó không có một thường dân nào hết.”
Tác giả Hoài Hương ghi lại như thế. Vậy giữa tướng Hoàng Trọng Tình và Đoàn Văn Toại, một cựu lãnh đạo sinh viên chống chính quyền Sài Gòn, ai đúng, ai sai?
Tác giả Bùi Văn Phú hiện dạy học và là một nhà báo độc lập tại Hoa Kỳ. Bài viết thể hiện quan điểm riêng và cách hành văn của tác giả.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét