Một học giả từ đại học Harvard đã được bầu làm Thủ tướng chính phủ lưu vong Tây Tạng và sẽ lên giữ vai trò chính trị vốn trước đây do Đức Đạt Lai Lạt Ma nắm giữ.
Lobsang Sangay chiếm được 55% phiếu bầu của người Tây Tạng trên khắp thế giới.
Ông đánh bại hai đối thủ cũng ra tranh cử chức này, là Tenzin Tethong và Tashi Wangdi.
Ông Sangay giờ sẽ nắm giữ vai trò chính trị của Đức Đạt Lai Lạt Ma, người nói hồi tháng Ba rằng Ngài muốn chuyển trọng trách này cho một nhân vật được bầu cử.
Ông đánh bại hai đối thủ cũng ra tranh cử chức này, là Tenzin Tethong và Tashi Wangdi.
Ông Sangay giờ sẽ nắm giữ vai trò chính trị của Đức Đạt Lai Lạt Ma, người nói hồi tháng Ba rằng Ngài muốn chuyển trọng trách này cho một nhân vật được bầu cử.
Đức Đạt Lai Lạt Ma sẽ vẫn giữ vai trò là lãnh đạo tinh thần của người dân Tây Tạng.
‘Con đường trung dung’
Cuộc bầu cử được tổ chức vào tháng Ba và kết quả được công bố hôm thứ Tư tại Dharamsala, Ấn Độ, nơi chính phủ lưu vong của người Tây Tạng đóng trụ sở.
“Ủy ban bầu cử của chính quyền trung ương Tây Tạng của Đức Đạt Lai Lạt Ma tuyên bố tiến sĩ Lobsang Sangay là vị Thủ tướng thứ ba”, quan chức bầu cử Jampal Thosang tuyên bố.
Gần 83400 người Tây Tạng sống lưu vong có đủ điều kiện tham gia bầu cử và số lượng tham gia bầu là hơn 49 ngàn phiếu.
Tenzin Tethong, cựu đại diện của Đức Đạt Lai Lạt Ma tại Mỹ, chiếm 37.4% số phiếu, trong khi Tashi Wangdi, một quan chức của chính phủ lưu vong, chiếm 6.4%.
Ứng viên đắc cử là một chuyên gia pháp lý sinh ra ở Ấn Độ, chưa bao giờ từng sống tại Tây Tạng. Cha ông rời Tây Tạng năm 1959, cùng năm với Đức Đạt Lai Lạt Ma.
‘Con đường trung dung’
Cuộc bầu cử được tổ chức vào tháng Ba và kết quả được công bố hôm thứ Tư tại Dharamsala, Ấn Độ, nơi chính phủ lưu vong của người Tây Tạng đóng trụ sở.
“Ủy ban bầu cử của chính quyền trung ương Tây Tạng của Đức Đạt Lai Lạt Ma tuyên bố tiến sĩ Lobsang Sangay là vị Thủ tướng thứ ba”, quan chức bầu cử Jampal Thosang tuyên bố.
Gần 83400 người Tây Tạng sống lưu vong có đủ điều kiện tham gia bầu cử và số lượng tham gia bầu là hơn 49 ngàn phiếu.
Tenzin Tethong, cựu đại diện của Đức Đạt Lai Lạt Ma tại Mỹ, chiếm 37.4% số phiếu, trong khi Tashi Wangdi, một quan chức của chính phủ lưu vong, chiếm 6.4%.
Ứng viên đắc cử là một chuyên gia pháp lý sinh ra ở Ấn Độ, chưa bao giờ từng sống tại Tây Tạng. Cha ông rời Tây Tạng năm 1959, cùng năm với Đức Đạt Lai Lạt Ma.
Ông nói ông sẽ chuyển tới Dharamsala để nắm chức Thủ tướng và ông ủng hộ quan điểm của Đức Đạt Lai Lạt Ma về vấn đề quan hệ với Trung Quốc.
Nói chuyện với BBC vào đầu tháng này, ông Sangay nói: “Những gì Đức Đạt Lai Lạt Ma ủng hộ là “con đường trung dung”, là sự tự trị thực sự ở bên trong Trung Quốc hay trong khuôn khổ hiến pháp TQ”.
“Nếu người Tây Tạng có quyền tự trị thực sự, Đức Đạt Lai Lạt Ma nói Ngài sẵn sàng chấp nhận Tây Tạng là một phần của TQ”.
Trọng trách khó khăn
Một quan chức nói với hãng Reuters rằng Đức Đạt Lai Lạt Ma “rất mừng” là người dân “đóng vai trò tích cực trong tiến trình bầu cử”.
Nhà tu hành 76 tuổi tuyên bố vào tháng Ba là Ngài muốn có một quan chức được bầu cử để nắm giữ một số trách nhiệm của Ngài, nói rằng việc này phục vụ lợi ích tốt nhất cho người dân Tây Tạng.
Giới phân tích nói Ngài muốn đảm bảo rằng ngay cả nếu chính phủ TQ tìm cách chọn ra vị Đạt Lai Lạt Ma mới, người dân Tây Tạng vẫn có một vị lãnh đạo được bầu cử mà họ có thể trông đợi, là người sẽ ở bên ngoài Trung Quốc và nằm ngoài sự kiểm soát của đảng Cộng sản TQ.
Phóng viên BBC Mark Dummett nói ông Lobsang Sangay có trọng trách khó khăn là phải giữ cho vấn đề Tây Tạng tiếp tục thu hút sự quan tâm trong khi nhân vật đại diện cho cuộc đấu tranh vì quyền của người Tây Tạng dần dần bước ra khỏi tâm điểm chú ý.
Phóng viên BBC nhận xét thêm ông Sangay là lãnh đạo được bầu cử của một chính phủ không được nước nào công nhận, và có đối thủ là Trung Quốc, vốn chưa hề ra dấu nhân nhượng nào hết.
Nói chuyện với BBC vào đầu tháng này, ông Sangay nói: “Những gì Đức Đạt Lai Lạt Ma ủng hộ là “con đường trung dung”, là sự tự trị thực sự ở bên trong Trung Quốc hay trong khuôn khổ hiến pháp TQ”.
“Nếu người Tây Tạng có quyền tự trị thực sự, Đức Đạt Lai Lạt Ma nói Ngài sẵn sàng chấp nhận Tây Tạng là một phần của TQ”.
Trọng trách khó khăn
Một quan chức nói với hãng Reuters rằng Đức Đạt Lai Lạt Ma “rất mừng” là người dân “đóng vai trò tích cực trong tiến trình bầu cử”.
Nhà tu hành 76 tuổi tuyên bố vào tháng Ba là Ngài muốn có một quan chức được bầu cử để nắm giữ một số trách nhiệm của Ngài, nói rằng việc này phục vụ lợi ích tốt nhất cho người dân Tây Tạng.
Giới phân tích nói Ngài muốn đảm bảo rằng ngay cả nếu chính phủ TQ tìm cách chọn ra vị Đạt Lai Lạt Ma mới, người dân Tây Tạng vẫn có một vị lãnh đạo được bầu cử mà họ có thể trông đợi, là người sẽ ở bên ngoài Trung Quốc và nằm ngoài sự kiểm soát của đảng Cộng sản TQ.
Phóng viên BBC Mark Dummett nói ông Lobsang Sangay có trọng trách khó khăn là phải giữ cho vấn đề Tây Tạng tiếp tục thu hút sự quan tâm trong khi nhân vật đại diện cho cuộc đấu tranh vì quyền của người Tây Tạng dần dần bước ra khỏi tâm điểm chú ý.
Phóng viên BBC nhận xét thêm ông Sangay là lãnh đạo được bầu cử của một chính phủ không được nước nào công nhận, và có đối thủ là Trung Quốc, vốn chưa hề ra dấu nhân nhượng nào hết.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét