Tình trạng lão hóa diễn ra ở quốc gia đông dân nhất thế giới
Kết quả cuộc kiểm kê dân số mới nhất của Trung Quốc cho thấy tiến trình lão hóa và đô thị hóa đang diễn ra một cách nhanh chóng tại quốc gia có hơn 1 tỉ 300 triệu người này. Từ Bắc Kinh, thông tín
viên Stephanie Ho của đài VOA gởi về bài tường thuật sau đây.Hình: AP
Chia sẻ
Tin liên hệ
Ông Mã Kiến Đường, người đứng đầu Tổng cục Thống kê Trung Quốc, cho báo chí ở Bắc Kinh biết rằng số người dưới 14 tuổi ở Trung Quốc trong năm 2010 đã giảm hơn 6% so với con số của cuộc kiểm kê lần trước vào năm 2000; và trong cùng thời gian này, số người từ 60 tuổi trở lên đã tăng gần 3%.
Ông Mã nói rằng những sự thay đổi này phản ánh thực tế là mức sống và điều kiện y tế đã được cải thiện trong lúc nền kinh tế Trung Quốc tăng trưởng một cách nhanh chóng.
Ông Mã cho hay dân số của Trung Quốc hiện nay là 1 tỉ 340 triệu, với tỉ lệ gia tăng chưa đầy 1% trong năm ngoái, tức là giảm gần phân nửa so với tốc độ của lần kiểm kê năm 2000.
Ông Mã Kiến Đường nói rằng các số liệu này chứng tỏ điều mà ông gọi là sự thực thi tốt đẹp và liên tục của chính sách quốc gia về kế hoạch hóa gia đình. Ông nói thêm rằng chính sách này đã có tác dụng trong việc ngăn chận sự gia tăng nhanh chóng và quá độ của dân số trong nước.
Từ năm 1980 tới nay, chính phủ Trung Quốc đã áp dụng một chính sách kế hoạch hóa gia đình rất nghiêm khắc, theo đó hầu hết các gia đình ở thành thị chỉ được có một đứa con mà thôi. Ông Mã Kiến Đường nói rằng chính sách này đã giúp cho Trung Quốc đạt được điều mà ông gọi là “mô thức tăng trưởng dân số 3 thấp”: sinh suất thấp, tử suất thấp, và sự gia tăng của dân số ở mức thấp. Ông nói rằng tình hình này khác biệt rất nhiều so với các quốc gia khác trong thế giới đang phát triển, trong đó có nhiều nước có sinh suất cao hơn.
Ông Mã Kiến Đường cho biết nhiều nước công nghiệp hóa đã phải mất đến 100 năm mới đạt tới chỗ gọi là “3 thấp”, trong khi Trung Quốc chỉ mất vài thập niên để có được thành quả này.
Kết quả kiểm kê dân số cũng cho thấy gần phân nửa dân số Trung Quốc hiện đang sinh sống ở thành thị, so với con số khoảng 36% hồi năm 2000.
Điều này có nghĩa là chỉ trong vòng 10 năm đã có hơn 180 triệu người Trung Quốc rời bỏ thôn quê để định cư ở các thành phố. Hầu hết những người này là những người muốn tìm việc làm tại các công xưởng trong lúc Trung Quốc chuyển đổi từ một xã hội nông nghiệp thành một cường quốc kỹ nghệ.
Ông Mã nói rằng những sự thay đổi này phản ánh thực tế là mức sống và điều kiện y tế đã được cải thiện trong lúc nền kinh tế Trung Quốc tăng trưởng một cách nhanh chóng.
Ông Mã cho hay dân số của Trung Quốc hiện nay là 1 tỉ 340 triệu, với tỉ lệ gia tăng chưa đầy 1% trong năm ngoái, tức là giảm gần phân nửa so với tốc độ của lần kiểm kê năm 2000.
Ông Mã Kiến Đường nói rằng các số liệu này chứng tỏ điều mà ông gọi là sự thực thi tốt đẹp và liên tục của chính sách quốc gia về kế hoạch hóa gia đình. Ông nói thêm rằng chính sách này đã có tác dụng trong việc ngăn chận sự gia tăng nhanh chóng và quá độ của dân số trong nước.
Từ năm 1980 tới nay, chính phủ Trung Quốc đã áp dụng một chính sách kế hoạch hóa gia đình rất nghiêm khắc, theo đó hầu hết các gia đình ở thành thị chỉ được có một đứa con mà thôi. Ông Mã Kiến Đường nói rằng chính sách này đã giúp cho Trung Quốc đạt được điều mà ông gọi là “mô thức tăng trưởng dân số 3 thấp”: sinh suất thấp, tử suất thấp, và sự gia tăng của dân số ở mức thấp. Ông nói rằng tình hình này khác biệt rất nhiều so với các quốc gia khác trong thế giới đang phát triển, trong đó có nhiều nước có sinh suất cao hơn.
Ông Mã Kiến Đường cho biết nhiều nước công nghiệp hóa đã phải mất đến 100 năm mới đạt tới chỗ gọi là “3 thấp”, trong khi Trung Quốc chỉ mất vài thập niên để có được thành quả này.
Kết quả kiểm kê dân số cũng cho thấy gần phân nửa dân số Trung Quốc hiện đang sinh sống ở thành thị, so với con số khoảng 36% hồi năm 2000.
Điều này có nghĩa là chỉ trong vòng 10 năm đã có hơn 180 triệu người Trung Quốc rời bỏ thôn quê để định cư ở các thành phố. Hầu hết những người này là những người muốn tìm việc làm tại các công xưởng trong lúc Trung Quốc chuyển đổi từ một xã hội nông nghiệp thành một cường quốc kỹ nghệ.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét