Đảng Sam Rainsy đòi cấm công ty Việt Nam phá rừng.
Quốc Việt- Thông tín viên RFA
2011-05-31
Các dân biểu thuộc đảng Sam Rainsy, Campuchia, vừa gửi thư lên Thủ tướng Hun Sen yêu cầu chính phủ Phnom Penh đình chỉ giấy phép của các công ty Việt Nam và một số công ty khác được hưởng đất tô nhượng kinh tế tại xứ này.
Cấm công ty Việt Nam phá rừng quý
Ít nhất 9 dân biểu thuộc đảng Sam Rainsy của Campuchia cùng ký trong kiến nghị gửi Thủ tướng Hun Sen. Các dân biểu này đề nghị Thủ Tướng đình chỉ giấy phép cho các công ty Việt Nam tên C.R.C.K, P.N.T và nhiều công ty khác sử dụng, khai thác đất tô nhượng kinh tế. Các công ty này đang hoạt động ở khu vực rừng Lang. Kiến nghị cũng yêu cầu chính phủ niêm yết rừng này là Di sản Thế giới. Nhiều dân biểu cùng với dân chúng cho rằng các công ty Việt Nam đang phá loại rừng quý cần được bảo tồn.
Theo văn thư kiến nghị, công ty C.R.C.K Phát triển Cao su đã nhận được đất tô nhượng kinh tế khoảng 6,044 hécta từ chính phủ để trồng cao su. Dân biểu thuộc đảng Sam Rainsy cũng cho Thủ Tướng biết đã có 29,208 người dân từ bốn tỉnh, gồm Kampong Thom, tỉnh Kratie, Stung Treng và Preah Vihear cùng lăn tay trên một bức thư khác, đề nghị các vị dân cử này kiến nghị Thủ tướng can thiệp nhằm chặn đứng các hoạt động phá hoại rừng do những công ty vừa nêu.
Dân biểu Men Sothavarin cho biết thêm rằng chính sách phát triển tại chỗ bằng việc cấp đất tô nhượng kinh tế cho công ty Việt Nam của chính phủ ông Hun Sen không thể giúp cải thiện đời sống của dân, mà nó đang gây ảnh hưởng rất mạnh đến lợi ích của dân, đặc biệt là họ sẽ mất việc làm. Ông Men Sothavarin nói, ông ủng hộ chính sách phát triển và đầu tư từ các doanh nghiệp lớn của nước ngoài, với điều kiện các hoạt động phát triển đầu tư đó phải mang lại lợi ích cho dân. Đặc biệt, những công ty này buộc phải sử dụng lao động địa phương.
Vẫn theo dân biểu này, rừng Lang là một loại rừng dày, quý báu nhất tại đây, có bảy hệ sinh thái khác nhau đang tồn tại, đồng thời cũng là nguồn lương thực của dân. Do đó, ông kêu gọi Thủ tướng Hun Sen đình chỉ giấy phép của hai công ty C.R.C.K và P.N.T .
Theo văn thư kiến nghị, công ty C.R.C.K Phát triển Cao su đã nhận được đất tô nhượng kinh tế khoảng 6,044 hécta từ chính phủ để trồng cao su. Dân biểu thuộc đảng Sam Rainsy cũng cho Thủ Tướng biết đã có 29,208 người dân từ bốn tỉnh, gồm Kampong Thom, tỉnh Kratie, Stung Treng và Preah Vihear cùng lăn tay trên một bức thư khác, đề nghị các vị dân cử này kiến nghị Thủ tướng can thiệp nhằm chặn đứng các hoạt động phá hoại rừng do những công ty vừa nêu.
Dân biểu Men Sothavarin cho biết thêm rằng chính sách phát triển tại chỗ bằng việc cấp đất tô nhượng kinh tế cho công ty Việt Nam của chính phủ ông Hun Sen không thể giúp cải thiện đời sống của dân, mà nó đang gây ảnh hưởng rất mạnh đến lợi ích của dân, đặc biệt là họ sẽ mất việc làm. Ông Men Sothavarin nói, ông ủng hộ chính sách phát triển và đầu tư từ các doanh nghiệp lớn của nước ngoài, với điều kiện các hoạt động phát triển đầu tư đó phải mang lại lợi ích cho dân. Đặc biệt, những công ty này buộc phải sử dụng lao động địa phương.
Vẫn theo dân biểu này, rừng Lang là một loại rừng dày, quý báu nhất tại đây, có bảy hệ sinh thái khác nhau đang tồn tại, đồng thời cũng là nguồn lương thực của dân. Do đó, ông kêu gọi Thủ tướng Hun Sen đình chỉ giấy phép của hai công ty C.R.C.K và P.N.T .
Mất rừng Lang là mất nồi cơm
Bà Mao Chanthoeun, người dân thuộc tỉnh Kampong Thom đến tham dự diễn đàn tự do về rừng Lang, do Trung Tâm Nhân quyền Campuchia tổ chức tại tỉnh Preah Vihear, hôm thứ ba, 31/5 cho biết đã có gần 400 người dân thuộc bốn tỉnh tới tham gia diễn đàn này. Những người dân có mặt tại diễn đàn đều từng tham gia biểu tình chống hai công ty của Việt Nam. Bà nhấn mạnh, mất rừng Lang là mất nồi cơm…Theo bà Chanthoeun, tính đến năm 2010 chính phủ đã cấp giấy phép cho khoảng 27 công ty chủ yếu tập trung vào khu vực rừng Lang. Đến nay các công ty này đã khai thác gỗ tới 243,644 cây trong khu vực rừng này, phần lớn là do công ty C.R.C.K và P.N.T.
Chính phủ vẫn cho phép
Tỉnh trưởng tỉnh Kampong Thom là ông Chhun Chhorn nói với RFA rằng các công ty này có quyền khai thác rừng để lấy đất trồng cao sau vì họ được cấp phép hưởng đất tô nhượng kinh tế từ chính phủ. Ông không biết dân biểu thuộc phái đối lập suy nghĩ ra sao nhưng ông cho rằng tất cả mọi thứ nằm trong khu vực đất tô nhượng đó đều thuộc quyền hạn của công ty. Do đó, công ty này có quyền khai thác và đây là chính sách của chính phủ.
Ông Chhun Chorn còn cho biết, chính sách giao đất tô nhượng kinh tế cho các công ty là để thay đổi từ việc sử dụng tài nguyên thiên nhiên thành sự tăng trưởng tài nguyên thiên nhiên để phục vụ nhu cầu của toàn dân. Rừng này không thể đáp ứng đầy đủ lợi ích kinh tế cho dân, cho nên chính phủ có chính sách ưu đãi giao đất tô nhượng kinh tế cho những doanh nghiệp giàu để đầu tư. Dù vậy, ông Tỉnh trưởng nhìn nhận ông không nhận được thông tin là các công ty trên sử dụng lao động Việt Nam. Nếu thông tin đó là sự thật, ông sẽ tiến hành làm việc với các công ty.
Cố vấn chính phủ Hoàng gia nước này, ông Tith Sothea, từ chối bình luận liên quan vấn đề dân biểu đảng Sam Rainsy kiến nghị Thủ tướng Hun Sen. Ông Tith Sothea nói ông không nhận được thư và đó là thư gửi lên Thủ tướng.
Trước đây, Mạng lưới bảo tồn rừng Lang và cộng đồng người dân tộc thiểu số Kuy từng biểu tình chống công ty C.R.C.K nhiều lần, tuy nhiên mỗi lần họ đi gần đến công ty này là bị nhóm cảnh sát, cán bộ quản lý lâm nghiệp, và chính quyền địa phương ngăn cản không cho vào. Lực lượng bảo vệ này từng đe dọa sẽ bắt giữ người biểu tình.
Ông Chhun Chorn còn cho biết, chính sách giao đất tô nhượng kinh tế cho các công ty là để thay đổi từ việc sử dụng tài nguyên thiên nhiên thành sự tăng trưởng tài nguyên thiên nhiên để phục vụ nhu cầu của toàn dân. Rừng này không thể đáp ứng đầy đủ lợi ích kinh tế cho dân, cho nên chính phủ có chính sách ưu đãi giao đất tô nhượng kinh tế cho những doanh nghiệp giàu để đầu tư. Dù vậy, ông Tỉnh trưởng nhìn nhận ông không nhận được thông tin là các công ty trên sử dụng lao động Việt Nam. Nếu thông tin đó là sự thật, ông sẽ tiến hành làm việc với các công ty.
Cố vấn chính phủ Hoàng gia nước này, ông Tith Sothea, từ chối bình luận liên quan vấn đề dân biểu đảng Sam Rainsy kiến nghị Thủ tướng Hun Sen. Ông Tith Sothea nói ông không nhận được thư và đó là thư gửi lên Thủ tướng.
Trước đây, Mạng lưới bảo tồn rừng Lang và cộng đồng người dân tộc thiểu số Kuy từng biểu tình chống công ty C.R.C.K nhiều lần, tuy nhiên mỗi lần họ đi gần đến công ty này là bị nhóm cảnh sát, cán bộ quản lý lâm nghiệp, và chính quyền địa phương ngăn cản không cho vào. Lực lượng bảo vệ này từng đe dọa sẽ bắt giữ người biểu tình.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét