6.5.11

Chính sách của Hoa Kỳ ở Nam Á sau cái chết Bin Laden


Chính sách của Hoa Kỳ ở Nam Á sau cái chết Bin Laden

2011-05-06
Tin tức về cái chết của Osama Bin Laden đã làm rúng động thế giới. Chính sách của Hoa Kỳ về chống khủng bố cũng như tại vùng Nam Á sẽ thay đổi như thế nào sau cái chết của Osama Bin Laden?

AFP
Tổng thống Barack Obama nói chuyện với hội đồng an ninh quốc gia, sau khi kết thúc một trong một loạt các cuộc họp thảo luận về kế hoạch đánh vào sào huyệt của Osama bin Laden hôm 01/5/2011.

Quan hệ Hoa Kỳ - Pakistan

Quỳnh Chi hỏi chuyện bà Malou Inncent, nhà phân tích chính sách Hoa Kỳ tại viện CATO, Hoa Kỳ.
Quỳnh Chi: Rất vui được trò chuyện với bà Malou Innocent. Thưa bà, sau khi hạ sát được Osama Bin Laden thì chính sách của Hoa Kỳ ở Nam Á có thay đổi gì không?
Malou Innocent: Có thể nhìn thấy là Hoa Kỳ sẽ tiếp tục hợp tác với đồng minh và bạn bè quốc tế như Ấn Độ, Afghanistan và Pakistan trong vùng Nam Á. Tuy nhiên, vấn đề lại tùy thuộc vào việc Pakistan giúp đỡ Hoa Kỳ như thế nào nữa. Pakistan giúp đỡ Hoa Kỳ càng nhiều thì phiến quân hoạt động trong vùng này càng suy yếu. Thứ nữa, chính sách của Hoa Kỳ cũng còn phụ thuộc vào sự hiện diện của nước này tại Afghanistan bởi nhiều nhà nghiên cứu cho rằng Hoa Kỳ nên hiện diện nơi đây.
Quỳnh Chi: Theo thang điểm từ 1 đến 10 với 1 là mức thấp nhất, bà nghĩ sự tin tưởng mà Hoa Kỳ dành cho Pakistan là bao nhiêu? Và vì sao?
Malou Innocent: Tôi nghĩ là ở mức số 1, tức là mức thấp nhất. Thực ra thì từ lâu đã có sự thiếu tin tưởng giữa Hoa Kỳ và Pakistan, thậm chí trong thời chiến tranh lạnh. Pakistan luôn cho rằng Hoa Kỳ luôn vì lợi ích của Washington mà thôi. Trong quá khứ thì cũng có nhiều lần Hoa Kỳ cắt viện trợ cho Pakistan. Cho nên, giữa 2 nước đã không có sự tin tưởng lẫn nhau. Và việc 2 nước không tin tưởng nhau là lý do tại sao mà Hoa Kỳ khó tạo nên sự ổn định cho Afghanistan.
Quỳnh Chi: Mỗi năm Hoa Kỳ đổ khoảng 3 tỷ đô là vào Pakistan, dĩ nhiên là Hoa Kỳ muốn gần hơn với nước này. Bà đã làm nhiều nghiên cứu về chính sách HK cho Pakistan, bà nghĩ là HK muốn thân với nước này đến mức độ nào?
Thực ra thì từ lâu đã có sự thiếu tin tưởng giữa Hoa Kỳ và Pakistan, thậm chí trong thời chiến tranh lạnh. Và việc 2 nước không tin tưởng nhau là lý do tại sao mà Hoa Kỳ khó tạo nên sự ổn định cho Afghanistan.
Malou Innocent
Malou Innocent: Hoa Kỳ cũng cố gắng thông qua các chương trình viện trợ của mình (thậm chí có thể gọi là mua chuộc) để Pakistan có thể hợp tác với Hoa Kỳ trong cuộc chiến chống khủng bố cũng như muốn giành sự ủng hộ của nước này đối với những hoạt động của Hoa Kỳ ở Afghanistan. Cái không hiệu quả là dùng viện trợ của Hoa Kỳ để phát triển kinh tế cũng như dân chủ ở nước này.
Quỳnh Chi: Trước nay Hoa Kỳ Dùng Pakistan để cân bằng vấn đề ở Afghanistan và dùng Ấn Độ để cân bằng Trung Quốc. Có ý kiến cho rằng Hoa Kỳ nên thân hơn với Ấn Độ để tạo nên bình ổn ở Nam Á, bà nghĩ sao?
Malou Innocent: Điều đó có lý chứ. Hoa Kỳ ngày càng có mối quan hệ chặt chẽ với Ấn Độ vì sự phát triển kinh tế, vì nguồn năng lượng, vì dân số và vì vị trí của nước này. Có một chuyện này nữa, khi Ấn Độ tiến gần đến Hoa Kỳ thì có thể Pakistan sẽ có hành động khiêu khích là tiến gần tới Trung Quốc hơn bởi Ấn Độ và Pakistan không hợp nhau. Cho nên tình huống có thể sẽ trở nên căng thẳng hơn nhưng mà tôi nghĩ rằng Hoa Kỳ cần phải đi qua giai đoạn này.

Cuộc chiến chống khủng bố

Quỳnh Chi: Thế còn các đồng minh thân cận của Hoa Kỳ trong cuộc chiến chống khủng bố như Anh, Canada, Úc thì sao? Họ vẫn tiếp tục hợp tác với Hoa Kỳ về các chính sách ở Nam Á?
Malou Innocent: Dĩ nhiên là các đồng minh chống khủng bố của Hoa Kỳ như Canada, Anh và Úc sẽ vẫn tiếp tục hợp tác với Hoa Kỳ trong cuộc chiến chống khủng bố. Vấn đề chỉ là từ Pakistan: nước này có muốn hợp tác với Hoa Kỳ hay không? Có thể thấy là Pakistan đã giảm bớt sự hợp tác ở một số vùng. Cũng chính vì thế mà Hoa Kỳ đã phải hoạt động ở những vùng này.
Quỳnh Chi: Câu hỏi cuối thưa bà, các viên chức cấp cao của Hoa Kỳ cho rằng xương sườn của lực lượng khủng bố đã gãy và họ có niềm tin sẽ tiêu diệt được khủng bố. Bà có nghĩ là họ lạc quan quá không? Và theo bà thì tương lai của cuộc chiến chống khủng bố mà Hoa Kỳ thực hiện như thế nào?
Hoa Kỳ có thể đo lường được cuộc chiến chống khủng bố này và nó cần một lực lượng tình báo hùng mạnh và giỏi giang chứ không phải cần nhiều binh lính...
Malou Innocent
Malou Innocent: Tôi không nghĩ là Hoa Kỳ có thể tiêu diệt hết khủng bố được. Khủng bố như là một thực tế mà Hoa Kỳ phải đối diện một khi mà Washington có chính sách cho vùng Nam Á. Và tôi nghĩ Hoa Kỳ có thể đo lường được cuộc chiến chống khủng bố này và nó cần một lực lượng tình báo hùng mạnh và giỏi giang chứ không phải cần nhiều binh lính như cuộc chiến ở Iraq và Afganishtan. 
Quỳnh Chi: Vâng, xin cám ơn bà đã dành thời gian cho đài RFA.

Theo dòng thời sự:


2011-05-06
Tin tức về cái chết của Osama Bin Laden đã làm rúng động thế giới. Chính sách của Hoa Kỳ về chống khủng bố cũng như tại vùng Nam Á sẽ thay đổi như thế nào sau cái chết của Osama Bin Laden?
AFP
Tổng thống Barack Obama nói chuyện với hội đồng an ninh quốc gia, sau khi kết thúc một trong một loạt các cuộc họp thảo luận về kế hoạch đánh vào sào huyệt của Osama bin Laden hôm 01/5/2011.

Quan hệ Hoa Kỳ - Pakistan

Quỳnh Chi hỏi chuyện bà Malou Inncent, nhà phân tích chính sách Hoa Kỳ tại viện CATO, Hoa Kỳ.
Quỳnh Chi: Rất vui được trò chuyện với bà Malou Innocent. Thưa bà, sau khi hạ sát được Osama Bin Laden thì chính sách của Hoa Kỳ ở Nam Á có thay đổi gì không?
Malou Innocent: Có thể nhìn thấy là Hoa Kỳ sẽ tiếp tục hợp tác với đồng minh và bạn bè quốc tế như Ấn Độ, Afghanistan và Pakistan trong vùng Nam Á. Tuy nhiên, vấn đề lại tùy thuộc vào việc Pakistan giúp đỡ Hoa Kỳ như thế nào nữa. Pakistan giúp đỡ Hoa Kỳ càng nhiều thì phiến quân hoạt động trong vùng này càng suy yếu. Thứ nữa, chính sách của Hoa Kỳ cũng còn phụ thuộc vào sự hiện diện của nước này tại Afghanistan bởi nhiều nhà nghiên cứu cho rằng Hoa Kỳ nên hiện diện nơi đây.
Quỳnh Chi: Theo thang điểm từ 1 đến 10 với 1 là mức thấp nhất, bà nghĩ sự tin tưởng mà Hoa Kỳ dành cho Pakistan là bao nhiêu? Và vì sao?
Malou Innocent: Tôi nghĩ là ở mức số 1, tức là mức thấp nhất. Thực ra thì từ lâu đã có sự thiếu tin tưởng giữa Hoa Kỳ và Pakistan, thậm chí trong thời chiến tranh lạnh. Pakistan luôn cho rằng Hoa Kỳ luôn vì lợi ích của Washington mà thôi. Trong quá khứ thì cũng có nhiều lần Hoa Kỳ cắt viện trợ cho Pakistan. Cho nên, giữa 2 nước đã không có sự tin tưởng lẫn nhau. Và việc 2 nước không tin tưởng nhau là lý do tại sao mà Hoa Kỳ khó tạo nên sự ổn định cho Afghanistan.
Quỳnh Chi: Mỗi năm Hoa Kỳ đổ khoảng 3 tỷ đô là vào Pakistan, dĩ nhiên là Hoa Kỳ muốn gần hơn với nước này. Bà đã làm nhiều nghiên cứu về chính sách HK cho Pakistan, bà nghĩ là HK muốn thân với nước này đến mức độ nào?
Thực ra thì từ lâu đã có sự thiếu tin tưởng giữa Hoa Kỳ và Pakistan, thậm chí trong thời chiến tranh lạnh. Và việc 2 nước không tin tưởng nhau là lý do tại sao mà Hoa Kỳ khó tạo nên sự ổn định cho Afghanistan.
Malou Innocent
Malou Innocent: Hoa Kỳ cũng cố gắng thông qua các chương trình viện trợ của mình (thậm chí có thể gọi là mua chuộc) để Pakistan có thể hợp tác với Hoa Kỳ trong cuộc chiến chống khủng bố cũng như muốn giành sự ủng hộ của nước này đối với những hoạt động của Hoa Kỳ ở Afghanistan. Cái không hiệu quả là dùng viện trợ của Hoa Kỳ để phát triển kinh tế cũng như dân chủ ở nước này.
Quỳnh Chi: Trước nay Hoa Kỳ Dùng Pakistan để cân bằng vấn đề ở Afghanistan và dùng Ấn Độ để cân bằng Trung Quốc. Có ý kiến cho rằng Hoa Kỳ nên thân hơn với Ấn Độ để tạo nên bình ổn ở Nam Á, bà nghĩ sao?
Malou Innocent: Điều đó có lý chứ. Hoa Kỳ ngày càng có mối quan hệ chặt chẽ với Ấn Độ vì sự phát triển kinh tế, vì nguồn năng lượng, vì dân số và vì vị trí của nước này. Có một chuyện này nữa, khi Ấn Độ tiến gần đến Hoa Kỳ thì có thể Pakistan sẽ có hành động khiêu khích là tiến gần tới Trung Quốc hơn bởi Ấn Độ và Pakistan không hợp nhau. Cho nên tình huống có thể sẽ trở nên căng thẳng hơn nhưng mà tôi nghĩ rằng Hoa Kỳ cần phải đi qua giai đoạn này.

Cuộc chiến chống khủng bố

Quỳnh Chi: Thế còn các đồng minh thân cận của Hoa Kỳ trong cuộc chiến chống khủng bố như Anh, Canada, Úc thì sao? Họ vẫn tiếp tục hợp tác với Hoa Kỳ về các chính sách ở Nam Á?
Malou Innocent: Dĩ nhiên là các đồng minh chống khủng bố của Hoa Kỳ như Canada, Anh và Úc sẽ vẫn tiếp tục hợp tác với Hoa Kỳ trong cuộc chiến chống khủng bố. Vấn đề chỉ là từ Pakistan: nước này có muốn hợp tác với Hoa Kỳ hay không? Có thể thấy là Pakistan đã giảm bớt sự hợp tác ở một số vùng. Cũng chính vì thế mà Hoa Kỳ đã phải hoạt động ở những vùng này.
Quỳnh Chi: Câu hỏi cuối thưa bà, các viên chức cấp cao của Hoa Kỳ cho rằng xương sườn của lực lượng khủng bố đã gãy và họ có niềm tin sẽ tiêu diệt được khủng bố. Bà có nghĩ là họ lạc quan quá không? Và theo bà thì tương lai của cuộc chiến chống khủng bố mà Hoa Kỳ thực hiện như thế nào?
Hoa Kỳ có thể đo lường được cuộc chiến chống khủng bố này và nó cần một lực lượng tình báo hùng mạnh và giỏi giang chứ không phải cần nhiều binh lính...
Malou Innocent
Malou Innocent: Tôi không nghĩ là Hoa Kỳ có thể tiêu diệt hết khủng bố được. Khủng bố như là một thực tế mà Hoa Kỳ phải đối diện một khi mà Washington có chính sách cho vùng Nam Á. Và tôi nghĩ Hoa Kỳ có thể đo lường được cuộc chiến chống khủng bố này và nó cần một lực lượng tình báo hùng mạnh và giỏi giang chứ không phải cần nhiều binh lính như cuộc chiến ở Iraq và Afganishtan. 
Quỳnh Chi: Vâng, xin cám ơn bà đã dành thời gian cho đài RFA.

Theo dòng thời sự:


Không có nhận xét nào: