Tự Do Báo Chí
Vài ngày sau khi công an bắt nhà thơ Bùi Chát, khi ông bước xuống phi trường Tân Sơn Nhất, Sài Gòn từ chuyến đi Argentina lãnh giải thưởng Tự Do Xuất Bản năm 2001 của Hiệp Hội Tự Do Xuất Bản Quốc Tế (IPA) tại Buenos Aires, Argentina, nhà nước CSVN đã mở “Hội nghị báo chí toàn quốc đánh giá công tác năm 2010, triển khai nhiệm vụ trọng tâm năm 2011.”
Tuy rằng công an đã tạm thả Bùi Chát, nhưng vẫn ép buộc nhà thơ này và người bạn đồng sáng lập nhà xuất bản Giấy Vụn hàng ngày lên đồn công an để “làm việc,” hiểu là tra vấn, hù dọa, hạch sách và điều tra… Nghĩa là, đối với giới văn nghệ sĩ ngoaì luồng như ban biên tập NXB Giấy Vụn, nhà nước sử dụng bạo lực trắng trợn, và đối với văn nghệ sĩ trong luồng, là các hội nghị ra chỉ thị cụ thể về việc làm.
Trong khi truyền thông trong nước lặng lẽ về trường hợp công an dự tính khép tội nhà thơ Bùi Chát về “theo nội dung biên bản vi phạm hành chánh 1/5/2011″ (theo mạng Dân Làm Báo), giới văn nghệ sĩ (hầu hết là) hải ngoại lập tức có phản ứng: bản Kháng Thư do Tiền Vệ và Da Màu phổ biến, nội dung “phản đối hành động đe dọa, sách nhiễu, và xâm phạm quyền tự do ngôn luận của văn nghệ sĩ và trí thức Việt Nam.”
Sau Kháng Thư, một bài giải thích, ký tên chung “Ban biên tập Tiền Vệ & Ban biên tập Da Màu” (link:http://damau.org/archives/19834) đã nói rõ và cụ thể hơn:
“…Bức KHÁNG THƯ đã nêu rõ 3 yêu cầu đối với chính quyền Việt Nam:
1. Phải trả tự do ngay tức khắc cho nhà thơ Bùi Chát.
2. Phải chấm dứt mọi hành động sách nhiễu và đe doạ đối với giới văn nghệ sĩ và trí thức độc lập tại Việt Nam.
3. Phải tôn trọng quyền tự do xuất bản và tự do ngôn luận, vốn là yếu tố căn bản của quyền làm người và là điều kiện căn bản của một xã hội dân sự như đã được công nhận trong bản Hiến Pháp của Việt Nam và trong công pháp quốc tế.
… Nói tóm lại, nhân sự kiện nhà thơ Bùi Chát bị bắt giữ, bức KHÁNG THƯ xuất hiện như một sự khởi động cho một cuộc đấu tranh với ý nghĩa rộng lớn hơn. Tham gia ủng hộ bức KHÁNG THƯ là thể hiện nhận thức về nhu cầu tự do thực sự cho sinh hoạt văn hoá và nghệ thuật, là góp phần tạo nên một tiếng nói chung mang giá trị nhân bản phổ quát để chống lại những quyền lực độc đoán và phi lý, và đồng thời biểu lộ mối quan tâm đối với sinh mệnh của những văn nghệ sĩ và trí thức độc lập ở Việt Nam, những người phải thường xuyên đương đầu với những hành động sách nhiễu và đe doạ chỉ vì họ muốn nói lên những sự thật.”(hết trích)
Như dường để phản ứng lại các vận động tự do phát biểu, nhà nước đã có cách đưa ra bàn tay sắt, một cách lộ liễu, không giấu giếm.
Bản tin từ thông tấn TTXVN đăng trên nhiều báo quốc nội vào ngày 5/5/2011, nhan đề “Báo chí cần tập trung làm tốt công tác tuyên truyền” ghi nhận chỉ thị rõ ràng rằng, báo chí là công cụ của Đảng CSVN.
Bản tin trích:
“Ngày 5/5, tại Hà Nội, Ban Tuyên giáo Trung ương phối hợp với Bộ Thông tin và Truyền thông, Hội Nhà báo Việt Nam tổ chức Hội nghị báo chí toàn quốc đánh giá công tác năm 2010, triển khai nhiệm vụ trọng tâm năm 2011.
Tham gia Hội nghị có gần 500 đại biểu, đại diện lãnh đạo các ban, bộ, ngành, đoàn thể Trung ương, thành phố Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, các Ban Tuyên giáo, Sở Thông tin và Truyền thông các tỉnh, thành phố, các cơ quan báo chí tiêu biểu cả nước. ..
…Phát biểu chỉ đạo Hội nghị, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư Trương Tấn Sang và Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương Đinh Thế Huynh đánh giá…
…Tuyệt đại đa số các cơ quan báo chí đã thực hiện đúng sự lãnh đạo, chỉ đạo, định hướng thông tin của Đảng, Nhà nước…
Đề cập nhiệm vụ năm 2011, các ông Trương Tấn Sang và Đinh Thế Huynh nhấn mạnh năm 2011 là năm đầu tiên thực hiện Nghị quyết Đại hội XI của Đảng. Nhiệm vụ trọng tâm, xuyên suốt của báo chí là tập trung tuyên truyền phục vụ tốt đợt sinh hoạt chính trị nghiên cứu, học tập, quán triệt Nghị quyết, các văn kiện Đại hội XI của Đảng, đưa Nghị quyết của Đảng vào cuộc sống, góp phần tạo sự thống nhất chính trị tư tưởng trong Đảng và toàn xã hội. Đồng thời, báo chí cần tập trung làm tốt công tác tuyên truyền, làm cho cuộc bầu cử Quốc hội khóa XIII và bầu cử Hội đồng Nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2011-2016 thực sự là ngày hội của toàn dân…”(hết trích)
Tóm lại, cụ thể là gì? Hai ông Sang và Huynh chỉ thị rằng báo chí phải “thực hiện đúng sự lãnh đạo, chỉ đạo, định hướng thông tin của Đảng, Nhà nước… Nhiệm vụ trọng tâm, xuyên suốt của báo chí là tập trung tuyên truyền phục vụ tốt đợt sinh hoạt chính trị nghiên cứu, học tập, quán triệt Nghị quyết, các văn kiện Đại hội XI của Đảng…”
Tóm lại, như thế thì tự do báo chí có ý nghĩa gì, khi báo chí phải theo sự chỉ đaọ của Đảng và phải tập trung tuyên truyền văn kiện Đaị Hội Đảng?
Trên báo Tầm Nhìn (Tamnhin.net, có tòa soạn ở Hà Nội) với bài viết “Về tự do báo chí” đăng ngày 3/5/2011, cũng là “đánh dấu 18 năm Ngày Tự Do Báo Chí Thế Giới ra đời, nhằm đề cao và xúc tiến vai trò của tự do truyền thông. Đây là dịp để đánh dấu các nguyên tắc cơ bản về dự do báo chí; đánh giá tự do báo chí, bảo vệ truyền thông trước các vụ tấn công về tính độc lập của nhà báo,” theo báo này.
Tầm Nhìn đã ghi lại Phát biểu của Ông Phan Đăng Lưu (Ủy viên Thường vụ và được phân công chỉ đạo phong trào ở Nam Kỳ năm 1940, bị Pháp xử tử ngày 18/8/1941) trên tờ Dân Tiến, tháng 11 năm 1938, trích:
“Tự do báo chí không bao giờ có hại cho nhà cầm quyền, vì nhiều lẽ:
1. Khi các báo được tự do xuất bản thì chỉ những tờ báo có dân chúng ủng hộ mới có thể sống, còn không thì chết hoặc sống ngắc ngoải, chẳng có ảnh hưởng gì đáng sợ.
2. Một tờ báo đã sống, đương nhiên nó đại diện cho một tầng lớp dân chúng, nó diễn đạt tất cả hoài vọng và chí hướng của đám dân ấy. Nhà cầm quyền muốn cai trị được hoàn thiện, không thể bỏ qua những hoài vọng hoặc chí hướng của đám dân này. Tất nhiên cũng cần đọc hết tờ báo ấy.
3. Một tờ báo nói vượt qua trình độ dân chúng, kêu gào dân chúng làm những việc tày trời không bao giờ dẫn đạo được dân chúng, sẽ bị dân chúng gạt qua bên mặt trận nghịch thù.
4. Một tờ báo sống một cách mạnh mẽ, có ảnh hưởng trong dân chúng, đưa ra những vấn đề trái ngược với quyền lợi của nhà cầm quyền, cũng chẳng có hại cho cuộc trị an. Nó chỉ là một tiếng còi báo trước cho chánh phủ hãy thay đổi chính sách cai trị đi để chuộc lòng dân.
Căn cứ vào những lẽ đó, chúng tôi quả quyết rằng tự do báo chí không bao giờ có hại cho nhà cầm quyền. Có hại chăng là một chánh sách cai trị hẹp hòi, đi ngược với sự tiến hóa của dân chúng mà thôi.
Báo DÂN TIẾN (số ra ngày 10/11/1938)”(hết trích)
Điều bi hài rằng, nếu Phan Đăng Lưu đang ở thời đại này, và nếu kêu gọi tựï do báo chí như thế, bảo đảm là sẽ bị bắt và trù dập y hệt như Tiến Sĩ Cù Huy Hà Vũ và các nhà thơ Bùi Chát, Lý Đợi.
Nhưng đọc bài trên của Tầm Nhìn trích văn ông Phan Đăng Lưu, chúng ta vẫn tin rằng khả tính trí thức Việt Nam vẫn luôn luôn là một ước mơ về một tương lai của tự do báo chí, tự do xuất bản.. tuy rằng những người khởi động cuộc chiến này đang bị giam cầm, kềm hãm…
Kháng Thư của Tiền Vệ và Da Màu cũng là một bước đi quyết liệt, cho thấy rằng thi ca, văn nghệ luôn luôn là những thúc giục đi tới với những chân trời tự do — không chỉ tự do sáng tạo, mà còn là tự do từ chối các nghị quyết, từø chối các văn kiện Đảng.
Nhìn cho tận cùng, những người viết, soạn thảo và in ấn tất cả các nghi quyết, các văn kiện, kể cả các trang báo ca tụng những văn kiện này, và cả những bài thơ tung hô chế độ… thực sự là những người đang phá hoại địa cầu chúng at. Những trang giấy nhảm nhí đó không chỉ làm khô kiệt thi tính nhà thơ, mà còn đang đốn ngã hàng loạt cây rừng để in ra các trang giấy đó, và rồi làm hâm nóng điạ cầu…
Các nhà thơ Việt Nam cũng cần làm một đơn kiện tập thể, kể tên tất cả lãnh đạo CSVN đang đốn ngã cây rừng in giấy cho chế độ CSVN, và kể cho nhữõng thế hệ đời sau thấy rằng, những trang giấy xanh của cha ông và các thế hệ sau đang bị chế độ này thiêu rụi.
Be the first to like this post.
One Response to Tự Do Báo Chí
- Văng-chương,văng chướng ngẫm mà ghê!— Bút,mực ai kia đáng vĩa hè!.—Ý tối,lời thô,văn ẫm-oẹ!—Vung tay bôi bẫn xóm ngồi lê!—