70.000 tỷ gói trong 30 trang là bản nháp...vội
Nguyễn Hiền (VietNamNet) - Dù Bộ GD-ĐT khẳng định "đề án đang trong quá trình lấy ý kiến", nhưng nhưng gì được "trưng cầu" đang nhận nhiều sóng gió dư luận. Nhiều nội dung trong "đề án 70.000 tỷ" chưa thuyết phục, bởi một số chuyên gia cho rằng: Nhóm soạn thảo đề án đang làm theo quy trình ngược. Thậm chí chí chỉ coi đề án là một "bản nháp vội".
PGS -TS Nguyễn Kế Hào, nguyên Vụ trưởng Vụ Giáo tiểu học: "70.000 tỷ gói trong 30 trang chỉ là bản nháp...vội"
PGS-TS Nguyễn Kế Hào |
Sau khi đọc bản dự thảo này, tôi coi đây như một bản sơ thảo dự phòng trước về một công đoạn chơi vơi ở khoảng giữa của một hệ thống công việc trong một chỉnh thể chứ chưa thể coi là đề án của bộ trình Chính phủ để rồi Chính phủ trình Quốc hội. Một đề án 70.000 tỷ đồng mà chỉ nằm vỏn vẹn trong 30 trang giấy thì tôi thấy đây chỉ là một bản nháp vội vàng.
Bản thảo này chơi vơi vì chưa có những điểm tựa cơ bản như "Đổi mới mới căn bản và toàn diện" (theo Nghị quyết Đại hội XI của Đảng), Chiến lược phát triển giáo dục giai đoạn 2011-2020 cũng chưa có. Rồi hệ thống giáo dục của giai đoạn mới sẽ như thế nào... Nghĩa là cần có một số những đề án, những công việc cơ bản làm tiền đề để sau đó mới xây dựng đề án về chương trình và sách giáo khoa.
Nhóm soạn thảo đang làm ngược quy trình.
Trong quy định của Luật Giáo dục và nghị định Chính phủ có nêu, chỉ được xây dựng chương trình và sách giáo khoa khi đã có chuẩn kiến thức, kỹ năng. Chuẩn hiện nay của ta chưa chuẩn bởi thực tế vừa qua không thể chấp nhận được việc học sinh của một trường miền núi đi học 12 năm mà lại thi trượt tốt nghiệp hết.
Để xây dựng chương trình và sách giáo khoa, theo tôi, trước hết phải xác định triết lý giáo dục, tức là quan điểm cơ bản về giáo dục. Rồi xem việc xây dựng hệ thống giáo dục mới ra sao, phổ thông 11 hay 12 năm hoặc 11+1, tiểu học vẫn 5 hay 6 năm, THPT theo phương án phân ban hay phân hóa...
Kế đến là xây dựng mục tiêu giáo dục phổ thông và từng cấp học, lớp học, kế hoạch dạy học như học 1 hay 2 buổi một ngày, có những môn học gì, hoạt động nào. Và xây dựng chuẩn kiến thức, kỹ năng từng môn học, yêu cầu tối thiểu về các hoạt động giáo dục. Những công việc trên do Bộ trưởng Giáo dục làm Tổng chỉ huy và huy động lực lượng, trí tuệ toàn ngành.
Cuối cùng mới là việc biên soạn sách giáo khoa, tài liệu dạy và học, các mẫu thiết bị thí nghiệm, đồ dùng dạy và học. Công việc này có thể do một vài nhóm tác giả thực hiện với sự lựa chọn theo tiêu chuẩn và đầu tư ban đầu của bộ.
Bộ sách nào đạt chuẩn, được bộ kiểm duyệt cho phép thì có thể sử dụng theo lựa chọn của từng trường
PGS.TS Đỗ Ngọc Thống, phó chủ tịch hội đồng khoa học Viện Khoa học giáo dục, thành viên của ban soạn thảo đề án: "Có một số điểm mới sẽ góp phần giảm tải"
PGS-TS Đỗ Ngọc Thống |
Đề án này có một số điểm mới. Cụ thể, một điểm khác biệt lớn nhất đó là chương trình giáo dục lần này được thiết kế theo định hướng tiếp cận năng lực. Khác với cách tiếp cận nội dung, tiếp cận năng lực chú trọng vào việc yêu cầu học sinh học xong phải thể hiện được, làm được; biết vận dụng những kiến thức để giải quyết các tình huống đặt ra trong cuộc sống rất gần gũi và thiết thực đối với cá nhân và cộng đồng.
Theo hướng này, chương trình hiện hành cần bỏ đi những nội dung quá hàn lâm, lý thuyết rất uyên bác nhưng không cần thiết đối với trình độ học vấn phổ thông, trong khi lại thiếu những hiểu biết sơ giản nhưng rất cần thiết để sống có chất lượng, có văn hóa. Thực hiện điều đó cũng có nghĩa là sẽ góp phần giảm tải.
Cũng do định hướng phát triển năng lực mà việc lựa chọn nội dung dạy học phải thay đổi. Những nội dung thiết thực, gắn với cuộc sống hằng ngày, giúp học sinh trả lời, lý giải những hiện tượng thường nhật sẽ được chú ý hơn...
Vì thế, phương pháp dạy học không thể như cũ. Định hướng mới cũng sẽ góp phần thay đổi cách đánh giá: tập trung vào năng lực người học, tăng cường các câu hỏi mở, cách giải quyết vấn đề và vận dụng kiến thức vào đời sống. Đây chính là hướng đánh giá kết quả học tập mà nhiều nước có nền giáo dục tiên tiến đang áp dụng.
Làm chương trình mới không có nghĩa là loại bỏ hết chương trình cũ mà bao giờ cũng kế thừa những yếu tố tích cực, bổ sung, điều chỉnh theo định hướng mới nhằm đáp ứng các mục đích vừa nêu trên.
TS Vũ Đình Chuẩn, Vụ trưởng Vụ Giáo dục Trung học (Bộ GD-ĐT): "Tất cả đang là dự thảo"
TS Vũ Đình Chuẩn |
Bộ GD-ĐT không đi ngược quy trình. Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI đã đặt ra nhiệm vụ phải đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục. Để thực hiện được việc đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục, Bộ GD-ĐT đang xây dựng chiến lược phát triển giáo dục giai đoạn 2011 – 2020. Việc đổi mới chương trình – SGK là một trong những nội dung quan trọng trong chiến lược đó.
Tinh thần đổi mới căn bản và toàn diện sẽ được thể hiện trong chương trình giáo dục phổ thông lần này, từ cách tiếp cận cho đến các định hướng, nguyên tắc, quy trình; thể hiện qua các phần của bộ chương trình giáo dục phổ thông như: mục tiêu của chương trình, nội dung dạy học, định hướng về phương pháp dạy học, phương tiện dạy học, phương pháp kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh.
Như vậy, việc đổi mới chương trình, SGK lần này là bước đi phù hợp với chủ trương đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục của Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ XI.
Còn về con số đầu tư 70.000 tỷ đồng của đề án, ông Chuẩn cho hay, chi cho việc biên soạn chương trình - SGK dự kiến chỉ hơn 960 tỷ đồng (chưa đầy 1/70 tổng dự toán); số còn lại chi cho các công việc khác như: Xây dựng cơ sở vật chất trường học khoảng 35.000 tỷ đồng; mua sắm thiết bị, đồ dùng dạy học khoảng 30.000 tỷ đồng; đào tạo, bồi dưỡng giáo viên, cán bộ quản lý hơn 390 tỷ đồng. Những con số này chỉ mới là ước tính trong bản dự thảo để xin ý kiến các bộ, ngành; sau đó còn tiếp tục tính toán chi tiết và xây dựng lộ trình đầu tư phù hợp.
Ông Chuẩn khẳng định, tất cả mới chỉ là dự thảo của đề án, bộ sẽ phải lấy ý kiến nhiều chiều, lắng nghe các đóng góp phản biện trước khi quyết định hoàn thiện đề án để trình cấp có thẩm quyền.
Để được thông qua, đề án sẽ phải trình Quốc hội. Hy vọng, Quốc hội sẽ có phán quyết sáng suốt có được một đề án đổi mới giáo dục thuyết phục nhất.
Nguyễn Hiền (Tổng hợp)
. Bookmark the permalink.
Sau 1945, TD Pháp âm mưu quay trở lại. Đảng thành lập Mặt trận Việt minh để tiếp tục phất cao ngọn cờ dân tộc. Dưới ngọn cờ nào cũng được, miễn là người yêu nước VN tiếp tục cầm đánh đuổi ngoại bang xâm lược.
Thế là VIỆT MINH (chứ không riêng CS) đã làm nên chiến thắng ĐBP lừng lẫy toàn cầu.
Sau khi có được 1 nửa đất nước để cai trị, Đảng lập tức quay ngoặc 180o. Những người yêu nước cùng chiến hào hôm nào giờ trở thành kẻ thù. Văn chương yêu nước hôm nào giờ trở thành cáo trạng đổ lên đầu các nghệ sỹ trí thức. Mẹ già cưu mang phụng dưỡng Đảng hôm nào giờ trở thành tư sản. Tất cả đều là kẻ thù giai cấp, kẻ thù Macxit, kẻ thù của Đảng.
Đảng sau năm 1954 không có dân tộc, không có tổ quốc, không có tình yêu.
Đảng sau năm 1954 là 1 thành phần Quốc tế CS. Đảng dùng 20 triệu người Bắc Việt giết 20 triệu người Nam Việt. Đảng dìm cái đất nước nhỏ bé hình chữ S trong 20 năm bom đạn ngút trời.
Năm 1975, Đảng có trong tay cả một đất nước. Đảng cầm nắm trong tay hơn 40 triệu sinh linh.
Năm 1975 Đảng bắt đầu đưa 40 triệu sinh linh vào phòng thí nghiệm của CNXH. Dân tộc VN được Đảng cắt gọt như con ếch trong giờ học sinh học mà Đảng là ông thầy ngu dốt. 40 triệu sinh linh nhỏ bé không còn ai hưởng một ngày thái bình. Kẻ chạy trốn chết như vịt ngoài biển đông. Người tù đày gặm vỏ cây chết như giòi nơi thâm sơn cùng cốc. 40 triệu sinh linh ngước không thấy trời, cúi không thấy đất, ôm cái bụng nước lã bất kể đêm ngày nhắm mắt mở mắt gì cũng thấy Đảng thù lù trước mặt.
Năm 75 giờ đã qua hơn 35 năm. 40 triệu sinh linh giờ đã hơn 90 triệu. Phòng thí nghiệm XHCNVN vẫn còn đó. Có con ếch nào giẫy tới giẫy lui hay định phóng ra khỏi phòng thí nghiệm vẫn bị đập chết như tương. Đảng bây giờ không còn là anh thầy giáo ngu dốt. Đảng bây giờ lõi đời ăn trên ngồi tróc. Đảng chả cần làm thí nghiệm gì với đám ếch nữa, chỉ thỉnh thoảng lôi vài con ra lột da xào nhậu mà thôi!
Sài Gòn chán đời
Cơm nguội
Không biết nó là cải tiến hay cải lùi ? Và ai là người được lợi lộc, chấm mút, hoa hồng ?