Tranh chấp Biển Đông: Ngoại giao có át được tiếng súng?
Cuộc tranh chấp lãnh thổ tại Biển Đông, vốn đã âm ỉ từ nhiều năm nay, gần đây có thể nói đã tiến tới một khúc quanh quyết định, một mặt có nguy cơ dẫn đến một cuộc đối đầu quân sự, nhưng mặt khác cũng có thể là một khởi điểm để các bên tranh chấp mưu tìm một giải pháp đa phương hầu giải quyết cuộc tranh chấp tại vùng biển thường được gọi là Nam Hải mà Việt Nam gọi là Biển Đông, và mới đây lại được Manila đặt tên là Biển Tây Philippines.
Hình: AP
Câu Chuyện Việt Nam tuần này do Hoài Hương phụ trách xin mời quý vị theo dõi ý kiến của một chuyên gia về các vấn đề Đông Nam Á về các diễn biến mới trong cuộc tranh chấp, và về vai trò của Hoa Kỳ tại Châu Á. Ông Ernest Bower là cố vấn cao cấp kiêm Giám Đốc Chương trình Đông Nam Á của Trung Tâm Nghiên Cứu Chiến lược Quốc tế (CSIS) ở thủ đô Washington.
Trong các diễn biến dồn dập hồi gần đây liên quan tới các cuộc tranh chấp tại Biển Đông, hai Thượng nghị sĩ Mỹ, ông Jim Webb của Đảng Dân Chủ, và ông James Inhofe thuộc Đảng Cộng Hòa, đã đệ trình lên Ủy Ban Thượng Viện Hoa Kỳ về các vấn đề Đông Á-Thái Bình Dương một nghị quyết, lên án Trung Quốc là “nhiều lần dùng vũ lực” trong cuộc tranh chấp chủ quyền Biển Đông.
Trong một cuộc phỏng vấn dành cho Ban Việt Ngữ đài VOA, Giám Đốc Chương Trình Đông Nam Á thuộc Trung Tâm Nghiên Cứu Chiến lược Quốc tế (CSIS) ở thủ đô Washington, ông Ernest Bower, cho rằng hai Thượng nghị sĩ Mỹ đã gửi đi một thông điệp rõ ràng đến tất cả các bên liên hệ, rằng Hoa Kỳ có quyền lợi gắn liền với vấn đề Biển Đông, đồng thời nêu bật vai trò mà Hoa Kỳ có thể nắm giữ trong các nỗ lực nhằm tránh để cuộc tranh chấp leo thang tới mức có thể vượt khỏi tầm kiểm soát.
Ông Bower nêu bật tầm quan trọng thiết yếu của Châu Á đối với Hoa Kỳ trong tương lai, và nói rằng điều quan trọng là Washington phải trấn an các nước Châu Á về mức độ cam kết của Hoa Kỳ đối với khu vực, trong bối cảnh Trung Quốc ngày càng muốn nới rộng phạm vi ảnh hưởng và sự hiện diện trên sân khấu thế giới, trong khi cùng lúc, trên chính trường Mỹ lại xuất hiện một số chính khách có lập trường muốn tự cô lập, giữa lúc Hoa Kỳ phải tìm cách vực dậy một nền kinh tế vẫn chưa thoát hẳn cơn suy thoái trầm trọng nhất từ sau Thế chiến thứ Hai.
VOA: Thưa ông, rõ ràng cuộc tranh chấp chủ quyền vùng Biển Đông mới đây đã trở nên gay gắt hơn, thưa ông có nghĩ rằng cuộc đấu khẩu hiện nay có nguy cơ leo thang để trở thành một cuộc đối đầu... có thể một cuộc đối đầu quân sự?
Ernest Bower: “Tôi hy vọng là không, giữa Trung Quốc với Việt Nam trong quá khứ đã có nhiều cuộc đối đầu quân sự để giành chủ quyền các hòn đảo trong vùng. Năm 1974, hai bên đã chạm súng, nhiều tàu đã bị đánh đắm, nhiều người bị giết chết. Tôi hy vọng là chúng ta không lâm vào tình huống đó. Rõ ràng là nếu xảy ra thì sự thể đó sẽ không phục vụ quyền lợi của bất cứ một ai, và tôi tin rằng lần này ngoại giao sẽ thắng thế, và sẽ át được tiếng súng.”
VOA: Thưa ông, vài tuần trở lại đây, từ sau cuộc đối thoại Shrangri-La ở Singapore, một số giới chức cao cấp Mỹ đã đưa ra những phát biểu khẳng định Hoa Kỳ là một thế lực khu vực, rằng Hoa Kỳ đã quay lại vùng Đông Nam Á...Mới đây, Thượng nghị sĩ Jim Webb và Thượng nghị sĩ Imhofe thuộc hai chính đảng lớn của Mỹ, đã đệ trình một nghị quyết, lên án Trung Quốc là “nhiều lần dùng vũ lực,” lấn át các nước lân bang yếu thế hơn. Có phải Hoa Kỳ giờ đây đã can dự vào cuộc tranh chấp tại Biển Đông?
Ernest Bower: “Tôi không nghĩ là bất cứ điều gì xảy ra trong hai tuần qua, thay đổi vị thế của Hoa Kỳ, hoặc đặt Hoa Kỳ vào giữa cuộc tranh chấp. Nhưng rõ ràng là Hoa Kỳ quan tâm tới vấn đề, và có quyền lợi gắn chặt với việc tiếp tục mở các tuyến hải lộ trong Biển Nam Trung Hoa cho tàu bè qua lại, và việc giải quyết tranh chấp dựa trên cơ sở pháp lý, chứ không dùng vũ lực.”
VOA: Thưa ông, Trung Quốc nhấn mạnh rằng giải pháp tốt nhất để giải quyết vấn đề là đối thoại song phương với từng bên. Bắc Kinh đã khuyến cáo các bên thứ Ba, kể cả Hoa Kỳ, chớ nên can thiệp, thế thì theo ông Hoa kỳ nên ứng phó ra sao trong khi Washington đang cố gắng củng cố vị thế ở Châu Á, và tăng cường sự hiện diện trong khu vực?
Trong các diễn biến dồn dập hồi gần đây liên quan tới các cuộc tranh chấp tại Biển Đông, hai Thượng nghị sĩ Mỹ, ông Jim Webb của Đảng Dân Chủ, và ông James Inhofe thuộc Đảng Cộng Hòa, đã đệ trình lên Ủy Ban Thượng Viện Hoa Kỳ về các vấn đề Đông Á-Thái Bình Dương một nghị quyết, lên án Trung Quốc là “nhiều lần dùng vũ lực” trong cuộc tranh chấp chủ quyền Biển Đông.
Trong một cuộc phỏng vấn dành cho Ban Việt Ngữ đài VOA, Giám Đốc Chương Trình Đông Nam Á thuộc Trung Tâm Nghiên Cứu Chiến lược Quốc tế (CSIS) ở thủ đô Washington, ông Ernest Bower, cho rằng hai Thượng nghị sĩ Mỹ đã gửi đi một thông điệp rõ ràng đến tất cả các bên liên hệ, rằng Hoa Kỳ có quyền lợi gắn liền với vấn đề Biển Đông, đồng thời nêu bật vai trò mà Hoa Kỳ có thể nắm giữ trong các nỗ lực nhằm tránh để cuộc tranh chấp leo thang tới mức có thể vượt khỏi tầm kiểm soát.
Ông Bower nêu bật tầm quan trọng thiết yếu của Châu Á đối với Hoa Kỳ trong tương lai, và nói rằng điều quan trọng là Washington phải trấn an các nước Châu Á về mức độ cam kết của Hoa Kỳ đối với khu vực, trong bối cảnh Trung Quốc ngày càng muốn nới rộng phạm vi ảnh hưởng và sự hiện diện trên sân khấu thế giới, trong khi cùng lúc, trên chính trường Mỹ lại xuất hiện một số chính khách có lập trường muốn tự cô lập, giữa lúc Hoa Kỳ phải tìm cách vực dậy một nền kinh tế vẫn chưa thoát hẳn cơn suy thoái trầm trọng nhất từ sau Thế chiến thứ Hai.
VOA: Thưa ông, rõ ràng cuộc tranh chấp chủ quyền vùng Biển Đông mới đây đã trở nên gay gắt hơn, thưa ông có nghĩ rằng cuộc đấu khẩu hiện nay có nguy cơ leo thang để trở thành một cuộc đối đầu... có thể một cuộc đối đầu quân sự?
Ernest Bower: “Tôi hy vọng là không, giữa Trung Quốc với Việt Nam trong quá khứ đã có nhiều cuộc đối đầu quân sự để giành chủ quyền các hòn đảo trong vùng. Năm 1974, hai bên đã chạm súng, nhiều tàu đã bị đánh đắm, nhiều người bị giết chết. Tôi hy vọng là chúng ta không lâm vào tình huống đó. Rõ ràng là nếu xảy ra thì sự thể đó sẽ không phục vụ quyền lợi của bất cứ một ai, và tôi tin rằng lần này ngoại giao sẽ thắng thế, và sẽ át được tiếng súng.”
VOA: Thưa ông, vài tuần trở lại đây, từ sau cuộc đối thoại Shrangri-La ở Singapore, một số giới chức cao cấp Mỹ đã đưa ra những phát biểu khẳng định Hoa Kỳ là một thế lực khu vực, rằng Hoa Kỳ đã quay lại vùng Đông Nam Á...Mới đây, Thượng nghị sĩ Jim Webb và Thượng nghị sĩ Imhofe thuộc hai chính đảng lớn của Mỹ, đã đệ trình một nghị quyết, lên án Trung Quốc là “nhiều lần dùng vũ lực,” lấn át các nước lân bang yếu thế hơn. Có phải Hoa Kỳ giờ đây đã can dự vào cuộc tranh chấp tại Biển Đông?
Ernest Bower: “Tôi không nghĩ là bất cứ điều gì xảy ra trong hai tuần qua, thay đổi vị thế của Hoa Kỳ, hoặc đặt Hoa Kỳ vào giữa cuộc tranh chấp. Nhưng rõ ràng là Hoa Kỳ quan tâm tới vấn đề, và có quyền lợi gắn chặt với việc tiếp tục mở các tuyến hải lộ trong Biển Nam Trung Hoa cho tàu bè qua lại, và việc giải quyết tranh chấp dựa trên cơ sở pháp lý, chứ không dùng vũ lực.”
VOA: Thưa ông, Trung Quốc nhấn mạnh rằng giải pháp tốt nhất để giải quyết vấn đề là đối thoại song phương với từng bên. Bắc Kinh đã khuyến cáo các bên thứ Ba, kể cả Hoa Kỳ, chớ nên can thiệp, thế thì theo ông Hoa kỳ nên ứng phó ra sao trong khi Washington đang cố gắng củng cố vị thế ở Châu Á, và tăng cường sự hiện diện trong khu vực?
csis.org
Ernest Bower: “Người Mỹ có một vài mục tiêu muốn thực hiện. Trước hết, Hoa Kỳ thực sự đang đáp ứng yêu cầu của các nước Châu Á, muốn Hoa Kỳ có mặt trong khu vực để tạo ra một thế cân bằng khả dĩ có thể thuyết phục Trung Quốc hãy đến với khu vực trong tư cách một đối tác hòa bình, có trách nhiệm, góp tay giúp Châu Á phát triển. Chắc chắn Trung Quốc có đủ sức mạnh kinh tế để làm việc đó. Tuy nhiên các nước láng giềng không muốn Trung Quốc sử dụng sức mạnh của mình để xác quyết chủ quyền tại các lãnh thổ tranh chấp, hoặc ỷ thế nước lớn để khống chế cuộc tranh chấp. Hướng tiếp cận đó bị các nước láng giềng của Trung Quốc coi như một mối đe dọa, và vì thế họ muốn Hoa Kỳ đóng một vai trò trong khu vực. Nhưng Hoa Kỳ cũng có quyền lợi trong vụ này. Washington muốn thấy một nước Trung Quốc thịnh vượng, hòa bình, gia nhập vào dòng sinh hoạt của cộng đồng Châu Á bằng đường lối đồng thuận và hợp tác với các nước khác. Cho nên Hoa Kỳ sẽ khuyến khích việc giải quyết tranh chấp theo đường lối đa phương, dựa trên luật quốc tế và thông qua các cấu trúc khu vực mới.”
VOA: Thưa ông trong một bài viết trên trang web của CSIS, tựa đề là “Antidote to a Cold War with China”, (tạm dịch là “Giải Pháp để tránh Chiến Tranh lạnh với Trung Quốc”), ông nêu bật tầm quan trọng của Châu Á đối với Hoa Kỳ trong tương lai, và đề nghị Washington hãy theo một hướng tiếp cận có tính chiến lược hơn, thế thì ông tin là những diễn biến gần đây có thể dẫn tới một cuộc Chiến Tranh Lạnh với Trung Quốc?
Ernest Bower: “Tôi e rằng có nguy cơ kịch bản đó xảy ra, chiến tranh lạnh có tiềm năng xảy ra khi các nước quan tâm về cách hành xử của Trung Quốc, đang muốn trắc nghiệm sức mạnh của mình, có thể kêu gọi Hoa Kỳ tiếp tay ứng phó với tình hình. Nếu Hoa Kỳ và các đối tác không có một chiến lược đúng đắn để đáp ứng, thì thế giới có thể lâm vào một cuộc đối đầu giữa hai cường quốc, một cuộc cạnh tranh lưỡng cực, tương tự như một cuộc chiến tranh lạnh mới. Nếu xảy ra thì thật là rất đáng buồn, rất nguy hiểm, không có lợi cho tương lai của Châu Á hay cho Hoa Kỳ.”
VOA: Và cũng chẳng có lợi gì cho Trung Quốc?
Ernest Bower: “Vâng, hoàn toàn không có lợi cho Trung Quốc. Trong 15 năm qua, có thể nói Trung Quốc đã đạt nhiều bước tiến, uy tín của Trung Quốc tại Châu Á đã tăng đáng kể, họ được coi như một đầu tàu thúc đẩy phát triển kinh tế, hội nhập với khu vực, mãi cho tới khoảng 1 năm rưỡi, 2 năm nay, Bắc Kinh dường như muốn thách thức các giới hạn đối với sức mạnh của mình, và khẳng định chủ quyền trong các cuộc tranh chấp biển đảo tại Biển Nam Trung Hoa, thực sự gây khó chịu cho các nước láng giềng, làm cho các nước này quan ngại hơn về sự hiện diện của một nước láng giềng khổng lồ đang dương oai để trắc nghiệm sức mạnh của mình.”
VOA: Thưa ông, nếu kịch bản xấu nhất diễn ra, chiến tranh bùng nổ vì cuộc tranh chấp ở Biển Đông, xin ông đánh giá thực lực của Trung Quốc, về kinh tế và quân sự...Liệu Trung Quốc có đủ sức chống chọi với Việt Nam, Philippines, được sự hậu thuẫn của Hoa Kỳ và các đồng minh khác hay không?
Ernest Bower: “Thật tình tôi không biết nữa...Tôi nghĩ rằng nếu nhìn vào Trung Quốc bây giờ, Trung Quốc là một cường quốc đang lên, một cuộc chiến tranh sẽ không có lợi cho nước này, tôi không tin là Trung Quốc đã sẵn sàng để có thể giao chiến trong một cuộc chiến tranh hiện đại với Hoa Kỳ, mặc dù Bắc Kinh có một lực lượng quân đội hùng mạnh, và đã đạt được nhiều tiến bộ về mặt công nghệ, nhưng về mặt chiến lược, bất cứ nhà phân tích quân sự nào cũng sẽ nói rằng chiến tranh sẽ là một tai họa lớn, thời điểm này không đúng lúc để Trung Quốc khẳng định quyền hạn của mình, đặc biệt trong bối cảnh Trung Quốc được coi là bên gây hấn trong vùng Biển Nam Trung Hoa, thử sức mạnh quân sự của mình, lấn át các nước nhỏ, chỉ tìm cách tự vệ. Tôi tin rằng chiến tranh sẽ là một đại họa cho Trung Quốc, cũng như cho khu vực, và cho cả Hoa Kỳ.”
VOA: Thưa ông, Việt Nam đứng trước những chọn lựa nào. Một bên là nước Cộng Sản anh em đang hù dọa mình, một đàng là liên minh do cựu thù Hoa Kỳ lãnh đạo, chọn lựa nào cũng mang theo những hệ quả riêng. Đặt giả thuyết, ông có cơ hội nói chuyện riêng với các nhà làm quyết định tại Hà Nội, ông sẽ khuyên họ những gì, trong tư cách là Cố vấn cấp cao về các vấn đề Đông Nam Á?
Ernest Bower: “Hiện đang có những kế hoạch được xúc tiến thông qua Hội Nghị Thượng Đỉnh Đông Á, cuộc họp quy tụ các Bộ trưởng Quốc phòng ASEAN, Diễn Đàn Khu vực Á Châu, có những cơ chế để có thể giải quyết tranh chấp mà không cần phải về phe này phe nọ. Thế cho nên lời khuyên của tôi cho giới lãnh đạo Việt Nam, theo giả thuyết mà cô vừa đặt ra, thì tôi sẽ khuyên Việt Nam chớ nên đặt mình vào thế phải chọn lựa giữa hai bên như thế. Tôi tin rằng cả Trung Quốc lẫn Hoa Kỳ cũng không muốn đặt các nước khác vào thế kẹt đó.”
VOA: Thưa ông, lần đầu tiên Việt Nam đã cùng Hoa Kỳ và các nước đồng minh tập dượt quân sự chung, ngoài bề mặt là để tiếp tay ổn định tình hình Thái Lan, ông có nghĩ rằng những diễn biến trong Biển Đông gần đây cũng có thể là một khúc quanh lịch sử đối với Việt Nam?
Ernest Bower: “Có thể, những diễn biến ấy có tiềm năng đó. Tôi tin rằng Việt Nam sẽ tìm cách không để cho điều đó xảy ra. Nếu theo dõi chính sách đối ngoại của Việt Nam, chúng ta thấy rằng nước này rất thận trọng trong việc duy trì cân bằng các quan hệ với nước ngoài, họ tìm cách tránh đặt quá nặng quan hệ với Hoa Kỳ, và cả quan hệ với Trung Quốc, mặc dù như cô nói, hai nước từng là kẻ thù truyền thống của nhau, nhưng hai nước cũng là hai nước cộng sản anh em...”
VOA: Thưa ông, tôi không nghĩ những người đi biểu tình ở Hà Nội và Sài Gòn nghĩ như thế.
Ernest Bower: “Đồng ý với cô! Nhưng đứng từ quan điểm của Đảng Cộng Sản...Tôi cũng tin rằng Trung Quốc phải thận trọng hơn. Họ có thực sự muốn những người dân thường ở Hà Nội và Saigon có những cảm nghĩ không đẹp về họ như thế hay không? Họ có muốn người dân ở Manila, ở Jakarta có những cảm nghĩ đó hay không? Tôi lấy làm ngạc nhiên là Bắc Kinh đã để tình hình xuống cấp tới mức đó, bởi vì trong quá khứ họ đã thành công quá mức trong việc nới rộng quyền lực kinh tế, và nâng cao uy tín của họ trên trường quốc tế nhờ một chính sách ngoại giao nhu hòa. Thế mà giờ đây, họ lại đi đánh đổi chính sách vô cùng thành công đó với một chính sách có thể nói là vụng về.”
Thưa quý vị, ‘Câu chuyện Việt Nam’, phát thanh vào lúc 10 giờ tối thứ Bảy hàng tuần, đến đây đã kết thúc. Quý vị có thể bình luận về đề tài hôm nay, đọc các tin mới nhất, xem phóng sự video, và trao đổi với các độc giả khác trên trang web của chúng tôi ở địa chỉ www.voatiengviet.com, hoặc các trang web xã hội Facebook, Twitter và Yahoo 360 plus.
Hoài Hương xin cám ơn quý độc giả đã theo dõi Câu Chuyện Việt Nam tuần này, và xin hẹn gặp lại quý vị trong chương trình kỳ tới.
VOA: Thưa ông trong một bài viết trên trang web của CSIS, tựa đề là “Antidote to a Cold War with China”, (tạm dịch là “Giải Pháp để tránh Chiến Tranh lạnh với Trung Quốc”), ông nêu bật tầm quan trọng của Châu Á đối với Hoa Kỳ trong tương lai, và đề nghị Washington hãy theo một hướng tiếp cận có tính chiến lược hơn, thế thì ông tin là những diễn biến gần đây có thể dẫn tới một cuộc Chiến Tranh Lạnh với Trung Quốc?
Ernest Bower: “Tôi e rằng có nguy cơ kịch bản đó xảy ra, chiến tranh lạnh có tiềm năng xảy ra khi các nước quan tâm về cách hành xử của Trung Quốc, đang muốn trắc nghiệm sức mạnh của mình, có thể kêu gọi Hoa Kỳ tiếp tay ứng phó với tình hình. Nếu Hoa Kỳ và các đối tác không có một chiến lược đúng đắn để đáp ứng, thì thế giới có thể lâm vào một cuộc đối đầu giữa hai cường quốc, một cuộc cạnh tranh lưỡng cực, tương tự như một cuộc chiến tranh lạnh mới. Nếu xảy ra thì thật là rất đáng buồn, rất nguy hiểm, không có lợi cho tương lai của Châu Á hay cho Hoa Kỳ.”
VOA: Và cũng chẳng có lợi gì cho Trung Quốc?
Ernest Bower: “Vâng, hoàn toàn không có lợi cho Trung Quốc. Trong 15 năm qua, có thể nói Trung Quốc đã đạt nhiều bước tiến, uy tín của Trung Quốc tại Châu Á đã tăng đáng kể, họ được coi như một đầu tàu thúc đẩy phát triển kinh tế, hội nhập với khu vực, mãi cho tới khoảng 1 năm rưỡi, 2 năm nay, Bắc Kinh dường như muốn thách thức các giới hạn đối với sức mạnh của mình, và khẳng định chủ quyền trong các cuộc tranh chấp biển đảo tại Biển Nam Trung Hoa, thực sự gây khó chịu cho các nước láng giềng, làm cho các nước này quan ngại hơn về sự hiện diện của một nước láng giềng khổng lồ đang dương oai để trắc nghiệm sức mạnh của mình.”
VOA: Thưa ông, nếu kịch bản xấu nhất diễn ra, chiến tranh bùng nổ vì cuộc tranh chấp ở Biển Đông, xin ông đánh giá thực lực của Trung Quốc, về kinh tế và quân sự...Liệu Trung Quốc có đủ sức chống chọi với Việt Nam, Philippines, được sự hậu thuẫn của Hoa Kỳ và các đồng minh khác hay không?
Ernest Bower: “Thật tình tôi không biết nữa...Tôi nghĩ rằng nếu nhìn vào Trung Quốc bây giờ, Trung Quốc là một cường quốc đang lên, một cuộc chiến tranh sẽ không có lợi cho nước này, tôi không tin là Trung Quốc đã sẵn sàng để có thể giao chiến trong một cuộc chiến tranh hiện đại với Hoa Kỳ, mặc dù Bắc Kinh có một lực lượng quân đội hùng mạnh, và đã đạt được nhiều tiến bộ về mặt công nghệ, nhưng về mặt chiến lược, bất cứ nhà phân tích quân sự nào cũng sẽ nói rằng chiến tranh sẽ là một tai họa lớn, thời điểm này không đúng lúc để Trung Quốc khẳng định quyền hạn của mình, đặc biệt trong bối cảnh Trung Quốc được coi là bên gây hấn trong vùng Biển Nam Trung Hoa, thử sức mạnh quân sự của mình, lấn át các nước nhỏ, chỉ tìm cách tự vệ. Tôi tin rằng chiến tranh sẽ là một đại họa cho Trung Quốc, cũng như cho khu vực, và cho cả Hoa Kỳ.”
VOA: Thưa ông, Việt Nam đứng trước những chọn lựa nào. Một bên là nước Cộng Sản anh em đang hù dọa mình, một đàng là liên minh do cựu thù Hoa Kỳ lãnh đạo, chọn lựa nào cũng mang theo những hệ quả riêng. Đặt giả thuyết, ông có cơ hội nói chuyện riêng với các nhà làm quyết định tại Hà Nội, ông sẽ khuyên họ những gì, trong tư cách là Cố vấn cấp cao về các vấn đề Đông Nam Á?
Ernest Bower: “Hiện đang có những kế hoạch được xúc tiến thông qua Hội Nghị Thượng Đỉnh Đông Á, cuộc họp quy tụ các Bộ trưởng Quốc phòng ASEAN, Diễn Đàn Khu vực Á Châu, có những cơ chế để có thể giải quyết tranh chấp mà không cần phải về phe này phe nọ. Thế cho nên lời khuyên của tôi cho giới lãnh đạo Việt Nam, theo giả thuyết mà cô vừa đặt ra, thì tôi sẽ khuyên Việt Nam chớ nên đặt mình vào thế phải chọn lựa giữa hai bên như thế. Tôi tin rằng cả Trung Quốc lẫn Hoa Kỳ cũng không muốn đặt các nước khác vào thế kẹt đó.”
VOA: Thưa ông, lần đầu tiên Việt Nam đã cùng Hoa Kỳ và các nước đồng minh tập dượt quân sự chung, ngoài bề mặt là để tiếp tay ổn định tình hình Thái Lan, ông có nghĩ rằng những diễn biến trong Biển Đông gần đây cũng có thể là một khúc quanh lịch sử đối với Việt Nam?
Ernest Bower: “Có thể, những diễn biến ấy có tiềm năng đó. Tôi tin rằng Việt Nam sẽ tìm cách không để cho điều đó xảy ra. Nếu theo dõi chính sách đối ngoại của Việt Nam, chúng ta thấy rằng nước này rất thận trọng trong việc duy trì cân bằng các quan hệ với nước ngoài, họ tìm cách tránh đặt quá nặng quan hệ với Hoa Kỳ, và cả quan hệ với Trung Quốc, mặc dù như cô nói, hai nước từng là kẻ thù truyền thống của nhau, nhưng hai nước cũng là hai nước cộng sản anh em...”
VOA: Thưa ông, tôi không nghĩ những người đi biểu tình ở Hà Nội và Sài Gòn nghĩ như thế.
Ernest Bower: “Đồng ý với cô! Nhưng đứng từ quan điểm của Đảng Cộng Sản...Tôi cũng tin rằng Trung Quốc phải thận trọng hơn. Họ có thực sự muốn những người dân thường ở Hà Nội và Saigon có những cảm nghĩ không đẹp về họ như thế hay không? Họ có muốn người dân ở Manila, ở Jakarta có những cảm nghĩ đó hay không? Tôi lấy làm ngạc nhiên là Bắc Kinh đã để tình hình xuống cấp tới mức đó, bởi vì trong quá khứ họ đã thành công quá mức trong việc nới rộng quyền lực kinh tế, và nâng cao uy tín của họ trên trường quốc tế nhờ một chính sách ngoại giao nhu hòa. Thế mà giờ đây, họ lại đi đánh đổi chính sách vô cùng thành công đó với một chính sách có thể nói là vụng về.”
Thưa quý vị, ‘Câu chuyện Việt Nam’, phát thanh vào lúc 10 giờ tối thứ Bảy hàng tuần, đến đây đã kết thúc. Quý vị có thể bình luận về đề tài hôm nay, đọc các tin mới nhất, xem phóng sự video, và trao đổi với các độc giả khác trên trang web của chúng tôi ở địa chỉ www.voatiengviet.com, hoặc các trang web xã hội Facebook, Twitter và Yahoo 360 plus.
Hoài Hương xin cám ơn quý độc giả đã theo dõi Câu Chuyện Việt Nam tuần này, và xin hẹn gặp lại quý vị trong chương trình kỳ tới.
Tin liên hệ
Ý kiến (35)
Trình bày theo Mới nhất đến cũ nhất | Cũ nhất đến mới nhất
- TRUONG TRUONG Chủ nhật, 19 tháng 6 2011Nếu tình hình như thế thì sẽ không có tiếng súng. Tập đoàn ta cộng biết phận ô-sin thì tàu cộng nỡ nào đi uýnh nhau bao giờ. Chỉ có lì lợm, cãi bướng thì tàu tặc mới dạy cho hai bài học nữa: bài của đứa yếu mà làm mạnh và bài đầy tớ mà phản chủ.
- Chủ nhật, 19 tháng 6 2011Nhà nghiên cứu đưa ra nhận xét chuẩn mức khả tín. TQ chuyển hướng thẳng xuống miền nam, đụng chạm VN + ASEAN trong đó có Phi, được US che dù. VN sớm muộn bắt buộc phải thay đổi là bạn không còn CS anh em. Cũng vậy chiến lược US sẽ thay đổi thuận cho VN nhiều hơn mới ngăn nổi TQ. Lộ diện sớm để cùng nhận rõ chân tướng, trễ khó khăn nhiều. ASEAN trông chờ US không hướng vào TQ. Vẫn còn nhiều may mắn hơn là điều bất hạnh.
- Chủ nhật, 19 tháng 6 2011cai dang cuøp cam quyen cong san vietnam ..hien nay..chung ban bien.dao.dat lien..cho TAU CONG..nguoi dan vietnam thi that su chi mu mat...di chøng døi TRUNG QUØC..chang phai la vo nghia dung khong...ke cuøp dang nam trong nha minh..chu dau phai ke cuøp ben ngoai ma chøng døi...tai sao khong chøng døi cai dang cong san vn hien nay chung da.va dang lam giau...vi buon dan.ban nuøc..ma lo chøng TRUNG QUØC...