Biểu tình và Áo dài, sao không?
Khánh An, phóng viên RFA
2011-07-21
Trên trang mạng Nhật Ký Yêu Nước vừa xuất hiện lời kêu gọi biểu tình tiếp theo vào ngày Chủ nhật 24/7 tới đây với một ý tưởng mới:
phụ nữ Việt Nam sẽ mặc toàn áo dài và nam thanh niên sẽ mặc áo có chữ NO-U do báo Sài Gòn Tiếp Thị bán để gây quỹ ủng hộ ngư dân.
Công luận và những người tham gia biểu tình nghĩ gì về ý tưởng này?
Khánh An phỏng vấn một số người trong cuộc và tường trình.
Một hình ảnh tuyệt vời
Nhật Ký Yêu Nước chính là trang mạng đầu tiên đã lên tiếng kêu gọi biểu tình chống Trung Quốc xâm lược ngay từ đầu. Ý tưởng một “Cuộc biểu tình áo dài ngày 24/7/2011” đã được đưa ra cùng với lời kêu gọi xuống đường lần thứ 8 vào ngày chủ nhật tới, ngay sau khi những hình ảnh, tường thuật về việc bắt bớ, đàn áp người biểu tình vào ngày 17/7 vừa qua được đưa lên khắp các trang mạng “lề trái”.Lý do của việc mặc áo dài, theo như lời kêu gọi đưa ra, là để thể hiện hình ảnh của một cuộc biểu tình ôn hòa, văn minh và đẹp vì “tà áo dài vừa nói lên sự dịu dàng, mong muốn hòa bình của người Việt Nam, vừa tỏ thái độ cương quyết chống bọn bá quyền Bắc Kinh”.
-Em cũng thấy đấy là một hình ảnh đẹp, hình ảnh dịu dàng của nữ sinh nhưng không biết có điều kiện để làm được không tại vì bình thường mặc áo dài cũng là một khó và hơi bất tiện rồi, có thể là nếu mình mặc như vậy, người ta biết là mình đi biểu tình thì con đường đến chỗ tập trung thì có thể sẽ khóChỉ vài ngày sau khi ý tưởng trên được đưa ra, đã có hơn 100 thành viên tỏ ý thích ý tưởng này. Ai cũng thừa nhận cùng với chiếc áo thun mang chữ NO-U (tạm dịch là “nói KHÔNG với đường lưỡi bò”), chiếc áo dài truyền thống bên cạnh sẽ mang lại một hình ảnh “biết nói”, một hình ảnh rất Việt Nam cho cuộc biểu tình chống xâm lược của những người yêu nước.
Bạn Nguyễn Thị Dung
Tuy nhiên, không ít bạn tỏ trẻ là những người đã trực tiếp tham gia biểu tình lại tỏ ra dè dặt với việc mặc áo dài xuống đường. Bạn Nguyễn Thị Dung nói:
-Em cũng thấy đấy là một hình ảnh đẹp, hình ảnh dịu dàng của nữ sinh nhưng không biết có điều kiện để làm được không tại vì bình thường mặc áo dài cũng là một khó và hơi bất tiện rồi, có thể là nếu mình mặc như vậy, người ta biết là mình đi biểu tình thì con đường đến chỗ tập trung thì có thể sẽ khó hơn một chút. Người ta sẽ nhận ra mình dễ dàng và người ta ngăn chặn. Đấy là cái mà em băn khoăn. Còn về hình ảnh thì em thấy rất đẹp, rất ôn hòa.
công an sẽ bị nhìn dưới ánh mắt nào khi lôi kéo, tấn công những tà áo dài đẹp như thế và vu cho tội gây rối, bạo động?Mặc áo dài như là một dấu hiệu để nhận biết người tham gia biểu tình, đó là một trong những lý do được nêu ra trong lời kêu gọi. Thêm một lý do khác nữa là nếu trong lần biểu tình tới mà xảy ra đàn áp, bắt bớ thì “công an sẽ bị nhìn dưới ánh mắt nào khi lôi kéo, tấn công những tà áo dài đẹp như thế và vu cho tội gây rối, bạo động?”.
Chiếc áo dài trước những hành động đàn áp côn đồ
Anh Hồng Anh, một người tận mắt chứng kiến cảnh bắt bớ, thẳng tay đàn áp người biểu tình của lực lượng an ninh vào ngày 17/7 vừa qua, cho rằng việc mặc áo dài cũng không thể giúp tránh khỏi bị đàn áp, cho dù đây là một ý tưởng tuyệt vời.-Nên thì rất nên nhưng hợp lý hay không thì hợp lý đấy, nhưng với nhà cầm quyền thì không hợp lý, bởi vì ông thứ trưởng Hồ Xuân Sơn sang và Trung Quốc đã chỉ đạo là rồi là dư luận Việt Nam là phải định hướng lại. Nó sẽ đàn áp thẳng tay thôi. Ngay cả tuần rồi, đến cựu chiến binh, các nhân sĩ còn bị đuổi như đuổi tà ấy thì làm sao mà… Áo dài thì nói chung là một ý tưởng hay nhưng rồi cũng sẽ bị đàn áp, em chủ quan nghĩ như thế.
Sau nhiều lần tham gia biểu tình, anh Hồng Anh cho rằng, qua đợt biểu tình ngày 17/7 vừa rồi, chính quyền Việt Nam đã tỏ rõ thái độ kiên quyết dập tắt phong trào xuống đường của những người yêu nước. Anh nói:
-Nên thì rất nên nhưng hợp lý hay không thì hợp lý đấy, nhưng với nhà cầm quyền thì không hợp lý, bởi vì ông thứ trưởng Hồ Xuân Sơn sang và Trung Quốc đã chỉ đạo là rồi là dư luận Việt Nam là phải định hướng lại. Nó sẽ đàn áp thẳng tay thôi. Ngay cả tuần rồi, đến cựu chiến binh, các nhân sĩ còn bị đuổi như đuổi tà ấy thì làm sao mà…-Thứ nhất, chính quyền có kiên quyết hơn. Thứ hai, người ta không coi lời kêu gọi của các nhân sĩ trí thức là giá trị. Người ta ra kêu gọi “Đồng bào giải tán, Biển Đông đã có nhà nước lo” sau đó thì khoảng 5 phút là một hội thanh niên băng đỏ, chắc là sinh viên trường an ninh, xuống bắt bớ. Đây là có sự chỉ đạo của những ông sếp công an ở đó, chỉ tốp này bắt tốp kia. Em đứng cách đấy chỉ tầm 2 met thôi, riêng cái anh đeo kính mà bị bắt mấy ông có hồ hởi khoe với nhau “Riêng thằng to cao đấy, nó là sinh viên ra trường bất mãn, nó kích động, phải bắt nó bằng được” thì chính là cái anh đó đấy, sau đó thì nói chung là đàn áp kinh khủng.
Anh Hồng Anh
Một lời mời để ngỏ
Riêng Kiến trúc sư Trần Thanh Vân, một người đã theo dõi các cuộc biểu tình ngay từ những ngày đầu cho rằng rất khó để có thể nói việc mặc áo dài xuống đường là tốt hay không vì những diễn tiến phức tạp xảy ra trong các cuộc biểu tình gần đây:-Tôi rất khó nói đó là tốt hay không tốt. Người ta ra lệnh thì phải nghe, cho nên có thể là việc làm đó hết sức bình thường nhưng cũng có thể bị cản trở. Việc mặc áo dài đi trên đường phố để làm cái này khác, ngay cả đi biểu tình, chuyện đó là chuyện tôi cho rất bình thường, nhưng khi đã trái ý người ta, nhất là kẻ xấu cũng đang lồng ghép ở quanh đây thì tôi cũng rất khó nói là việc đó tốt hay không tốt.
Theo KTS. Trần Thanh Vân, nếu xem việc mặc áo dài như là một cách để tránh bớt sự đàn áp, bắt bớ hay mong chờ một sự đối xử lịch sự hơn từ phía các lực lượng an ninh thì đây là một ý tưởng khá hồn nhiên. Bà giải thích:
Tôi cho là thế này, việc mặc áo dài để cho thấy sự lịch sự, thanh lịch của Hà Nội thì rất tốt, nhưng nếu như giả sử lại có một vài kẻ hãnh tiến hành động thô bạo, thậm chí xô đẩy rồi chị em lại ngã ra, áo rách… Tất cả những động tác gì làm tôi đều nghĩ là xuất phát từ cái tốt, nhưng mà hậu quả của nó chúng ta không lường hết được.-Là vì thế này, việc mà họ cư xử thô bạo trong những ngày qua chứng tỏ rằng họ chẳng quan tâm gì đến chuyện lịch sự. Có những cái đáng lẽ ra cần phải rất lịch sự thì họ chẳng quan tâm, lấy ví dụ như một số anh em bị bắt lên xe buýt đưa về chỗ công an ở Mỹ Đình đấy, đồn công an Mỹ Đình thì cũng là công an cả, nhưng ở đó thì anh em người ta không có nhiệm vụ đi bắt bớ, người ta lại rất vui vẻ. Hiện nay cái ranh giới giữa cái đúng và cái sai, cái có thâm ý và cái chỉ theo lệnh như cái máy và nó cũng…. Bởi vì tôi hiểu rằng đại đa số anh em công an Hà Nội đây họ cũng trẻ trung, họ cũng hồn nhiên nhưng vì có một vài cái lệnh mà nếu như họ không làm thì có thể họ sẽ gặp khó khăn này khác. Cho nên họ cứ làm như một cái máy, nhưng khi đã qua cái đó rồi, trở về đồn ngồi, đáng lẽ chỗ đó là chỗ rất nhiều chuyện căng thẳng xảy ra thì nó lại vui vẻ. Tôi cho là thế này, việc mặc áo dài để cho thấy sự lịch sự, thanh lịch của Hà Nội thì rất tốt, nhưng nếu như giả sử lại có một vài kẻ hãnh tiến hành động thô bạo, thậm chí xô đẩy rồi chị em lại ngã ra, áo rách… Tất cả những động tác gì làm tôi đều nghĩ là xuất phát từ cái tốt, nhưng mà hậu quả của nó chúng ta không lường hết được.
Kiến trúc sư Trần Thanh Vân
Nói tóm lại, cho đến lúc này, ý tưởng mặc áo dài đi biểu tình vẫn còn là một lời mời để ngỏ cho những người dự định xuống đường vào ngày chủ nhật 24/7 tới, thế nhưng đối với việc tiếp tục xuống đường thì ai cũng ngầm hiểu chừng nào Trung Quốc còn gây hấn, chính quyền còn chưa có một hành động cương quyết, rõ ràng đối với kẻ xâm lược thì khi đó vẫn còn có người xuống đường để biểu lộ tinh thần yêu nước. Và biết đâu chừng, lòng yêu nước lại giúp họ có thêm nhiều sáng kiến hơn khi phong trào biểu tình bị dồn ép vào một con “đường cụt”, giống như bài tường thuật của GS Nguyễn Huệ Chi tả cảnh biểu tình hôm 17/7?!?
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét