NGƯỜI PHẬT TỬ KHÔNG KHOANH TAY ĐỨNG NGÓ, THAN THÂN TRÁCH PHẬN CHỜ ĐỢI KIẾP SAU
Thông Điệp Phật Đản PL 2555, Đại Lão Hòa Thượng Thích Quảng Độ, Xử Lý Viện Tăng Thống, kiêm Viện Trưởng Viện Hóa Đạo, Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất gửi chư Tôn Đức Tăng, Ni cùng đồng bào Phật Tử trong và ngoài nước lời chúc mừng nhân ngày Phật đản sinh, và bày tỏ tâm nguyện phát huy sự nghiệp hoằng pháp lợi sinh, chuyển vận thời cơ, hoàn mãn Phật sự. Ngài nêu lên 2 ý nghĩa lớn rộng của các Quốc Gia thành viên Liên Hiệp Quốc trên địa cầu này đó là:
“Ý nghĩa quan trọng thứ nhất mà chúng ta nhận thấy, là trong cuộc khủng hoảng tư tưởng và chínhh trị thế giới, biểu hiện qua các nạn độc tài và khủng bố ngày càng phổ biến, Liên Hiệp Quốc nhận ra chiếc phao cứu độ nhân sinh chính là giáo lý từ bi, khoan hòa, an lạc của Phật Giáo”, “Ý nghĩa thứ hai không kém phần quan trọng, đặc biệt cho người có tín ngưỡng ở Việtnam, là năm nay LHQ kỷ niệm 30 năm bản Tuyên Ngôn về Xóa Bỏ Mọi Hình Thức Bất Bao Dung và Kỳ Thị vì Lý Do Tôn Giáo và Tín Ngưỡng. Hơn ai hết trên đất nước này, người Phật Tử Việtnam là nạn nhân trực tiếp của sự mất tự do tôn giáo và nhân quyền qua 36 năm đằng đẵng”.Ngài cũng nhắc tới thông điệp của tổng thứ ký LHQ, Ban Ki-moon, gửi Đại Lễ Phật Đản Liên Hiệp Quốc lần thứ 8 tổ chức tại Tháilan năm nay 2011 về: “Lời dậy của đức Phật chống tam độc, Tham, Sân, Si, có thể làm sống dậy những cuộc hội luận đa phương về nạn đói đang tác hại gần Một Tỷ người trong thế giới sung mãn của chúng ta, về nạn bạo lực hung ác đang giết hại hàng triệu người mỗi năm, và sự gây hại môi trường một cách vô nghĩa mà con người gây ra cho nơi cư trú của chúng ta là hành tinh trái đất. Nhiều tổ chức Phật Giáo đã đem giáo lý của đức Phật vào thực hành. Tôi vô cùng biết ơn các tổ chức Phật Giáo hậu thuẫn những hoạt động của LHQ để hoàn mãn các Mục Tiêu Phát Triển Thiên Niên Kỷ, là kế hoạch của LHQ nhằm khắc phục các thách thức xã hội-kinh tế quan trọng mà thế giới phải đối diện”.
Vì con người thường xuyên chìm đắm trong ‘tam độc’ tham, sân ,si, nên đã tự làm khổ mình, khổ người, và hại đời, hư vật, gây ra không biết bao nhiêu thảm họa đầy máu và nước mắt cho nhân loại. Tham danh, tham lợi, tham quyền, là những mối tham trực tiếp quan hệ tới nhân quần xã hội. Diễn biến thành nạn độc tài, thảm cảnh khủng bố, và mọi hình thức bất bao dung, kỳ thị tôn giáo và tín ngưỡng, cũng như tai họa chiến tranh xâm lấn và huynh đệ tương tàn. Chính vì lòng tham muốn lấn vượt người khác, muốn lợi ta, hại người, muốn cầm đầu tập thể. Nên đã dùng đủ mọi thủ đoạn gian manh độc ác để tranh giành chiếm đoạt. Chiếm được thì phải tìm mọi cách để nắm giữ, rồi thường xuyên bị sống trong nghi ngờ thù hận và bị kẻ khác hận thù óan ghét. Danh, Lợi, Quyền là nguyên nhân biến tính thiện thành tính ác, làm cho con người say mê chìm đắm và tự ban cho mình độc quyền về những thứ mình đã đoạt được và muốn nắm giữ mãi cho hết kiếp mình, rồi truyền lại cho con cháu mình đời đời kiếp kiếp.
Nhưng con người thường quên đi là mình đang sống trong vũ trụ vô thường hằng hóa, mọi thứ rồi sẽ qua mau, như một kiếp người có sống là có chết, sự sống diễn hóa song hành với sự chết. Có được là có mất, có thắng là có bại. Tự mình vui vẻ buông bỏ là không bị mất. Tự mình thắng chính mình là không bị bại. Chính vì vậy mà Đạo Từ Bi Giải Thoát của đức Phật mới là chiếc phao cứu độ nhân sinh ra khỏi biển khổ tham, sân, si, để con người tự tìm lại chính mình, tự tin nơi mình, tin vào người, cùng dìu nhau bước lên Thời Đại Nhân Chủ Nhân Văn Toàn Cầu Hoá. Trong đó Con Người thực sự có quyền Tự Do, Tự Chủ, Sáng Tạo. Mỗi Quốc Gia đều Dân Chủ Hóa để chủ động gia nhập tiến trình toàn cầu. Các tôn giáo chân chính không tranh đoạt và tham gia chính quyền, nhưng các giáo đồ đều phải thực hành nghĩa vụ chính trị công dân. Các tu sĩ có trách nhiệm nâng đỡ, hướng dẫn tâm linh con người để hướng thượng và giúp đỡ tha nhân Tất cả tạo lập một nếp sống Văn Hoá, một đời sống Đạo Đức, trong tình Thương Yêu Dân Tộc và Đồng Lọai, cũng như sống hòa hợp với Lẽ Tự Nhiên, và môi trường Thiên Nhiên.
Trong Thông Điệp Phật Đản, Hòa thượng Thích Quảng Độ viết tiếp: “Lý tưởng tôn giáo của đạo Phật là tiền đề cho lý tưởng công bình xã hội, biểu hiện qua văn hóa, kinh tế, chính trị. Không hề có những yếu tố phi xã hội trong giáo lý đạo Phật, vì thế người Phật tử luôn luôn tôn trọng và đương đầu bảo vệ con người, chống lại những bất công hay bất bình đẳng xã hội vốn là nguyên nhân chà đạp quyền sống của lương dân, ngăn cản hạnh nguyện tu học để tiến thủ, ngăn cản sự thực hành Từ, Bi, Trí, Lực, theo ý nguyện Bồ Tát cứu đời, ngăn cản tiến trình Giác Ngộ là cứu cánh của đạo Phật”. Từ nguyên tắc chỉ đạo cứu khổ ấy, Đạo Phật Việt Nam, lồng trong lịch sử dân tộc, trên hai ngàn năm qua, đã bao lần minh chứng rằng: Hộ Dân, Hộ Quốc. Hộ Pháp hoà quyện trong nhau làm kim chỉ nam cho nếp sống và hành động của người Phật tử Việtnam. Ngôi nhà Việtnam sau một trăm năm bị ngoại xâm chiếm đóng, sáu mươi lăm năm huynh đệ tương tàn, rồi độc tài toàn trị. Đã đến lúc người Phật tử không thể khoanh tay đứng ngó, hay than thân trách phận, chờ đợi kiếp sau, mà phải đứng lên noi gương Ngài A Dục từ bỏ con đường bạo lực, mở lượng từ bi, khai thông trí tuệ, nối tiếp Con Đường Phật 2555 năm trước”.
Về lời kêu gọi của Đại Lão Hoà Thượng Thích Quảng Độ lãnh đạo tối cao của Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất đối với hàng ngũ Phật tử của Ngài, nên được nhân rộng ra thành lời kêu gọi toàn dân Việtnam. Xin hãy noi gương dân chúng Bắc Phi và Trung Đông đứng lên tranh đấu, tiêu diệt các chế độ độc tài bạo trị, để xây dựng thể chế Dân Chủ Tự Do Công Bằng Công Lý cho toàn đân. Có như vậy mới tạo ra một môi trường lý tưởng cho con người tự do chủ động phát huy mọi khả năng sáng tạo, góp sức nâng mức sống tiêu thụ, nâng cao tay nghề sản xuất của toàn dân, thoát khỏi nạn độc tài, nạn khủng bố, và phá hoại sinh thái. Đấy là thánh địa đối với các nhà đầu tư. Tiền vốn và kỹ thuật quốc tế. Tay nghề giỏi và tiêu thụ cao của người dân. Chính quyền dân chủ trọng pháp minh bạch mở rộng đó là những yếu tố làm cho dân, nước giầu, mạnh, an ninh, bền vững. Còn thứ gọi là ‘ổn định’ trong chế độ độc đảng, độc tài, toàn trị kiểu Việtcộng chỉ là thứ ổn định giả tạo. Nhất là Việtnam đang đứng trước âm mưu bành trướng của Trungcộng và thế quyết tâm ngăn bành trướng của Hoakỳ thì sự ổn định đó đúng là “chỉ mành treo chuông” trước cơn giông bão. Có thể nói mà không sợ lầm: Nếu giờ đây, toàn dân Việtnam đứng lên tự cứu mình, thì chắc chắn thế giới sẵn sàng trợ giúp, như họ đã từng giúp dân Bắc Phi và Trung Đông.
LÝ ĐẠI NGUYÊN
Little Saigòn ngày 10/05/2011.
Be the first to like this post.
BS Wulff dạy tại trường Ðại học Y khoa Huế 1961-1967, trong khuôn khổ viện trợ giáo dục của Tây Ðức. Vì một sự tình cờ, tác giả đã chứng kiến biến cố tại Ðài Phát thanh Huế đêm 8/5/1963 làm 8 Phật tử bị chết một cách thê thảm và đã trình bày sự kiện này trước Ủy ban điều tra đàn áp Phật giáo Việt Nam của Liên hiệp quốc vào tháng 9/1963.
http://www.khuongviet.com/kv-archive/PD63/Kyuc_Wulff.htm
http://www.thuvienhoasen.org/qd-tuongniem-14.htm
(7) Xem chú thích 1.
Vietnamesische Lehrjahre (Những năm dạy học tại Việt Nam), nxb Suhrkamp 1968/72/79. Psychiatrie und Klassengesellschaft (Tâm thần học và Xã hội giai cấp), nxb Fischer/ Frankfurt 1972, Eine Reise nach Vietnam (Một chuyến đi Việt Nam), nxb Suhrkamp/Frankfurt 1979, Psychisches Leiden und Politik (Nỗi đau tâm thần và Chính trị), nxb Campus/Frankfurt 1981, Wahnsinnslogik (Lý luận khùng), nxb Psychiatrieverlag/ Bonn 1995/2003, Irrfahrten, Autobiographie eines Psychiaters (Những chuyến đi lạc, hồi ức của một chuyên gia tâm thần), nxb Psychiatrieverlag/ Bonn 2001. Tác phẩm cuối cùng của ông là Vietnamesische Versoehnung (Hoà giải Việt) ghi lại hành trình về thăm lại Việt Nam tháng 5 năm 2008.