RFI Điểm Báo 13 Tháng Bẩy 2011
Posted on 13/07/2011 by Doi Thoai
- Quân đội Pháp thiếu thốn phương tiện trầm trọng
- Nhật Bản sẽ kiểm tra an toàn hạt nhân theo tiêu chuẩn Châu Âu
- Lo ngại gia tăng về khủng hoảng tràn lan trong vùng đồng euro
- Syria : tình hình vẫn phức tạp
- Tin vui cho bệnh nhân Sida
- Trang nhất các báo Pháp ngày 13/7/2011
Thứ tư 13 Tháng Bẩy 2011
Quân đội Pháp thiếu thốn phương tiện trầm trọng
Pháp triển khai quân đội trên nhiều mật trận từ Afghanistan, Côte d’Ivoire đến Libya trong khi kinh tế trong nước đang hết sức khó khăn. Trong bối cảnh đó, cuộc chiến tại Libya đang bị sa lầy và tiêu tốn nhiều tiền của quốc gia. Các báo Pháp hôm nay có nhiều bài viết phân tích vấn đề này, nhưng đáng chú ý nhất là bài chạy tít trên trang nhất của tờ Le Monde : « Pháp không còn đủ phương tiện quân sự để phục vụ cho tham vọng chính trị ».
Tàu Le Mistral, chiến hạm lớn nhất của Pháp, chỉ đứng sau hàng không mẫu hạm Charlesde Gaulle. AFP |
Theo Le Monde, các tướng lĩnh quân đội Pháp cảnh báo đang gặp nhiều khó khăn. Tổng tham mưu trưởng hải quân Pháp, đô đốc Pierre-Francois Forissier, nhận định, quân đội đang hoạt động quá mức bình thường, và không còn đủ khả năng để vừa tác chiến vừa có thể phục hồi tiềm lực quân sự.
Khi không quân Pháp tham chiến tại Libya, công tác đào tạo phi công mới phải dừng lại. Nếu trận chiến kéo dài đến cuối năm 2011, thì phải đến năm 2012, hàng không mẫu hạm Charles de Gaulle mới về được để có thể thay thiết bị. Như vậy, trên tổng thể, hậu phương thiếu phương tiện cho công tác huấn luyện. Khả năng sẳn sàng tác chiến rất thấp, dưới 50% đối với máy bay. Tinh thần thì sa sút.
Từ những năm 1960, quân đội Pháp đối mặt với ba vấn đề : tái cấu trúc, tham gia chiến dịch ở nước ngoài và bị hạn chế tài chính. Thế nhưng, theo tham mưu trưởng quân đội Pháp, đô đốc Edouard Guillaud, chưa bao giờ ba vấn đề này nổi cộm như hiện tại, quân đội đang trong tình trạng yếu ớt và khó khăn. Nhất là những bó buộc tài chính có thể làm nguy hại khả năng tác chiến.
Trong bối cảnh đó, cuộc chiến tại Libya ngốn nhiều tiền của : 1,2 triệu euro mỗi ngày, tức nước Pháp đã chi đến 100 triệu euro cho cuộc chiến này, chỉ sau 3 tháng. Với đà này, mức chi cho các chiến dịch ở nước ngoài đến cuối năm 2011 chắc chắn vượt 1 tỷ euro, trong khi ngân sách được thông qua dành cho năm nay chỉ ở mức 640 triệu.
Cũng giống như các cường quốc Châu Âu khác, Pháp đang đối mặt với thách thức to lớn, đó là sở hữu một quân đội « đúng giá ». Cụ thể là : chuyên nghiệp và thu gọn, hiện đại và hiệu quả, được dân ủng hộ và sẵn sàng tác chiến khi giới lãnh đạo chính trị cần đến. Thế nhưng, ngân sách quốc phòng của các nước Châu Âu không ngừng bị cắt bớt để phục vụ cho mục tiêu xã hội và kinh tế.
Liên quan đến vấn đề này, Le Monde phỏng vấn ông Bastien Irondelle, thuộc Trung tâm Nghiên cứu Quốc tế (CERI-Pháp). Ông này cũng nhấn mạnh khoảng cách giữa tham vọng chính trị và phương tiện hiện hữu của Pháp.
Ông nhắc lại, năm 1996, tổng thống Jacques Chirac đã tiến hành cải tổ quân đội với mục tiêu rất rõ ràng : chuyên nghiệp hóa và hiện đại hóa. Nhiều chương trình đã được đưa ra như trực thăng Tigre, xe tăng Leclerc, máy bay chiến đấu Rafale, hàng không mẫu hạm. Thế nhưng, sau đó khó khăn về ngân sách đã xuất hiện.
Theo sách trắng năm 2008, cần phải chọn mục tiêu khi tiến hành chiến dịch ở nước ngoài. Thế mà, tổng thống Sarkozy lại liên tiếp tham chiến ở Afghanistan, Côte d’Ivoire, rồi đến Libya. Ngân sách thì không đủ, người đóng thuế lo lắng về kết quả của các cuộc chiến, như cuộc chiến tại Libya chẳng hạn.
Để tóm tắt thực trạng thiếu thốn của quân đội Pháp, ta có thể mượn câu nói của chuyên gia này : « Nước Pháp muốn đấu quyền Anh vượt hạng cân ».
Nhật Bản sẽ kiểm tra an toàn hạt nhân theo tiêu chuẩn Châu Âu
Hôm qua, chính phủ Nhật Bản đã chính thức cho biết, tất cả 54 lò phản ứng hạt nhân của nước này sẽ được kiểm tra độ an toàn theo tiêu chuẩn Châu Âu. Thông tin này được phản ánh trên nhật báo Le Monde.
Cơ quan chịu trách nhiệm kiểm tra là Ban an toàn hạt nhân NSC. Thời hạn cụ thể chưa được thông báo, bởi theo người phát ngôn của chính phủ, đây là một cơ quan độc lập, hoạt động hoàn toàn tự do.
Theo Le Monde, chính phủ muốn kiểm tra để cho người dân cảm thấy yên tâm. Từ khi xảy ra thảm họa Fukushima, thủ tướng Naota Kan đã yêu cầu cho ngừng hoạt động ở nhà máy hạt nhân Hamaoka, và yêu cầu xem xét lại toàn bộ chính sách năng lượng của Nhật Bản, đồng thời cũng muốn thông qua đạo luật sử dụng năng lượng tái tạo, một đạo luật mà tờ Asahi cho là « hạn chế lệ thuộc vào hạt nhân và giúp đất nước giảm bớt nguy cơ do thiên tai gây ra ».
Theo thống kê, có đến hơn 2/3 người Nhật muốn từ bỏ điện hạt nhân. Hôm thứ bảy rồi, thủ tướng Kan đã thông báo, công tác tảy rửa ô nhiễm và phá vỡ khu nhà máy Fukushima phải mất nhiều thời gian, có thể là hàng thập kỷ. Thế nhưng, theo Le Monde, tuyên bố này, cũng như việc các công ty và cơ quan của ngành hạt nhân từ lâu che giấu thực trạng tại nhà máy Fukushima và còn cố tình đánh giá thấp thảm họa, đã không khiến người dân thay đổi quyết tâm trên.
Cuối cùng, Le Monde dẫn lại lời của một chuyên gia tái thiết Nhật Bản để dự báo viễn cảnh ngành hạt nhân nước này : « Khi có kết luận của Ban đặc trách nghiên cứu thảm họa Fukushima vào đầu năm 2012, thì rất có thể Nhật Bản sẽ đi đến đồng thuận từ bỏ hạt nhân ».
Lo ngại gia tăng về khủng hoảng tràn lan trong vùng đồng euro
Cuộc khủng hoảng tài chính tại Châu Âu tiếp tục là một trong những chủ đề nóng trên các báo Pháp hôm nay, với nhiều bài phân tích chi tiết. Liberation cũng phản ánh vấn đề này với bài viết «Thêm một báo động khủng hoảng mới ».
« Lây lan », điều mà các nhà lãnh đạo Châu Âu lo ngại nhất hình như đang ngày càng hiện rõ. Ý, một trong những cường quốc sáng lập EU, vừa bị thị trường tài chính tấn công. Nguyên nhân là do nợ công nước này quá cao, đến mức 120% GDP.
Thế nhưng, Liberation cho hay, từ 15 năm nay, nợ công của nước này luôn dao động ở mức từ 100 đến 120% GDP. Thế mà các thị trường tài chính thi nhau bán tất cả những cái gì được xem là trái phiếu nợ công của Ý và Ireland. Hệ quả là đồng euro giảm giá so với đồng đô la, lãi suất trái phiếu tăng lên ở Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha, Ireland và Ý.
Tuy nhiên, một chuyên gia nhận định, không có lí do chính đáng nào để tấn công Ý cả, lần này thị trường đã có vẻ quá khích.
17 bộ trưởng tài chính của khu vực đồng euro tiếp tục có những bất đồng về những biện pháp cứu nguy cho Hy Lạp. Họ thông báo tăng cường phương tiện cho quỹ cứu hộ tài chính cho các nước gặp khó khăn của khu vực đồng tiền chung.
Tờ báo cho rằng, điều đó nhằm xoa dịu cơn hoảng loạn của các thị trường chứng khoán Châu Âu. Thế nhưng, một dấu hiệu khác cho thấy cơn khủng hoảng đang trầm trọng thêm : một hội nghị thượng đỉnh bất thường các nguyên thủ của khu vực được dự kiến vào thứ sáu này tại Bruxelles. Một chuyên gia nhận đinh : «Giới lãnh đạo Châu Âu đã quyết định hành động. Đã đến lúc rồi ».
Trong bài xã luận của mình về vấn đề này, nhật báo Le Monde nhận định, họ đang lo chữa cho bệnh cúm trong khi căn bệnh ung thư đang đe dọa.
Syria : tình hình vẫn phức tạp
Sự kiện hai tòa đại sứ Mỹ và Pháp tại Syria bị tấn công vào hôm thứ hai đã khiến hai cường quốc phương tây này phản ứng dữ dội, và làm tình hình càng trở nên phức tạp hơn. Phân tích sự việc này, La Croix có bài viết « Mỹ và Pháp lớn tiếng phản đối Syria ».
Hoa Kỳ không còn giữ thái độ mập mờ nữa. Ngoại trưởng Mỹ bà Hillary Clinton lần đầu tiên cho rằng chính quyền của ông Assad đã mất « tính hợp pháp ». Bà dứt khoát : « Tổng thống Assad không còn cần thiết nữa ». Bà cũng khẳng định, ông Assad đã sai lầm khi nghĩ rằng Mỹ lo sợ việc ông bị lật đổ. Bà còn đi xa hơn khi nhận định, chính phủ Syria « đã cho phép hoặc khuyến kích vụ tấn công ». Washington còn gọi những kẻ tấn công là « bọn côn đồ ».
Về phần mình, bộ ngoại giao Pháp cho rằng : « Đó là những vi phạm luật pháp quốc tế một cách trắng trợn, vi phạm công ước Vienna năm 1961 về quan hệ ngoại giao ». Thủ tướng Pháp thì gây sức ép lên Hội đồng Bảo an khi cho rằng, sự im lặng của Liên Hiệp Quốc là « không thể chịu được ».
Trong khi đó, đồng minh thân cận của Syria là Iran cũng lên tiếng. Vào tối chủ nhật, trong cuộc gặp với người đồng nhiệm Thổ Nhĩ Kỳ, ngoại trưởng Iran kêu gọi các nhà lãnh đạo Libya nên xem xét « những đòi hỏi hợp pháp của người dân và tránh những hậu quả tiêu cực của các cuộc can thiệp nước ngoài ».
Nga và Trung Quốc thì luôn phản đối, vì thế dự thảo nghị quyết của bốn nước Châu Âu (Anh, Pháp, Đức, Bồ Đào Nha) vẫn chưa được thông qua. Theo La Croix, Nga là đồng minh lâu đời của Syria, nước này cho rằng can thiệp vào Syria sẽ khiến cho tình hình trong khu vực thêm bất ổn. Nga luôn phản đối chính sách can thiệp vào công việc nội bộ của nước khác, và thường lên án các nước tham chiến tại Libya đã vi phạm nghị quyết 1973 của Liên Hiệp Quốc. Còn Trung Quốc, thì do không muốn bị cô lập, nên cũng sẽ theo quan điểm của Nga.
Về phần mình, Pháp cho rằng, nguyên nhân gây bất ổn tại Syria chính là chế độ của ông Assad.
Tin vui cho bệnh nhân Sida
Cuối cùng, Le Monde mang đến một tin vui cho các bệnh nhân sida với bài thông tin « Sida : hy vọng được tiếp cận thuốc mới cho các nước đang phát triển ».
Bệnh nhân ở các quốc gia đang phát triển sẽ có thể tiếp cận được những phương pháp trị liệu mới nhất, đó là hy vọng đến từ việc ký kết một thỏa thuận vào hôm qua, 12/7/2011, tại Luân Đôn, giữa hiệp hội MPP (tập hợp những người giữ bằng sáng chế thuốc) và hãng dược phẩm danh tiếng của Hoa Kỳ Gilead Sciences.
MPP có mục tiêu là tạo điều kiện thuận lợi cho các nước nghèo tiếp cận được với chủng thuốc mới qua việc vận động các hãng dược phẩm và các viện y tế từ bỏ bản quyền sớm hơn quy định để các nhà sản xuất thuốc nhái có thể sản xuất sớm những loại thuốc này. Việc nhiều hãng dược phẩm tham gia sẽ tạo ra sự đa dạng của các chủng loại thuốc có liên quan.
Sự tham gia của Gilead Sciences sẽ tạo ra một bước ngoặc trong việc chữa trị HIV trong những nước đang phát triển bởi nó có thể kéo theo sự tham gia của nhiều hãng dược phẩm khác. Giám đốc MPP hoan hỉ nói : « Hàng triệu bệnh nhân HIV trên thế giới có thể hưởng lợi từ thỏa thuận này ».
Trang nhất các báo Pháp ngày 13/7/2011
Chủ đề nổi trội trên trang nhất các báo Pháp hôm nay là cuộc khủng hoảng khu vực đồng euro và sự tham chiến của Pháp tại Libya.
Với những dòng tít lớn : « Châu Âu trong cơn bão : chìa khóa cho cuộc khủng hoảng đang dai dẳng » trên trang nhất Les Echos, «Giải pháp nguy hiểm » trên L’Humanité , « Ai muốn đồng euro » trên Liberation, và « Chạy đua với thời gian để cứu đồng euro » trên Le Figaro, các tờ báo đều dành bài tiếp tục thông tin về cuộc khủng hoảng nợ công tại Châu Âu với sự « mới vào cuộc » của Ý. Đặc biệt, Liberation có nhận định, giả thuyết về sự sụp đổ của đồng euro không còn là chuyện không thể nữa.
Le Monde và La Croix quan tâm đến nước Pháp với bài viết « Pháp không còn đủ phương tiện cho tham vọng chính trị của mình » và « Cái giá của các cuộc chiến ». Hai tờ báo phân tích những chi phí mà Pháp phải tiêu tốn cho cuộc chiến tại Libya và những khó khăn của quân đội Pháp trong hiện tại.
Khi không quân Pháp tham chiến tại Libya, công tác đào tạo phi công mới phải dừng lại. Nếu trận chiến kéo dài đến cuối năm 2011, thì phải đến năm 2012, hàng không mẫu hạm Charles de Gaulle mới về được để có thể thay thiết bị. Như vậy, trên tổng thể, hậu phương thiếu phương tiện cho công tác huấn luyện. Khả năng sẳn sàng tác chiến rất thấp, dưới 50% đối với máy bay. Tinh thần thì sa sút.
Từ những năm 1960, quân đội Pháp đối mặt với ba vấn đề : tái cấu trúc, tham gia chiến dịch ở nước ngoài và bị hạn chế tài chính. Thế nhưng, theo tham mưu trưởng quân đội Pháp, đô đốc Edouard Guillaud, chưa bao giờ ba vấn đề này nổi cộm như hiện tại, quân đội đang trong tình trạng yếu ớt và khó khăn. Nhất là những bó buộc tài chính có thể làm nguy hại khả năng tác chiến.
Trong bối cảnh đó, cuộc chiến tại Libya ngốn nhiều tiền của : 1,2 triệu euro mỗi ngày, tức nước Pháp đã chi đến 100 triệu euro cho cuộc chiến này, chỉ sau 3 tháng. Với đà này, mức chi cho các chiến dịch ở nước ngoài đến cuối năm 2011 chắc chắn vượt 1 tỷ euro, trong khi ngân sách được thông qua dành cho năm nay chỉ ở mức 640 triệu.
Cũng giống như các cường quốc Châu Âu khác, Pháp đang đối mặt với thách thức to lớn, đó là sở hữu một quân đội « đúng giá ». Cụ thể là : chuyên nghiệp và thu gọn, hiện đại và hiệu quả, được dân ủng hộ và sẵn sàng tác chiến khi giới lãnh đạo chính trị cần đến. Thế nhưng, ngân sách quốc phòng của các nước Châu Âu không ngừng bị cắt bớt để phục vụ cho mục tiêu xã hội và kinh tế.
Liên quan đến vấn đề này, Le Monde phỏng vấn ông Bastien Irondelle, thuộc Trung tâm Nghiên cứu Quốc tế (CERI-Pháp). Ông này cũng nhấn mạnh khoảng cách giữa tham vọng chính trị và phương tiện hiện hữu của Pháp.
Ông nhắc lại, năm 1996, tổng thống Jacques Chirac đã tiến hành cải tổ quân đội với mục tiêu rất rõ ràng : chuyên nghiệp hóa và hiện đại hóa. Nhiều chương trình đã được đưa ra như trực thăng Tigre, xe tăng Leclerc, máy bay chiến đấu Rafale, hàng không mẫu hạm. Thế nhưng, sau đó khó khăn về ngân sách đã xuất hiện.
Theo sách trắng năm 2008, cần phải chọn mục tiêu khi tiến hành chiến dịch ở nước ngoài. Thế mà, tổng thống Sarkozy lại liên tiếp tham chiến ở Afghanistan, Côte d’Ivoire, rồi đến Libya. Ngân sách thì không đủ, người đóng thuế lo lắng về kết quả của các cuộc chiến, như cuộc chiến tại Libya chẳng hạn.
Để tóm tắt thực trạng thiếu thốn của quân đội Pháp, ta có thể mượn câu nói của chuyên gia này : « Nước Pháp muốn đấu quyền Anh vượt hạng cân ».
Nhật Bản sẽ kiểm tra an toàn hạt nhân theo tiêu chuẩn Châu Âu
Hôm qua, chính phủ Nhật Bản đã chính thức cho biết, tất cả 54 lò phản ứng hạt nhân của nước này sẽ được kiểm tra độ an toàn theo tiêu chuẩn Châu Âu. Thông tin này được phản ánh trên nhật báo Le Monde.
Cơ quan chịu trách nhiệm kiểm tra là Ban an toàn hạt nhân NSC. Thời hạn cụ thể chưa được thông báo, bởi theo người phát ngôn của chính phủ, đây là một cơ quan độc lập, hoạt động hoàn toàn tự do.
Theo Le Monde, chính phủ muốn kiểm tra để cho người dân cảm thấy yên tâm. Từ khi xảy ra thảm họa Fukushima, thủ tướng Naota Kan đã yêu cầu cho ngừng hoạt động ở nhà máy hạt nhân Hamaoka, và yêu cầu xem xét lại toàn bộ chính sách năng lượng của Nhật Bản, đồng thời cũng muốn thông qua đạo luật sử dụng năng lượng tái tạo, một đạo luật mà tờ Asahi cho là « hạn chế lệ thuộc vào hạt nhân và giúp đất nước giảm bớt nguy cơ do thiên tai gây ra ».
Theo thống kê, có đến hơn 2/3 người Nhật muốn từ bỏ điện hạt nhân. Hôm thứ bảy rồi, thủ tướng Kan đã thông báo, công tác tảy rửa ô nhiễm và phá vỡ khu nhà máy Fukushima phải mất nhiều thời gian, có thể là hàng thập kỷ. Thế nhưng, theo Le Monde, tuyên bố này, cũng như việc các công ty và cơ quan của ngành hạt nhân từ lâu che giấu thực trạng tại nhà máy Fukushima và còn cố tình đánh giá thấp thảm họa, đã không khiến người dân thay đổi quyết tâm trên.
Cuối cùng, Le Monde dẫn lại lời của một chuyên gia tái thiết Nhật Bản để dự báo viễn cảnh ngành hạt nhân nước này : « Khi có kết luận của Ban đặc trách nghiên cứu thảm họa Fukushima vào đầu năm 2012, thì rất có thể Nhật Bản sẽ đi đến đồng thuận từ bỏ hạt nhân ».
Lo ngại gia tăng về khủng hoảng tràn lan trong vùng đồng euro
Cuộc khủng hoảng tài chính tại Châu Âu tiếp tục là một trong những chủ đề nóng trên các báo Pháp hôm nay, với nhiều bài phân tích chi tiết. Liberation cũng phản ánh vấn đề này với bài viết «Thêm một báo động khủng hoảng mới ».
« Lây lan », điều mà các nhà lãnh đạo Châu Âu lo ngại nhất hình như đang ngày càng hiện rõ. Ý, một trong những cường quốc sáng lập EU, vừa bị thị trường tài chính tấn công. Nguyên nhân là do nợ công nước này quá cao, đến mức 120% GDP.
Thế nhưng, Liberation cho hay, từ 15 năm nay, nợ công của nước này luôn dao động ở mức từ 100 đến 120% GDP. Thế mà các thị trường tài chính thi nhau bán tất cả những cái gì được xem là trái phiếu nợ công của Ý và Ireland. Hệ quả là đồng euro giảm giá so với đồng đô la, lãi suất trái phiếu tăng lên ở Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha, Ireland và Ý.
Tuy nhiên, một chuyên gia nhận định, không có lí do chính đáng nào để tấn công Ý cả, lần này thị trường đã có vẻ quá khích.
17 bộ trưởng tài chính của khu vực đồng euro tiếp tục có những bất đồng về những biện pháp cứu nguy cho Hy Lạp. Họ thông báo tăng cường phương tiện cho quỹ cứu hộ tài chính cho các nước gặp khó khăn của khu vực đồng tiền chung.
Tờ báo cho rằng, điều đó nhằm xoa dịu cơn hoảng loạn của các thị trường chứng khoán Châu Âu. Thế nhưng, một dấu hiệu khác cho thấy cơn khủng hoảng đang trầm trọng thêm : một hội nghị thượng đỉnh bất thường các nguyên thủ của khu vực được dự kiến vào thứ sáu này tại Bruxelles. Một chuyên gia nhận đinh : «Giới lãnh đạo Châu Âu đã quyết định hành động. Đã đến lúc rồi ».
Trong bài xã luận của mình về vấn đề này, nhật báo Le Monde nhận định, họ đang lo chữa cho bệnh cúm trong khi căn bệnh ung thư đang đe dọa.
Syria : tình hình vẫn phức tạp
Sự kiện hai tòa đại sứ Mỹ và Pháp tại Syria bị tấn công vào hôm thứ hai đã khiến hai cường quốc phương tây này phản ứng dữ dội, và làm tình hình càng trở nên phức tạp hơn. Phân tích sự việc này, La Croix có bài viết « Mỹ và Pháp lớn tiếng phản đối Syria ».
Hoa Kỳ không còn giữ thái độ mập mờ nữa. Ngoại trưởng Mỹ bà Hillary Clinton lần đầu tiên cho rằng chính quyền của ông Assad đã mất « tính hợp pháp ». Bà dứt khoát : « Tổng thống Assad không còn cần thiết nữa ». Bà cũng khẳng định, ông Assad đã sai lầm khi nghĩ rằng Mỹ lo sợ việc ông bị lật đổ. Bà còn đi xa hơn khi nhận định, chính phủ Syria « đã cho phép hoặc khuyến kích vụ tấn công ». Washington còn gọi những kẻ tấn công là « bọn côn đồ ».
Về phần mình, bộ ngoại giao Pháp cho rằng : « Đó là những vi phạm luật pháp quốc tế một cách trắng trợn, vi phạm công ước Vienna năm 1961 về quan hệ ngoại giao ». Thủ tướng Pháp thì gây sức ép lên Hội đồng Bảo an khi cho rằng, sự im lặng của Liên Hiệp Quốc là « không thể chịu được ».
Trong khi đó, đồng minh thân cận của Syria là Iran cũng lên tiếng. Vào tối chủ nhật, trong cuộc gặp với người đồng nhiệm Thổ Nhĩ Kỳ, ngoại trưởng Iran kêu gọi các nhà lãnh đạo Libya nên xem xét « những đòi hỏi hợp pháp của người dân và tránh những hậu quả tiêu cực của các cuộc can thiệp nước ngoài ».
Nga và Trung Quốc thì luôn phản đối, vì thế dự thảo nghị quyết của bốn nước Châu Âu (Anh, Pháp, Đức, Bồ Đào Nha) vẫn chưa được thông qua. Theo La Croix, Nga là đồng minh lâu đời của Syria, nước này cho rằng can thiệp vào Syria sẽ khiến cho tình hình trong khu vực thêm bất ổn. Nga luôn phản đối chính sách can thiệp vào công việc nội bộ của nước khác, và thường lên án các nước tham chiến tại Libya đã vi phạm nghị quyết 1973 của Liên Hiệp Quốc. Còn Trung Quốc, thì do không muốn bị cô lập, nên cũng sẽ theo quan điểm của Nga.
Về phần mình, Pháp cho rằng, nguyên nhân gây bất ổn tại Syria chính là chế độ của ông Assad.
Tin vui cho bệnh nhân Sida
Cuối cùng, Le Monde mang đến một tin vui cho các bệnh nhân sida với bài thông tin « Sida : hy vọng được tiếp cận thuốc mới cho các nước đang phát triển ».
Bệnh nhân ở các quốc gia đang phát triển sẽ có thể tiếp cận được những phương pháp trị liệu mới nhất, đó là hy vọng đến từ việc ký kết một thỏa thuận vào hôm qua, 12/7/2011, tại Luân Đôn, giữa hiệp hội MPP (tập hợp những người giữ bằng sáng chế thuốc) và hãng dược phẩm danh tiếng của Hoa Kỳ Gilead Sciences.
MPP có mục tiêu là tạo điều kiện thuận lợi cho các nước nghèo tiếp cận được với chủng thuốc mới qua việc vận động các hãng dược phẩm và các viện y tế từ bỏ bản quyền sớm hơn quy định để các nhà sản xuất thuốc nhái có thể sản xuất sớm những loại thuốc này. Việc nhiều hãng dược phẩm tham gia sẽ tạo ra sự đa dạng của các chủng loại thuốc có liên quan.
Sự tham gia của Gilead Sciences sẽ tạo ra một bước ngoặc trong việc chữa trị HIV trong những nước đang phát triển bởi nó có thể kéo theo sự tham gia của nhiều hãng dược phẩm khác. Giám đốc MPP hoan hỉ nói : « Hàng triệu bệnh nhân HIV trên thế giới có thể hưởng lợi từ thỏa thuận này ».
Trang nhất các báo Pháp ngày 13/7/2011
Chủ đề nổi trội trên trang nhất các báo Pháp hôm nay là cuộc khủng hoảng khu vực đồng euro và sự tham chiến của Pháp tại Libya.
Với những dòng tít lớn : « Châu Âu trong cơn bão : chìa khóa cho cuộc khủng hoảng đang dai dẳng » trên trang nhất Les Echos, «Giải pháp nguy hiểm » trên L’Humanité , « Ai muốn đồng euro » trên Liberation, và « Chạy đua với thời gian để cứu đồng euro » trên Le Figaro, các tờ báo đều dành bài tiếp tục thông tin về cuộc khủng hoảng nợ công tại Châu Âu với sự « mới vào cuộc » của Ý. Đặc biệt, Liberation có nhận định, giả thuyết về sự sụp đổ của đồng euro không còn là chuyện không thể nữa.
Le Monde và La Croix quan tâm đến nước Pháp với bài viết « Pháp không còn đủ phương tiện cho tham vọng chính trị của mình » và « Cái giá của các cuộc chiến ». Hai tờ báo phân tích những chi phí mà Pháp phải tiêu tốn cho cuộc chiến tại Libya và những khó khăn của quân đội Pháp trong hiện tại.
RFI Điểm Báo 13 Tháng Bẩy 2011
- Quân đội Pháp thiếu thốn phương tiện trầm trọng
- Nhật Bản sẽ kiểm tra an toàn hạt nhân theo tiêu chuẩn Châu Âu
- Lo ngại gia tăng về khủng hoảng tràn lan trong vùng đồng euro
- Syria : tình hình vẫn phức tạp
- Tin vui cho bệnh nhân Sida
- Trang nhất các báo Pháp ngày 13/7/2011
Thứ tư 13 Tháng Bẩy 2011
Quân đội Pháp thiếu thốn phương tiện trầm trọng
Pháp triển khai quân đội trên nhiều mật trận từ Afghanistan, Côte d’Ivoire đến Libya trong khi kinh tế trong nước đang hết sức khó khăn. Trong bối cảnh đó, cuộc chiến tại Libya đang bị sa lầy và tiêu tốn nhiều tiền của quốc gia. Các báo Pháp hôm nay có nhiều bài viết phân tích vấn đề này, nhưng đáng chú ý nhất là bài chạy tít trên trang nhất của tờ Le Monde : « Pháp không còn đủ phương tiện quân sự để phục vụ cho tham vọng chính trị ».
Tàu Le Mistral, chiến hạm lớn nhất của Pháp, chỉ đứng sau hàng không mẫu hạm Charlesde Gaulle. AFP |
Theo Le Monde, các tướng lĩnh quân đội Pháp cảnh báo đang gặp nhiều khó khăn. Tổng tham mưu trưởng hải quân Pháp, đô đốc Pierre-Francois Forissier, nhận định, quân đội đang hoạt động quá mức bình thường, và không còn đủ khả năng để vừa tác chiến vừa có thể phục hồi tiềm lực quân sự.
Khi không quân Pháp tham chiến tại Libya, công tác đào tạo phi công mới phải dừng lại. Nếu trận chiến kéo dài đến cuối năm 2011, thì phải đến năm 2012, hàng không mẫu hạm Charles de Gaulle mới về được để có thể thay thiết bị. Như vậy, trên tổng thể, hậu phương thiếu phương tiện cho công tác huấn luyện. Khả năng sẳn sàng tác chiến rất thấp, dưới 50% đối với máy bay. Tinh thần thì sa sút.
Từ những năm 1960, quân đội Pháp đối mặt với ba vấn đề : tái cấu trúc, tham gia chiến dịch ở nước ngoài và bị hạn chế tài chính. Thế nhưng, theo tham mưu trưởng quân đội Pháp, đô đốc Edouard Guillaud, chưa bao giờ ba vấn đề này nổi cộm như hiện tại, quân đội đang trong tình trạng yếu ớt và khó khăn. Nhất là những bó buộc tài chính có thể làm nguy hại khả năng tác chiến.
Trong bối cảnh đó, cuộc chiến tại Libya ngốn nhiều tiền của : 1,2 triệu euro mỗi ngày, tức nước Pháp đã chi đến 100 triệu euro cho cuộc chiến này, chỉ sau 3 tháng. Với đà này, mức chi cho các chiến dịch ở nước ngoài đến cuối năm 2011 chắc chắn vượt 1 tỷ euro, trong khi ngân sách được thông qua dành cho năm nay chỉ ở mức 640 triệu.
Cũng giống như các cường quốc Châu Âu khác, Pháp đang đối mặt với thách thức to lớn, đó là sở hữu một quân đội « đúng giá ». Cụ thể là : chuyên nghiệp và thu gọn, hiện đại và hiệu quả, được dân ủng hộ và sẵn sàng tác chiến khi giới lãnh đạo chính trị cần đến. Thế nhưng, ngân sách quốc phòng của các nước Châu Âu không ngừng bị cắt bớt để phục vụ cho mục tiêu xã hội và kinh tế.
Liên quan đến vấn đề này, Le Monde phỏng vấn ông Bastien Irondelle, thuộc Trung tâm Nghiên cứu Quốc tế (CERI-Pháp). Ông này cũng nhấn mạnh khoảng cách giữa tham vọng chính trị và phương tiện hiện hữu của Pháp.
Ông nhắc lại, năm 1996, tổng thống Jacques Chirac đã tiến hành cải tổ quân đội với mục tiêu rất rõ ràng : chuyên nghiệp hóa và hiện đại hóa. Nhiều chương trình đã được đưa ra như trực thăng Tigre, xe tăng Leclerc, máy bay chiến đấu Rafale, hàng không mẫu hạm. Thế nhưng, sau đó khó khăn về ngân sách đã xuất hiện.
Theo sách trắng năm 2008, cần phải chọn mục tiêu khi tiến hành chiến dịch ở nước ngoài. Thế mà, tổng thống Sarkozy lại liên tiếp tham chiến ở Afghanistan, Côte d’Ivoire, rồi đến Libya. Ngân sách thì không đủ, người đóng thuế lo lắng về kết quả của các cuộc chiến, như cuộc chiến tại Libya chẳng hạn.
Để tóm tắt thực trạng thiếu thốn của quân đội Pháp, ta có thể mượn câu nói của chuyên gia này : « Nước Pháp muốn đấu quyền Anh vượt hạng cân ».
Nhật Bản sẽ kiểm tra an toàn hạt nhân theo tiêu chuẩn Châu Âu
Hôm qua, chính phủ Nhật Bản đã chính thức cho biết, tất cả 54 lò phản ứng hạt nhân của nước này sẽ được kiểm tra độ an toàn theo tiêu chuẩn Châu Âu. Thông tin này được phản ánh trên nhật báo Le Monde.
Cơ quan chịu trách nhiệm kiểm tra là Ban an toàn hạt nhân NSC. Thời hạn cụ thể chưa được thông báo, bởi theo người phát ngôn của chính phủ, đây là một cơ quan độc lập, hoạt động hoàn toàn tự do.
Theo Le Monde, chính phủ muốn kiểm tra để cho người dân cảm thấy yên tâm. Từ khi xảy ra thảm họa Fukushima, thủ tướng Naota Kan đã yêu cầu cho ngừng hoạt động ở nhà máy hạt nhân Hamaoka, và yêu cầu xem xét lại toàn bộ chính sách năng lượng của Nhật Bản, đồng thời cũng muốn thông qua đạo luật sử dụng năng lượng tái tạo, một đạo luật mà tờ Asahi cho là « hạn chế lệ thuộc vào hạt nhân và giúp đất nước giảm bớt nguy cơ do thiên tai gây ra ».
Theo thống kê, có đến hơn 2/3 người Nhật muốn từ bỏ điện hạt nhân. Hôm thứ bảy rồi, thủ tướng Kan đã thông báo, công tác tảy rửa ô nhiễm và phá vỡ khu nhà máy Fukushima phải mất nhiều thời gian, có thể là hàng thập kỷ. Thế nhưng, theo Le Monde, tuyên bố này, cũng như việc các công ty và cơ quan của ngành hạt nhân từ lâu che giấu thực trạng tại nhà máy Fukushima và còn cố tình đánh giá thấp thảm họa, đã không khiến người dân thay đổi quyết tâm trên.
Cuối cùng, Le Monde dẫn lại lời của một chuyên gia tái thiết Nhật Bản để dự báo viễn cảnh ngành hạt nhân nước này : « Khi có kết luận của Ban đặc trách nghiên cứu thảm họa Fukushima vào đầu năm 2012, thì rất có thể Nhật Bản sẽ đi đến đồng thuận từ bỏ hạt nhân ».
Lo ngại gia tăng về khủng hoảng tràn lan trong vùng đồng euro
Cuộc khủng hoảng tài chính tại Châu Âu tiếp tục là một trong những chủ đề nóng trên các báo Pháp hôm nay, với nhiều bài phân tích chi tiết. Liberation cũng phản ánh vấn đề này với bài viết «Thêm một báo động khủng hoảng mới ».
« Lây lan », điều mà các nhà lãnh đạo Châu Âu lo ngại nhất hình như đang ngày càng hiện rõ. Ý, một trong những cường quốc sáng lập EU, vừa bị thị trường tài chính tấn công. Nguyên nhân là do nợ công nước này quá cao, đến mức 120% GDP.
Thế nhưng, Liberation cho hay, từ 15 năm nay, nợ công của nước này luôn dao động ở mức từ 100 đến 120% GDP. Thế mà các thị trường tài chính thi nhau bán tất cả những cái gì được xem là trái phiếu nợ công của Ý và Ireland. Hệ quả là đồng euro giảm giá so với đồng đô la, lãi suất trái phiếu tăng lên ở Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha, Ireland và Ý.
Tuy nhiên, một chuyên gia nhận định, không có lí do chính đáng nào để tấn công Ý cả, lần này thị trường đã có vẻ quá khích.
17 bộ trưởng tài chính của khu vực đồng euro tiếp tục có những bất đồng về những biện pháp cứu nguy cho Hy Lạp. Họ thông báo tăng cường phương tiện cho quỹ cứu hộ tài chính cho các nước gặp khó khăn của khu vực đồng tiền chung.
Tờ báo cho rằng, điều đó nhằm xoa dịu cơn hoảng loạn của các thị trường chứng khoán Châu Âu. Thế nhưng, một dấu hiệu khác cho thấy cơn khủng hoảng đang trầm trọng thêm : một hội nghị thượng đỉnh bất thường các nguyên thủ của khu vực được dự kiến vào thứ sáu này tại Bruxelles. Một chuyên gia nhận đinh : «Giới lãnh đạo Châu Âu đã quyết định hành động. Đã đến lúc rồi ».
Trong bài xã luận của mình về vấn đề này, nhật báo Le Monde nhận định, họ đang lo chữa cho bệnh cúm trong khi căn bệnh ung thư đang đe dọa.
Syria : tình hình vẫn phức tạp
Sự kiện hai tòa đại sứ Mỹ và Pháp tại Syria bị tấn công vào hôm thứ hai đã khiến hai cường quốc phương tây này phản ứng dữ dội, và làm tình hình càng trở nên phức tạp hơn. Phân tích sự việc này, La Croix có bài viết « Mỹ và Pháp lớn tiếng phản đối Syria ».
Hoa Kỳ không còn giữ thái độ mập mờ nữa. Ngoại trưởng Mỹ bà Hillary Clinton lần đầu tiên cho rằng chính quyền của ông Assad đã mất « tính hợp pháp ». Bà dứt khoát : « Tổng thống Assad không còn cần thiết nữa ». Bà cũng khẳng định, ông Assad đã sai lầm khi nghĩ rằng Mỹ lo sợ việc ông bị lật đổ. Bà còn đi xa hơn khi nhận định, chính phủ Syria « đã cho phép hoặc khuyến kích vụ tấn công ». Washington còn gọi những kẻ tấn công là « bọn côn đồ ».
Về phần mình, bộ ngoại giao Pháp cho rằng : « Đó là những vi phạm luật pháp quốc tế một cách trắng trợn, vi phạm công ước Vienna năm 1961 về quan hệ ngoại giao ». Thủ tướng Pháp thì gây sức ép lên Hội đồng Bảo an khi cho rằng, sự im lặng của Liên Hiệp Quốc là « không thể chịu được ».
Trong khi đó, đồng minh thân cận của Syria là Iran cũng lên tiếng. Vào tối chủ nhật, trong cuộc gặp với người đồng nhiệm Thổ Nhĩ Kỳ, ngoại trưởng Iran kêu gọi các nhà lãnh đạo Libya nên xem xét « những đòi hỏi hợp pháp của người dân và tránh những hậu quả tiêu cực của các cuộc can thiệp nước ngoài ».
Nga và Trung Quốc thì luôn phản đối, vì thế dự thảo nghị quyết của bốn nước Châu Âu (Anh, Pháp, Đức, Bồ Đào Nha) vẫn chưa được thông qua. Theo La Croix, Nga là đồng minh lâu đời của Syria, nước này cho rằng can thiệp vào Syria sẽ khiến cho tình hình trong khu vực thêm bất ổn. Nga luôn phản đối chính sách can thiệp vào công việc nội bộ của nước khác, và thường lên án các nước tham chiến tại Libya đã vi phạm nghị quyết 1973 của Liên Hiệp Quốc. Còn Trung Quốc, thì do không muốn bị cô lập, nên cũng sẽ theo quan điểm của Nga.
Về phần mình, Pháp cho rằng, nguyên nhân gây bất ổn tại Syria chính là chế độ của ông Assad.
Tin vui cho bệnh nhân Sida
Cuối cùng, Le Monde mang đến một tin vui cho các bệnh nhân sida với bài thông tin « Sida : hy vọng được tiếp cận thuốc mới cho các nước đang phát triển ».
Bệnh nhân ở các quốc gia đang phát triển sẽ có thể tiếp cận được những phương pháp trị liệu mới nhất, đó là hy vọng đến từ việc ký kết một thỏa thuận vào hôm qua, 12/7/2011, tại Luân Đôn, giữa hiệp hội MPP (tập hợp những người giữ bằng sáng chế thuốc) và hãng dược phẩm danh tiếng của Hoa Kỳ Gilead Sciences.
MPP có mục tiêu là tạo điều kiện thuận lợi cho các nước nghèo tiếp cận được với chủng thuốc mới qua việc vận động các hãng dược phẩm và các viện y tế từ bỏ bản quyền sớm hơn quy định để các nhà sản xuất thuốc nhái có thể sản xuất sớm những loại thuốc này. Việc nhiều hãng dược phẩm tham gia sẽ tạo ra sự đa dạng của các chủng loại thuốc có liên quan.
Sự tham gia của Gilead Sciences sẽ tạo ra một bước ngoặc trong việc chữa trị HIV trong những nước đang phát triển bởi nó có thể kéo theo sự tham gia của nhiều hãng dược phẩm khác. Giám đốc MPP hoan hỉ nói : « Hàng triệu bệnh nhân HIV trên thế giới có thể hưởng lợi từ thỏa thuận này ».
Trang nhất các báo Pháp ngày 13/7/2011
Chủ đề nổi trội trên trang nhất các báo Pháp hôm nay là cuộc khủng hoảng khu vực đồng euro và sự tham chiến của Pháp tại Libya.
Với những dòng tít lớn : « Châu Âu trong cơn bão : chìa khóa cho cuộc khủng hoảng đang dai dẳng » trên trang nhất Les Echos, «Giải pháp nguy hiểm » trên L’Humanité , « Ai muốn đồng euro » trên Liberation, và « Chạy đua với thời gian để cứu đồng euro » trên Le Figaro, các tờ báo đều dành bài tiếp tục thông tin về cuộc khủng hoảng nợ công tại Châu Âu với sự « mới vào cuộc » của Ý. Đặc biệt, Liberation có nhận định, giả thuyết về sự sụp đổ của đồng euro không còn là chuyện không thể nữa.
Le Monde và La Croix quan tâm đến nước Pháp với bài viết « Pháp không còn đủ phương tiện cho tham vọng chính trị của mình » và « Cái giá của các cuộc chiến ». Hai tờ báo phân tích những chi phí mà Pháp phải tiêu tốn cho cuộc chiến tại Libya và những khó khăn của quân đội Pháp trong hiện tại.
Khi không quân Pháp tham chiến tại Libya, công tác đào tạo phi công mới phải dừng lại. Nếu trận chiến kéo dài đến cuối năm 2011, thì phải đến năm 2012, hàng không mẫu hạm Charles de Gaulle mới về được để có thể thay thiết bị. Như vậy, trên tổng thể, hậu phương thiếu phương tiện cho công tác huấn luyện. Khả năng sẳn sàng tác chiến rất thấp, dưới 50% đối với máy bay. Tinh thần thì sa sút.
Từ những năm 1960, quân đội Pháp đối mặt với ba vấn đề : tái cấu trúc, tham gia chiến dịch ở nước ngoài và bị hạn chế tài chính. Thế nhưng, theo tham mưu trưởng quân đội Pháp, đô đốc Edouard Guillaud, chưa bao giờ ba vấn đề này nổi cộm như hiện tại, quân đội đang trong tình trạng yếu ớt và khó khăn. Nhất là những bó buộc tài chính có thể làm nguy hại khả năng tác chiến.
Trong bối cảnh đó, cuộc chiến tại Libya ngốn nhiều tiền của : 1,2 triệu euro mỗi ngày, tức nước Pháp đã chi đến 100 triệu euro cho cuộc chiến này, chỉ sau 3 tháng. Với đà này, mức chi cho các chiến dịch ở nước ngoài đến cuối năm 2011 chắc chắn vượt 1 tỷ euro, trong khi ngân sách được thông qua dành cho năm nay chỉ ở mức 640 triệu.
Cũng giống như các cường quốc Châu Âu khác, Pháp đang đối mặt với thách thức to lớn, đó là sở hữu một quân đội « đúng giá ». Cụ thể là : chuyên nghiệp và thu gọn, hiện đại và hiệu quả, được dân ủng hộ và sẵn sàng tác chiến khi giới lãnh đạo chính trị cần đến. Thế nhưng, ngân sách quốc phòng của các nước Châu Âu không ngừng bị cắt bớt để phục vụ cho mục tiêu xã hội và kinh tế.
Liên quan đến vấn đề này, Le Monde phỏng vấn ông Bastien Irondelle, thuộc Trung tâm Nghiên cứu Quốc tế (CERI-Pháp). Ông này cũng nhấn mạnh khoảng cách giữa tham vọng chính trị và phương tiện hiện hữu của Pháp.
Ông nhắc lại, năm 1996, tổng thống Jacques Chirac đã tiến hành cải tổ quân đội với mục tiêu rất rõ ràng : chuyên nghiệp hóa và hiện đại hóa. Nhiều chương trình đã được đưa ra như trực thăng Tigre, xe tăng Leclerc, máy bay chiến đấu Rafale, hàng không mẫu hạm. Thế nhưng, sau đó khó khăn về ngân sách đã xuất hiện.
Theo sách trắng năm 2008, cần phải chọn mục tiêu khi tiến hành chiến dịch ở nước ngoài. Thế mà, tổng thống Sarkozy lại liên tiếp tham chiến ở Afghanistan, Côte d’Ivoire, rồi đến Libya. Ngân sách thì không đủ, người đóng thuế lo lắng về kết quả của các cuộc chiến, như cuộc chiến tại Libya chẳng hạn.
Để tóm tắt thực trạng thiếu thốn của quân đội Pháp, ta có thể mượn câu nói của chuyên gia này : « Nước Pháp muốn đấu quyền Anh vượt hạng cân ».
Nhật Bản sẽ kiểm tra an toàn hạt nhân theo tiêu chuẩn Châu Âu
Hôm qua, chính phủ Nhật Bản đã chính thức cho biết, tất cả 54 lò phản ứng hạt nhân của nước này sẽ được kiểm tra độ an toàn theo tiêu chuẩn Châu Âu. Thông tin này được phản ánh trên nhật báo Le Monde.
Cơ quan chịu trách nhiệm kiểm tra là Ban an toàn hạt nhân NSC. Thời hạn cụ thể chưa được thông báo, bởi theo người phát ngôn của chính phủ, đây là một cơ quan độc lập, hoạt động hoàn toàn tự do.
Theo Le Monde, chính phủ muốn kiểm tra để cho người dân cảm thấy yên tâm. Từ khi xảy ra thảm họa Fukushima, thủ tướng Naota Kan đã yêu cầu cho ngừng hoạt động ở nhà máy hạt nhân Hamaoka, và yêu cầu xem xét lại toàn bộ chính sách năng lượng của Nhật Bản, đồng thời cũng muốn thông qua đạo luật sử dụng năng lượng tái tạo, một đạo luật mà tờ Asahi cho là « hạn chế lệ thuộc vào hạt nhân và giúp đất nước giảm bớt nguy cơ do thiên tai gây ra ».
Theo thống kê, có đến hơn 2/3 người Nhật muốn từ bỏ điện hạt nhân. Hôm thứ bảy rồi, thủ tướng Kan đã thông báo, công tác tảy rửa ô nhiễm và phá vỡ khu nhà máy Fukushima phải mất nhiều thời gian, có thể là hàng thập kỷ. Thế nhưng, theo Le Monde, tuyên bố này, cũng như việc các công ty và cơ quan của ngành hạt nhân từ lâu che giấu thực trạng tại nhà máy Fukushima và còn cố tình đánh giá thấp thảm họa, đã không khiến người dân thay đổi quyết tâm trên.
Cuối cùng, Le Monde dẫn lại lời của một chuyên gia tái thiết Nhật Bản để dự báo viễn cảnh ngành hạt nhân nước này : « Khi có kết luận của Ban đặc trách nghiên cứu thảm họa Fukushima vào đầu năm 2012, thì rất có thể Nhật Bản sẽ đi đến đồng thuận từ bỏ hạt nhân ».
Lo ngại gia tăng về khủng hoảng tràn lan trong vùng đồng euro
Cuộc khủng hoảng tài chính tại Châu Âu tiếp tục là một trong những chủ đề nóng trên các báo Pháp hôm nay, với nhiều bài phân tích chi tiết. Liberation cũng phản ánh vấn đề này với bài viết «Thêm một báo động khủng hoảng mới ».
« Lây lan », điều mà các nhà lãnh đạo Châu Âu lo ngại nhất hình như đang ngày càng hiện rõ. Ý, một trong những cường quốc sáng lập EU, vừa bị thị trường tài chính tấn công. Nguyên nhân là do nợ công nước này quá cao, đến mức 120% GDP.
Thế nhưng, Liberation cho hay, từ 15 năm nay, nợ công của nước này luôn dao động ở mức từ 100 đến 120% GDP. Thế mà các thị trường tài chính thi nhau bán tất cả những cái gì được xem là trái phiếu nợ công của Ý và Ireland. Hệ quả là đồng euro giảm giá so với đồng đô la, lãi suất trái phiếu tăng lên ở Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha, Ireland và Ý.
Tuy nhiên, một chuyên gia nhận định, không có lí do chính đáng nào để tấn công Ý cả, lần này thị trường đã có vẻ quá khích.
17 bộ trưởng tài chính của khu vực đồng euro tiếp tục có những bất đồng về những biện pháp cứu nguy cho Hy Lạp. Họ thông báo tăng cường phương tiện cho quỹ cứu hộ tài chính cho các nước gặp khó khăn của khu vực đồng tiền chung.
Tờ báo cho rằng, điều đó nhằm xoa dịu cơn hoảng loạn của các thị trường chứng khoán Châu Âu. Thế nhưng, một dấu hiệu khác cho thấy cơn khủng hoảng đang trầm trọng thêm : một hội nghị thượng đỉnh bất thường các nguyên thủ của khu vực được dự kiến vào thứ sáu này tại Bruxelles. Một chuyên gia nhận đinh : «Giới lãnh đạo Châu Âu đã quyết định hành động. Đã đến lúc rồi ».
Trong bài xã luận của mình về vấn đề này, nhật báo Le Monde nhận định, họ đang lo chữa cho bệnh cúm trong khi căn bệnh ung thư đang đe dọa.
Syria : tình hình vẫn phức tạp
Sự kiện hai tòa đại sứ Mỹ và Pháp tại Syria bị tấn công vào hôm thứ hai đã khiến hai cường quốc phương tây này phản ứng dữ dội, và làm tình hình càng trở nên phức tạp hơn. Phân tích sự việc này, La Croix có bài viết « Mỹ và Pháp lớn tiếng phản đối Syria ».
Hoa Kỳ không còn giữ thái độ mập mờ nữa. Ngoại trưởng Mỹ bà Hillary Clinton lần đầu tiên cho rằng chính quyền của ông Assad đã mất « tính hợp pháp ». Bà dứt khoát : « Tổng thống Assad không còn cần thiết nữa ». Bà cũng khẳng định, ông Assad đã sai lầm khi nghĩ rằng Mỹ lo sợ việc ông bị lật đổ. Bà còn đi xa hơn khi nhận định, chính phủ Syria « đã cho phép hoặc khuyến kích vụ tấn công ». Washington còn gọi những kẻ tấn công là « bọn côn đồ ».
Về phần mình, bộ ngoại giao Pháp cho rằng : « Đó là những vi phạm luật pháp quốc tế một cách trắng trợn, vi phạm công ước Vienna năm 1961 về quan hệ ngoại giao ». Thủ tướng Pháp thì gây sức ép lên Hội đồng Bảo an khi cho rằng, sự im lặng của Liên Hiệp Quốc là « không thể chịu được ».
Trong khi đó, đồng minh thân cận của Syria là Iran cũng lên tiếng. Vào tối chủ nhật, trong cuộc gặp với người đồng nhiệm Thổ Nhĩ Kỳ, ngoại trưởng Iran kêu gọi các nhà lãnh đạo Libya nên xem xét « những đòi hỏi hợp pháp của người dân và tránh những hậu quả tiêu cực của các cuộc can thiệp nước ngoài ».
Nga và Trung Quốc thì luôn phản đối, vì thế dự thảo nghị quyết của bốn nước Châu Âu (Anh, Pháp, Đức, Bồ Đào Nha) vẫn chưa được thông qua. Theo La Croix, Nga là đồng minh lâu đời của Syria, nước này cho rằng can thiệp vào Syria sẽ khiến cho tình hình trong khu vực thêm bất ổn. Nga luôn phản đối chính sách can thiệp vào công việc nội bộ của nước khác, và thường lên án các nước tham chiến tại Libya đã vi phạm nghị quyết 1973 của Liên Hiệp Quốc. Còn Trung Quốc, thì do không muốn bị cô lập, nên cũng sẽ theo quan điểm của Nga.
Về phần mình, Pháp cho rằng, nguyên nhân gây bất ổn tại Syria chính là chế độ của ông Assad.
Tin vui cho bệnh nhân Sida
Cuối cùng, Le Monde mang đến một tin vui cho các bệnh nhân sida với bài thông tin « Sida : hy vọng được tiếp cận thuốc mới cho các nước đang phát triển ».
Bệnh nhân ở các quốc gia đang phát triển sẽ có thể tiếp cận được những phương pháp trị liệu mới nhất, đó là hy vọng đến từ việc ký kết một thỏa thuận vào hôm qua, 12/7/2011, tại Luân Đôn, giữa hiệp hội MPP (tập hợp những người giữ bằng sáng chế thuốc) và hãng dược phẩm danh tiếng của Hoa Kỳ Gilead Sciences.
MPP có mục tiêu là tạo điều kiện thuận lợi cho các nước nghèo tiếp cận được với chủng thuốc mới qua việc vận động các hãng dược phẩm và các viện y tế từ bỏ bản quyền sớm hơn quy định để các nhà sản xuất thuốc nhái có thể sản xuất sớm những loại thuốc này. Việc nhiều hãng dược phẩm tham gia sẽ tạo ra sự đa dạng của các chủng loại thuốc có liên quan.
Sự tham gia của Gilead Sciences sẽ tạo ra một bước ngoặc trong việc chữa trị HIV trong những nước đang phát triển bởi nó có thể kéo theo sự tham gia của nhiều hãng dược phẩm khác. Giám đốc MPP hoan hỉ nói : « Hàng triệu bệnh nhân HIV trên thế giới có thể hưởng lợi từ thỏa thuận này ».
Trang nhất các báo Pháp ngày 13/7/2011
Chủ đề nổi trội trên trang nhất các báo Pháp hôm nay là cuộc khủng hoảng khu vực đồng euro và sự tham chiến của Pháp tại Libya.
Với những dòng tít lớn : « Châu Âu trong cơn bão : chìa khóa cho cuộc khủng hoảng đang dai dẳng » trên trang nhất Les Echos, «Giải pháp nguy hiểm » trên L’Humanité , « Ai muốn đồng euro » trên Liberation, và « Chạy đua với thời gian để cứu đồng euro » trên Le Figaro, các tờ báo đều dành bài tiếp tục thông tin về cuộc khủng hoảng nợ công tại Châu Âu với sự « mới vào cuộc » của Ý. Đặc biệt, Liberation có nhận định, giả thuyết về sự sụp đổ của đồng euro không còn là chuyện không thể nữa.
Le Monde và La Croix quan tâm đến nước Pháp với bài viết « Pháp không còn đủ phương tiện cho tham vọng chính trị của mình » và « Cái giá của các cuộc chiến ». Hai tờ báo phân tích những chi phí mà Pháp phải tiêu tốn cho cuộc chiến tại Libya và những khó khăn của quân đội Pháp trong hiện tại.
Filed under: RFI Điểm Báo, Tin Tức
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét