20.7.11

TỪ HÀO KHÍ CÁCH MẠNG HOA LÀI ĐẾN ÁP LỰC TỰ DIỄN BIẾN HOÀ BÌNH


TỪ HÀO KHÍ CÁCH MẠNG HOA LÀI ĐẾN ÁP LỰC TỰ DIỄN BIẾN HOÀ BÌNH

Nhân loại vừa chứng kiến thảm họa động đất Thế Kỷ, 9 độ Richter và cơn Sóng Thần khổng lồ tàn phá nước Nhật vào ngày 11/03/2011, khiến hàng vạn người tử vong, hàng trăm ngàn nhà cửa, xe cộ, tàu thuyền, đường xá tan tành, hàng triệu nạn nhân thiếu thốn đủ thứ.
Nhất là các lò của nhà máy điện nguyên tử Fukushima phát nổ. Tai nạn hạt nhân tại Nhật đang bị nâng cấp nguy hiểm lên mức 6/7. Cấp 7 là cấp cuối cùng, chỉ có vụ nổ Tchernobyl ở Liênxô trước kia bị xếp vào cấp đó. Dù thảm họa khủng khiếp, mất mát, đói khát, khổ đau là thế, nhưng cả thế giới đều phải khâm phục tinh thần tự trọng, nhẫn nhục và nghiêm ngặt tôn trọng kỷ luật trật tự nơi Cộng Đồng Dân Tộc Nhật Bản của dân chúng. Không hề có vụ hỗn loạn, giành dật, bạo hành nào xẩy ra. Không hề có tình trạng đầu cơ tích trữ. Các siêu thị đều giảm giá. Các chủ nhà máy bán nước tự động, phát không cho mọi người uống. Tất cả đều đoàn kết chia sẻ để cùng tồn tại. Theo giáo sư John Nelson, đại học San Francisco thì: “Người Nhật theo Thầnđạo và Phậtgiáo, họ đã sử dụng tôn giáo để đối mặt với các tình huống khác nhau trong cuộc sống. Khi gặp sự việc tích cực thì người Nhật tìm đến các nghi thức của Thầnđạo, nhưng khi gặp tai họa hay thảm kịch thì họ hướng về Phậtgiáo”.
Với tinh thần, phong thái, cung cách ứng xử trầm tĩnh, san sẻ với nhau, và tôn trọng kỷ luật của người Nhật, nước Nhật sẽ vượt qua những khó khăn nhất thời, kể cả những đe dọa về vấn đề ‘An Toàn Hạt Nhân’ do vụ nổ tại nhà máy điện nguyên tử Fukushima Daiichi đang hoành hành. Nhưng đối với các nước như Indonesia, Malaysia, Tháilan, Việtnam đang dự định xây các nhà máy điện hạt nhân, hay các nước đã có nhà máy điện hạt nhân trên khắp thế giới đểu tỏ dấu thận trọng, nghi ngại, duyệt xét lại những kế hoạch phòng ngừa rủi ro. Cho dù có nghi ngại về nguy hiểm và phải thận trọng cách mấy thì vì nhu cầu năng lượng giá rẻ, cung cấp cho nền kỹ nghệ phát triển, Thếgiới vẫn không thể quay lưng lại với các nhà máy điện nguyên tử được nữa. Phải đi tới. Phải đi tới, như Phong Trào Cách Mạng Hoa Lài – Chống Độc Tài Tham Nhũng – Đòi Tự Do Dân Chủ phải đi tới. Dù hiện nay đang bị khựng lại ở Libya, Bahrain, Yemen…
Cuộc Cách Mạng Hoa Hài, khởi phát từ ngọn lửa uất hận Bouazizi ở Tunisia. Được giới trẻ kéo Dân xuống đường, đấu tranh bất bạo động, chống chế độ độc tài, tham nhũng, gia đình trị, Ben Ali, 23 năm cầm quyền, chỉ sau 10 ngày Ben Ali đã phải trốn chạy khỏi nước. Lan sang Aicập chỉ trong vòng 18 ngày, chế độ độc tài, cảnh sát trị Mubarak, cầm quyền 30 năm, bằng luật khẩn cấp bạo trị, đã phải trao quyền lại cho quân đội, lập ra một Chính Phủ Chuyển Tiếp, để thực hiện nền Dân Chủ Tự Do Công Lý, mà với chủ trương là những người cầm đầu chính phủ chuyển tiếp này, sẽ không được ra tranh cử trong cuộc Tổng Tuyển Cử chính thức sắp tới, nhằm giữ cho cuộc bầu cử được tự do công bằng.
Nhưng cuộc Cách Mạng Hoa Lài đang bị nhà độc tài ngoan cố Moammar Gadhafi dùng quân đội đánh thuê bắn giết dân chúng, đẩy dân chúng từ thế đấu tranh bất bạo động, sang chiến tranh bạo động, cầm súng đánh trả quân đội Gadhafi. Libya thực sự lâm vào cảnh nội chiến. Quốc tế bị đặt vào thế ‘tiến, thoái, lưỡng nan’. Tuy vậy, Quốc tế đã lỡ nhất loạt đặt Gadhafi vào thế không đường rút lui, khi Liên Đoàn Ảrập loại Libya ra khỏi tổ chức. Ngày 27/02/11, Hội Đồng Bảo An Liên Hiệp Quốc, trong đó gồm cả Nga lẫn Tầu đã đề nghị trao Moammar Gadhafi cho Toà Án Tội Phạm Quốc Tế. Nay Gadhhafi chỉ còn con đường tàn sát dân Libya để cầm quyền và hy vọng trong lúc quốc tế còn đang thủ thế với nhau, chưa tìm ra giải pháp đồng thuận, Gadhafi khai thác những mâu thuẫn giữa các nước lớn để tồn tại. Nhưng dù gì thì Gadhafi cũng chỉ là chế độ độc tài cá nhân, thời gian dứt khoát không đứng về phía ông ta.
Ngược với Tunisia, Aicập, phong trào Cách Mạng Hoa Lài đã đánh đổ được các chính quyền độc tài bạo trị ở đó, nhưng khi cuộc biểu tình của dân chúng nổ ra ở Jordan thì nhà vua Abdullah lập tức giải tán Nội Các, lập Nội Các mới, cải cách chính trị, gia tăng quyền tự do cho dân chúng. Có nghĩa là áp dụng đường lối “Tự Diễn Biến Hoà Bình. Người dân Yemen cũng xuống đường đòi tổng thống Ali Abdullah Saleh phải từ chức, nhưng ông này là đồng minh của Mỹ chống al-Qaeda tại đây, mà Yemen lại là quê hương của trùm khủng bố quốc tế Osama-bin-Laden, nên ông Saleh đã cố thủ, chỉ hứa lần tới không ra tranh cử nữa. Tại tiểu vương quốc Bahrain do nhà vua Hamad bin lssa al-Khalifa người Sunni cai trị, mà dân chúng đa số là người Shia. Liên Minh Shia đối lập xuống đường biểu tình đòi thành lập chế độ Quân Chủ Lập Hiến và các cải tổ Dân Chủ. Nhà vua đã cử Thái Tử đứng ra điều đình và hứa sẽ cải tổ chính trị. Nhưng các nhóm khác lại muốn lật đổ chế độ của triều đại Sunni. Mà ở đây vốn là căn cứ hải quân Mỹ, nên không thể để lọt vào tay phái Shia, khiến cho Iran chiếm ưu thế, đe dọa tới an nguy của vương triều Ảrập Saudi và cả quốc dân thuộc phái Sunni. Hôm Chủ Nhật 13/03/11, những người biểu tình đã chặn tất cả các ngả đường vào trung tâm tài chánh, diễn ra các cuộc xô xát làm khoảng 200 người bị thương. Nhà vua Bahrain ban hành tình trạng khẩn cấp, yêu cầu quân đội của Hội Đồng Hợp Tác Vùng Vịnh, gồm 6 nước Ảrập Saudi, Kuwait, Oman, Qatar, Bahrain và United Arab Emirates vào giữ an ninh cho các cơ sở chính phủ. Hôm thứ Hai, 14/03/11, một ngàn quân Ảrập Saudi và năm trăm quân từ United Arab Emirates đã tiến vào Bahrain. Ngày 13/03/11, tiểu vương Qaboos bin Sa’id của Oman công bố sắc lệnh cho Hội Đồng Tham Vấn quyền Lập Pháp, tăng tiền hưu trí, tăng tiền an sinh xã hội, đáp ứng với một loạt các cuộc biều tình.
Tại Trungquốc, giới chóp bu Trungcộng cũng tạo ra màn trình diễn hô hào cải cách và chống cải cách. Ôn Gia Bảo, thủ tướng Trungcộng tuyên bố tại cuộc họp báo vào cuối kỳ họp Quốc Hội ở Bắckinh rằng: “Không có tái cơ cấu chính trị thì tái cơ cấu kinh tế sẽ không thành công, và thành tựu mà chúng ta đạt được nhờ tái cơ cấu kinh tế có thể mất đi”. Lập tức Ngô Bang Quốc, chủ tịch Quốc Hội Trungcộng tuyên bố ngược lại: “Những thành quả kinh tế của vài thập niên qua sẽ mất đi, nếu hệ thống này thay đổi quá nhiều”. Nhưng Ôn Gia Bảo vẫn mạnh miệng: “Nếu chúng ta muốn giải quyết thắc mắc của người dân, chúng ta phải cho phép người dân quyền giám sát và chỉ trích chính phủ”. Phải chăng đây cũng nhờ Hào Khí Cách Mạng Hoa Lài đang áp lực các chế độ độc tài toàn trị phải Tự Diễn Biến Hoà Bình? Riêng tại Việtnam thì nhà cầm quyền Việtcộng đã phải tha bác sĩ Nguyễn Đan Quế khi Hoakỳ chính thức can thiệp. Và hôm nay 15/03/2011, Việtcộng chưa có hành động gì, khi đã đúng ngày linh mục Nguyễn Văn Lý phải trở lại nhà tù. Xem thế, Cuộc Cách Mạng Hoa Lài, tuy chưa bùng nổ tại Việtnam, nhưng cũng đã làm cho Việtcộng cảm thấy lạnh cẳng rồi.
Little Saigon ngày 15/03/2011.
16
0
 
Rate This
Đăng trong Lý Ðại Nguyên
Be the first to like this post.

3 Responses to TỪ HÀO KHÍ CÁCH MẠNG HOA LÀI ĐẾN ÁP LỰC TỰ DIỄN BIẾN HOÀ BÌNH

  1. saigon
    1 số người không biết là ngây thơ hay là cò mồi mà vẫn còn tin vào khả năng “tự diễn biến” từ mấy đảng viên “cấp tiến” của csvn, tôi chỉ nêu ra 1 chuyện đơn giản, khi có những nhà tranh đấu bị bắt bớ thì mấy ông “cấp tiến” đó có dám lên tiếng bênh vực họ không hay là ngậm miệng cả đám, vậy thì có thể trông chờ gì ở những kẻ vô tích sự đó .
    1
    0
     
    Rate This
  2. Nhận xét rất đúng. Tiếc thay lại có người lầm tin đem mấy ông phản tỉnh cuội ra để dập tắt ngọn lửa. Bây giờ lại kêu thổi lên thì làm sao mà thổi.
    0
    0
     
    Rate This
  3. Ha?
    Cộng sãng là cái món đồ giã, chuyên môn đi lợm cũa người khác làm thành cũa mình, giốn ông Hồ đi ăn cấp thơ người khác viết lại làm như cũa mình sáng tác. Niếu tôi không lầm bãn nhạc HÁT CHO DÂN TÔI NGHE gì đó, có phãi là nhạc quốc gia không? Hiện giờ tụi nó lấy bãn nhạc này ra ca giốn như là cũa nó, lấy bãn này ca đễ đánh lạc hướn nhữn người dân đang yêu nước và đang lo sợ mùi hoa lài. Chúng nó đang sợ mọi người Vietnam với trái tim hờn nóng như lữa đễ thiêu rụi tụi nó, cộng sãng nay chĩ là bó rơm khô phất cháy và tiêu rụi bất cứ lúc nào. Chĩ cần một tàn lữa nhõ cũng bóc cháy lang to và tiêu rụi. Hic, hic, hic, hic. Hi, hi, hi .

Không có nhận xét nào: