Ông Iwan Azis, đặc trách hội nhập kinh tế khu vực của Ngân hàng Phát triển châu Á, đã tuyên bố như trên trong cuộc họp báo hôm nay tại Bangkok giới thiệu báo cáo thường niên về các thị trường vốn ở châu Á. Lý do là, khác với nhiều nền kinh tế của châu Âu và Mỹ, nhiều nước đang trỗi dậy ở châu Á có mức nợ công có thể chấp nhận được và có được thặng dư mậu dịch.
Tuy các luồng vốn được dự đoán là sẽ đổ về phía châu Á, nhưng ông Iwan Azis cảnh báo là tình trạng tăng trưởng kinh tế của Hoa Kỳ chậm lại sẽ tác động đến xuất khẩu của châu Á. Ngân hàng Phát triển châu Á cũng kêu gọi các lãnh đạo ở châu lục này có biện pháp đối phó với tính chất không đều đặn của các luồng vốn, có thể dẫn đến những chu kỳ tăng trưởng và suy thoái xen kẽ nhau.
Bản báo cáo của Ngân hàng Phát triển châu Á khuyên là, nếu cần, các nước châu Á nên có một số biện pháp tạm thời để kiểm soát vốn. Theo ADB, trong dài hạn, các đơn vị tiền tệ của châu Á có thể sẽ tăng giá trị từ việc các luồng vốn đầu tư ồ ạt đổ vào khu vực này. Chỉ có điều, đồng tiền mạnh hơn thì sẽ làm giảm sức cạnh tranh của hàng xuất khẩu của nước đó.
Ngân hàng Phát triển châu Á còn dự báo là tỷ lệ tăng trưởng của các nước đang trỗi dậy ở châu Á sẽ chậm lại do các nước đều thi hành những biện pháp thắt chặt tiền tệ để kềm chế lạm phát. Để ngăn chận đà leo thang của vật giá, các ngân hàng trung ương ở châu Á từ đầu năm 2010 đến nay đã liên tục tăng lãi suất cho vay.
Trong tháng 7 vừa qua, Trung Quốc, Ấn Độ và Thái Lan đã tăng thêm lãi suất, còn các nước như Malaysia, Philippines và Indonesia thì đã giữ nguyên lãi suất cao. Chính vì vậy mà tổng sản phẩm nội địa GDP của các nước trong khu vực, kể cả Trung Quốc và Ấn Độ, sẽ chỉ tăng 7,9% trong năm 2011 và 7,8% vào năm tới, so với mức 9,2% của năm 2010.
Tuy nhiên, cần ghi nhận là báo cáo nói trên của Ngân hàng Phát triển châu Á được viết trước khi thị trường chứng khoán toàn thế giới bị chao đảo trong hai ngày qua. Trước mắt, theo dự báo của công ty xếp hạng tín nhiệm Standard and Poor’s đưa ra ngày hôm qua, một cuộc khủng hoảng tài chính mới sẽ tác động đến châu Á nặng nề hơn là khủng hoảng lần trước.
Bị nặng nhất sẽ là những nước chưa cân bằng được ngân sách kể từ sau khủng hoảng những năm 2008-2009. Trong trường hợp đó, một số nước sẽ bị hạ điểm về nợ công. Hiện giờ, theo Standard & Poor’s, việc Hoa Kỳ bị hạ điểm chưa tác động đến những nước chủ nợ ở châu Á.
Tuy các luồng vốn được dự đoán là sẽ đổ về phía châu Á, nhưng ông Iwan Azis cảnh báo là tình trạng tăng trưởng kinh tế của Hoa Kỳ chậm lại sẽ tác động đến xuất khẩu của châu Á. Ngân hàng Phát triển châu Á cũng kêu gọi các lãnh đạo ở châu lục này có biện pháp đối phó với tính chất không đều đặn của các luồng vốn, có thể dẫn đến những chu kỳ tăng trưởng và suy thoái xen kẽ nhau.
Bản báo cáo của Ngân hàng Phát triển châu Á khuyên là, nếu cần, các nước châu Á nên có một số biện pháp tạm thời để kiểm soát vốn. Theo ADB, trong dài hạn, các đơn vị tiền tệ của châu Á có thể sẽ tăng giá trị từ việc các luồng vốn đầu tư ồ ạt đổ vào khu vực này. Chỉ có điều, đồng tiền mạnh hơn thì sẽ làm giảm sức cạnh tranh của hàng xuất khẩu của nước đó.
Ngân hàng Phát triển châu Á còn dự báo là tỷ lệ tăng trưởng của các nước đang trỗi dậy ở châu Á sẽ chậm lại do các nước đều thi hành những biện pháp thắt chặt tiền tệ để kềm chế lạm phát. Để ngăn chận đà leo thang của vật giá, các ngân hàng trung ương ở châu Á từ đầu năm 2010 đến nay đã liên tục tăng lãi suất cho vay.
Trong tháng 7 vừa qua, Trung Quốc, Ấn Độ và Thái Lan đã tăng thêm lãi suất, còn các nước như Malaysia, Philippines và Indonesia thì đã giữ nguyên lãi suất cao. Chính vì vậy mà tổng sản phẩm nội địa GDP của các nước trong khu vực, kể cả Trung Quốc và Ấn Độ, sẽ chỉ tăng 7,9% trong năm 2011 và 7,8% vào năm tới, so với mức 9,2% của năm 2010.
Tuy nhiên, cần ghi nhận là báo cáo nói trên của Ngân hàng Phát triển châu Á được viết trước khi thị trường chứng khoán toàn thế giới bị chao đảo trong hai ngày qua. Trước mắt, theo dự báo của công ty xếp hạng tín nhiệm Standard and Poor’s đưa ra ngày hôm qua, một cuộc khủng hoảng tài chính mới sẽ tác động đến châu Á nặng nề hơn là khủng hoảng lần trước.
Bị nặng nhất sẽ là những nước chưa cân bằng được ngân sách kể từ sau khủng hoảng những năm 2008-2009. Trong trường hợp đó, một số nước sẽ bị hạ điểm về nợ công. Hiện giờ, theo Standard & Poor’s, việc Hoa Kỳ bị hạ điểm chưa tác động đến những nước chủ nợ ở châu Á.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét