Giới xã hội học hiện nay e ngại các sự cố đang diễn ra sẽ để lại một dấu ấn sâu đậm trong xã hội Anh, mà các thành phần đang nhìn nhau một cách đầy nghi kỵ. Người dân tự mình đứng ra xử lý, bảo vệ an ninh cho mình thì sẽ gây hỗn loạn hơn nữa.
Thông tín viên Lê Hải phân tích tình hình từ Luân Đôn :
Sau 3 đêm hoảng loạn và trông chờ vô vọng vào chính quyền, người dân Luân Đôn bắt đầu tự mình tổ chức để bảo vệ tài sản và đưa cuộc sống trở lại trật tự ngày thường. Đêm qua và trong những ngày tới có 5.000 cảnh sát tình nguyện, là những người dân thường làm việc không lương cho lực lượng cảnh sát. Họ sẽ là nhân chứng quan trọng trong các phiên tòa xử tội phạm phá hoại sắp tới. Họ cũng tham gia giữ trật tự tại hiện trường để giúp điều tra hay chữa cháy. Nhiều hơn vậy, một số khu vực còn lập các đội tự vệ hay phong trào tuần tra tự phát.
Hoạt động và trang bị của các lực lượng tự phát
Tại khu mua bán sầm uất của người gốc Ấn Độ ở Southall phía tây Luân Đôn, lực lượng người Sikh trong trang phục cổ truyền tập họp quanh một lãnh đạo cộng đồng để bảo vệ thánh đường. Tại nơi liên tục bị tấn công hai đêm liền là Enfield ở phía bắc Luân Đôn, người ta xuống đường đi tuần tra qua lời kêu gọi trên mạng, mà đa số là cư dân da trắng.
Sự có mặt của các lực lượng này có thể tạo tâm lý an toàn cho một số dân cư tại chỗ nhưng lại khiến một số chuyên gia xã hội lo ngại về nguy cơ chia rẽ sắc tộc ở thủ đô vốn nổi tiếng là có rất nhiều sắc dân khác nhau cùng sinh sống này. Có bình luận nói nhìn thấy thành viên của các phe phái chính trị quá khích tham gia tuần hành. Chưa biết bình luận đó xác thực đến đâu nhưng rõ ràng là người ta bắt đầu nghi kỵ lẫn nhau. Có người nhìn vào hình ảnh người da đen hôi của để kết tội và có người nhìn vào hình ảnh người da trắng đập phá để đổ lỗi. Khu nhà giàu chỉ sang khu nhà nghèo và người ở khu nghèo nghi kị người ở khu giàu. Nếu mà tình hình diễn biến theo hướng đó thì thêm một nguy cơ lớn sẽ ám ảnh nước Anh suốt cả một thế hệ.
Trước mắt người ta lo ngại cho an toàn của những người tình nguyện, lẫn những ai bị họ can thiệp. Hôm kia có 1 người bị bắn chết trong xe hơi ở Croydon và tối hôm qua có 3 người bị xe tông chết ở Birmingham. Dân cư địa phương tập trung trước bệnh viện nói rằng họ tham gia ngăn cản và chặn xe của bọn cướp cho nên bị hất tung lên trời và dù có sơ cứu và được đưa vào bệnh viện nhưng đã quá muộn. Trong một vụ khác có cụ già 60 tuổi vì cố gắng dập lửa trong cửa hàng của mình mà bị đánh cũng phải đưa đi cấp cứu.
Không được trang bị kiến thức chống bạo động thì những nhóm dân tự vệ có thể trở thành mục tiêu mới cho các băng nhóm cướp phá đang trong cơn say máu bạo lực. Nhưng người ta cũng sợ là cơn tức giận của những người dân đó có thể gây thương tích cho những ai bị họ can thiệp. Chưa kể là khi người dân tự mình hành pháp và không cần đến cảnh sát thì Luân Đôn sẽ còn vô tổ chức và loạn lạc hơn nữa. Khi đó cảnh sát sẽ phải tăng cường thêm nữa để trấn áp các cuộc biểu tình của các nhóm quá khích.
Nỗ lực trấn áp và ngăn ngừa bạo loạn của chính quyền
Hiện tại cảnh sát Luân Đôn đã thực hiện gần 800 vụ bắt giữ, và truyền hình cũng như các lãnh đạo cộng đồng kêu gọi các bậc phụ huynh quản lý và kiểm soát con em của mình, không cho các em tụ tập phá hoại và ra đường vào buổi đêm như những ngày qua, khi mà thậm chí người ta thấy có trẻ em 14, 12 và 10 tuổi trong các đoạn phim quay được trên TV.
Hệ thống tòa án thông báo sẽ đưa các vụ khởi tố trong dịp này vào qui trình fast track, tức là xử lý nhanh không cần xếp hàng chờ như theo thông lệ bình thường. Thủ tướng David Cameron cảnh cáo đích danh các nhóm vị thành niên rằng nếu họ "đủ lớn để phạm tội thì cũng đủ lớn để bị trừng phạt".
Người ta cũng mong đợi vào tinh thần lạc quan của người dân Anh và đặc biệt là dân Luân Đôn. Họ đã chứng kiến nhiều vụ bạo động trong và chục năm qua, từ những cuộc tấn công khủng bố của phong trào IRA cho đến bạo lực sắc tộc hồi thập niên 1980s chính ngay ở Tottenham, là nơi đã châm ngòi đầu tiên cho cuộc bạo loạn lần này trong suốt nhiều ngày qua. Một người từng tham gia cuộc bạo loạn hồi đó đã ngồi tù 6 năm và nay lên truyền hình chảy nước mắt khuyên nhủ thanh thiếu niên hôm nay đừng hủy hoại tương lai của bản thân mình và phá hoại công sức của những người khác.
Tinh thần kiên quyết vươn lên trở lại của dân chúng Luân Đôn
Rất nhiều người bán hàng đứng nhìn những gì mình cố gắng xây dựng trong hàng chục năm qua bị phá hủy. Tiệm đồ nội thất bị cháy tan tành ở Croydon là công sức suốt 4 thế hệ của một dòng họ. Nhưng cũng rất nhiều người vững chãi đứng dậy.
Dân cư khu Clapham Junction gần nhà tôi kêu gọi nhau cầm chổi ra đường. Họ quét dọn sạch gạch vụn kính vỡ, lau chùi cho nền đường không còn vết xe cháy. Có người khóc vì xúc động khi cảm nhận được tinh thần cộng đồng, người giàu hay nghèo, da trắng hay da màu cũng đều cùng nhau đóng góp tái dựng lại cuộc sống.
Hệ thống cửa hàng bị hư hại sẽ được bảo hiểm đền bù hoặc một phần trợ giúp tài chính từ ngân sách nhà nước. Một cảm nhận thể hiện rất rõ qua truyền thông là người dân Luân Đôn hình như đã vượt qua được thời khắc đen tối nhất và tự tin đối phó với hoàn cảnh mới.
Bây giờ là lúc giới lãnh đạo và các chính trị gia tính sổ với nhau. Sáng mai quốc hội Anh sẽ có phiên họp đặc biệt nghe tổng thống điều trần và chất vấn tại sao trong những giờ phút khó khăn nhất của người dân Luân Đôn thì cả thị trưởng, bộ trưởng nội vụ và thủ tướng đều vắng mặt."
Thông tín viên Lê Hải phân tích tình hình từ Luân Đôn :
Hoạt động và trang bị của các lực lượng tự phát
Tại khu mua bán sầm uất của người gốc Ấn Độ ở Southall phía tây Luân Đôn, lực lượng người Sikh trong trang phục cổ truyền tập họp quanh một lãnh đạo cộng đồng để bảo vệ thánh đường. Tại nơi liên tục bị tấn công hai đêm liền là Enfield ở phía bắc Luân Đôn, người ta xuống đường đi tuần tra qua lời kêu gọi trên mạng, mà đa số là cư dân da trắng.
Sự có mặt của các lực lượng này có thể tạo tâm lý an toàn cho một số dân cư tại chỗ nhưng lại khiến một số chuyên gia xã hội lo ngại về nguy cơ chia rẽ sắc tộc ở thủ đô vốn nổi tiếng là có rất nhiều sắc dân khác nhau cùng sinh sống này. Có bình luận nói nhìn thấy thành viên của các phe phái chính trị quá khích tham gia tuần hành. Chưa biết bình luận đó xác thực đến đâu nhưng rõ ràng là người ta bắt đầu nghi kỵ lẫn nhau. Có người nhìn vào hình ảnh người da đen hôi của để kết tội và có người nhìn vào hình ảnh người da trắng đập phá để đổ lỗi. Khu nhà giàu chỉ sang khu nhà nghèo và người ở khu nghèo nghi kị người ở khu giàu. Nếu mà tình hình diễn biến theo hướng đó thì thêm một nguy cơ lớn sẽ ám ảnh nước Anh suốt cả một thế hệ.
Trước mắt người ta lo ngại cho an toàn của những người tình nguyện, lẫn những ai bị họ can thiệp. Hôm kia có 1 người bị bắn chết trong xe hơi ở Croydon và tối hôm qua có 3 người bị xe tông chết ở Birmingham. Dân cư địa phương tập trung trước bệnh viện nói rằng họ tham gia ngăn cản và chặn xe của bọn cướp cho nên bị hất tung lên trời và dù có sơ cứu và được đưa vào bệnh viện nhưng đã quá muộn. Trong một vụ khác có cụ già 60 tuổi vì cố gắng dập lửa trong cửa hàng của mình mà bị đánh cũng phải đưa đi cấp cứu.
Không được trang bị kiến thức chống bạo động thì những nhóm dân tự vệ có thể trở thành mục tiêu mới cho các băng nhóm cướp phá đang trong cơn say máu bạo lực. Nhưng người ta cũng sợ là cơn tức giận của những người dân đó có thể gây thương tích cho những ai bị họ can thiệp. Chưa kể là khi người dân tự mình hành pháp và không cần đến cảnh sát thì Luân Đôn sẽ còn vô tổ chức và loạn lạc hơn nữa. Khi đó cảnh sát sẽ phải tăng cường thêm nữa để trấn áp các cuộc biểu tình của các nhóm quá khích.
Nỗ lực trấn áp và ngăn ngừa bạo loạn của chính quyền
Hiện tại cảnh sát Luân Đôn đã thực hiện gần 800 vụ bắt giữ, và truyền hình cũng như các lãnh đạo cộng đồng kêu gọi các bậc phụ huynh quản lý và kiểm soát con em của mình, không cho các em tụ tập phá hoại và ra đường vào buổi đêm như những ngày qua, khi mà thậm chí người ta thấy có trẻ em 14, 12 và 10 tuổi trong các đoạn phim quay được trên TV.
Hệ thống tòa án thông báo sẽ đưa các vụ khởi tố trong dịp này vào qui trình fast track, tức là xử lý nhanh không cần xếp hàng chờ như theo thông lệ bình thường. Thủ tướng David Cameron cảnh cáo đích danh các nhóm vị thành niên rằng nếu họ "đủ lớn để phạm tội thì cũng đủ lớn để bị trừng phạt".
Người ta cũng mong đợi vào tinh thần lạc quan của người dân Anh và đặc biệt là dân Luân Đôn. Họ đã chứng kiến nhiều vụ bạo động trong và chục năm qua, từ những cuộc tấn công khủng bố của phong trào IRA cho đến bạo lực sắc tộc hồi thập niên 1980s chính ngay ở Tottenham, là nơi đã châm ngòi đầu tiên cho cuộc bạo loạn lần này trong suốt nhiều ngày qua. Một người từng tham gia cuộc bạo loạn hồi đó đã ngồi tù 6 năm và nay lên truyền hình chảy nước mắt khuyên nhủ thanh thiếu niên hôm nay đừng hủy hoại tương lai của bản thân mình và phá hoại công sức của những người khác.
Tinh thần kiên quyết vươn lên trở lại của dân chúng Luân Đôn
Rất nhiều người bán hàng đứng nhìn những gì mình cố gắng xây dựng trong hàng chục năm qua bị phá hủy. Tiệm đồ nội thất bị cháy tan tành ở Croydon là công sức suốt 4 thế hệ của một dòng họ. Nhưng cũng rất nhiều người vững chãi đứng dậy.
Dân cư khu Clapham Junction gần nhà tôi kêu gọi nhau cầm chổi ra đường. Họ quét dọn sạch gạch vụn kính vỡ, lau chùi cho nền đường không còn vết xe cháy. Có người khóc vì xúc động khi cảm nhận được tinh thần cộng đồng, người giàu hay nghèo, da trắng hay da màu cũng đều cùng nhau đóng góp tái dựng lại cuộc sống.
Hệ thống cửa hàng bị hư hại sẽ được bảo hiểm đền bù hoặc một phần trợ giúp tài chính từ ngân sách nhà nước. Một cảm nhận thể hiện rất rõ qua truyền thông là người dân Luân Đôn hình như đã vượt qua được thời khắc đen tối nhất và tự tin đối phó với hoàn cảnh mới.
Bây giờ là lúc giới lãnh đạo và các chính trị gia tính sổ với nhau. Sáng mai quốc hội Anh sẽ có phiên họp đặc biệt nghe tổng thống điều trần và chất vấn tại sao trong những giờ phút khó khăn nhất của người dân Luân Đôn thì cả thị trưởng, bộ trưởng nội vụ và thủ tướng đều vắng mặt."
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét