Dọn đường cho cuộc đàn áp trang mạng bauxite?
Mặc Lâm, biên tập viên RFA
2011-08-11
Phóng sự mang tựa đề “Sự thật về hành vi vi phạm của Cù Huy Hà Vũ” do VTV1 phát hình vào ngày 4 tháng 8 vừa qua được dư luận đặc biệt chú ý bởi không những áp đặt và cổ suý cho sự lên án đối với cá nhân TS Cù huy Hà Vũ, mà còn công khai chỉ trích, bôi nhọ trang mạng bauxite.
Dư luận lo ngại một cuộc đàn áp sẽ xảy ra cho những người chủ trương trang này.
Người dân trước đó nếu không biết Cù Huy Hà Vũ là ai thì nay được biết ông dưới cái nhìn của các nhà làm phim thời sự. Hình ảnh lem luốc, cao ngạo và chống phá cách mạng của Cù Huy Hà Vũ sẽ làm nhiều người dân ngạc nhiên. Với tư cách là con của một công thần đồng sáng lập ra nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hoà thì câu chuyện của họ Cù Huy đáng theo dõi hơn nhiều.
Thế là người ta lên Google đánh bốn từ Cù Huy Hà Vũ, hàng trăm ngàn chi tiết hiện ra, với những thông tin từ nhiều nguồn khiến người biết chuyện của Cù Huy cứ lan rộng dần. Từ việc tìm kiếm này nhiều người sẽ ngạc nhiên khi biết nó dính tới một chuyện khác, lớn hơn bản thân ông Cù Huy Hà Vũ, nó là cả một nhóm trí thức với gần hai ngàn người ký tên yêu cầu trả tự do lập tức cho ông Cù Huy Hà Vũ.
Nhóm trí thức này có đầy đủ tên họ trên trang mạng bauxite Việt Nam. Từ thông tin của trang mạng này dẫn tới những sự kiện bất ngờ khác khiến người đọc liên tưởng lại những gì mà bài phóng sự của VTV1 phát đi.
Năm 2004, trang bauxite Việt Nam xuất hiện từ quyết định của chính phủ cho phép khai thác bauxite tại Tây Nguyên và công ty trúng thầu là một công ty Trung Quốc.
Nỗi lo kép môi trường và quốc phòng đã khiến GS Nguyễn Huệ Chi cùng nhà giáo Phạm Toàn, GS-TS Nguyễn Thế Hùng cùng hợp sức thành lập trang này với mục đích ban đầu là chia sẻ những thông tin tác hại từ khai thác bauxit. Lâu dần trở thành một diễn đàn điện tử thu hút hàng triệu người đọc và viết khiến bauxite Việt Nam trở thành nơi tập trung nhiều ý kiến phản biện của trí thức trong và ngoài nước.
Khi TS Cù Huy Hà Vũ được mời làm cố vấn pháp lý cho trang mạng này thì chừng như nhà nước chú ý nhiều hơn đến những người trực tiếp điều hành nó. GS nguyễn Huệ Chi được công an mời trong nhiều ngày, nhà giáo Phạm Toàn cũng không ngoại lệ. Mỗi lần được triệu tập là một lần mạng xã hội của người Việt trên khắp thế giới nóng lên bởi lo âu.
Sự nhiệt thành này là chỉ dấu cho thấy những người chủ trương được giới trẻ và trí thức Việt Nam đặt niềm tin vào nó một cách nhiệt thành và cũng chính đìêu này đã làm nhà nước không mấy hài lòng.
Khi lá đơn kiện Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng của TS Cù Huy Hà Vũ xuất hiện trên trang mạng bauxite Việt Nam thì số người truy cập có tháng lên tới con số triệu lượt.
Đối với nhà nước thì “nơi nào có sự tập trung đông người, dù là trang mạng, thì nơi đó sẽ có vấn đề”. Với lập luận như vậy trang bauxite Việt Nam ngày một trở nên nguy hiểm hơn và vì vậy chủ trương đóng cửa vĩnh viễn nó là điều dễ thấy, nhất là nhân vụ TS Cù Huy Hà Vũ ra tòa và lãnh án.
Trong chương trình “Sự thật về hành vi vi phạm của Cù Huy Hà Vũ” VTV1 đã nhấn mạnh rằng trang mạng bauxite Việt Nam đã sử dụng Cù Huy Hà Vũ như cố vấn pháp luật và đăng những bài viết chống phá nhà nước của ông. VTV1 cáo buộc trang mạng bauxite Việt Nam đã soạn thảo và gửi kiến nghị trả tự do cho Cù huy Hà Vũ với gần hai ngàn chữ ký trong đó có 40 người không ký tên nhưng bị mạo danh, gán ghép và những người này đã gửi thư phản đối.
Câu hỏi đặt ra, ai là người chủ trương đánh vào bauxite Việt Nam qua VTV1, tức là đánh trực tiếp vào ít nhất hai ngàn người đã ký tên vào bản kiến nghị trả tự do cho TS Cù Huy Hà Vũ? Phải chăng đó là ông Trần Bình Minh, người mới nhậm chức giám đốc truyền hình VN muốn lập công đầu? Nhà giáo Phạm Toàn, một trong ba người sáng lập trang bauxite ngay sau đó viết một thư ngỏ gửi cho ông Trần Bình Minh và ông cho biết thông điệp của ông như sau:
"Bài viết của tôi gửi cho anh Trần Bình Minh không phải tôi quy trách nhiệm cho anh ta vì tôi biết thừa anh Trần Bình Minh chỉ là cấp dưới độ dăm bảy cấp, kể cả cái bài hôm nọ nói về anh sĩ quan dạp vào mặt người ta, tôi muốn đưa ra một vấn đề xã hội, tức là anh làm gì thì làm rồi con các anh nó sẽ lo. Con các anh nó sẽ chịu trách nhiệm. Con các anh nó coi thường các anh nó khinh các anh, con các anh nó chịu tiếng xấu. Tôi muốn làm cho tất cả những người nào đọc nếu mà có một chút vấy bẩn thì phải nghĩ đến con mình để mà tốt hơn. Cái thông điệp của tôi là ở chỗ đó.
Tôi bíết thừa anh Trần Bình Minh cũng không là cái gì cả. Cao hơn anh Trần Bình Minh ba cấp nữa cũng không là gì cả. Từ cấp thứ tư thứ năm trở đi thì có một vài người nào đấy thôi, chứ còn cao hơn anh Bình Minh ba cấp cũng không là gì cả."
Cộng tác viên của trang bauxite Việt Nam rất nhiều và đa dạng. Đa số là người trong nước nhưng cũng có không ít trí thức Việt kiều viết những bài giá trị đăng trên trang này. Một trong những người thường xuyên viết cho Bauxite Việt Nam là GS Hà Văn Thịnh, ông cho biết cảm tưởng của mình khi xem bài phóng sự trên VTV1 như sau:
Nếu cho rằng các tướng lĩnh về hưu và hàng ngàn trí thức tham gia trang mạng bauxite là phản động thì đó là sự ngu xuẩn. Với tôi tôi thấy bản thân tôi là một người yêu nước và không hề phản động một chút nào hết. Tôi chỉ đóng góp cho điều tốt đẹp tiến bộ thôi. Chưa bao giờ tôi nói rằng đa đảng đa nguyên gì cả. Tôi phản biện những điều sai và bảo rằng đó là phản động thì rõ ràng vô cùng tệ hại.
Họ nói rằng những người tham gia bauxite là phản động, có nghĩa là họ hạ thấp, cố tình coi thường dân tộc. Cố tình hạ thấp những bậc trưởng thượng, không kể tôi, hay là những người có công với cách mạng. Những vị tướng như Nguyễn Trọng Vĩnh mà cũng cho là phản động thì điều này rõ ràng là phi lôgic, xuẩn ngốc, u mê, kém cỏi không biết dùng từ nào cho hợp. Tôi không bao giờ ngờ rằng VTV1 của ông Trần Bình Minh là bí thư Tỉnh uỷ Nghệ An, người đồng hương với tôi, tôi không ngờ Nghệ An lại có người kém cỏi như ông ấy."
Có điều đáng ngạc nhiên trong số gần hai ngàn người ký tên trong kiến nghị có cả một người Pháp nhập tịch Việt Nam là ông Andre Menras Hồ Cương Quyết. Ngay khi xem phóng sự trên VTV1 ông gửi một bức thư dài cho ông Trần Bình Minh trong đó có đoạn xác quyết việc ông ký tên như sau:
Và ông Andre Menras Hồ Cương Quyết kể lại câu chuyện xảy ra với chính ông do VTV1 gây ra có thể minh hoạ cho việc làm tắc trách của VTV1
"Tôi chỉ xin kể một ví dụ điển hình: vào dịp tết năm 2006, tôi có dự một cuộc họp mặt lớn tại thành phố Hồ Chí Minh với các bạn tù chính trị của tôi thời chế độ cũ. Lúc ấy, VTV1 có mặt và đã mời tôi đến đường Nguyễn Huệ, lúc đó đang được biến thành đường hoa, để tôi có lời chúc Tết trực tiếp với người dân Việt Nam. Tất nhiên là tôi cảm thấy rất vinh dự với lời mời này. Trong đoạn phát biểu ngắn, tôi dự định gửi lời chúc tốt đẹp nhất của mình đối với nhân dân VN.
Đặc biệt, tôi tha thiết muốn gởi lời chúc sức khỏe đến tất cả những người tù chính trị năm nào mà một số đã lớn tuổi, và lời chúc đến những người chiến sĩ trẻ đang bảo vệ Tổ quốc tại Trường Sa đã phải đón cái tết xa nhà, xa tất cả những người thân. Đau khổ thay, tôi không được gửi lời chúc của tôi đến các cựu tù chính trị cũng như đến các chiến sỉ trẻ Trường Sa vì người ta giải thích cho tôi, đó là “một vấn đề nhạy cảm” trong lúc đó."
Đây là lần đầu tiên một cơ quan truyền thông nhà nước chính thức lên án trang mạng Bauxite Việt Nam trên hệ thống truyền hình chính thống. Đìều này cho thấy một kế hoạch đàn áp sắp sửa thực hiện và dĩ nhiên không nói ra nhưng nhiều người đoán rằng trang mạng nổi tiếng nhất Việt Nam này sẽ chịu chung số phận như Viện Nghiên cứu và Phát triển do TS Nguyễn Quang A dẫn đầu trước đây.
Tạo uy tín cho mạng bauxite!
Vụ án Cù huy Hà Vũ đã khép lại trước dư luận thế giới nhưng đối với các trang mạng xã hội và blogger trong nước thì bốn chữ Cù Huy hà Vũ vẫn còn âm vang rất sâu trên từng bài viết lẫn comment, đặc biệt sau khi bài phóng sự của VTV1 phát sóng.Người dân trước đó nếu không biết Cù Huy Hà Vũ là ai thì nay được biết ông dưới cái nhìn của các nhà làm phim thời sự. Hình ảnh lem luốc, cao ngạo và chống phá cách mạng của Cù Huy Hà Vũ sẽ làm nhiều người dân ngạc nhiên. Với tư cách là con của một công thần đồng sáng lập ra nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hoà thì câu chuyện của họ Cù Huy đáng theo dõi hơn nhiều.
Thế là người ta lên Google đánh bốn từ Cù Huy Hà Vũ, hàng trăm ngàn chi tiết hiện ra, với những thông tin từ nhiều nguồn khiến người biết chuyện của Cù Huy cứ lan rộng dần. Từ việc tìm kiếm này nhiều người sẽ ngạc nhiên khi biết nó dính tới một chuyện khác, lớn hơn bản thân ông Cù Huy Hà Vũ, nó là cả một nhóm trí thức với gần hai ngàn người ký tên yêu cầu trả tự do lập tức cho ông Cù Huy Hà Vũ.
Nhóm trí thức này có đầy đủ tên họ trên trang mạng bauxite Việt Nam. Từ thông tin của trang mạng này dẫn tới những sự kiện bất ngờ khác khiến người đọc liên tưởng lại những gì mà bài phóng sự của VTV1 phát đi.
Năm 2004, trang bauxite Việt Nam xuất hiện từ quyết định của chính phủ cho phép khai thác bauxite tại Tây Nguyên và công ty trúng thầu là một công ty Trung Quốc.
Nỗi lo kép môi trường và quốc phòng đã khiến GS Nguyễn Huệ Chi cùng nhà giáo Phạm Toàn, GS-TS Nguyễn Thế Hùng cùng hợp sức thành lập trang này với mục đích ban đầu là chia sẻ những thông tin tác hại từ khai thác bauxit. Lâu dần trở thành một diễn đàn điện tử thu hút hàng triệu người đọc và viết khiến bauxite Việt Nam trở thành nơi tập trung nhiều ý kiến phản biện của trí thức trong và ngoài nước.
Khi TS Cù Huy Hà Vũ được mời làm cố vấn pháp lý cho trang mạng này thì chừng như nhà nước chú ý nhiều hơn đến những người trực tiếp điều hành nó. GS nguyễn Huệ Chi được công an mời trong nhiều ngày, nhà giáo Phạm Toàn cũng không ngoại lệ. Mỗi lần được triệu tập là một lần mạng xã hội của người Việt trên khắp thế giới nóng lên bởi lo âu.
Sự nhiệt thành này là chỉ dấu cho thấy những người chủ trương được giới trẻ và trí thức Việt Nam đặt niềm tin vào nó một cách nhiệt thành và cũng chính đìêu này đã làm nhà nước không mấy hài lòng.
Khi lá đơn kiện Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng của TS Cù Huy Hà Vũ xuất hiện trên trang mạng bauxite Việt Nam thì số người truy cập có tháng lên tới con số triệu lượt.
Đối với nhà nước thì “nơi nào có sự tập trung đông người, dù là trang mạng, thì nơi đó sẽ có vấn đề”. Với lập luận như vậy trang bauxite Việt Nam ngày một trở nên nguy hiểm hơn và vì vậy chủ trương đóng cửa vĩnh viễn nó là điều dễ thấy, nhất là nhân vụ TS Cù Huy Hà Vũ ra tòa và lãnh án.
Trong chương trình “Sự thật về hành vi vi phạm của Cù Huy Hà Vũ” VTV1 đã nhấn mạnh rằng trang mạng bauxite Việt Nam đã sử dụng Cù Huy Hà Vũ như cố vấn pháp luật và đăng những bài viết chống phá nhà nước của ông. VTV1 cáo buộc trang mạng bauxite Việt Nam đã soạn thảo và gửi kiến nghị trả tự do cho Cù huy Hà Vũ với gần hai ngàn chữ ký trong đó có 40 người không ký tên nhưng bị mạo danh, gán ghép và những người này đã gửi thư phản đối.
Trình độ của truyền thông
Câu hỏi đặt ra, ai là người chủ trương đánh vào bauxite Việt Nam qua VTV1, tức là đánh trực tiếp vào ít nhất hai ngàn người đã ký tên vào bản kiến nghị trả tự do cho TS Cù Huy Hà Vũ? Phải chăng đó là ông Trần Bình Minh, người mới nhậm chức giám đốc truyền hình VN muốn lập công đầu? Nhà giáo Phạm Toàn, một trong ba người sáng lập trang bauxite ngay sau đó viết một thư ngỏ gửi cho ông Trần Bình Minh và ông cho biết thông điệp của ông như sau:
Tôi bíết thừa anh Trần Bình Minh cũng không là cái gì cả. Cao hơn anh Trần Bình Minh ba cấp nữa cũng không là gì cả. Từ cấp thứ tư thứ năm trở đi thì có một vài người nào đấy thôi, chứ còn cao hơn anh Bình Minh ba cấp cũng không là gì cả.
Nhà giáo Phạm Toàn
"Bài viết của tôi gửi cho anh Trần Bình Minh không phải tôi quy trách nhiệm cho anh ta vì tôi biết thừa anh Trần Bình Minh chỉ là cấp dưới độ dăm bảy cấp, kể cả cái bài hôm nọ nói về anh sĩ quan dạp vào mặt người ta, tôi muốn đưa ra một vấn đề xã hội, tức là anh làm gì thì làm rồi con các anh nó sẽ lo. Con các anh nó sẽ chịu trách nhiệm. Con các anh nó coi thường các anh nó khinh các anh, con các anh nó chịu tiếng xấu. Tôi muốn làm cho tất cả những người nào đọc nếu mà có một chút vấy bẩn thì phải nghĩ đến con mình để mà tốt hơn. Cái thông điệp của tôi là ở chỗ đó.
Tôi bíết thừa anh Trần Bình Minh cũng không là cái gì cả. Cao hơn anh Trần Bình Minh ba cấp nữa cũng không là gì cả. Từ cấp thứ tư thứ năm trở đi thì có một vài người nào đấy thôi, chứ còn cao hơn anh Bình Minh ba cấp cũng không là gì cả."
Cộng tác viên của trang bauxite Việt Nam rất nhiều và đa dạng. Đa số là người trong nước nhưng cũng có không ít trí thức Việt kiều viết những bài giá trị đăng trên trang này. Một trong những người thường xuyên viết cho Bauxite Việt Nam là GS Hà Văn Thịnh, ông cho biết cảm tưởng của mình khi xem bài phóng sự trên VTV1 như sau:
Tôi cảm thấy thất vọng và buồn vì VTV1 giống như một sự đe doạ. Nó giống như một thông điêp của chính quyền nhắn gửi đến những người phản biện mà trong quan điểm của tôi xã hội không phản biện là xã hội tê liệt."Tôi cảm thấy thất vọng và buồn vì VTV1 giống như một sự đe doạ. Nó giống như một thông điêp của chính quyền nhắn gửi đến những người phản biện mà trong quan điểm của tôi xã hội không phản biện là xã hội tê liệt. Điều buồn thứ hai là họ dựng đứng, họ cắt dán những điều trong phóng sự đó. Họ cắt dán và phát một chiều, ví dụ họ phát về Cù Huy Hà Vũ thì họ phải phỏng vấn người trong cuộc cho nó khách quan.
GS Hà Văn Thịnh
Nếu cho rằng các tướng lĩnh về hưu và hàng ngàn trí thức tham gia trang mạng bauxite là phản động thì đó là sự ngu xuẩn. Với tôi tôi thấy bản thân tôi là một người yêu nước và không hề phản động một chút nào hết. Tôi chỉ đóng góp cho điều tốt đẹp tiến bộ thôi. Chưa bao giờ tôi nói rằng đa đảng đa nguyên gì cả. Tôi phản biện những điều sai và bảo rằng đó là phản động thì rõ ràng vô cùng tệ hại.
Họ nói rằng những người tham gia bauxite là phản động, có nghĩa là họ hạ thấp, cố tình coi thường dân tộc. Cố tình hạ thấp những bậc trưởng thượng, không kể tôi, hay là những người có công với cách mạng. Những vị tướng như Nguyễn Trọng Vĩnh mà cũng cho là phản động thì điều này rõ ràng là phi lôgic, xuẩn ngốc, u mê, kém cỏi không biết dùng từ nào cho hợp. Tôi không bao giờ ngờ rằng VTV1 của ông Trần Bình Minh là bí thư Tỉnh uỷ Nghệ An, người đồng hương với tôi, tôi không ngờ Nghệ An lại có người kém cỏi như ông ấy."
Có điều đáng ngạc nhiên trong số gần hai ngàn người ký tên trong kiến nghị có cả một người Pháp nhập tịch Việt Nam là ông Andre Menras Hồ Cương Quyết. Ngay khi xem phóng sự trên VTV1 ông gửi một bức thư dài cho ông Trần Bình Minh trong đó có đoạn xác quyết việc ông ký tên như sau:
tôi chỉ ký tên vào 3 bản kiến nghị này sau khi đã nghiên cứu tất cả các tài liệu liên quan và sau khi đã suy nghĩ thật kỹ càng và hoàn toàn nhất trí với nội dung của cả ba bản. Trong ba lần ký tên ấy, chưa có ai lợi dụng tôi và tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm về ba chữ ký của mình"…đối với riêng tôi, tôi chỉ ký tên vào 3 bản kiến nghị này sau khi đã nghiên cứu tất cả các tài liệu liên quan và sau khi đã suy nghĩ thật kỹ càng và hoàn toàn nhất trí với nội dung của cả ba bản. Trong ba lần ký tên ấy, chưa có ai lợi dụng tôi và tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm về ba chữ ký của mình."
ông Andre Menras
Và ông Andre Menras Hồ Cương Quyết kể lại câu chuyện xảy ra với chính ông do VTV1 gây ra có thể minh hoạ cho việc làm tắc trách của VTV1
"Tôi chỉ xin kể một ví dụ điển hình: vào dịp tết năm 2006, tôi có dự một cuộc họp mặt lớn tại thành phố Hồ Chí Minh với các bạn tù chính trị của tôi thời chế độ cũ. Lúc ấy, VTV1 có mặt và đã mời tôi đến đường Nguyễn Huệ, lúc đó đang được biến thành đường hoa, để tôi có lời chúc Tết trực tiếp với người dân Việt Nam. Tất nhiên là tôi cảm thấy rất vinh dự với lời mời này. Trong đoạn phát biểu ngắn, tôi dự định gửi lời chúc tốt đẹp nhất của mình đối với nhân dân VN.
Đặc biệt, tôi tha thiết muốn gởi lời chúc sức khỏe đến tất cả những người tù chính trị năm nào mà một số đã lớn tuổi, và lời chúc đến những người chiến sĩ trẻ đang bảo vệ Tổ quốc tại Trường Sa đã phải đón cái tết xa nhà, xa tất cả những người thân. Đau khổ thay, tôi không được gửi lời chúc của tôi đến các cựu tù chính trị cũng như đến các chiến sỉ trẻ Trường Sa vì người ta giải thích cho tôi, đó là “một vấn đề nhạy cảm” trong lúc đó."
Đây là lần đầu tiên một cơ quan truyền thông nhà nước chính thức lên án trang mạng Bauxite Việt Nam trên hệ thống truyền hình chính thống. Đìều này cho thấy một kế hoạch đàn áp sắp sửa thực hiện và dĩ nhiên không nói ra nhưng nhiều người đoán rằng trang mạng nổi tiếng nhất Việt Nam này sẽ chịu chung số phận như Viện Nghiên cứu và Phát triển do TS Nguyễn Quang A dẫn đầu trước đây.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét