Đây là phản ứng chính thức của Việt Nam trước việc hôm 2/8/2011 Tân Hoa Xã đưa tin, trong khoảng thời gian từ ngày 13/6 đến 30/7, Cục thăm dò địa chất Trung Quốc đã đưa một tàu thăm dò có tên gọi “ Tan Bao Hao” đến vùng biển phía Tây quần đảo Hoàng Sa (Trung quốc gọi là “Tây Sa”) đến phía Bắc quần đảo Trường Sa (Trung Quốc gọi là “Nam Sa”) để tiến hành đo lường khảo sát khoa học.
Trên trang web của Bộ Ngoại giao Việt Nam hôm nay đăng tải lời tuyên bố của bà Nguyễn Phương Nga, phát ngôn viên Bộ Ngọai giao : "Hà Nội phản đối các hoạt động của phía Trung Quốc vi phạm quyền chủ quyền và quyền tài phán của Việt Nam, yêu cầu Trung Quốc chấm dứt ngay và không để tái diễn các hoạt động tương tự”. Bà Nguyễn Phương Nga cũng cho biết thêm là đại diện của Bộ Ngoại giao Việt Nam đã gặp phía Trung Quốc để bày tỏ thái độ về hành động nói trên của Bắc Kinh.
Trên Biển Đông, những tháng gần đây xuất hiện tình trạng căng thẳng do một loạt vụ việc xâm phạm chủ quyền do tàu của Trung Quốc tiến hành. Đặc biệt trong hai tháng 5 và sáu vừa qua, Trung Quốc đã hai lần cho tầu xâm phạm lãnh hải Việt Nam, phá hoại trang thiết bị của các tàu thăm dò địa chất của tập đoàn dầu khí Petro Việt Nam. Sau đó Hà Nội đã lên tiếng tố cáo Bắc Kinh muốn biến khu vực không tranh chấp thành có tranh chấp.
Hồi cuối tháng 6 vừa qua, hai bên đã thỏa thuận với nhau sẽ giải quyết những bất đồng về Biển Đông bằng đàm phán hòa bình nhưng thỉnh thoảng Bắc Kinh vẫn có những động thái khẳng định đòi hỏi chủ quyền của mình trong khu vực có tranh chấp, chẳng hạn như việc bắt giữ các tàu cá Việt Nam, đưa tầu hải giám đến khu vực có tranh chấp…
Những hành động được cho là gây hấn của Trung Quốc trên Biển Đông đã gây ra làn sóng bất bình trong không ít người dân. Trong hai tháng vừa qua tại Hà Nội, đã có 9 cuộc biểu tình tự phát của người dân diễn ra vào các sáng chủ nhật để phản đối tham vọng bành trướng của Bắc Kinh trên Biển Đông.
Trên trang web của Bộ Ngoại giao Việt Nam hôm nay đăng tải lời tuyên bố của bà Nguyễn Phương Nga, phát ngôn viên Bộ Ngọai giao : "Hà Nội phản đối các hoạt động của phía Trung Quốc vi phạm quyền chủ quyền và quyền tài phán của Việt Nam, yêu cầu Trung Quốc chấm dứt ngay và không để tái diễn các hoạt động tương tự”. Bà Nguyễn Phương Nga cũng cho biết thêm là đại diện của Bộ Ngoại giao Việt Nam đã gặp phía Trung Quốc để bày tỏ thái độ về hành động nói trên của Bắc Kinh.
Trên Biển Đông, những tháng gần đây xuất hiện tình trạng căng thẳng do một loạt vụ việc xâm phạm chủ quyền do tàu của Trung Quốc tiến hành. Đặc biệt trong hai tháng 5 và sáu vừa qua, Trung Quốc đã hai lần cho tầu xâm phạm lãnh hải Việt Nam, phá hoại trang thiết bị của các tàu thăm dò địa chất của tập đoàn dầu khí Petro Việt Nam. Sau đó Hà Nội đã lên tiếng tố cáo Bắc Kinh muốn biến khu vực không tranh chấp thành có tranh chấp.
Hồi cuối tháng 6 vừa qua, hai bên đã thỏa thuận với nhau sẽ giải quyết những bất đồng về Biển Đông bằng đàm phán hòa bình nhưng thỉnh thoảng Bắc Kinh vẫn có những động thái khẳng định đòi hỏi chủ quyền của mình trong khu vực có tranh chấp, chẳng hạn như việc bắt giữ các tàu cá Việt Nam, đưa tầu hải giám đến khu vực có tranh chấp…
Những hành động được cho là gây hấn của Trung Quốc trên Biển Đông đã gây ra làn sóng bất bình trong không ít người dân. Trong hai tháng vừa qua tại Hà Nội, đã có 9 cuộc biểu tình tự phát của người dân diễn ra vào các sáng chủ nhật để phản đối tham vọng bành trướng của Bắc Kinh trên Biển Đông.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét