RFI Điểm Báo Thứ bảy 06 Tháng Tám 2011
Posted on 06/08/2011 by bahaidao
- Le Monde : “Hà Nội trấn áp giới đấu tranh nhân quyền”
- Thái Lan : quyền lực mới và các lời hứa của bà Yingluck
- Khủng hoảng tài chính, Châu Âu bị chia rẽ
- Từ Hiroshima đến Fukushima, một thảm kịch hạt nhân
Thứ bảy 06 Tháng Tám 2011
Le Monde : “Hà Nội trấn áp giới đấu tranh nhân quyền”
Trên trang Quốc tế, nhật báo Le Monde có bài chỉ trích chính phủ Việt Nam trấn áp các nhà đấu tranh dân chủ trong nước. Tác giả bài báo nhận định rằng « số phận của các nhà ly khai tại Việt Nam thể hiện quyết tâm của chính quyền Hà Nội là cấm đoán mọi tiếng nói chống lại sự cai trị của Đảng Cộng Sản ».
Luật sư Cù Hà Huy Vũ (DR) |
Bài báo nêu lên trường hợp của hai nhà ly khai điển hình, là luật sư Cù Huy Hà Vũ và giáo sư toán học Phạm Minh Hoàng. Theo Le Monde, ông Cù Huy Hà Vũ, từng có bằng tiến sĩ luật của trường Đại học Sorbonne Pháp, đã bị tòa án Hà Nội kết án tù 7 năm với tội danh « tuyên truyền chống Nhà nước », qua việc ông này đã cho phân phát các tài liệu kêu gọi đa đảng. Đứng trước tòa trong phiên xử ngày 02/8, Cù Huy Hà Vũ tuyên bố rằng ông là nạn nhân của « một vụ trả thù ».
Bài báo viết rằng sự việc bắt đầu vào năm 2009, ông Cù Huy Hà Vũ đã đệ đơn kiện Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, vừa tái đắc cử hôm 26/7 này, về việc Thủ tướng đã đồng ý nhượng quyền khai thác một mỏ bô-xit trên Tây Nguyên cho một doanh nghiệp Trung Quốc. Vụ việc gây ra nhiều phản ứng, do dự án này được xem là gây hại cho môi trường.
Đến năm 2010, ông Cù Huy Hà Vũ một lần nữa lại đệ đơn kiện Thủ tướng chính phủ lên tòa án Tối cao nhằm phản đối một nghị định cấm khiếu kiện đông người. Vụ việc này đã làm ảnh hưởng đến uy tín của Thủ tướng. Và tác giả bài báo cho rằng, kể từ khi Thủ tướng củng cố được quyền lực, thì ông này có lẽ đang tìm cách để « trả thù ».
Le Monde cho rằng sự kiện này đáng quan tâm vì lẽ ông Cù Huy Hà Vũ là con trai của một nhà thơ nổi tiếng, và là đồng chí của Hồ Chủ tịch, người sáng lập Đảng Cộng Sản Việt Nam. Tác giả viết : « Các thẩm phán cho rằng ông Cù Huy Hà Vũ đã không tiếp nối con đường truyền thống của cha mình và các bậc anh hùng cách mạng ». Bài báo cho biết, hôm thứ ba vừa qua, Mỹ đã kêu gọi chính phủ Việt Nam « trả tự do cho ông Cù Huy Hà Vũ cũng như tất cả các tù nhân có lương tâm khác ».
Trường hợp thứ hai mà tác giả bài báo nhắc tới là giáo sư toán học người Pháp gốc Việt Phạm Minh Hoàng, được mời giảng dạy tại trường Đại học Bách khoa thành phố Hồ Chí Minh. Ông này đang bị tạm giam từ ngày 13/8/2010 vì đã cho đăng những lời chỉ trích chính phủ trên các trang blog. Theo bài báo, ông Phạm Minh Hoàng bị kết tội là « lôi kéo các hoạt động nhằm lật đổ chế độ ». Ông cũng bị quy tội là thành viên của đảng Việt Tân, một tổ chức đấu tranh dân chủ ở hải ngoại. Và bà Lê Thi Kiều Oanh, vợ của ông này cũng bị tình nghi là thành viên của đảng này. Bài báo trích dẫn khẳng định của bà Kiều Oanh rằng chồng bà bị bắt vì phản đối vụ bô-xít.
Tác giả cũng viết rằng, chính phủ Việt Nam đã từ chối mọi vận động ngoại giao của phía Pháp vì lý do ông Hoàng là thành viên đảng Việt Tân.
Cuối cùng, tác giả bài báo trên Le Monde, cũng đề cập đến các trường hợp khác như bà Trần Khải Thanh Thủy, bị kết án tù 3,5 năm ngày 5/2/2010, nhưng sau đó đã bị trục xuất khỏi lãnh thổ Việt Nam nhờ sự can thiệp của chính phủ Mỹ, và vụ linh mục Nguyễn Văn Lý, bị đưa trở lại tù ngày 25/7 vừa qua, ông này vừa tuyên bố là sẽ tuyệt thực.
Thái Lan : quyền lực mới và các lời hứa của bà Yingluck
Cũng liên quan đến Châu Á, nhật báo Le Monde chú ý đến việc bà Yingluck, người phụ nữ đầu tiên trong lịch sử Thái, trở thành Thủ tướng chính Phủ. Bài viết « Thái Lan : quyền lực mới trước các lời hứa của mình » cho biết bà Yingluck sẽ phải đối diện với nhiều cam go trong tương lai.
Hôm qua, thứ sáu 5/8/2011, bà Yingluck Shinawatra đã chính thức trở thành Thủ tướng Thái Lan. Trách nhiệm trước mắt của bà là phải vượt qua nhiều thách đố trong một đất nước bị chia rẽ sâu sắc cả về chính trị lẫn xã hội. Dù rằng Thái Lan có nền kinh tế năng động với tỷ lệ tăng trưởng 6%/ năm, nhưng bà phải xóa tan đi những chấn thương đẫm máu của mùa xuân 2010.
Nhận xét về chiến thắng của bà Yingluck, các nhà quan sát cho rằng chính Thaksin Shinawatra, cựu Thủ tướng Thái Lan hiện đang sống lưu vong tại Dubai hòng né tránh bản án hai năm tù tội tham nhũng, đã điều khiển từ xa chiến dịch tranh cử của em gái mình. Còn đối với quân đội và những phe ủng hộ hoàng gia, « phe Áo vàng », chiến thắng của đảng Puea Thai là một viên thuốc đắng khó nuốt, khi thấy lãnh tụ của phe Áo đỏ quay lại chính trường thông qua trung gian là một người phụ nữ không có kinh nghiệm chính trị.
Theo nhận xét của Le Monde, tương lai trước mắt của bà vẫn còn khá mù mịt. Trong quá trình tranh cử, bà đã đưa ra quá nhiều lời hứa mà phe cánh hữu đánh giá là « không thực tế ». Để thu hút cử tri các khu vực chịu nhiều thiệt thòi như các vùng nông thôn ở phía Đông Bắc, nhất là phía Bắc quê hương xứ sở của gia đình Shinawatra, bà đã đưa ra nhiều hứa hẹn hấp dẫn như ai cũng có « cơm no áo mặc », lương tối thiểu sẽ được tăng lên là 300 bath/ ngày (khoảng 7€ / ngày). Đối với nông dân bà cam kết sẽ thu mua lúa gạo của họ với giá cao hơn so với giá của các đối thủ cạnh tranh quốc tế. Hay về mặt xã hội, bà chủ trương mỗi học sinh được quyền mua một chiếc máy vi tính xách tay với giá ưu đãi.
Thế nhưng, những người có thái độ thù nghịch với cánh Shinawatra tin rằng phần lớn số lời hứa đó sẽ không thể nào thực hiện được. Họ nghi ngờ các lời hứa này không những sẽ làm tăng giá cả mà còn thổi phồng nợ công lên.
Vì vậy, trước vô vàn lời hứa của bà Yingluck, nhiều nhà lãnh đạo của đảng Pheu Thai đã tỏ ra cẩn trọng hơn. Họ xác nhận rằng một vài lời hứa được đưa ra là vì để tranh cử. Và không thể nào áp dụng hết ngay lập tức được.
Nhưng dẫu sao đi nữa thì vẫn còn chút hy vọng cho bà khi giới doanh nhân hiện tại vẫn đặt nhiều tin tưởng vào bà. Họ cho rằng, đảng Dân chủ quá bảo thủ và không năng động trong kinh tế. Họ cảm thấy tin tưởng hơn vào chính sách của gia đình Shinawatra, vì theo họ, gia đình này có tầm nhìn hiện đại hơn và năng động hơn trong thế giới doanh nhân. Vấn đề là bây giờ bà Yingluck phải cố gắng giữ lấy lời hứa của mình !
Khủng hoảng tài chính, Châu Âu bị chia rẽ
Về tình hình tài chính trên thế giới mấy ngày qua, nhật báo Le Figaro có bài viết « Khủng hoảng : cả Châu Âu được huy động ». Theo bài viết, tình hình trước mắt vẫn còn khó có thể mà kềm chế được do vẫn còn nhiều bất đồng chính kiến trong khối euros.
Lần khủng hoảng này, đến lượt Châu Á lên tiếng yêu cầu các nước phương Tây phải chịu trách nhiệm. Trung Quốc và Nhật Bản, đã tỏ rõ sự bực bội của mình, yêu cầu Mỹ phải thông qua các biện pháp nhằm đảm bảo an toàn cho tài sản của các nước khác đầu tư tại Mỹ. Hai nước này cũng kêu gọi các nền kinh tế chính trên thế giới phải tăng cường trao đổi thông tin và cải thiện cách điều hành kinh tế thế giới.
Le Figaro cho biết, lời kêu gọi trên đã được phía Châu Âu đáp trả. Các cuộc trao đổi qua điện thoại giữa các nhà lãnh đạo liên tiếp diễn ra. Chủ tịch Ủy Ban Châu Âu, ông José Manuel Barroso đã đề nghị các nước thành viên nhanh chóng thông qua một kế hoạch mới để cứu trợ Hy Lạp.
Theo Le Figaro, áp lực đè nặng lên thủ tướng Ý Silvio Berlusconi đã lên đến đỉnh điểm tối hôm qua. Ngân hàng trung ương Châu Âu có lẽ đã đề nghị Thủ tướng Ý cho tiến hành thực hiện nhanh các cải cách ngân sách, một điều kiện tiên quyết để Ngân hàng Trung ương Châu Âu mua lại các nợ của Ngân hàng Ý. Nghĩa là, Ý phải tăng tốc hơn nữa các biện pháp « thắt lưng buộc bụng » dự kiến cho năm tới nhằm cân bằng ngân sách năm 2013.
Le Figaro nhận xét cũng như các đợt khủng hoảng trước đây, Châu Âu khó mà tạo được một mặt trận chung trước các thị trường. Nhiều tiềng nói chỉ trích việc Ngân hàng Châu Âu dự định mua lại nợ công của Ireland và Bồ Đào Nha. Theo họ, hai nước này này đã được Quỹ Tiền tệ Quốc tế bảo vệ.
Ngược lại, Ngân hàng Trung ương Châu Âu vẫn chưa có một dự án nào để hỗ trợ Ý và Tây Ban Nha đang trong vòng xoáy. Và cuối cùng, Le Figaro cho biết Đức, Hà Lan và Luxembourg, thành viên trong Hội đồng quản trị của Ngân Hàng Trung ương Châu Âu, hoàn toàn phản đối chương trình mua lại nợ công của những nước đang có vấn đề.
Từ Hiroshima đến Fukushima, một thảm kịch hạt nhân
Hôm nay, lễ tưởng niệm 66 năm cho các nạn nhân của vụ ném bom nguyên tử xuống hai thành phố Hiroshima và Nagasaki còn buồn hơn bao giờ hết, khi thêm vào đó là vụ thảm họa hạt nhân Fukushima. Đối với Philippe Pons, thông tín viên nhật báo Le Monde, thì vấn đề hạt nhân tại Nhật là một thảm kịch.
Qua các lời nhân chứng, những tiết lộ và những ý kiến của các chuyên gia từ lâu đã bị các tập đoàn hạt nhân gạt ra ngoài, và báo chí thì làm ngơ, mà người dân Nhật Bản bắt đầu hiểu được phần hậu của thảm họa. Họ ý thức được « tội lỗi » của tầng lớp tinh hoa đã giảm thiểu hết mức các rủi ro. Theo tác giả, người dân cảm thấy chính phủ đã không bảo vệ quốc gia và các nghị sĩ đã phản bội lại những mong đợi chính đáng của họ về an toàn. Nặng nề hơn, là chính phủ cũng như các nghị sĩ đã phớt lờ, hay nói đúng hơn, là đã tịch thu quyền được cảnh báo của người dân. Theo họ, thảm họa này « cũng chẳng khác hơn gì so với Tchernobyl, vì không ai dám gánh chịu trách nhiệm ».
Philippe Pons nhận xét, thảm họa hạt nhân khơi dậy một cuộc khủng hoảng niềm tin, mà nó chạm đến nhiều thể chế. Tác giả nhắc lại vụ ô nhiễm Minamata trong khoảng những năm 1960-1970. Hàng ngàn người chết và bị tàn phế vì bị nhiễm độc chất thủy ngân được thải ra biển từ một nhà máy hóa chất. Nhà nước đã không bảo vệ người dân, chính các nạn nhân đã tự đấu tranh nhiều năm liền để minh chứng mối liên hệ giữa ô nhiễm và bệnh tật. Trước đó, người dân vùng Minamata đã tin tưởng rằng nhà máy này sẽ đem lại cho họ sự thịnh vượng, nhưng họ đâu có ngờ rằng nó cũng mang lại lưỡi hái tử thần.
Và cuối cùng, người Nhật cũng khám phá ra rằng, chính phủ chưa bao giờ được trang bị các phương tiện để khống chế một « công cụ » nguy hiểm. Tất cả mọi cảnh báo và kiến nghị từ dân chúng địa phương đến một số công chức cao cấp trong chính phủ về vấn đề an toàn hạt nhân đều bị Nhà nước, các chính quyền địa phương và báo chí phớt lờ làm ngơ.
Sau 66 năm vụ thả bom xuống Hiroshima và Nagasaki, một lần nữa Nhật Bản lại trở thành nạn nhân của nguyên tử. Chỉ có điều là lần này trách nhiệm thảm họa thuộc về chính họ. Trên dòng khẩu hiệu « No more Hiroshima ! No more Nagasaki !, người ta sẽ thấy thêm dòng chữ “No more Fukushima !”
Bài báo viết rằng sự việc bắt đầu vào năm 2009, ông Cù Huy Hà Vũ đã đệ đơn kiện Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, vừa tái đắc cử hôm 26/7 này, về việc Thủ tướng đã đồng ý nhượng quyền khai thác một mỏ bô-xit trên Tây Nguyên cho một doanh nghiệp Trung Quốc. Vụ việc gây ra nhiều phản ứng, do dự án này được xem là gây hại cho môi trường.
Đến năm 2010, ông Cù Huy Hà Vũ một lần nữa lại đệ đơn kiện Thủ tướng chính phủ lên tòa án Tối cao nhằm phản đối một nghị định cấm khiếu kiện đông người. Vụ việc này đã làm ảnh hưởng đến uy tín của Thủ tướng. Và tác giả bài báo cho rằng, kể từ khi Thủ tướng củng cố được quyền lực, thì ông này có lẽ đang tìm cách để « trả thù ».
Le Monde cho rằng sự kiện này đáng quan tâm vì lẽ ông Cù Huy Hà Vũ là con trai của một nhà thơ nổi tiếng, và là đồng chí của Hồ Chủ tịch, người sáng lập Đảng Cộng Sản Việt Nam. Tác giả viết : « Các thẩm phán cho rằng ông Cù Huy Hà Vũ đã không tiếp nối con đường truyền thống của cha mình và các bậc anh hùng cách mạng ». Bài báo cho biết, hôm thứ ba vừa qua, Mỹ đã kêu gọi chính phủ Việt Nam « trả tự do cho ông Cù Huy Hà Vũ cũng như tất cả các tù nhân có lương tâm khác ».
Trường hợp thứ hai mà tác giả bài báo nhắc tới là giáo sư toán học người Pháp gốc Việt Phạm Minh Hoàng, được mời giảng dạy tại trường Đại học Bách khoa thành phố Hồ Chí Minh. Ông này đang bị tạm giam từ ngày 13/8/2010 vì đã cho đăng những lời chỉ trích chính phủ trên các trang blog. Theo bài báo, ông Phạm Minh Hoàng bị kết tội là « lôi kéo các hoạt động nhằm lật đổ chế độ ». Ông cũng bị quy tội là thành viên của đảng Việt Tân, một tổ chức đấu tranh dân chủ ở hải ngoại. Và bà Lê Thi Kiều Oanh, vợ của ông này cũng bị tình nghi là thành viên của đảng này. Bài báo trích dẫn khẳng định của bà Kiều Oanh rằng chồng bà bị bắt vì phản đối vụ bô-xít.
Tác giả cũng viết rằng, chính phủ Việt Nam đã từ chối mọi vận động ngoại giao của phía Pháp vì lý do ông Hoàng là thành viên đảng Việt Tân.
Cuối cùng, tác giả bài báo trên Le Monde, cũng đề cập đến các trường hợp khác như bà Trần Khải Thanh Thủy, bị kết án tù 3,5 năm ngày 5/2/2010, nhưng sau đó đã bị trục xuất khỏi lãnh thổ Việt Nam nhờ sự can thiệp của chính phủ Mỹ, và vụ linh mục Nguyễn Văn Lý, bị đưa trở lại tù ngày 25/7 vừa qua, ông này vừa tuyên bố là sẽ tuyệt thực.
Thái Lan : quyền lực mới và các lời hứa của bà Yingluck
Cũng liên quan đến Châu Á, nhật báo Le Monde chú ý đến việc bà Yingluck, người phụ nữ đầu tiên trong lịch sử Thái, trở thành Thủ tướng chính Phủ. Bài viết « Thái Lan : quyền lực mới trước các lời hứa của mình » cho biết bà Yingluck sẽ phải đối diện với nhiều cam go trong tương lai.
Hôm qua, thứ sáu 5/8/2011, bà Yingluck Shinawatra đã chính thức trở thành Thủ tướng Thái Lan. Trách nhiệm trước mắt của bà là phải vượt qua nhiều thách đố trong một đất nước bị chia rẽ sâu sắc cả về chính trị lẫn xã hội. Dù rằng Thái Lan có nền kinh tế năng động với tỷ lệ tăng trưởng 6%/ năm, nhưng bà phải xóa tan đi những chấn thương đẫm máu của mùa xuân 2010.
Nhận xét về chiến thắng của bà Yingluck, các nhà quan sát cho rằng chính Thaksin Shinawatra, cựu Thủ tướng Thái Lan hiện đang sống lưu vong tại Dubai hòng né tránh bản án hai năm tù tội tham nhũng, đã điều khiển từ xa chiến dịch tranh cử của em gái mình. Còn đối với quân đội và những phe ủng hộ hoàng gia, « phe Áo vàng », chiến thắng của đảng Puea Thai là một viên thuốc đắng khó nuốt, khi thấy lãnh tụ của phe Áo đỏ quay lại chính trường thông qua trung gian là một người phụ nữ không có kinh nghiệm chính trị.
Theo nhận xét của Le Monde, tương lai trước mắt của bà vẫn còn khá mù mịt. Trong quá trình tranh cử, bà đã đưa ra quá nhiều lời hứa mà phe cánh hữu đánh giá là « không thực tế ». Để thu hút cử tri các khu vực chịu nhiều thiệt thòi như các vùng nông thôn ở phía Đông Bắc, nhất là phía Bắc quê hương xứ sở của gia đình Shinawatra, bà đã đưa ra nhiều hứa hẹn hấp dẫn như ai cũng có « cơm no áo mặc », lương tối thiểu sẽ được tăng lên là 300 bath/ ngày (khoảng 7€ / ngày). Đối với nông dân bà cam kết sẽ thu mua lúa gạo của họ với giá cao hơn so với giá của các đối thủ cạnh tranh quốc tế. Hay về mặt xã hội, bà chủ trương mỗi học sinh được quyền mua một chiếc máy vi tính xách tay với giá ưu đãi.
Thế nhưng, những người có thái độ thù nghịch với cánh Shinawatra tin rằng phần lớn số lời hứa đó sẽ không thể nào thực hiện được. Họ nghi ngờ các lời hứa này không những sẽ làm tăng giá cả mà còn thổi phồng nợ công lên.
Vì vậy, trước vô vàn lời hứa của bà Yingluck, nhiều nhà lãnh đạo của đảng Pheu Thai đã tỏ ra cẩn trọng hơn. Họ xác nhận rằng một vài lời hứa được đưa ra là vì để tranh cử. Và không thể nào áp dụng hết ngay lập tức được.
Nhưng dẫu sao đi nữa thì vẫn còn chút hy vọng cho bà khi giới doanh nhân hiện tại vẫn đặt nhiều tin tưởng vào bà. Họ cho rằng, đảng Dân chủ quá bảo thủ và không năng động trong kinh tế. Họ cảm thấy tin tưởng hơn vào chính sách của gia đình Shinawatra, vì theo họ, gia đình này có tầm nhìn hiện đại hơn và năng động hơn trong thế giới doanh nhân. Vấn đề là bây giờ bà Yingluck phải cố gắng giữ lấy lời hứa của mình !
Khủng hoảng tài chính, Châu Âu bị chia rẽ
Về tình hình tài chính trên thế giới mấy ngày qua, nhật báo Le Figaro có bài viết « Khủng hoảng : cả Châu Âu được huy động ». Theo bài viết, tình hình trước mắt vẫn còn khó có thể mà kềm chế được do vẫn còn nhiều bất đồng chính kiến trong khối euros.
Lần khủng hoảng này, đến lượt Châu Á lên tiếng yêu cầu các nước phương Tây phải chịu trách nhiệm. Trung Quốc và Nhật Bản, đã tỏ rõ sự bực bội của mình, yêu cầu Mỹ phải thông qua các biện pháp nhằm đảm bảo an toàn cho tài sản của các nước khác đầu tư tại Mỹ. Hai nước này cũng kêu gọi các nền kinh tế chính trên thế giới phải tăng cường trao đổi thông tin và cải thiện cách điều hành kinh tế thế giới.
Le Figaro cho biết, lời kêu gọi trên đã được phía Châu Âu đáp trả. Các cuộc trao đổi qua điện thoại giữa các nhà lãnh đạo liên tiếp diễn ra. Chủ tịch Ủy Ban Châu Âu, ông José Manuel Barroso đã đề nghị các nước thành viên nhanh chóng thông qua một kế hoạch mới để cứu trợ Hy Lạp.
Theo Le Figaro, áp lực đè nặng lên thủ tướng Ý Silvio Berlusconi đã lên đến đỉnh điểm tối hôm qua. Ngân hàng trung ương Châu Âu có lẽ đã đề nghị Thủ tướng Ý cho tiến hành thực hiện nhanh các cải cách ngân sách, một điều kiện tiên quyết để Ngân hàng Trung ương Châu Âu mua lại các nợ của Ngân hàng Ý. Nghĩa là, Ý phải tăng tốc hơn nữa các biện pháp « thắt lưng buộc bụng » dự kiến cho năm tới nhằm cân bằng ngân sách năm 2013.
Le Figaro nhận xét cũng như các đợt khủng hoảng trước đây, Châu Âu khó mà tạo được một mặt trận chung trước các thị trường. Nhiều tiềng nói chỉ trích việc Ngân hàng Châu Âu dự định mua lại nợ công của Ireland và Bồ Đào Nha. Theo họ, hai nước này này đã được Quỹ Tiền tệ Quốc tế bảo vệ.
Ngược lại, Ngân hàng Trung ương Châu Âu vẫn chưa có một dự án nào để hỗ trợ Ý và Tây Ban Nha đang trong vòng xoáy. Và cuối cùng, Le Figaro cho biết Đức, Hà Lan và Luxembourg, thành viên trong Hội đồng quản trị của Ngân Hàng Trung ương Châu Âu, hoàn toàn phản đối chương trình mua lại nợ công của những nước đang có vấn đề.
Từ Hiroshima đến Fukushima, một thảm kịch hạt nhân
Hôm nay, lễ tưởng niệm 66 năm cho các nạn nhân của vụ ném bom nguyên tử xuống hai thành phố Hiroshima và Nagasaki còn buồn hơn bao giờ hết, khi thêm vào đó là vụ thảm họa hạt nhân Fukushima. Đối với Philippe Pons, thông tín viên nhật báo Le Monde, thì vấn đề hạt nhân tại Nhật là một thảm kịch.
Qua các lời nhân chứng, những tiết lộ và những ý kiến của các chuyên gia từ lâu đã bị các tập đoàn hạt nhân gạt ra ngoài, và báo chí thì làm ngơ, mà người dân Nhật Bản bắt đầu hiểu được phần hậu của thảm họa. Họ ý thức được « tội lỗi » của tầng lớp tinh hoa đã giảm thiểu hết mức các rủi ro. Theo tác giả, người dân cảm thấy chính phủ đã không bảo vệ quốc gia và các nghị sĩ đã phản bội lại những mong đợi chính đáng của họ về an toàn. Nặng nề hơn, là chính phủ cũng như các nghị sĩ đã phớt lờ, hay nói đúng hơn, là đã tịch thu quyền được cảnh báo của người dân. Theo họ, thảm họa này « cũng chẳng khác hơn gì so với Tchernobyl, vì không ai dám gánh chịu trách nhiệm ».
Philippe Pons nhận xét, thảm họa hạt nhân khơi dậy một cuộc khủng hoảng niềm tin, mà nó chạm đến nhiều thể chế. Tác giả nhắc lại vụ ô nhiễm Minamata trong khoảng những năm 1960-1970. Hàng ngàn người chết và bị tàn phế vì bị nhiễm độc chất thủy ngân được thải ra biển từ một nhà máy hóa chất. Nhà nước đã không bảo vệ người dân, chính các nạn nhân đã tự đấu tranh nhiều năm liền để minh chứng mối liên hệ giữa ô nhiễm và bệnh tật. Trước đó, người dân vùng Minamata đã tin tưởng rằng nhà máy này sẽ đem lại cho họ sự thịnh vượng, nhưng họ đâu có ngờ rằng nó cũng mang lại lưỡi hái tử thần.
Và cuối cùng, người Nhật cũng khám phá ra rằng, chính phủ chưa bao giờ được trang bị các phương tiện để khống chế một « công cụ » nguy hiểm. Tất cả mọi cảnh báo và kiến nghị từ dân chúng địa phương đến một số công chức cao cấp trong chính phủ về vấn đề an toàn hạt nhân đều bị Nhà nước, các chính quyền địa phương và báo chí phớt lờ làm ngơ.
Sau 66 năm vụ thả bom xuống Hiroshima và Nagasaki, một lần nữa Nhật Bản lại trở thành nạn nhân của nguyên tử. Chỉ có điều là lần này trách nhiệm thảm họa thuộc về chính họ. Trên dòng khẩu hiệu « No more Hiroshima ! No more Nagasaki !, người ta sẽ thấy thêm dòng chữ “No more Fukushima !”
Filed under: RFI Điểm Báo, Tin Tức
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét