Hôm 26/9/2011 vừa qua, Trung tâm văn hóa Felix-Varela, do Giáo hội Công giáo cai quản, đã khai giảng khóa đào tạo đại học đầu tiên tại La Havana. Đây là một bước khởi đầu đáng ghi nhận của Giáo hội trong giáo dục đại học, vốn dĩ do Nhà nước Cuba chiếm thế độc tôn. Mục tiêu của chương trình là đào tạo các nhà lãnh đạo doanh nghiệp tư nhân tương lai. Nhiều tin đồn còn lan truyền rằng nhiều thành viên của gia đình Castro cũng tham gia khóa học.
Theo lời giải thích của một linh mục, với việc cho phép 180 ngành nghề được hoạt động, như vậy, sẽ có nhiều doanh nghiệp vừa và nhỏ được thành lập. Trong khi đó, người dân Cuba vẫn còn thiếu nhiều kiến thức về quản lý doanh nghiệp. Trong bối cảnh này, Giáo hội Công giáo cho thấy tham vọng của họ là muốn sát cánh cùng với những cải cách, thông qua việc đề nghị đào tạo ngành thạc sĩ quản lý doanh nghiệp. Chương trình đào tạo sẽ do các giáo sư kinh tế thuộc hai trường đại học công giáo La Havana, Pavel Vidal và đại học Murcia của Tây Ban Nha đảm trách.
Trường dòng và hành hương
Ngoài việc đào tạo bậc đại học ngành Cao học quản trị doanh nghiệp, Le Figaro còn ghi nhận các hoạt động tôn giáo cũng bắt đầu được thực hiện tự do và công khai hơn. Điển hình là bức tượng Đức Mẹ Bác Ái - biểu tượng cho sự khai sinh nước Cuba - được đi diễu hành trên khắp đất nước, thu hút nhiều đám đông hiếu kỳ.
Hơn nữa, những tháng vừa qua, Giáo hội hoạt động thoải mái hơn. Đức Hồng y Tổng Giám mục La Habana Ortega ngày 02/5/2010 gây ngạc nhiên khi giảng đạo trước nhóm « Phụ nữ Áo Trắng », cam kết những vụ hành hung họ sẽ sớm chấm dứt. Le Figaro cho biết những người phụ nữ này vốn là mẹ, là vợ hay con cái của 75 nhà đối lập đang bị chính quyền bắt giam vào năm 2003. Sau mỗi lần dự lễ ra, họ thường xuyên bị đánh đập. Mối quan hệ mới giữa Giáo hội và Nhà nước Cuba lên đến đỉnh điểm qua sự việc Đức Tổng Giám mục đã can thiệp trực tiếp để trong việc trả tự do các tù nhân chính trị vào tháng 7/2010.
Theo Le Figaro, Giáo hội Công giáo hiện nay được xem như là nhà đối thoại được trọng nễ của bộ máy quyền lực. Nhưng nhiều nhà đối lập công giáo cảm thấy không mấy hài lòng. Họ cho rằng « Việc trả tự do và cải cách kinh tế chỉ là một con mồi và Giáo hội góp phần làm tin là có tự do và cải tổ. Không một cải cách nào mở ra những quyền mới cho công dân. Tệ hơn nữa là Giáo hội còn đóng vai trò người kiểm duyệt bằng chính hàng ngũ của mình, thay thế chính phủ trong việc đàn áp ».
Đáp lại những lời chỉ trích trên, nhiều vị giám mục đã phản bác rằng « lẽ thường tình Giáo hội phải đứng vai trò trung gian hòa giải. Đức Hồng y đã làm trọn vai trò mà Giáo hội phải đảm nhận : ủng hộ đối thoại và giải quyết xung đột ».
Seoul giữ thế nước đôi với Bình Nhưỡng
Liên quan đến Châu Á, nhật báo Le Monde hôm nay có đăng bài phân tích nguyên nhân khiến việc nối lại đàm phán liên Triều trở nên khó khăn hơn. Bài viết « Thế nước đôi của Seoul trước Bình Nhuỡng » của Philippe Pons cho thấy khúc mắt có thể đến từ phía Hàn Quốc.
Từ vài tuần nay, việc nối lại đàm phán giữa hai miền Triều Tiên trở nên nhạy cảm. Hai miền Bắc – Nam Triều Tiên tăng cường các tiếp xúc ngoại giao nhằm nối lại đàm phán sáu bên (bao gồm Trung Quốc, hai miền Bắc Nam Triều Tiên, Mỹ, Nhật Bản và Nga) về việc phi hạt nhân hóa của Cộng hòa dân chủ Nhân dân Triều Tiên (CHDCND Triều Tiên). Tác giả tự hỏi, « phải chăng Hàn Quốc, vốn vẫn đang gây khó dễ với Bắc Triều Tiên, chỉ tỏ ra bên ngoài nhưng thực tế là họ không có thiện ý thay đổi ? ».
Vào cuối nhiệm kỳ, Tổng thống đương nhiệm Hàn Quốc Lee Myung-bak, có lẽ đang tìm cách thoát ra khỏi ngõ cụt. Bởi lẽ, các chính sách ngoại giao mà ông đang thực hiện đã không cho một kết quả đáng kể nào, mà nó còn có thể « đánh bại » việc thành lập chính phủ, Đảng Đại dân tộc trong kỳ bầu cử quốc hội vào tháng 4/2012, tiếp theo là bầu cử Tổng thống vào tháng 12 cùng năm. Gió đang đổi chiều, vì thế ông đang tìm cách mở cửa.
Trong bối cảnh này, Tổng thống hàn Quốc liên tiếp thực hiện nhiều hành động cởi mở hơn. Chủ tịch Đảng của ông, Hong Joon-pyo đã có chuyến đi thăm khu công nghiệp Kaesong, phía bên kia khu phi quân sự chia cắt hai miền. Tại đây, hơn 100 xí nghiệp Hàn Quốc đầu tư vào và tuyển dụng 47 ngàn người Bắc Triều Tiên. Tiếp đến, việc bổ nhiệm ông Yu Woo-ik vào ghế Bộ trưởng Thống nhất, thay thế ông Hyun In-taek, người ủng hộ chính sách cứng rắn từ 4 năm nay, cho thấy động thái mềm dẻo hơn của chính quyền Hàn Quốc.
Theo Philippe Pons, dù vẫn bày tỏ ủng hộ đối thoại, Tổng thống Hàn Quốc đã không thực hiện những cam kết được đưa ra tại hội nghị thượng đỉnh liên Triều hồi tháng 10 năm 2007 và theo đuổi một chính sách mà ông hy vọng rằng nó có thể sẽ buộc Bắc Triều Tiên phải nhượng bộ. Không những Bắc Triều Tiên đã không từ bỏ kho vũ khí hạt nhân của mình (và đã thực hiện vụ thử lần hai vào năm 2009), mà còn sở hữu một ngành hạt nhân mới : làm giàu chất uranium.
Hơn nữa lệnh trừng phạt của quốc tế đã khiến cho Bình Nhưỡng xích lại gần Trung Quốc hơn. Ngày nay, ván bài còn trở nên phức tạp hơn khi mà nước Nga, trước đây vốn có vai trò rất thấp trong các cuộc đàm phán 6 bên, giờ trở thành một tác nhân quan trọng với dự án đường ống dẫn khí từ Siberia đến Hàn Quốc xuyên qua Bắc Triều Tiên.
Giờ đây, cho là sẽ nối lại được đàm phán sáu bên nhưng họ sẽ thương lượng cái gì ? Sự sụp đổ của của chế độ Kadhafi – người đã tuyên bố từ bỏ vũ khí hạt nhân – chỉ có thể củng cố ý muốn chế độ này gìn giữ những quả bom của mình.
Trước đây, chính sách « Ánh Dương » (sunshine policy) của các chính phủ thuộc cánh trung tả (1998-2008) được cho là quá thiên về hòa giải. Nhưng chính sách này đã được đặt ra trong dài hạn : từng bước hòa nhập một đất nước tự khép kín vào cộng đồng quốc tế (một phần do sự tự nguyện của chính Bắc Triều Tiên và một phần cũng do bị thế giới từ bỏ) và thúc đẩy tiến triển xã hội được khởi đầu bằng việc phát triển một nền kinh tế song hành.
Cuối cùng, tác giả trích dẫn nhận định của một giáo sư tại Viện Đối Ngoại và An ninh quốc gia, thì « điểm duy nhất có thể thương lượng được chính là việc không phổ biến theo chiều ngang » - tức là việc xuất khẩu công nghệ hạt nhân. Và để né tránh một đợt khiêu khích mới (vụ thử hạt nhân thứ ba chẳng hạn) nhất thiết phải nối lại đàm phán Bắc – Nam.
Trung Quốc lần đầu tài trợ các hoạt động văn hóa ở nước ngoài
Liên quan đến đề tài Châu Á, Le Figaro quan tâm đến sự kiện lần đầu tiên các doanh nghiệp Trung Quốc tài trợ hoạt động văn hóa tại nước ngoài. Bài viết mang tựa « Khi Trung Quốc khám phá tài trợ văn hóa » cho biết hai doanh nghiệp công nghiệp lớn Haier và Fosun đã tài trợ hoàn toàn cho một triển lãm tại Bảo tàng Louvre ở Paris.
Le Figaro viết, bảo tàng Louvre chỉ là một cú làm thử. Tập đoàn điện tử và điện tử gia dụng Haier – từng là đối tác của Liên Hoan Phim Châu Á tại Deauville lần rồi – là nhà tài trợ chính thức cho triển lãm mang chủ đề « Tử Cấm Thành tại Bảo tàng Louvre ». Còn tập đoàn Fosun, chuyên hoạt động trong lãnh vực luyện kim, công nghiệp khoáng sản, đầu tư bất động sản, phân phối và dịch vụ phụ trách mảng in catalogue cho triển lãm.
Theo lời giải thích của ban giám đốc tập đoàn Fosun, thì đây là lần đầu tiên họ tài trợ một sự kiện văn hóa ở nước ngoài. Theo truyền thống, các doanh nghiệp Trung Quốc thường chỉ tài trợ cho các hoạt động nhân đạo, hiếm khi ủng hộ cho các chương trình văn hóa. Nhưng do hiện nay, các doanh nghiệp này cũng thực hiện nhiều phi vụ tại Châu Âu nên họ cũng muốn được tiến gần hơn với các nớc tại đây.
Theo Le Figaro, do hai tập đoàn này hiện có nhiều hoạt động đầu tư tại Pháp và một số nước khác tại Châu Âu, nên họ xem việc bảo trợ một hoạt động văn hóa là một cách thức tốt nhất để hội nhập. Le Figaro cho biết, năm rồi đã có hơn 350 ngàn người Trung Quốc đến xem bảo tàng Louvre. Như vậy, đứng trên bảng xếp hạng những nước có nhiều du khách đến xem bảo tàng, Pháp đứng hàng thứ năm, sau Mỹ, Brazil, Ý và Nga. Sự kiện này khiến nhiều doanh nghiệp trẻ Trung Quốc quan tâm đến Hội những nhà tài trợ trẻ của Louvre.
Theo ghi nhận của một chuyên gia ngân hàng BNP Paribas, thì nhu cầu cá nhân của những người khá giả để làm nhà tài trợ tại Châu Á rất cao, và dĩ nhiên mục đích đầu tiên là làm một điều gì đó cho đất nước của họ.
Các chủ tập đoàn cũng nhận định rằng « các doanh nghiệp hiện đại ngày nay cần phải quan tâm đến văn hóa ». Ý kiến này cũng được một lãnh đạo của Bảo tàng Tử Cấm Thành tại Bắc Kinh đồng chia sẻ, cho rằng Bảo tàng cần phải phát triển sự hợp tác với các doanh nghiệp tư nhân.
Tưởng niệm 5 năm ngày ám sát nhà báo Nga Politkovskaia
Nhìn sang Châu Âu, để tưởng niệm 5 năm ngày nhà báo Nga Anna Politkovskaia bị mưu sát, Liberation hôm nay mở lại kho lưu trữ, cho đăng lại bài viết của tác giả Veronique Soulé, tựa đề « Anna Politkovskaia, sự thật bị ám sát » được đăng ngày 9/10/2006 trên báo Liberation.
Theo tác giả, Anna Politkovskaia là người cấp tiến, sáng suốt, thẳng thắn và rất quả cảm. Bà từng viết trong tác phẩm « Nước Nga của Putin » do nhà xuất bản Buchet-Chastel phát hành vào năm 2005, như sau « Tại sao tôi căm thù Putin ? Là vì hành động ngớ ngẩn, thái độ vô liêm sỉ, tư tưởng bài ngoại, những lời dối trá của ông ta ; vì hơì ngạt mà ông ta đã sử dụng trong vụ bắt con tin tại nhà hát Doubrovka tại Matx-cơ-va tháng 10/2002 ; vì vụ tàn sát những người vô tội tại Tchétchénia ». Bà đã viết bài điều tra về tham nhũng, gian lận trong bầu cử và việc bóp nghẹt mọi tiếng nói đối lập, lên án chủ nghĩa dân tộc cực đoan và phát xít được chính quyền Putin khuyến khích.
Một trong những tác phẩm hay nhất của bà về Tchétchénia là quyển « Tchétchénia : sự ô danh của nước Nga » (nhà xuất bản Buchet-Chastel phát hành năm 2003, do không thể nào được phát hành trong nước). Theo lời bà kể lại, những đội quân Nga đã xâm nhập vào nhà dân vào lúc nửa đêm, bắt mang đi tất cả thanh niên mà không thấy trở về ; chúng còn cưỡng hiếp các em gái vị thành niên và các bà mẹ. Nhất là bà nhấn mạnh sự xuất hiện một thế hệ kẻ yếm thế mới, bị mê hoặc vì bạo lực.
Đã từng bị giới quân sự cảnh cáo một lần khi cho bắt cóc bà 3 ngày, nhưng bà vẫn tiếp tục cho đăng các bài phóng sự. Không những thế, bà đã một lần thoát chết trong vụ đầu độc bà trên máy bay khi đang trên đường đến một trường học tại Beslan khi nghi ngờ có một vụ thảm sát mới. Bị lên án là « viết bài cho những kẻ thù của nước Nga » và liên tục nhận được những lời đe dọa, nhưng Anna Politkovskaia ngoài đời lại là một người phụ nữ rất nhiệt tình, đã ly dị, mẹ của hai người con và bà cũng là một người rất giản dị.
Hình ảnh 3 chiều : một hiểm họa cho trẻ em ?
Trong lãnh vực y tế, Le Figaro đặc biệt lưu ý ảnh hưởng của việc xem màn ảnh ba chiều có thể có những tác hại đáng kể đến mắt của trẻ. Bài viết đề tựa « Hình ảnh 3D : một mối nguy cho trẻ em » cho biết khoảng 20% người không chịu được hình ảnh nổi.
Vì sao có nhiều người cảm thấy bị đau đầu hay mỏi mắt trong khi những người khác lại đánh giá cao hình ảnh nổi ? Liệu có nguy hiểm cho trẻ em hay không ? Tại sao có nhiều người lại không cảm nhận được hình ảnh 3 chiều ? Một loạt các câu hỏi được các chuyên gia đưa ra.
Hiện tại, trong bảng hướng dẫn của một số hãng lớn như Sony và Samsung, gần đây là Nintendo đều có ghi rõ lưu ý về những hiểm họa cho mắt của trẻ dưới 6 tuổi.
Theo đánh giá của nhiều chuyên gia, trong nhiều loại trò chơi « chính trẻ là người đã chọn cường độ hiệu quả. Nhìn chung, trẻ có khuynh hướng đẩy hình nổi lên đến mức cao nhất và chơi rất lâu». Vì vậy mệt mỏi chỉ xảy ra khi trẻ xem hình ảnh 3D quá lâu. Do đó, cần phải đảm bảo rằng sẽ không có tác hại ngược lại cho trẻ do thị lực vẫn chưa được hoàn thiện.
Hiện nay, các bác sĩ đang cố gắng định mức thời gian cần thiết ở não để hồi phục lại tầm nhìn bình thường sau một buổi chiếu phim hình ảnh nổi. Theo họ, ngay khi kết thúc, người ta nhìn thế giới bị thu nhỏ lại. Do đó sẽ rất nguy hiểm cho những ai lái xe.
Mặt khác, dưới góc độ y học, những khó chịu do hình ảnh nổi gây ra lại có thể được sử dụng như là một công cụ dò tìm hội chứng rối loạn thị lực. Các bác sĩ cũng lưu ý đến rủi ro « về tác động trên việc hình thành nhận thức của trẻ nhỏ » và khả năng phân biệt tồi giữa hiện thực và ảo.
Trong tương lai, Pháp sẽ cho phép sử dụng nguồn tư liệu 3D trong giảng dạy. Do đó, các chuyên gia cho rằng cần phải hiểu rõ chuyện gì đang xảy ra để đưa ra những lời khuyên sức khỏe.
Theo lời giải thích của một linh mục, với việc cho phép 180 ngành nghề được hoạt động, như vậy, sẽ có nhiều doanh nghiệp vừa và nhỏ được thành lập. Trong khi đó, người dân Cuba vẫn còn thiếu nhiều kiến thức về quản lý doanh nghiệp. Trong bối cảnh này, Giáo hội Công giáo cho thấy tham vọng của họ là muốn sát cánh cùng với những cải cách, thông qua việc đề nghị đào tạo ngành thạc sĩ quản lý doanh nghiệp. Chương trình đào tạo sẽ do các giáo sư kinh tế thuộc hai trường đại học công giáo La Havana, Pavel Vidal và đại học Murcia của Tây Ban Nha đảm trách.
Trường dòng và hành hương
Ngoài việc đào tạo bậc đại học ngành Cao học quản trị doanh nghiệp, Le Figaro còn ghi nhận các hoạt động tôn giáo cũng bắt đầu được thực hiện tự do và công khai hơn. Điển hình là bức tượng Đức Mẹ Bác Ái - biểu tượng cho sự khai sinh nước Cuba - được đi diễu hành trên khắp đất nước, thu hút nhiều đám đông hiếu kỳ.
Hơn nữa, những tháng vừa qua, Giáo hội hoạt động thoải mái hơn. Đức Hồng y Tổng Giám mục La Habana Ortega ngày 02/5/2010 gây ngạc nhiên khi giảng đạo trước nhóm « Phụ nữ Áo Trắng », cam kết những vụ hành hung họ sẽ sớm chấm dứt. Le Figaro cho biết những người phụ nữ này vốn là mẹ, là vợ hay con cái của 75 nhà đối lập đang bị chính quyền bắt giam vào năm 2003. Sau mỗi lần dự lễ ra, họ thường xuyên bị đánh đập. Mối quan hệ mới giữa Giáo hội và Nhà nước Cuba lên đến đỉnh điểm qua sự việc Đức Tổng Giám mục đã can thiệp trực tiếp để trong việc trả tự do các tù nhân chính trị vào tháng 7/2010.
Theo Le Figaro, Giáo hội Công giáo hiện nay được xem như là nhà đối thoại được trọng nễ của bộ máy quyền lực. Nhưng nhiều nhà đối lập công giáo cảm thấy không mấy hài lòng. Họ cho rằng « Việc trả tự do và cải cách kinh tế chỉ là một con mồi và Giáo hội góp phần làm tin là có tự do và cải tổ. Không một cải cách nào mở ra những quyền mới cho công dân. Tệ hơn nữa là Giáo hội còn đóng vai trò người kiểm duyệt bằng chính hàng ngũ của mình, thay thế chính phủ trong việc đàn áp ».
Đáp lại những lời chỉ trích trên, nhiều vị giám mục đã phản bác rằng « lẽ thường tình Giáo hội phải đứng vai trò trung gian hòa giải. Đức Hồng y đã làm trọn vai trò mà Giáo hội phải đảm nhận : ủng hộ đối thoại và giải quyết xung đột ».
Seoul giữ thế nước đôi với Bình Nhưỡng
Liên quan đến Châu Á, nhật báo Le Monde hôm nay có đăng bài phân tích nguyên nhân khiến việc nối lại đàm phán liên Triều trở nên khó khăn hơn. Bài viết « Thế nước đôi của Seoul trước Bình Nhuỡng » của Philippe Pons cho thấy khúc mắt có thể đến từ phía Hàn Quốc.
Từ vài tuần nay, việc nối lại đàm phán giữa hai miền Triều Tiên trở nên nhạy cảm. Hai miền Bắc – Nam Triều Tiên tăng cường các tiếp xúc ngoại giao nhằm nối lại đàm phán sáu bên (bao gồm Trung Quốc, hai miền Bắc Nam Triều Tiên, Mỹ, Nhật Bản và Nga) về việc phi hạt nhân hóa của Cộng hòa dân chủ Nhân dân Triều Tiên (CHDCND Triều Tiên). Tác giả tự hỏi, « phải chăng Hàn Quốc, vốn vẫn đang gây khó dễ với Bắc Triều Tiên, chỉ tỏ ra bên ngoài nhưng thực tế là họ không có thiện ý thay đổi ? ».
Vào cuối nhiệm kỳ, Tổng thống đương nhiệm Hàn Quốc Lee Myung-bak, có lẽ đang tìm cách thoát ra khỏi ngõ cụt. Bởi lẽ, các chính sách ngoại giao mà ông đang thực hiện đã không cho một kết quả đáng kể nào, mà nó còn có thể « đánh bại » việc thành lập chính phủ, Đảng Đại dân tộc trong kỳ bầu cử quốc hội vào tháng 4/2012, tiếp theo là bầu cử Tổng thống vào tháng 12 cùng năm. Gió đang đổi chiều, vì thế ông đang tìm cách mở cửa.
Trong bối cảnh này, Tổng thống hàn Quốc liên tiếp thực hiện nhiều hành động cởi mở hơn. Chủ tịch Đảng của ông, Hong Joon-pyo đã có chuyến đi thăm khu công nghiệp Kaesong, phía bên kia khu phi quân sự chia cắt hai miền. Tại đây, hơn 100 xí nghiệp Hàn Quốc đầu tư vào và tuyển dụng 47 ngàn người Bắc Triều Tiên. Tiếp đến, việc bổ nhiệm ông Yu Woo-ik vào ghế Bộ trưởng Thống nhất, thay thế ông Hyun In-taek, người ủng hộ chính sách cứng rắn từ 4 năm nay, cho thấy động thái mềm dẻo hơn của chính quyền Hàn Quốc.
Theo Philippe Pons, dù vẫn bày tỏ ủng hộ đối thoại, Tổng thống Hàn Quốc đã không thực hiện những cam kết được đưa ra tại hội nghị thượng đỉnh liên Triều hồi tháng 10 năm 2007 và theo đuổi một chính sách mà ông hy vọng rằng nó có thể sẽ buộc Bắc Triều Tiên phải nhượng bộ. Không những Bắc Triều Tiên đã không từ bỏ kho vũ khí hạt nhân của mình (và đã thực hiện vụ thử lần hai vào năm 2009), mà còn sở hữu một ngành hạt nhân mới : làm giàu chất uranium.
Hơn nữa lệnh trừng phạt của quốc tế đã khiến cho Bình Nhưỡng xích lại gần Trung Quốc hơn. Ngày nay, ván bài còn trở nên phức tạp hơn khi mà nước Nga, trước đây vốn có vai trò rất thấp trong các cuộc đàm phán 6 bên, giờ trở thành một tác nhân quan trọng với dự án đường ống dẫn khí từ Siberia đến Hàn Quốc xuyên qua Bắc Triều Tiên.
Giờ đây, cho là sẽ nối lại được đàm phán sáu bên nhưng họ sẽ thương lượng cái gì ? Sự sụp đổ của của chế độ Kadhafi – người đã tuyên bố từ bỏ vũ khí hạt nhân – chỉ có thể củng cố ý muốn chế độ này gìn giữ những quả bom của mình.
Trước đây, chính sách « Ánh Dương » (sunshine policy) của các chính phủ thuộc cánh trung tả (1998-2008) được cho là quá thiên về hòa giải. Nhưng chính sách này đã được đặt ra trong dài hạn : từng bước hòa nhập một đất nước tự khép kín vào cộng đồng quốc tế (một phần do sự tự nguyện của chính Bắc Triều Tiên và một phần cũng do bị thế giới từ bỏ) và thúc đẩy tiến triển xã hội được khởi đầu bằng việc phát triển một nền kinh tế song hành.
Cuối cùng, tác giả trích dẫn nhận định của một giáo sư tại Viện Đối Ngoại và An ninh quốc gia, thì « điểm duy nhất có thể thương lượng được chính là việc không phổ biến theo chiều ngang » - tức là việc xuất khẩu công nghệ hạt nhân. Và để né tránh một đợt khiêu khích mới (vụ thử hạt nhân thứ ba chẳng hạn) nhất thiết phải nối lại đàm phán Bắc – Nam.
Trung Quốc lần đầu tài trợ các hoạt động văn hóa ở nước ngoài
Liên quan đến đề tài Châu Á, Le Figaro quan tâm đến sự kiện lần đầu tiên các doanh nghiệp Trung Quốc tài trợ hoạt động văn hóa tại nước ngoài. Bài viết mang tựa « Khi Trung Quốc khám phá tài trợ văn hóa » cho biết hai doanh nghiệp công nghiệp lớn Haier và Fosun đã tài trợ hoàn toàn cho một triển lãm tại Bảo tàng Louvre ở Paris.
Le Figaro viết, bảo tàng Louvre chỉ là một cú làm thử. Tập đoàn điện tử và điện tử gia dụng Haier – từng là đối tác của Liên Hoan Phim Châu Á tại Deauville lần rồi – là nhà tài trợ chính thức cho triển lãm mang chủ đề « Tử Cấm Thành tại Bảo tàng Louvre ». Còn tập đoàn Fosun, chuyên hoạt động trong lãnh vực luyện kim, công nghiệp khoáng sản, đầu tư bất động sản, phân phối và dịch vụ phụ trách mảng in catalogue cho triển lãm.
Theo lời giải thích của ban giám đốc tập đoàn Fosun, thì đây là lần đầu tiên họ tài trợ một sự kiện văn hóa ở nước ngoài. Theo truyền thống, các doanh nghiệp Trung Quốc thường chỉ tài trợ cho các hoạt động nhân đạo, hiếm khi ủng hộ cho các chương trình văn hóa. Nhưng do hiện nay, các doanh nghiệp này cũng thực hiện nhiều phi vụ tại Châu Âu nên họ cũng muốn được tiến gần hơn với các nớc tại đây.
Theo Le Figaro, do hai tập đoàn này hiện có nhiều hoạt động đầu tư tại Pháp và một số nước khác tại Châu Âu, nên họ xem việc bảo trợ một hoạt động văn hóa là một cách thức tốt nhất để hội nhập. Le Figaro cho biết, năm rồi đã có hơn 350 ngàn người Trung Quốc đến xem bảo tàng Louvre. Như vậy, đứng trên bảng xếp hạng những nước có nhiều du khách đến xem bảo tàng, Pháp đứng hàng thứ năm, sau Mỹ, Brazil, Ý và Nga. Sự kiện này khiến nhiều doanh nghiệp trẻ Trung Quốc quan tâm đến Hội những nhà tài trợ trẻ của Louvre.
Theo ghi nhận của một chuyên gia ngân hàng BNP Paribas, thì nhu cầu cá nhân của những người khá giả để làm nhà tài trợ tại Châu Á rất cao, và dĩ nhiên mục đích đầu tiên là làm một điều gì đó cho đất nước của họ.
Các chủ tập đoàn cũng nhận định rằng « các doanh nghiệp hiện đại ngày nay cần phải quan tâm đến văn hóa ». Ý kiến này cũng được một lãnh đạo của Bảo tàng Tử Cấm Thành tại Bắc Kinh đồng chia sẻ, cho rằng Bảo tàng cần phải phát triển sự hợp tác với các doanh nghiệp tư nhân.
Tưởng niệm 5 năm ngày ám sát nhà báo Nga Politkovskaia
Nhìn sang Châu Âu, để tưởng niệm 5 năm ngày nhà báo Nga Anna Politkovskaia bị mưu sát, Liberation hôm nay mở lại kho lưu trữ, cho đăng lại bài viết của tác giả Veronique Soulé, tựa đề « Anna Politkovskaia, sự thật bị ám sát » được đăng ngày 9/10/2006 trên báo Liberation.
Theo tác giả, Anna Politkovskaia là người cấp tiến, sáng suốt, thẳng thắn và rất quả cảm. Bà từng viết trong tác phẩm « Nước Nga của Putin » do nhà xuất bản Buchet-Chastel phát hành vào năm 2005, như sau « Tại sao tôi căm thù Putin ? Là vì hành động ngớ ngẩn, thái độ vô liêm sỉ, tư tưởng bài ngoại, những lời dối trá của ông ta ; vì hơì ngạt mà ông ta đã sử dụng trong vụ bắt con tin tại nhà hát Doubrovka tại Matx-cơ-va tháng 10/2002 ; vì vụ tàn sát những người vô tội tại Tchétchénia ». Bà đã viết bài điều tra về tham nhũng, gian lận trong bầu cử và việc bóp nghẹt mọi tiếng nói đối lập, lên án chủ nghĩa dân tộc cực đoan và phát xít được chính quyền Putin khuyến khích.
Một trong những tác phẩm hay nhất của bà về Tchétchénia là quyển « Tchétchénia : sự ô danh của nước Nga » (nhà xuất bản Buchet-Chastel phát hành năm 2003, do không thể nào được phát hành trong nước). Theo lời bà kể lại, những đội quân Nga đã xâm nhập vào nhà dân vào lúc nửa đêm, bắt mang đi tất cả thanh niên mà không thấy trở về ; chúng còn cưỡng hiếp các em gái vị thành niên và các bà mẹ. Nhất là bà nhấn mạnh sự xuất hiện một thế hệ kẻ yếm thế mới, bị mê hoặc vì bạo lực.
Đã từng bị giới quân sự cảnh cáo một lần khi cho bắt cóc bà 3 ngày, nhưng bà vẫn tiếp tục cho đăng các bài phóng sự. Không những thế, bà đã một lần thoát chết trong vụ đầu độc bà trên máy bay khi đang trên đường đến một trường học tại Beslan khi nghi ngờ có một vụ thảm sát mới. Bị lên án là « viết bài cho những kẻ thù của nước Nga » và liên tục nhận được những lời đe dọa, nhưng Anna Politkovskaia ngoài đời lại là một người phụ nữ rất nhiệt tình, đã ly dị, mẹ của hai người con và bà cũng là một người rất giản dị.
Hình ảnh 3 chiều : một hiểm họa cho trẻ em ?
Trong lãnh vực y tế, Le Figaro đặc biệt lưu ý ảnh hưởng của việc xem màn ảnh ba chiều có thể có những tác hại đáng kể đến mắt của trẻ. Bài viết đề tựa « Hình ảnh 3D : một mối nguy cho trẻ em » cho biết khoảng 20% người không chịu được hình ảnh nổi.
Vì sao có nhiều người cảm thấy bị đau đầu hay mỏi mắt trong khi những người khác lại đánh giá cao hình ảnh nổi ? Liệu có nguy hiểm cho trẻ em hay không ? Tại sao có nhiều người lại không cảm nhận được hình ảnh 3 chiều ? Một loạt các câu hỏi được các chuyên gia đưa ra.
Hiện tại, trong bảng hướng dẫn của một số hãng lớn như Sony và Samsung, gần đây là Nintendo đều có ghi rõ lưu ý về những hiểm họa cho mắt của trẻ dưới 6 tuổi.
Theo đánh giá của nhiều chuyên gia, trong nhiều loại trò chơi « chính trẻ là người đã chọn cường độ hiệu quả. Nhìn chung, trẻ có khuynh hướng đẩy hình nổi lên đến mức cao nhất và chơi rất lâu». Vì vậy mệt mỏi chỉ xảy ra khi trẻ xem hình ảnh 3D quá lâu. Do đó, cần phải đảm bảo rằng sẽ không có tác hại ngược lại cho trẻ do thị lực vẫn chưa được hoàn thiện.
Hiện nay, các bác sĩ đang cố gắng định mức thời gian cần thiết ở não để hồi phục lại tầm nhìn bình thường sau một buổi chiếu phim hình ảnh nổi. Theo họ, ngay khi kết thúc, người ta nhìn thế giới bị thu nhỏ lại. Do đó sẽ rất nguy hiểm cho những ai lái xe.
Mặt khác, dưới góc độ y học, những khó chịu do hình ảnh nổi gây ra lại có thể được sử dụng như là một công cụ dò tìm hội chứng rối loạn thị lực. Các bác sĩ cũng lưu ý đến rủi ro « về tác động trên việc hình thành nhận thức của trẻ nhỏ » và khả năng phân biệt tồi giữa hiện thực và ảo.
Trong tương lai, Pháp sẽ cho phép sử dụng nguồn tư liệu 3D trong giảng dạy. Do đó, các chuyên gia cho rằng cần phải hiểu rõ chuyện gì đang xảy ra để đưa ra những lời khuyên sức khỏe.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét