Theo giới chuyên gia, do bị ảnh hưởng kéo dài của cuộc khủng hoảng nợ công hiện nay, một số ngân hàng châu Âu đã có dấu hiệu chao đảo, khó có khả năng đối phó với một kế hoạch mới cứu giúp Hy Lạp, nước hiện nay đang đứng bên bờ vực phá sản. Nhiều ngân hàng bị thiệt hại nặng nề do nắm giữ nhiều công trái Hy Lạp hiện bị mất giá nghiêm trọng.
Việc ngân hàng Pháp – Bỉ Dexia rơi vào tình trạng nguy khốn đã đặt nước Bỉ trong tầm ngắm của các công ty thẩm định tài chính quốc tế. Còn Ý và Tây Ban Nha lại bị công ty Fitch hạ điểm. Mặt khác, công ty Moody’s cũng đã mức tín nhiệm đối với khả năng tài chính của các ngân hàng Bồ Đào Nha và Anh Quốc.
Hôm qua, tổng giám đốc Quỹ Tiền tệ Quốc tế - IMF, bà Christine Lagarde đã hội đàm với tổng thống Sarkozy tại điện Elysée, trước khi có cuộc gặp thượng đỉnh Pháp – Đức ngày hôm nay. Vào cuối tháng Tám, lãnh đạo IMF đã kêu gọi hỗ trợ vốn khẩn cấp cho các ngân hàng châu Âu.
Theo báo chí Đức, các ngân hàng lớn của Pháp có thể chấp nhận hỗ trợ, dưới hình thức để Nhà nước tham gia vào phần vốn từ 10 đến 15 tỷ euro, với điều kiện là ngân hàng số một của Đức, Deutsche Bangk cũng phải nâng phần vốn của mình.
Tuy nhiên, chính phủ Đức lại muốn là trước tiên, các ngân hàng tự đi huy động nguồn tài chính để nâng vốn, trước khi đề nghị Nhà nước hỗ trợ. Hôm thứ Sáu, 07/10, thủ tướng Đức nói là khi cần thiết, Quỹ hỗ trợ tài chính châu Âu – FESF có thể can thiệp trợ giúp, nếu như một Nhà nước châu Âu nào đó không có khả năng làm việc này.
Báo chí Đức nghi ngờ là Pháp muốn sử dụng nguồn tài chính của Quỹ hỗ trợ tài chính châu Âu, thay vì Paris phải tự đóng góp vào phần vốn, giúp đỡ các ngân hàng gặp khó khăn.
Chính phủ Pháp bác bỏ những tin đồn về bất đồng giữa Paris và Berlin và cho rằng cần phải có hành động phối hợp giữa các nước châu Âu trong việc hỗ trợ vốn cho các ngân hàng. Trong những ngày tới, Ủy ban châu Âu sẽ đưa ra kiến nghị theo hướng này trước khi có cuộc họp thượng đỉnh của giới lãnh đạo châu Âu trong khu vực đồng euro, vào các ngày 17 và 18 tháng Mười này tại Bruxelles.
Việc ngân hàng Pháp – Bỉ Dexia rơi vào tình trạng nguy khốn đã đặt nước Bỉ trong tầm ngắm của các công ty thẩm định tài chính quốc tế. Còn Ý và Tây Ban Nha lại bị công ty Fitch hạ điểm. Mặt khác, công ty Moody’s cũng đã mức tín nhiệm đối với khả năng tài chính của các ngân hàng Bồ Đào Nha và Anh Quốc.
Hôm qua, tổng giám đốc Quỹ Tiền tệ Quốc tế - IMF, bà Christine Lagarde đã hội đàm với tổng thống Sarkozy tại điện Elysée, trước khi có cuộc gặp thượng đỉnh Pháp – Đức ngày hôm nay. Vào cuối tháng Tám, lãnh đạo IMF đã kêu gọi hỗ trợ vốn khẩn cấp cho các ngân hàng châu Âu.
Theo báo chí Đức, các ngân hàng lớn của Pháp có thể chấp nhận hỗ trợ, dưới hình thức để Nhà nước tham gia vào phần vốn từ 10 đến 15 tỷ euro, với điều kiện là ngân hàng số một của Đức, Deutsche Bangk cũng phải nâng phần vốn của mình.
Tuy nhiên, chính phủ Đức lại muốn là trước tiên, các ngân hàng tự đi huy động nguồn tài chính để nâng vốn, trước khi đề nghị Nhà nước hỗ trợ. Hôm thứ Sáu, 07/10, thủ tướng Đức nói là khi cần thiết, Quỹ hỗ trợ tài chính châu Âu – FESF có thể can thiệp trợ giúp, nếu như một Nhà nước châu Âu nào đó không có khả năng làm việc này.
Báo chí Đức nghi ngờ là Pháp muốn sử dụng nguồn tài chính của Quỹ hỗ trợ tài chính châu Âu, thay vì Paris phải tự đóng góp vào phần vốn, giúp đỡ các ngân hàng gặp khó khăn.
Chính phủ Pháp bác bỏ những tin đồn về bất đồng giữa Paris và Berlin và cho rằng cần phải có hành động phối hợp giữa các nước châu Âu trong việc hỗ trợ vốn cho các ngân hàng. Trong những ngày tới, Ủy ban châu Âu sẽ đưa ra kiến nghị theo hướng này trước khi có cuộc họp thượng đỉnh của giới lãnh đạo châu Âu trong khu vực đồng euro, vào các ngày 17 và 18 tháng Mười này tại Bruxelles.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét