Những sự kiện quan trọng đáng chú ý
Trong hai ngày 15 và 16/11, các bộ trưởng Ngoại giao và Kinh tế phải họp để đúc kết chương trình nghị sự cho các lãnh đạo, họp Hội nghị Thượng đỉnh trong hai ngày 17 và 18/11. Nội dung của hội nghị này là đề cập đến các vấn đề “nội bộ”, chẳng hạn như hồ sơ Miến Điện , lần này nổi bật vì phải dứt khoát xem có để cho thành viên này làm chủ tịch ASEAN vào năm 2014 hay không.
Bên cạnh Hội nghị “nội bộ”, ASEAN còn họp với các đối tác. Trong các Hội nghị này, giới quan sát đặc biệt chú ý đến Hội nghị Thượng đỉnh Mỹ - ASEAN lần thứ ba, tố chức ngày 18/11. Sau lần thứ nhất tại Singapore năm 2009, và lần thứ hai tại Hoa Kỳ vào năm ngoái, giới quan sát muốn xem phía Mỹ có tiết lộ gì thêm về quyết tâm dấn thân của họ vào khu vực Châu Á nói chung và Đông Nam Á nói riêng, đặc biệt trong bối cảnh Washington phải cắt giảm ngân sách quốc phòng như hiện nay không.
Kết thúc loạt Hội nghị ở Bali là Hội nghị Thượng đỉnh Thượng đỉnh Đông Á ngày 19/11, lần đầu tiên có một tổng thống Mỹ tham dự là ông Obama. Nhân dịp này, tổng thống Mỹ sẽ có cuộc gặp song phương với đồng nhiệm Philippines Aquino và thủ tướng Ấn Độ Manmohan Singh.
Bên cạnh đó, một hội nghị khác đáng chú ý là Hội nghị thượng đỉnh Nhật Bản – Mekong, dự trù vào ngày 19/11, nhưng có tin là sẽ diễn ra hôm thứ Sáu 18/11.
Các ngoại trưởng ASEAN hoàn toàn ủng hộ Miến Điện
Về điểm nóng của Hội nghị tại Bali lần này là Miến Điện, các Ngoại trưởng ASEAN đã đạt ngay đồng thuận : đồng ý 100% về việc để cho Miến Điện lên nắm quyền chủ tịch luân phiên vào năm 2014.
Ngay từ trưa nay, nguồn tin này đã được loan tải trong giới nhà báo có mặt tại Bali này, với các phóng viên Thái Lan và Malaysia được thông báo trước tiên. Nếu phóng viên Thái Lan còn giấu tên người cho biết tin, thì nhà báo Malaysia sau đó đã xác định đích danh Ngoại trưởng nước này, ông Datuk Seri Anifah Aman, xác định rằng “Miến Điện đã xin được lên nắm quyền chủ tịch luân phiên ASEAN vào năm 2014, và đề nghị này được các quốc gia thành viên tán đồng rộng rãi”.
Thông tin về việc chính quyền Miến Điện sẽ thả thêm tù nhân chính trị đưa ra ngay trước các hội nghị ở Bali được xem là đã có tác dụng tích cực, xóa tan mọi ngần ngại trong 10 nước ASEAN, cho dù một vài đối tác của khối còn cho là còn quá sớm.
Hoa Kỳ là nước nằm trong số các đối tác dè dặt. Tuy vậy, gần đây, Washington đã bớt cứng rắn hơn. Cụ thể là bên lề Hội nghị Thượng đỉnh APEC tuần qua, Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton đã dịu giọng tuyên bố ủng hộ các nố lực cải tổ ban đầu tại Miến Điện, mà Hoa Kỳ thấy là đã có những dấu hiệu chứng tỏ là đang “thực sự” diễn ra.
Phải nói là Miến Điện được hậu thuẫn nặng ký của nước chủ nhà là Indonesia. Ngay trước hội nghị, Ngoại trưởng Indonesia Marty Natalegawa đã tuyên bố hoan nghênh khả năng Miến Điện thả thêm tù nhân chính trị có thể là trong nội tuần này.
Biển Đông : Bất đồng Philippines-Trung Quốc khiến nhiều nước ASEAN dè dặt
Nếu hồ sơ Miến Điện đã có được đồng thuận, thì hồ sơ Biển Đông có dấu hiệu không tạo ra nhất trí, nhất là trên đề nghị của Manila yêu cầu ASEAN tạo điều kiện cho một cuộc họp bên lề Hội nghị Thượng đỉnh Bali giữa Trung Quốc và các nước có tranh chấp chủ quyền với Bắc Kinh.
Bản thông cáo báo chí về cuộc họp Ngoại trưởng ASEAN chỉ ghi đơn giản : “Các Ngoại trưởng đã thảo luận (về nhiều vấn đề), trong đó có việc thực thi Bản Tuyên bố về Ứng xử của Các bên tại Biển Đông/DOC”.
Tại Hội nghị hôm nay, phái đoàn Philippines đã đề xuất ý kiến của mình, một ý kiến đã bị Bắc Kinh công khai bác bỏ trước đó, viện lẽ rằng “Vấn đề Biển Đông không liên can gì đến Hội nghị Thượng đỉnh Đông Á bởi vì đây là một diễn đàn để thảo luận về hợp tác kinh tế và phát triển”.
Phản ứng của Bắc Kinh được cho là đã khiến một số thành viên ASEAN không dính dáng đến Biển Đông dè dặt, khiến cho không có đồng thuận trên đề nghị của Philippines.
Hội nghị các ngoại trưởng ASEAN hôm nay chỉ nhằm duyệt lại các điểm đã được các chuyên gia cao cấp đúc kết, để rồi trên cơ sở đó, xem xem còn có những bất đồng nào, đàm phán thêm, thuận được thì tốt, còn vẫn chưa thuận thì chuyển lên các lãnh đạo bàn tiếp.
Mọi người chờ đợi là Tổng thống Philippines Benigno trong cuộc họp với các đồng nhiệm vào ngày 17/11, sẽ đề cập đến sáng kiến của Manila biến một phần Biển Đông thành một vùng “hòa bình, hữu nghị, tự do và hợp tác”. Sáng kiến này mặc nhiên phản bác đường lưỡi bò của Trung Quốc tại Biển Đông.
Trong hai ngày 15 và 16/11, các bộ trưởng Ngoại giao và Kinh tế phải họp để đúc kết chương trình nghị sự cho các lãnh đạo, họp Hội nghị Thượng đỉnh trong hai ngày 17 và 18/11. Nội dung của hội nghị này là đề cập đến các vấn đề “nội bộ”, chẳng hạn như hồ sơ Miến Điện , lần này nổi bật vì phải dứt khoát xem có để cho thành viên này làm chủ tịch ASEAN vào năm 2014 hay không.
Bên cạnh Hội nghị “nội bộ”, ASEAN còn họp với các đối tác. Trong các Hội nghị này, giới quan sát đặc biệt chú ý đến Hội nghị Thượng đỉnh Mỹ - ASEAN lần thứ ba, tố chức ngày 18/11. Sau lần thứ nhất tại Singapore năm 2009, và lần thứ hai tại Hoa Kỳ vào năm ngoái, giới quan sát muốn xem phía Mỹ có tiết lộ gì thêm về quyết tâm dấn thân của họ vào khu vực Châu Á nói chung và Đông Nam Á nói riêng, đặc biệt trong bối cảnh Washington phải cắt giảm ngân sách quốc phòng như hiện nay không.
Kết thúc loạt Hội nghị ở Bali là Hội nghị Thượng đỉnh Thượng đỉnh Đông Á ngày 19/11, lần đầu tiên có một tổng thống Mỹ tham dự là ông Obama. Nhân dịp này, tổng thống Mỹ sẽ có cuộc gặp song phương với đồng nhiệm Philippines Aquino và thủ tướng Ấn Độ Manmohan Singh.
Bên cạnh đó, một hội nghị khác đáng chú ý là Hội nghị thượng đỉnh Nhật Bản – Mekong, dự trù vào ngày 19/11, nhưng có tin là sẽ diễn ra hôm thứ Sáu 18/11.
Các ngoại trưởng ASEAN hoàn toàn ủng hộ Miến Điện
Về điểm nóng của Hội nghị tại Bali lần này là Miến Điện, các Ngoại trưởng ASEAN đã đạt ngay đồng thuận : đồng ý 100% về việc để cho Miến Điện lên nắm quyền chủ tịch luân phiên vào năm 2014.
Ngay từ trưa nay, nguồn tin này đã được loan tải trong giới nhà báo có mặt tại Bali này, với các phóng viên Thái Lan và Malaysia được thông báo trước tiên. Nếu phóng viên Thái Lan còn giấu tên người cho biết tin, thì nhà báo Malaysia sau đó đã xác định đích danh Ngoại trưởng nước này, ông Datuk Seri Anifah Aman, xác định rằng “Miến Điện đã xin được lên nắm quyền chủ tịch luân phiên ASEAN vào năm 2014, và đề nghị này được các quốc gia thành viên tán đồng rộng rãi”.
Thông tin về việc chính quyền Miến Điện sẽ thả thêm tù nhân chính trị đưa ra ngay trước các hội nghị ở Bali được xem là đã có tác dụng tích cực, xóa tan mọi ngần ngại trong 10 nước ASEAN, cho dù một vài đối tác của khối còn cho là còn quá sớm.
Hoa Kỳ là nước nằm trong số các đối tác dè dặt. Tuy vậy, gần đây, Washington đã bớt cứng rắn hơn. Cụ thể là bên lề Hội nghị Thượng đỉnh APEC tuần qua, Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton đã dịu giọng tuyên bố ủng hộ các nố lực cải tổ ban đầu tại Miến Điện, mà Hoa Kỳ thấy là đã có những dấu hiệu chứng tỏ là đang “thực sự” diễn ra.
Phải nói là Miến Điện được hậu thuẫn nặng ký của nước chủ nhà là Indonesia. Ngay trước hội nghị, Ngoại trưởng Indonesia Marty Natalegawa đã tuyên bố hoan nghênh khả năng Miến Điện thả thêm tù nhân chính trị có thể là trong nội tuần này.
Biển Đông : Bất đồng Philippines-Trung Quốc khiến nhiều nước ASEAN dè dặt
Nếu hồ sơ Miến Điện đã có được đồng thuận, thì hồ sơ Biển Đông có dấu hiệu không tạo ra nhất trí, nhất là trên đề nghị của Manila yêu cầu ASEAN tạo điều kiện cho một cuộc họp bên lề Hội nghị Thượng đỉnh Bali giữa Trung Quốc và các nước có tranh chấp chủ quyền với Bắc Kinh.
Bản thông cáo báo chí về cuộc họp Ngoại trưởng ASEAN chỉ ghi đơn giản : “Các Ngoại trưởng đã thảo luận (về nhiều vấn đề), trong đó có việc thực thi Bản Tuyên bố về Ứng xử của Các bên tại Biển Đông/DOC”.
Tại Hội nghị hôm nay, phái đoàn Philippines đã đề xuất ý kiến của mình, một ý kiến đã bị Bắc Kinh công khai bác bỏ trước đó, viện lẽ rằng “Vấn đề Biển Đông không liên can gì đến Hội nghị Thượng đỉnh Đông Á bởi vì đây là một diễn đàn để thảo luận về hợp tác kinh tế và phát triển”.
Phản ứng của Bắc Kinh được cho là đã khiến một số thành viên ASEAN không dính dáng đến Biển Đông dè dặt, khiến cho không có đồng thuận trên đề nghị của Philippines.
Hội nghị các ngoại trưởng ASEAN hôm nay chỉ nhằm duyệt lại các điểm đã được các chuyên gia cao cấp đúc kết, để rồi trên cơ sở đó, xem xem còn có những bất đồng nào, đàm phán thêm, thuận được thì tốt, còn vẫn chưa thuận thì chuyển lên các lãnh đạo bàn tiếp.
Mọi người chờ đợi là Tổng thống Philippines Benigno trong cuộc họp với các đồng nhiệm vào ngày 17/11, sẽ đề cập đến sáng kiến của Manila biến một phần Biển Đông thành một vùng “hòa bình, hữu nghị, tự do và hợp tác”. Sáng kiến này mặc nhiên phản bác đường lưỡi bò của Trung Quốc tại Biển Đông.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét