30.11.11

Bát phở bạc triệu và "bữa cơm kèm berberin"



Đào Tuấn Năm 2009, những điều tra của báo chí về những bữa ăn "mạ vàng" ở Thủ đô làm dư luận sốc nặng. Một bát súp khai vị giá 98 USD. Tại các "phòng vàng", hóa đơn thanh toán không thể dưới 1000 USD. Thậm chí, xa xỉ đến mức một chai rượu mở nắp cũng phải trả 713 ngàn đồng. Cũng trong năm này, một điều tra về tác động của lạm phát với các nhóm người nghèo được công bố với những câu chuyện làm người ta đau lòng. Ở ĐBSCL, nhiều bậc phụ huynh buộc phải cho con cái nghỉ học. Còn ở miền núi phía Bắc, đồng bào buộc phải cắt xén các chi phí y tế của chính bản thân.
Đến năm 2011, bát phở bò Kobe đã tăng thêm 100 ngàn đồng để đạt mức 1,2 triệu đồng. Có nghĩa một bữa sáng của người giàu bằng thu nhập 3 tháng của một gia đình nghèo. Trong khi ở một trường "nội trú dân nuôi" nào đó, nhà báo Trần Đăng Tuấn, TGĐ AVG miêu tả: "Một nồi cơm và một nồi canh rau cải", không một miếng thịt, dù bạc nhạc, thậm chí không một miếng "tóp mỡ"- thứ "thịt" thời bao cấp- là bữa trưa của 80 mầm non đất nước.
Không thể có một sự cào bằng trong thu nhập, cũng như rất khó để xã hội đạt đến trình độ làm theo năng lực, hưởng theo nhu cầu. Nhưng khi mà những công bố về sự chênh lệch mức lương mà Bộ LĐ-TB và XH công bố thì ngoài chuyện lương của người lao động và người quản lý chênh nhau tới 100 lần, còn ẩn chứa sau đó những bất bình đẳng giữa chính những người lao động với nhau. Chẳng hạn kết quả tổng hợp tình hình của 37 công ty mẹ của tập đoàn kinh tế, tổng công ty “hạng đặc biệt” cho thấy, năm 2010 tiền lương của doanh nghiệp có lợi thế đạt 8,14 triệu đồng/tháng, cao gấp 3,35 lần so với nhóm doanh nghiệp không có lợi thế. Tiền lương của nhóm doanh nghiệp ngân hàng, tài chính đạt 10,5 triệu đồng/tháng, cao gấp 4,32 lần nhóm doanh nghiệp không có lợi thế.
Khoảng cách ngày càng nới rộng giữa người giàu và người nghèo mà mức độ chênh lệch thông qua lương mới là cái có thể nhìn thấy. Bởi đối với người lao động, lương có thể là 100% thu nhập, trong khi đối với cán bộ công chức, với những người lãnh đạo thì hoàn toàn không. Một ví dụ là những câu chuyện xã hội hàng ngày chứa đầy những nghịch cảnh: Cơm công nhân ăn kèm Berberin- một loại thuốc đi ngoài. Và dù "Lương bộ trưởng 40 năm mới mua nổi nhà thu nhập thấp" thì chỉ sau một nhiệm kỳ 4 năm, có quan chức đã xây được biệt thự.
Khoảng cách về lương, bởi thế, không đơn thuần chỉ là con số 100 lần, hay 364 lần cho những khoản thưởng, không đơn thuần là khoảng cách giàu nghèo, mà còn ẩn chứa trong nó những bất công xã hội về những mức lương thưởng "trên trời" không hề tương xứng với mức độ lao động và đóng góp. Ngay sau Sea games, không phải là ngẫu nhiên là những người đóng thuế lên tiếng phản đối khoản thưởng 1 tỷ đồng cho đội U23. Lý do rất đơn giản: Một cầu thủ thậm chí được thưởng hàng chục triệu đồng cho chính công việc của anh ta, một công việc được mô tả là "thắng được những đội bóng làng chỉ còn 10 người trên sân, hòa được một đội bóng vừa thua tan tác trước chính Việt Nam với tỷ số 0-5".
Khi, ngay chỉ đồng lương, đã chứa trong nó một khoảng cách mênh mông thì có lẽ con số chênh lệch giàu nghèo 9,2 lần mà Tổng cục Thống kê công bố qua kết quả cuộc khảo sát mức sống hộ dân cư, có lẽ cũng hoàn toàn chưa phản ánh chính xác mức độ phân hóa giàu nghèo.
Kinh Talmud nói: Nghèo thì đáng sợ hơn 50 loại tai nạn. Nhưng cũng đã qua cái thời giàu có là một cái tội. Vấn đề chỉ là những bất công trong việc phân phối của cải xã hội làm cho 1% dân số ngày càng giàu hơn và đời sống của 99% người nghèo ngày càng khó khăn. Đây cũng chính là một trong những nguyên nhân nảy sinh ra phong trào "Chiếm lấy phố Wall". Bởi dù là ở đâu, thời nào, một xã hội có phân hóa giàu nghèo thì chưa thể có bình đẳng thực sự.
Sau sự thật về những bữa cơm Suối Giàng, nhà báo Trần Đăng Tuấn đã đứng ra thành lập dự án (bữa) "cơm có thịt", dự án giờ đã phát triển thành Quỹ "Vì trẻ em vùng cao".
Nhưng còn phải cần bao nhiêu tấm lòng hảo tâm, bao nhiêu cái quỹ như thế cho đủ khi những "trường nội trú dân nuôi Suối Giàng", nơi chứa đựng những tấn thảm kịch phân hóa giàu nghèo, có ở khắp nơi?

. Bookmark the permalink.

14 Responses to Bát phở bạc triệu và "bữa cơm kèm berberin"

  1. Nặc danh says:
    CỘNG SẢN MÀ LỊ! CỘNG SẢN LÀ CỘNG TẤT CẢ TÀI SẢN NHÂN NHÂN VÀO CHO ĐẢNG HƯỞNG THỤ - HỌ ĐÃ ĐỊNH NGHĨA THẾ MÀ.
  2. Tú Xôi says:
    Các bà mẹ Việt Nam anh hùng chỉ cần ăn giấy khen đã no rồi .
  3. Luy Thep says:
    Trời ơi, nếu chỉ được húp một miếng nước dùng thừa của bát phở triệu đồng này cũng thấy mình sang trọng chán! hahahahaha
  4. cù Huy Hà Bão says:
    thực sự mình đã có dịp vào ăn sáng ở đó cách đây hơn 1 năm nhưng giá phở ở ba đình giá có 1 triệu đồng 1 tô sao đào tấn lại nói 1,2 triêu.nhưng mình không bàn cãi về giá tô phở đó.vì những người được coi là bình thường sẽ chẳng bao giờ vào đó cả,còn những người đạc biệt và bất bình thường mới vào đó.vì những chuyện như chạy chức,an, và mua bán những tin mà QH đang họp sắp thành luật để đón đầu để nhập sẵn chờ thuế.nói chung cấp cán bộ trung ương chỉ ăn ở quán phở đó mà hình như chẳng phải trả tiền,mà do những kẻ khác trả mà thôi
  5. Trả thẻ đảng cho đỡ nhục bản thân says:
    Phở KOBE đúng là chỉ có các tay cớm cộng sản mới dám ăn chứ dân ai nuốt nổi, vì phở này tay nào tham nhũng nhiều mặt dày mới lết vô ăn.
  6. Nặc danh says:
    Bọn nó đang tự đào mồ chôn mình đấy. Đừng có nóng ruột.
  7. Nặc danh says:
    Những con bò thì đi ăn thịt bò là đúng ròi
  8. Nặc danh says:
    Điểm Mười cho Tú Xôi ! câu nói vừa hay vừa giảm sì - trét !!Ha ha ha !!!
  9. Cù Huy Hà Vũ says:
    đúng là mấy thằng nhà mặt tiền mà không dám đưa mặt ra chịu tiền,chỉ đi ăn cho người khác trả,mà lại còn ăn thịt đồng loại nữa,mà không biết xấu hổ.
  10. Nặc danh says:
    Đúng rồi . 99 NGƯỜI bị trị phải đói khát cho 1 tên cộng sản no say .
  11. n says:
    Cùng nhận định và quan điểm với bài viết !
  12. Ngon Cơm says:
    Phong cách ăn chơi này của Tư Bản Đỏ phải được ghi vào kỷ lục Guiness, đố mấy bác Tư Bản thực thụ dám chịu chơi bằng!
  13. Nặc danh says:
    Nói làm gì chuyện chúng nó ăn chơi các bác ơi. Các đây không lâu trên VTV1 có phóng sự trẻ em vùng núi Tỉnh Nghệ An vượt sông đi học đó. Nhắc đến câu nói của cụ Hồ: Tôi chỉ có một ham muốn tột bậc đó là dân VN ai cũng có cơm ăn , áo mặc, ai cũng được được học hành. Vậy mà quê CHOA như vậy sao? Các ông lớn Tư bản đỏ cưỡi xe toàn tiền tỷ sao không bán bớt đi mà dựng cây cầu cho trẻ em đi học? Nghĩ mà giận mà thương quá . Giận vì tư bản đỏ tham ô , thương vì một lũ ngu quá nói không được? Như GS Dương trung Quốc có nói :(Đời cha ăn nhạt đi một chút để đời con còn có nước mà uống) Cứ thế này bọn ĐCSVN trẻ chẳng có nước mà uống đâu!!!
  14. Nặc danh says:
    Khi tư bản đỏ thâm lạm ngân quỹ, phung phí tài sản quốc gia. Ăn trên đầu, trên cổ nhân dân. Nhưng đấ nước thì bệ rạc, người dân ngày càng nghèo đó, cơ cực. Xin hãy nghe những vần thơ của Vĩnh Liêm về thực trạng đất nưóc này:

    • Đất Nước Nầy


    Ồ! Đất nước đã nhiều năm đổi mới,
    Đổi lòng người, đổi cả nếp suy tư.
    Sống văn minh bằng chế độ lao tù,
    Ấp Văn Hóa – bên trong đầy ổ chuột.

    Những đống rác kết sù nằm khắp nước,
    Đường ổ gà – cứ lách để mà đi.
    Cầu mới làm – chờ lún có can gì,
    Nếp sống vội – người dân đều hối hả.

    Trên xứ sở mà như người xa lạ,
    Kẻ tham quan cứ phải ngẩn ngơ người.
    Nhà vệ sinh ngập nước – ráng đi thôi!
    Cuộc sống tạm, đổi đời… xong một kiếp.

    Thế là hết! Không còn ai nối tiếp,
    Khí anh hùng Lê Lợi đất Lam Sơn.
    Tết Đống Đa, Nguyễn Huệ trút căm hờn,
    Giặc Phương Bắc phải tìm đường tẩu thoát.

    Trang sử Việt sáng ngời và dứt khoát,
    Thế mà nay dân Việt lại thờ ơ!
    Đất nước nầy chỉ là một bàn cờ,
    Để cường quốc xé ra từng mảnh nhỏ.

    Ta về lại xứ nầy – đời khốn khó,
    Nói ai nghe! Nên chỉ biết trách mình!
    Vì yếu hèn nên chẳng dám hy sinh,
    Để đất nước lọt vào tay thảo khấu.

    Còn sức mọn, lòng thành nguyền tranh đấu,
    Cho Quê Hương, cho Dân Tộc sinh tồn.
    Khi chết đi chẳng cần được suy tôn,
    Làm chiến sĩ vô danh là diễm phúc.

    Xin tất cả anh em nên tiếp tục.

Leave a Reply

Không có nhận xét nào: