Nhân Hội nghị Thượng đỉnh APEC, ở Haiwai, thủ tướng Canada Stephen Harper cho biết là Ottawa đã thăm dò khả năng gia nhập TPP từ lâu và ông đưa ra hai lý do giải thích quyết định của Canada : Hôm thứ bẩy, 12/11, trong cuộc gặp riêng giữa lãnh đạo hai nước, tổng thống Mỹ Barack Obama đã bày tỏ mong muốn Canada trở thành đối tác trong TPP. Lý do thứ hai là nhìn vào các tiêu chí của Hiệp định Xuyên Thái Bình Dương mà tổng thống Mỹ công bố thì Canada có thể thực hiện được một cách dễ dàng.
Cũng trong ngày hôm qua, một quan chức cao cấp Mêhicô cho AFP biết là nước này sẽ tham gia vòng đàm phán về Hiệp định Đối tác Xuyên Thái Bình Dương.
Canada có 34 triệu dân và là nền kinh tế đứng hàng thứ 10 trên thế giới. Còn Mêhico, với 112 triệu dân, đứng hàng thứ hai về kinh tế ở châu Mỹ La tinh, chỉ sau Brazil.
Sự tham gia của hai đối tác này càng làm tăng trọng lượng cho dự án TPP.
Tuy nhiên, Hiệp định Đối tác Xuyên Thái Bình Dương không chỉ nhắm mục đích thuần túy thương mại, mà sẽ có những quy định buộc các nước thành viên phải tuân thủ một số tiêu chuẩn trong lĩnh vực bảo vệ các quyền của người lao động, về môi trường… Đây là những trở ngại đối với Trung Quốc. Mặc dù chưa bầy tỏ ý định tham gia TPP, nhưng Bắc Kinh cho rằng những tiêu chuẩn này quá gò bó đối với một nước đang phát triển như Trung Quốc.
Như vậy, hiện nay, đã có 12 nước tham gia Hiệp định Đối tác Xuyên Thái Bình Dương, một thị trường rộng lớn với 800 triệu người tiêu dùng và chiếm gần 40% tổng sản phẩm quốc nội toàn thế giới. Với quy mô này, TPP lớn hơn nhiều so với Liên Hiệp Châu Âu.
Cũng trong ngày hôm qua, một quan chức cao cấp Mêhicô cho AFP biết là nước này sẽ tham gia vòng đàm phán về Hiệp định Đối tác Xuyên Thái Bình Dương.
Canada có 34 triệu dân và là nền kinh tế đứng hàng thứ 10 trên thế giới. Còn Mêhico, với 112 triệu dân, đứng hàng thứ hai về kinh tế ở châu Mỹ La tinh, chỉ sau Brazil.
Sự tham gia của hai đối tác này càng làm tăng trọng lượng cho dự án TPP.
Tuy nhiên, Hiệp định Đối tác Xuyên Thái Bình Dương không chỉ nhắm mục đích thuần túy thương mại, mà sẽ có những quy định buộc các nước thành viên phải tuân thủ một số tiêu chuẩn trong lĩnh vực bảo vệ các quyền của người lao động, về môi trường… Đây là những trở ngại đối với Trung Quốc. Mặc dù chưa bầy tỏ ý định tham gia TPP, nhưng Bắc Kinh cho rằng những tiêu chuẩn này quá gò bó đối với một nước đang phát triển như Trung Quốc.
Như vậy, hiện nay, đã có 12 nước tham gia Hiệp định Đối tác Xuyên Thái Bình Dương, một thị trường rộng lớn với 800 triệu người tiêu dùng và chiếm gần 40% tổng sản phẩm quốc nội toàn thế giới. Với quy mô này, TPP lớn hơn nhiều so với Liên Hiệp Châu Âu.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét