Theo phóng viên của Le Figaro từ Bangkok, một năm sau ngày được trả tự do, lãnh tụ đối lập Aung San Suu Kyi vẫn luôn là niềm hy vọng cho một thay đổi lớn tại Miến Điện. Chân dung của bà, vốn bị cấm trong một thời gian dài, giờ đây được bày bán khắp nơi. Một giảng viên đại học Miến Điện lưu vong tại Chiang Mai cho biết, bất chấp 14 năm bị quản thúc và các cuộc bầu cử giả mạo do giới tướng lĩnh tiến hành nhằm gạt bà ra ngoài, nhà đối lập vẫn luôn được rất đông đảo dân chúng ngưỡng mộ và tiếp tục có một vai trò trọng yếu trên sân khấu chính trị.
Bertil Lintner, một trong các chuyên gia xuất sắc nhất về chính trị Miến Điện, nhìn thấy mối liên hệ giữa khả năng tập hợp và truyền đi các thông điệp của nhà lãnh đạo đối lập, với những thay đổi bất ngờ trong mấy tháng gần đây tại Miến Điện. Ông Bertil Lintner giải thích, sở dĩ giới cầm quyền đã có những nhân nhượng như : thả tù chính trị, nới lỏng kiểm duyệt, thành lập ủy ban nhân quyền, … là do họ hiểu ra mức độ ảnh hưởng lớn lao của « Bà » (tên gọi kính cẩn mà nhiều người dân Miến Điện dùng để gọi Aung San Suu Kyi) trong xã hội, và họ làm những chuyện này để được quốc tế nới lỏng trừng phạt và được bầu làm chủ tịch luân lưu của Asean vào năm 2014.
Tình hình có vẻ đáng lạc quan, tuy nhiên, nhiều người nghi ngờ về tương lai chính trị của giải Nobel Hòa bình. Theo nhà đối lập lưu vong Kwa Zwa Moe, trước một chính quyền luôn luôn do giới quân sự thao túng, nhà đối lập tránh đối đầu trực tiếp, mà đi vào các lĩnh vực ít nhạy cảm về chính trị, như môi trường, sức khỏe và các mạng lưới xã hội. Như vậy, bà Aung San Suu Kyi chơi trò « mèo vờn chuột » với giới cầm quyền, đang muốn lợi dụng uy tín của bà. Tuy nhiên, theo nhà ly khai, nếu lãnh đạo đối lập chỉ bó hẹp các hoạt động của mình bằng việc khai trương các thư viên, phân chia thóc gạo cho những người thiếu đói và khuyến cáo mọi người nên kiên nhẫn, … thì uy tín chính trị của bà có nguy cơ bị suy sụp.
Còn đối với nhà chính trị học Bertil Lintner, chuyên gia về Miến Điện (tác giả cuốn sách « Aung San Suu Kyi và cuộc chiến vì dân chủ của Miến Điện »), đặt bà Aung San Suu Kyi vào tình thế này chính là toan tính của tổng thống Thein Sein. « Để vô hiệu hóa Aung San Suu Kyi, tổng thống Miến Điện làm ra vẻ đối thoại với bà, nhưng không bao giờ để cho bà có khả năng thực hiện bất cứ điều gì và hy vọng những người ủng hộ bà sẽ thất vọng ».
Trong giới ly khai, nhiều người nhìn nhận một cách hoài nghi sự việc đảng Liên đoàn Quốc gia vì Dân chủ, trước đó bị ép buộc giải tán, sắp tới sẽ ra đăng ký lại, và việc nhà lãnh đạo Aung San Suu Kyi sẽ ra ứng cử dân biểu.
Nhà nghiên cứu nhân học, chuyên về Phật giáo Miến Điện Gustaaf Houtman, đưa ra nhận định : lãnh đạo đối lập Aung San Suu Kyi đã xây dựng được một sự sùng bái đối với cá nhân bà, trên nền tảng văn hóa Phật giáo. Đối với dân chúng Miến Điện, nhà lãnh đạo đối lập trở thành « vị thần dân chủ ban phát những điều tốt lành », nữ thần có thể giải phóng dân chúng khỏi áp bức. Nhà chính trị học Bertil Lintner khẳng định, con đường truy cầu giải phóng cá nhân mang tính tâm linh của nhà lãnh đạo dân chủ ít xuất phát từ một chương trình hành động chính trị cụ thể, chính điều này đã trở thành một điểm yếu của bà.
Tuy nhiên, Le Figaro kết luận, dù có các điểm yếu như vậy, Aung San Suu Kyi vẫn là người đại diện cho niềm hy vọng vào một tương lai tốt hơn tại Miến Điện, sau 50 năm thống trị của chế độ độc tài quân sự.
Các cựu quân nhân Syria chống chế độc tài yêu cầu quốc tế can thiệp
Về xung đột tại Syria, Libération có chùm bài liên quan đến tình hình đang trở nên hết sức căng thẳng tại Syria. « Tâm sự của các quân nhân đào ngũ Syria », phóng sự do đặc phái viên gửi về từ Liban, dẫn lời của các cựu sĩ quan và binh lính đào ngũ. Các quân nhân đào ngũ đã lập ra một tổ chức mang tên Quân đội Syria tự do.
Phóng viên Libération tiếp xúc được với đại úy Abou Farer, một trong ba người sáng lập ra tổ chức này, hiện nay đang ẩn náu tại Liban. Nguyên là sĩ quan tình báo trong vòng 30 năm trong quân đội Syria, ông liên tục trong tình trạng lẩn trốn và mang sẵn một trái lựu đạn trong mình, để sẵn sàng tự sát, nếu có nguy cơ rơi vào tay quân đội Syria.
Tại vùng Wadi Khalid, có khoảng 200 quân nhân đào ngũ. Rất nhiều trong số họ tham gia vào hàng ngũ quân đội nổi dậy trong hàng ngũ cùng với viên sĩ quan kể trên.
Hiện tại ở khu vực này, đường biên giới Syria – Liban đã bị phong tỏa từ hai phía, để ngăn cản các quân nhân của lực lượng vũ trang nổi dậy quay trở lại tiến hành các vụ tấn công.
Libération gặp một cựu sĩ quan khác, người lãnh đạo một nhóm kháng chiến gồm 45 binh sĩ tại Homs (Syria), nơi được coi là thánh địa của phong trào nổi dậy. Nhiệm vụ mà nhóm vũ trang này tự đặt ra cho mình là tấn công tiêu diệt mọi lực lượng quân đội hay an ninh đàn áp các đoàn biểu tình hòa bình, để bảo vệ thường dân. Họ đặc biệt chú ý đến các shabiba - lực lượng bán quân sự địa phương -, thường đàn áp dân chúng, theo lệnh của chính quyền. Cựu sĩ quan đào ngũ, lãnh đạo nhóm chiến binh nổi dậy tại Homs đề nghị quốc tế can thiệp để bảo vệ phong trào đòi dân chủ.
Bài phân tích của Libération trong hồ sơ Syria đưa ra nhận định về bối cảnh hiện nay, sau khi quyết định đình chỉ tư cách thành viên của Syria vừa được đưa ra, theo đó, bạo lực đang trở nên nghiêm trọng hơn, với việc phong trào đấu tranh càng trở nên cương quyết, cùng với các đàn áp càng trở nên khốc liệt.
Người tỵ nạn Bắc Triều Tiên phải vượt qua nhiều trở ngại để hội nhập tại Hàn Quốc
Về Châu Á, liên quan đến bán đảo Triều Tiên, Le Monde có bài « Trại tỵ nạn tự do » để nói về số phận hàng ngàn người chạy trốn khỏi chế độ độc tài toàn trị miền Bắc, nói chung và đặc biệt là việc họ đã được tiếp nhận như thế nào tại miền Nam. Phóng viên Le Monde đưa độc giả tới trung tâm tiếp nhận người tỵ nạn mang tên Trại Hanawon (« Trại Thống nhất »), cách Seoul không xa.
Hiện tại, 750 người tạm trú ở đây được theo học một chương trình đặc biệt để có thể hội nhập vào cuộc sống tại Hàn Quốc, vốn khác xa một trời một vực với miền Bắc. Một trong những nhiệm vụ chính của các nhân viên trung tâm này, trong ba tháng « thực tập » của những người tỵ nạn từ miền Bắc, là đem lại cho họ « sự thăng bằng tâm lý » sau những khổ ải mà họ trải qua.
Ra khỏi trại tỵ nạn, trong thời gian đầu, những người Bắc Triều Tiên được chính phủ trợ cấp tiền để sống, nhưng những khó khăn mà họ gặp phải là rất nhiều. Đa phần là họ phải bắt đầu từ đầu, vì ngay cả những người có bằng cấp, thì bằng cấp ấy cũng không được công nhận. Khoảng 15% người tỵ nạn rơi vào thất nghiệp và suy nhược tinh thần. Cuộc sống tại Hàn Quốc đòi hỏi cá nhân phải nỗ lực độc lập, trong khi những người đến từ miền Bắc dù nghèo khổ hơn những lại thường được đùm bọc trong cộng đồng.
Le Monde nhấn mạnh đến hiện tượng tỵ nạn vào Hàn Quốc thông qua các mạng lưới trung gian, lấy lệ phí. Con đường vượt biên từ Bắc Triều Tiên ra ngoài thường thông qua ngả biên giới với Trung Quốc, vòng vèo qua hàng ngàn cây số qua Lào hay Thái Lan, trước khi trở về Hàn Quốc. Một chuyên đi như vậy, người vượt biên tỵ nạn phải trả cho môi giới từ 1.300 đến 1.950 euro. Khoảng từ 3.000 đến 5.000 người tỵ nạn Bắc Triều Tiên tại Hàn Quốc kiếm được tiền để gửi về cho gia đình cũng qua các mạng lưới trung gian như vậy, với tổng số tiền ước tính khoảng 10 triệu euro.
2 triệu người thiệt mạng trong bếp ăn và chương trình 100 triệu bếp ăn sạch
Hàng năm trên thế giới, có gần 2 triệu người thiệt mạng trong bếp ăn. Đây là thông tin do tổ chức Y tế Thế giới đưa ra, được Le Monde công bố hôm nay. Nguyên nhân của tử vong là do các thiết bị, đồ dùng trong bếp ăn không bảo đảm an toàn. Số lượng người chết « vì bếp ăn » như vậy là gấp đôi số người tử vong do sốt rét và gần bằng số người thiệt mạng vì Sida.
Một trong những yếu tố nguy hiểm hàng đầu là khói bếp gây ra ô nhiễm không khí, đặc biệt với trẻ em nhỏ.
Trong thời gian gần đây, nhiều tổ chức quốc tế tập trung vào giải quyết các hiểm họa từ bếp ăn. Liên minh toàn cầu cho bếp ăn sạch, một cơ chế phối hợp hành động đã được lập ra vào tháng 9/2010 dưới sự bảo trợ của Liên Hiệp Quốc. Giám đốc điều hành của Liên minh này cho biết, sẽ lắp đặt 100 bếp ăn sạch từ đây đến năm 2020. Tháng 2/2011, các chuyên gia từ 42 nước trên thế giới tập hợp tại Perou để khởi động cho chương trình hành động thiết lập các tiêu chuẩn bếp ăn an toàn và hiệu quả.
Trang nhất các nhật báo Pháp
Về thời sự quốc tế hôm nay, các báo Pháp đặc biệt quan tâm đến cuộc khủng hoảng Syria, vừa bước sang một giai đoạn mới, với việc Liên đoàn Ả Rập ra quyết định đình chỉ quy chế thành viên của Syria. « Al-Assad bị các lãnh đạo Ả Rập bỏ rơi » là hàng tựa ngay trên đầu trang nhất của Le Figaro. « Syria. ‘‘Bắn vào đám đông, tôi không thể’’ », Libération chạy tít. Tờ báo cho biết, trong khi Liên đoàn Ả Rập nâng mức cảnh báo đối với Damas, thì nhiều cựu sĩ quan Syria ủng hộ cuộc nổi dậy vũ trang chống chế độ độc tài.
Về thời sự Châu Âu, Le Figaro đặc biệt chú ý đến « Nước Ý với Mario Monti, người chống lại Berlusconi », với việc thay đổi chính phủ tại quốc gia đang lún sâu vào khủng hoảng, trong khi đó, « Các công ty thẩm định tài chính trong tầm ngắm của Bruxelles » là chủ đề số một với nhật báo kinh tế Les Echos. Tờ báo cho biết, ngày mai, Ủy ban Châu Âu sẽ công bố các quy chế pháp lý mới nhằm giới hạn tầm ảnh hưởng của các công ty thẩm định tài chính. « Berline kêu gọi tăng cường quan hệ Pháp-Đức » là chủ đề chính trên trang nhất Le Monde.
Vẫn liên quan đến cuộc khủng hoảng của khu vực đồng euro, l’Humanité chạy tựa « Bịt miệng nhân dân » với lời bình luận : Dân chúng Hy Lạp và Ý không được quyền nói. Các nhà lãnh đạo chủ chốt của Châu Âu và các thị trường tài chính áp đặt cho họ các chính phủ kỹ trị.
Vấn đề việc làm và lao động được La Croix tập trung theo dõi. Dưới hàng tựa « Làm việc một cách khác », tờ báo công bố kết quả của cuộc điều tra dư luận CSA về thái độ đối với việc làm tại Pháp ».
Bertil Lintner, một trong các chuyên gia xuất sắc nhất về chính trị Miến Điện, nhìn thấy mối liên hệ giữa khả năng tập hợp và truyền đi các thông điệp của nhà lãnh đạo đối lập, với những thay đổi bất ngờ trong mấy tháng gần đây tại Miến Điện. Ông Bertil Lintner giải thích, sở dĩ giới cầm quyền đã có những nhân nhượng như : thả tù chính trị, nới lỏng kiểm duyệt, thành lập ủy ban nhân quyền, … là do họ hiểu ra mức độ ảnh hưởng lớn lao của « Bà » (tên gọi kính cẩn mà nhiều người dân Miến Điện dùng để gọi Aung San Suu Kyi) trong xã hội, và họ làm những chuyện này để được quốc tế nới lỏng trừng phạt và được bầu làm chủ tịch luân lưu của Asean vào năm 2014.
Tình hình có vẻ đáng lạc quan, tuy nhiên, nhiều người nghi ngờ về tương lai chính trị của giải Nobel Hòa bình. Theo nhà đối lập lưu vong Kwa Zwa Moe, trước một chính quyền luôn luôn do giới quân sự thao túng, nhà đối lập tránh đối đầu trực tiếp, mà đi vào các lĩnh vực ít nhạy cảm về chính trị, như môi trường, sức khỏe và các mạng lưới xã hội. Như vậy, bà Aung San Suu Kyi chơi trò « mèo vờn chuột » với giới cầm quyền, đang muốn lợi dụng uy tín của bà. Tuy nhiên, theo nhà ly khai, nếu lãnh đạo đối lập chỉ bó hẹp các hoạt động của mình bằng việc khai trương các thư viên, phân chia thóc gạo cho những người thiếu đói và khuyến cáo mọi người nên kiên nhẫn, … thì uy tín chính trị của bà có nguy cơ bị suy sụp.
Còn đối với nhà chính trị học Bertil Lintner, chuyên gia về Miến Điện (tác giả cuốn sách « Aung San Suu Kyi và cuộc chiến vì dân chủ của Miến Điện »), đặt bà Aung San Suu Kyi vào tình thế này chính là toan tính của tổng thống Thein Sein. « Để vô hiệu hóa Aung San Suu Kyi, tổng thống Miến Điện làm ra vẻ đối thoại với bà, nhưng không bao giờ để cho bà có khả năng thực hiện bất cứ điều gì và hy vọng những người ủng hộ bà sẽ thất vọng ».
Trong giới ly khai, nhiều người nhìn nhận một cách hoài nghi sự việc đảng Liên đoàn Quốc gia vì Dân chủ, trước đó bị ép buộc giải tán, sắp tới sẽ ra đăng ký lại, và việc nhà lãnh đạo Aung San Suu Kyi sẽ ra ứng cử dân biểu.
Nhà nghiên cứu nhân học, chuyên về Phật giáo Miến Điện Gustaaf Houtman, đưa ra nhận định : lãnh đạo đối lập Aung San Suu Kyi đã xây dựng được một sự sùng bái đối với cá nhân bà, trên nền tảng văn hóa Phật giáo. Đối với dân chúng Miến Điện, nhà lãnh đạo đối lập trở thành « vị thần dân chủ ban phát những điều tốt lành », nữ thần có thể giải phóng dân chúng khỏi áp bức. Nhà chính trị học Bertil Lintner khẳng định, con đường truy cầu giải phóng cá nhân mang tính tâm linh của nhà lãnh đạo dân chủ ít xuất phát từ một chương trình hành động chính trị cụ thể, chính điều này đã trở thành một điểm yếu của bà.
Tuy nhiên, Le Figaro kết luận, dù có các điểm yếu như vậy, Aung San Suu Kyi vẫn là người đại diện cho niềm hy vọng vào một tương lai tốt hơn tại Miến Điện, sau 50 năm thống trị của chế độ độc tài quân sự.
Các cựu quân nhân Syria chống chế độc tài yêu cầu quốc tế can thiệp
Về xung đột tại Syria, Libération có chùm bài liên quan đến tình hình đang trở nên hết sức căng thẳng tại Syria. « Tâm sự của các quân nhân đào ngũ Syria », phóng sự do đặc phái viên gửi về từ Liban, dẫn lời của các cựu sĩ quan và binh lính đào ngũ. Các quân nhân đào ngũ đã lập ra một tổ chức mang tên Quân đội Syria tự do.
Phóng viên Libération tiếp xúc được với đại úy Abou Farer, một trong ba người sáng lập ra tổ chức này, hiện nay đang ẩn náu tại Liban. Nguyên là sĩ quan tình báo trong vòng 30 năm trong quân đội Syria, ông liên tục trong tình trạng lẩn trốn và mang sẵn một trái lựu đạn trong mình, để sẵn sàng tự sát, nếu có nguy cơ rơi vào tay quân đội Syria.
Tại vùng Wadi Khalid, có khoảng 200 quân nhân đào ngũ. Rất nhiều trong số họ tham gia vào hàng ngũ quân đội nổi dậy trong hàng ngũ cùng với viên sĩ quan kể trên.
Hiện tại ở khu vực này, đường biên giới Syria – Liban đã bị phong tỏa từ hai phía, để ngăn cản các quân nhân của lực lượng vũ trang nổi dậy quay trở lại tiến hành các vụ tấn công.
Libération gặp một cựu sĩ quan khác, người lãnh đạo một nhóm kháng chiến gồm 45 binh sĩ tại Homs (Syria), nơi được coi là thánh địa của phong trào nổi dậy. Nhiệm vụ mà nhóm vũ trang này tự đặt ra cho mình là tấn công tiêu diệt mọi lực lượng quân đội hay an ninh đàn áp các đoàn biểu tình hòa bình, để bảo vệ thường dân. Họ đặc biệt chú ý đến các shabiba - lực lượng bán quân sự địa phương -, thường đàn áp dân chúng, theo lệnh của chính quyền. Cựu sĩ quan đào ngũ, lãnh đạo nhóm chiến binh nổi dậy tại Homs đề nghị quốc tế can thiệp để bảo vệ phong trào đòi dân chủ.
Bài phân tích của Libération trong hồ sơ Syria đưa ra nhận định về bối cảnh hiện nay, sau khi quyết định đình chỉ tư cách thành viên của Syria vừa được đưa ra, theo đó, bạo lực đang trở nên nghiêm trọng hơn, với việc phong trào đấu tranh càng trở nên cương quyết, cùng với các đàn áp càng trở nên khốc liệt.
Người tỵ nạn Bắc Triều Tiên phải vượt qua nhiều trở ngại để hội nhập tại Hàn Quốc
Về Châu Á, liên quan đến bán đảo Triều Tiên, Le Monde có bài « Trại tỵ nạn tự do » để nói về số phận hàng ngàn người chạy trốn khỏi chế độ độc tài toàn trị miền Bắc, nói chung và đặc biệt là việc họ đã được tiếp nhận như thế nào tại miền Nam. Phóng viên Le Monde đưa độc giả tới trung tâm tiếp nhận người tỵ nạn mang tên Trại Hanawon (« Trại Thống nhất »), cách Seoul không xa.
Hiện tại, 750 người tạm trú ở đây được theo học một chương trình đặc biệt để có thể hội nhập vào cuộc sống tại Hàn Quốc, vốn khác xa một trời một vực với miền Bắc. Một trong những nhiệm vụ chính của các nhân viên trung tâm này, trong ba tháng « thực tập » của những người tỵ nạn từ miền Bắc, là đem lại cho họ « sự thăng bằng tâm lý » sau những khổ ải mà họ trải qua.
Ra khỏi trại tỵ nạn, trong thời gian đầu, những người Bắc Triều Tiên được chính phủ trợ cấp tiền để sống, nhưng những khó khăn mà họ gặp phải là rất nhiều. Đa phần là họ phải bắt đầu từ đầu, vì ngay cả những người có bằng cấp, thì bằng cấp ấy cũng không được công nhận. Khoảng 15% người tỵ nạn rơi vào thất nghiệp và suy nhược tinh thần. Cuộc sống tại Hàn Quốc đòi hỏi cá nhân phải nỗ lực độc lập, trong khi những người đến từ miền Bắc dù nghèo khổ hơn những lại thường được đùm bọc trong cộng đồng.
Le Monde nhấn mạnh đến hiện tượng tỵ nạn vào Hàn Quốc thông qua các mạng lưới trung gian, lấy lệ phí. Con đường vượt biên từ Bắc Triều Tiên ra ngoài thường thông qua ngả biên giới với Trung Quốc, vòng vèo qua hàng ngàn cây số qua Lào hay Thái Lan, trước khi trở về Hàn Quốc. Một chuyên đi như vậy, người vượt biên tỵ nạn phải trả cho môi giới từ 1.300 đến 1.950 euro. Khoảng từ 3.000 đến 5.000 người tỵ nạn Bắc Triều Tiên tại Hàn Quốc kiếm được tiền để gửi về cho gia đình cũng qua các mạng lưới trung gian như vậy, với tổng số tiền ước tính khoảng 10 triệu euro.
2 triệu người thiệt mạng trong bếp ăn và chương trình 100 triệu bếp ăn sạch
Hàng năm trên thế giới, có gần 2 triệu người thiệt mạng trong bếp ăn. Đây là thông tin do tổ chức Y tế Thế giới đưa ra, được Le Monde công bố hôm nay. Nguyên nhân của tử vong là do các thiết bị, đồ dùng trong bếp ăn không bảo đảm an toàn. Số lượng người chết « vì bếp ăn » như vậy là gấp đôi số người tử vong do sốt rét và gần bằng số người thiệt mạng vì Sida.
Một trong những yếu tố nguy hiểm hàng đầu là khói bếp gây ra ô nhiễm không khí, đặc biệt với trẻ em nhỏ.
Trong thời gian gần đây, nhiều tổ chức quốc tế tập trung vào giải quyết các hiểm họa từ bếp ăn. Liên minh toàn cầu cho bếp ăn sạch, một cơ chế phối hợp hành động đã được lập ra vào tháng 9/2010 dưới sự bảo trợ của Liên Hiệp Quốc. Giám đốc điều hành của Liên minh này cho biết, sẽ lắp đặt 100 bếp ăn sạch từ đây đến năm 2020. Tháng 2/2011, các chuyên gia từ 42 nước trên thế giới tập hợp tại Perou để khởi động cho chương trình hành động thiết lập các tiêu chuẩn bếp ăn an toàn và hiệu quả.
Trang nhất các nhật báo Pháp
Về thời sự quốc tế hôm nay, các báo Pháp đặc biệt quan tâm đến cuộc khủng hoảng Syria, vừa bước sang một giai đoạn mới, với việc Liên đoàn Ả Rập ra quyết định đình chỉ quy chế thành viên của Syria. « Al-Assad bị các lãnh đạo Ả Rập bỏ rơi » là hàng tựa ngay trên đầu trang nhất của Le Figaro. « Syria. ‘‘Bắn vào đám đông, tôi không thể’’ », Libération chạy tít. Tờ báo cho biết, trong khi Liên đoàn Ả Rập nâng mức cảnh báo đối với Damas, thì nhiều cựu sĩ quan Syria ủng hộ cuộc nổi dậy vũ trang chống chế độ độc tài.
Về thời sự Châu Âu, Le Figaro đặc biệt chú ý đến « Nước Ý với Mario Monti, người chống lại Berlusconi », với việc thay đổi chính phủ tại quốc gia đang lún sâu vào khủng hoảng, trong khi đó, « Các công ty thẩm định tài chính trong tầm ngắm của Bruxelles » là chủ đề số một với nhật báo kinh tế Les Echos. Tờ báo cho biết, ngày mai, Ủy ban Châu Âu sẽ công bố các quy chế pháp lý mới nhằm giới hạn tầm ảnh hưởng của các công ty thẩm định tài chính. « Berline kêu gọi tăng cường quan hệ Pháp-Đức » là chủ đề chính trên trang nhất Le Monde.
Vẫn liên quan đến cuộc khủng hoảng của khu vực đồng euro, l’Humanité chạy tựa « Bịt miệng nhân dân » với lời bình luận : Dân chúng Hy Lạp và Ý không được quyền nói. Các nhà lãnh đạo chủ chốt của Châu Âu và các thị trường tài chính áp đặt cho họ các chính phủ kỹ trị.
Vấn đề việc làm và lao động được La Croix tập trung theo dõi. Dưới hàng tựa « Làm việc một cách khác », tờ báo công bố kết quả của cuộc điều tra dư luận CSA về thái độ đối với việc làm tại Pháp ».
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét