6.11.11

Gợi thương


Kiều Lê (diendancongnhan) Tuần trước tôi đi thăm người thân ở làng Long Khánh, huyện Hồng Ngự, tỉnh Đồng Tháp, đoạn dừng chân trên đường tình cờ nghe một phụ nữ kể chuyện đất lở hai bên sông xã Long Thuận và Long Khánh A.

Cô nói: Từ ngày chính quyền tỉnh Đồng Tháp ký hợp đồng cho các chủ thầu khai thác cát dưới dòng sông lấy lợi thì cảnh tượng hai bên bờ sông cứ liên tục lở làm hư hại đổ xuống sông hoặc dời đi có tổng cộng khoản 9 trăm căn nhà và cả 1 ngàn công đất bị nước cuống đổ xuống sông. Cô nói thêm: trước sự cố xảy ra kỷ sư địa chất có đến thăm dò dưới lòng đất của xã Long Khánh A. Kết quả cuộc thăm dò cho thấy có dấu hiệu tốt bởi ngành điện lực bắt tay vào việc xuống trụ điện to hai bên, chuyền dây điện qua sông Long Thuận và Long Khánh.

Do khai thác nạo vét dưới lòng đất khiến hai bên sông đều bị sạt lở quá sức tưởng tượng, trụ điện của kỷ sư địa chất đi vào hoạt động chưa bao lâu đã bị nhổ lên vác chạy. Mấy tháng qua sức sạt lở như muốn tiêu diệt đất đai nhà cửa, nhân dân hết còn nhịn được đồng phản đối sự khai thác cát của nhà đầu tư, họ kéo đến ủy ban đưa đơn và cũng có những người biết chuyện hơn, họ gởi vượt cấp những lá đơn đến văn phòng chủ tịch nước, văn phòng thủ tướng chánh phủ, Ban thanh tra chánh phủ, đài truyền hình, báo chí. Hôm qua có nhóm phóng viên, ký giả báo “Tuổi Trẻ” đi từ thành phố Hồ Chí Minh đến hiện trường vùng sạt lở, nhà báo tỏ vẻ rất cảm động, xuống tàu cho chạy quanh vùng bị thiệt hại.

Sau khi các ký giả báo Tuổi Trẻ thành phố Hồ Chí Minh xong việc ra về, nhân dân trong vùng sạt lở bị chánh quyền địa phương hạch hỏi, hăm dọa, điều tra kẻ nào đưa tin cho Báo Tuổi Trẻ hay để họ đến làm rối việc. Đất lở mắc mớ gì chánh quyền mà làm reo, thưa kiện! Cùng ngày, 4 giờ chiều hôm đó, một bé trai 14 tuổi, đói đi lang thang ngoài đường vắng, nghi em trong xóm đưa đơn, chánh quyền bắt cóc em chở đến văn phòng điều tra bằng hành động thô bạo vỗ bàn đập ghế, vả cho hai cái tát tay kêu khai ra ai viết đơn kiện. Bé trai run lập cập khóc lem cả mắt, đến quá 8 giờ tối mới cho em về nhà với điều kiện buộc em không được nói em bị đánh.

Qua nghiên cứu, xáng lấy cát làm cho sạt lở hai bên sông Long Thuận và Long Khánh là sự thật. Bằng vào chuyên môn của kỹ sư địa chất nhưng chánh quyền tỉnh Đồng Tháp không thừa nhận tội lỗi họ làm; họ cố tình không nghe tiếng rên siết của nhân dân để lấy tiền từ việc bán nguồn đất giữa sông cho những nhà đầu tư cũng không thương dân mến nước. Họ làm giàu trên khổ đau và nước mắt của những người dân hết sức là vất vả mới có cơm ăn áo mặt. Mỗi tiếng kêu than của người bị hại là nỗi sỉ nhục của nhà chức trách địa phương. Quan phụ mẩu để dân trong làng đói là tự xét thiếu trình độ hướng dẫn làm kinh tế, các quan phải tự kiểm điểm mình mới đúng, huống chi dân biết làm kinh tế từ ruộng đất của mình, chánh quyền tỉnh Đồng Tháp “phù phép” cho đất nhân dân bay hết xuống sông để các ông vét ăn của đổ. Mất nơi ở rất kỹ niệm với Cha Ông, mất đất đai, nhà cửa di dời chánh quyền cho mỗi hộ là 5 triệu, không đủ một bửa tiệc của quan tham, chắc chắn sẽ động lòng Trời; nếu những quan hám lợi không dừng tay sẽ có ngày bị phạt nặng.

Dừng tay không chưa đủ, quan tham hám lợi tỉnh Đồng Tháp phải chịu trách nhiệm trước những nạn nhân mất đất mất nhà và những bửa ăn quá tạm mượn của họ hiện giờ trong khi Ông Cha của họ đã để lại cho con cháu những bửa ăn ngon. Quan tham phải nhả miếng ngon ăn giựt của dân, thối thường tương xứng với tài sản đã bị các Ông lôi đổ xuống sông.

Tôi không biết người dân nghèo khổ nơi đây có sức chịu đựng đến dường nào và nếu, những ông quan tham còn duy trì lâu sự ăn giựt mượn qua tay “Bà Thủy” đổ trăm thứ tội cho Bà ấy. Làm thế nào để kéo dài sự sống tốt đẹp khi đất canh tác không còn, nhà ở bị dở chất đống, đi tha phương cầu thực.

Tôi xin chia xẻ nỗi đau của bà con huynh đệ. Có khổ đau thế nào thì cũng đừng nghĩ đến chuyện chết. Chết ghi thù hận no béo gì? hãy sống để tạo cơ hội cho quan tham có dịp hồi đầu, nếu ta chết trong việc làm ác đức của họ, dẩu từ đó họ hồi đầu phục thiện cũng giảm mất ý nghĩa. Hãy sống và vượt khó để xóa bớt chồng hồ sơ nhân quả giữa ta và họ, họ và ta.

Tôi mong được chư hiền chia tiếp nổi bất hạnh của bà con vùng đất lở; có cao kiến gì giúp họ từ vật chất lẫn tinh thần. Những nhà đất ở đầu dòng nước trắng tay thì đã trắng tay rồi, hãy tìm cách chận đứng sự lan lở tiếp theo đến những dãy đất ngôi nhà đang đi lần đến chỗ hủy diệt. Hãy làm sáng mắt sáng tâm các Ông chánh quyền tỉnh Đồng Tháp cho các ông thấy tội lỗi qua việc kiếm tiền, họ phải đình chỉ thi công và phải chịu trách nhiệm thối thường những hộ dân bị hại.


. Bookmark the permalink.

2 Responses to Gợi thương

  1. Nặc danh says:
    Chũ-Nghĩa Mac-Le &
    Nuớc CH XHCN VN Muôn-năm
    Ts2nd
  2. Nặc danh says:
    Tai sao may " nha " cua may cha Lanh dao khong bi tuot xuong song ? tai sao khong thay cha nao , bi binh , bi tan tat , roi chet het cho roi ? thay toan la dan chung ngheo kho " bi nan " trien mien .

    Cai lu " suc vat " nay , chi biet song cho chinh no va chi song trong thoi hien tai . No AN no NUOT mot minh , roi chung ta xum nhau , cuu mang , lan nhau , nhu vay la " trung ke " cua no roi .

    Toi khuyen cac ban , ai co tam long , hay den tan noi , giup do ba con , nhung HAY KIN DAO , dung bao gio lam am i , neu khong , thi cai lu " suc vat " tham lam vo tan nay , se " vo tay " khen ngoi , khuyen khich , thi minh " mac bay " no roi , nghia la no AN ma minh xum nhau TRA , vi vay , no tiep tuc AN HOAI .

    Khi den giup do bat cu ai , hay di voi danh nghia " co ba con ho hang " voi nhau , dieu nay co nghia la , vi co ho hang ,nen giup , thi chung no , khong " loi dung " ma y lai minh.

Leave a Reply

Không có nhận xét nào: