Việt Hoàng (eThongLuan) - “...công an bây giờ là công cụ duy nhất để bảo vệ chế độ nên chính quyền không thể trừng phạt họ dù họ phạm tội nghiêm trọng đến mấy đi nữa. Khi đám bồi bút của Đinh Thế Huynh bất lực thì đám âm binh của Trần Đại Quang phải ra tay...”
Đặc điểm nổi bật nhất của hai cuộc biểu tình này là số thành viên tham gia, cuộc biểu tình ngày 16/11 tại thủ đô Praha của nước Cộng hòa Séc (Tiệp Khắc cũ), chỉ có một người duy nhất đó là anh Đỗ Xuân Cang. Cuộc biểu tình thứ hai sau đó một ngày (17/11) tại Hà Nội chỉ với 3 người phụ nữ: Bà Thái Thị Lượm và cô Nguyễn Thị Thanh Tuyền (mẹ và vợ của anh Nguyễn Công Nhật, người bị công an huyện Bến Cát, tỉnh Bình Dương đánh chết) và cô Trịnh Kim Tiến (con gái của ông Trịnh Xuân Tùng, người bị công an phường Thịnh Liệt, Hoàng Mai, Hà Nội đánh chết).
Một điểm giống nhau của hai cuộc biểu tình là nó diễn ra vào những ngày đầu Đông giá lạnh. Trong bài viết ‘Tôi không cô đơn khi biểu tình một mình’ anh Đỗ Xuân Cang cho biết: ‘Ngày 16/11 là một ngày lạnh đóng băng đầu tiên của mùa đông Praha. Nơi tôi biểu tình là bên cạnh bờ sông nên gió buốt lạnh hơn’.
Còn tác giả Trần Sơn với bài ‘Hà Nội một sáng đầu đông’ cho biết: ‘Cái nhộn nhạo của Hà Nội sáng nay (17/11) không thể nhòa đi được hình ảnh 3 người phụ nữ, một già, hai trẻ, trong tấm áo màu đen, chầm chậm đi trên phố. Trên tay họ là di ảnh người quá cố, là hình ảnh cha, chồng họ trong cơn hấp hối giã biệt cõi đời. Di ảnh của những oan hồn’.
Tất nhiên không ai bảo rằng đây là cuộc ‘biểu tình’ vì như vậy 3 người phụ nữ cô đơn và yếu đuối kia sẽ ‘đắc tội’ với nhà nước vì nghị Phước đã phán rằng: ‘Biểu tình chỉ có một mục đích duy nhất là chống chính phủ’.
Có lẽ biết vậy nên cô Nguyễn Thị Thanh Tuyền chỉ nhẹ nhàng dãi bày: “Tôi nghĩ mình hiểu rất rõ cảm giác bị mất đi một người yêu thương là như thế nào, tôi mất chồng, Tiến mất cha. Có lẽ đó là lý do duy nhất khiến chúng tôi, dù không nói nhiều với nhau, nhưng đủ hiểu và cùng im lặng đồng hành đi trên một con đường. Con đường mà chúng tôi đi tìm là con đường “công lý”’.
Anh Đỗ Xuân Cang, rõ ràng là dứt khoát hơn: “Thái độ của ông Hiển cũng như sứ quán cho thấy quyết tâm của họ bất chấp luật pháp, bất chấp quyền con người tước quyền công dân của tôi, đẩy tôi sang tình trạng pháp lý khác. Không lẽ họ nghĩ rằng với tình trạng pháp lý khác tôi không có quyền đòi hỏi, không có quyền chỉ trích trước hành động lạm dụng chức quyền bóc lột công dân VN qua thủ tục lãnh sự, như tôi đã từng âm thầm làm qua nhiều năm qua, qua nhiều đời Đại Sứ Quán và lãnh sự quán’.
Cuộc biểu tình (hay hành trình) của họ đi tìm công lý sẽ tới đích hay không? Anh Đỗ Xuân Cang, có lẽ đã biết được kết cục: ‘Tôi tiếp tục xuống đường. Có thể tôi không đạt được đòi hỏi của tôi, nhưng sự hiện diện của tôi sẽ cho mọi người dần thấy rõ được bộ mặt thực của cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài, cho mọi người thấy được rõ hơn mỗi người vào Lãnh Sự Quán bị móc túi mất bao nhiêu tiền vượt quá quy định…’
Còn ba người phụ nữ đáng thương kia? Nhà báo Lê Diễn Đức đã trả lời thay họ qua bài thơ ‘Em đi tìm công lý ở nơi nao?’. Hay nhà văn Trần Trung Đạo đã viết: ‘Bức hình ba người phụ nữ Việt Nam đứng trước tòa án đang gây xúc động nhiều người nhưng có thể còn lâu họ mới tìm ra công lý trên đất nước, nơi đó, công bằng, dân chủ, văn minh chỉ là khẩu hiệu’.
Tất nhiên kết quả sẽ là như thế, công an bây giờ là công cụ duy nhất để bảo vệ chế độ nên chính quyền không thể trừng phạt họ dù họ phạm tội nghiêm trọng đến mấy đi nữa. Khi đám bồi bút của Đinh Thế Huynh bất lực thì đám âm binh của Trần Đại Quang phải ra tay.
Và tất cả những người Việt Nam yêu chuộng công lý sẽ cùng chia sẻ, cảm thông và ủng hộ hành động của anh Đỗ Xuân Cang và 3 người phụ nữ tội nghiệp kia. Nhìn hình ảnh ba người phụ nữ nhỏ bé, liêu xiêu trong cái rét đầu đông Hà Nội, lặng lẽ im lìm, lầm lũi bước đi trên những con đường ồn ào và tấp nập của thủ đô, ai mà không rơi lệ. Họ không cô đơn. Đọc trên mạng, dù là ảo nhưng chúng ta có thể thấy được tình cảm quí mến, đồng cảm mà mọi người dân Việt Nam dành cho họ là thật, rất thật. Với một xã hội công an trị như hiện nay thì dù có muốn, có ủng hộ họ, người dân cũng chưa thể xuống đường cùng biểu tình với họ được. Chị Thanh Tuyền dù ở tận Bình Dương ra Hà Nội lần đầu nhưng rất nhiều người dân Hà Nội nhận ra chị, trong đó có cả những anh xe ôm hay mấy em sinh viên. Trường hợp anh Cang cũng vậy, rất nhiều người Việt đang sống tại Đông Âu và cộng hòa Séc đã ủng hộ anh trên mạng Đàn Chim Việt hay Vietinfo… Họ cũng không khác gì người dân Hà Nội, vì họ đang còn dùng hộ chiếu Việt Nam và còn phải đi về Việt Nam nên ít nhiều vẫn bị chính quyền không chế. Đau xót thay khi Tổ quốc, Đất mẹ Việt Nam đã bị một nhóm người bắt cóc làm con tin. Những ai không tình với họ là họ đem Mẹ ra dọa và sẵn sàng cắt ngay đường về với Mẹ Việt Nam.
Danh sách những người dân Việt Nam bị oan ức và chịu bất công tại Việt Nam sẽ không giảm đi mà ngày càng dài hơn. Những vụ việc như ở Thái Hà hay việc 15 giáo dân cộng đồng Vinh, chị Tạ Phong Tần, anh Nguyễn văn Hải (Điếu Cày) bị bắt đã nhiều ngày mà không có một tin tức gì… sẽ tiếp tục tăng lên. Những bất công này chỉ mất đi hoặc giảm thiểu tối đa dưới một chế độ khác, một chế độ dân chủ. Vì vậy công việc cấp thiết và cần nhất bây giờ là đấu tranh thiết lập một thể chế dân chủ cho Việt Nam. Để có được chế độ dân chủ đó thì trí thức Việt Nam thay vì nhỏ lệ viết lên những dòng chữ bi thương cho số phận con người và dân tộc Việt Nam, chúng ta hãy cùng nhau tập hợp thành một đội ngũ, thành một khối sức mạnh, biết đoàn kết và có tổ chức để buộc chính quyền cộng sản phải chấm dứt sự cai trị độc đoán và độc ác, chấp nhận chuyển đổi từ thể chế độc tài sang thể chế dân chủ như những gì đang diễn ra tại Miến Điện.
Nếu trí thức Việt Nam không tập hợp thành một đội ngũ mà chỉ là ‘những tiếng nói của lương tâm’ với các ‘hoạt động nhân sĩ’ thì e rằng đến một lúc nào đó trí thức chúng ta sẽ không còn nước mắt và giấy bút để khóc than cho đồng bào và tổ quốc mình nữa.
Việt Hoàng
Nguồn : e Thông Luận
Đặc điểm nổi bật nhất của hai cuộc biểu tình này là số thành viên tham gia, cuộc biểu tình ngày 16/11 tại thủ đô Praha của nước Cộng hòa Séc (Tiệp Khắc cũ), chỉ có một người duy nhất đó là anh Đỗ Xuân Cang. Cuộc biểu tình thứ hai sau đó một ngày (17/11) tại Hà Nội chỉ với 3 người phụ nữ: Bà Thái Thị Lượm và cô Nguyễn Thị Thanh Tuyền (mẹ và vợ của anh Nguyễn Công Nhật, người bị công an huyện Bến Cát, tỉnh Bình Dương đánh chết) và cô Trịnh Kim Tiến (con gái của ông Trịnh Xuân Tùng, người bị công an phường Thịnh Liệt, Hoàng Mai, Hà Nội đánh chết).
Một điểm giống nhau của hai cuộc biểu tình là nó diễn ra vào những ngày đầu Đông giá lạnh. Trong bài viết ‘Tôi không cô đơn khi biểu tình một mình’ anh Đỗ Xuân Cang cho biết: ‘Ngày 16/11 là một ngày lạnh đóng băng đầu tiên của mùa đông Praha. Nơi tôi biểu tình là bên cạnh bờ sông nên gió buốt lạnh hơn’.
Anh Đỗ Xuân Cang biểu tình trước LSQ tại Czech
Còn tác giả Trần Sơn với bài ‘Hà Nội một sáng đầu đông’ cho biết: ‘Cái nhộn nhạo của Hà Nội sáng nay (17/11) không thể nhòa đi được hình ảnh 3 người phụ nữ, một già, hai trẻ, trong tấm áo màu đen, chầm chậm đi trên phố. Trên tay họ là di ảnh người quá cố, là hình ảnh cha, chồng họ trong cơn hấp hối giã biệt cõi đời. Di ảnh của những oan hồn’.
Tất nhiên không ai bảo rằng đây là cuộc ‘biểu tình’ vì như vậy 3 người phụ nữ cô đơn và yếu đuối kia sẽ ‘đắc tội’ với nhà nước vì nghị Phước đã phán rằng: ‘Biểu tình chỉ có một mục đích duy nhất là chống chính phủ’.
Có lẽ biết vậy nên cô Nguyễn Thị Thanh Tuyền chỉ nhẹ nhàng dãi bày: “Tôi nghĩ mình hiểu rất rõ cảm giác bị mất đi một người yêu thương là như thế nào, tôi mất chồng, Tiến mất cha. Có lẽ đó là lý do duy nhất khiến chúng tôi, dù không nói nhiều với nhau, nhưng đủ hiểu và cùng im lặng đồng hành đi trên một con đường. Con đường mà chúng tôi đi tìm là con đường “công lý”’.
Anh Đỗ Xuân Cang, rõ ràng là dứt khoát hơn: “Thái độ của ông Hiển cũng như sứ quán cho thấy quyết tâm của họ bất chấp luật pháp, bất chấp quyền con người tước quyền công dân của tôi, đẩy tôi sang tình trạng pháp lý khác. Không lẽ họ nghĩ rằng với tình trạng pháp lý khác tôi không có quyền đòi hỏi, không có quyền chỉ trích trước hành động lạm dụng chức quyền bóc lột công dân VN qua thủ tục lãnh sự, như tôi đã từng âm thầm làm qua nhiều năm qua, qua nhiều đời Đại Sứ Quán và lãnh sự quán’.
Cuộc biểu tình (hay hành trình) của họ đi tìm công lý sẽ tới đích hay không? Anh Đỗ Xuân Cang, có lẽ đã biết được kết cục: ‘Tôi tiếp tục xuống đường. Có thể tôi không đạt được đòi hỏi của tôi, nhưng sự hiện diện của tôi sẽ cho mọi người dần thấy rõ được bộ mặt thực của cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài, cho mọi người thấy được rõ hơn mỗi người vào Lãnh Sự Quán bị móc túi mất bao nhiêu tiền vượt quá quy định…’
Còn ba người phụ nữ đáng thương kia? Nhà báo Lê Diễn Đức đã trả lời thay họ qua bài thơ ‘Em đi tìm công lý ở nơi nao?’. Hay nhà văn Trần Trung Đạo đã viết: ‘Bức hình ba người phụ nữ Việt Nam đứng trước tòa án đang gây xúc động nhiều người nhưng có thể còn lâu họ mới tìm ra công lý trên đất nước, nơi đó, công bằng, dân chủ, văn minh chỉ là khẩu hiệu’.
Tất nhiên kết quả sẽ là như thế, công an bây giờ là công cụ duy nhất để bảo vệ chế độ nên chính quyền không thể trừng phạt họ dù họ phạm tội nghiêm trọng đến mấy đi nữa. Khi đám bồi bút của Đinh Thế Huynh bất lực thì đám âm binh của Trần Đại Quang phải ra tay.
Và tất cả những người Việt Nam yêu chuộng công lý sẽ cùng chia sẻ, cảm thông và ủng hộ hành động của anh Đỗ Xuân Cang và 3 người phụ nữ tội nghiệp kia. Nhìn hình ảnh ba người phụ nữ nhỏ bé, liêu xiêu trong cái rét đầu đông Hà Nội, lặng lẽ im lìm, lầm lũi bước đi trên những con đường ồn ào và tấp nập của thủ đô, ai mà không rơi lệ. Họ không cô đơn. Đọc trên mạng, dù là ảo nhưng chúng ta có thể thấy được tình cảm quí mến, đồng cảm mà mọi người dân Việt Nam dành cho họ là thật, rất thật. Với một xã hội công an trị như hiện nay thì dù có muốn, có ủng hộ họ, người dân cũng chưa thể xuống đường cùng biểu tình với họ được. Chị Thanh Tuyền dù ở tận Bình Dương ra Hà Nội lần đầu nhưng rất nhiều người dân Hà Nội nhận ra chị, trong đó có cả những anh xe ôm hay mấy em sinh viên. Trường hợp anh Cang cũng vậy, rất nhiều người Việt đang sống tại Đông Âu và cộng hòa Séc đã ủng hộ anh trên mạng Đàn Chim Việt hay Vietinfo… Họ cũng không khác gì người dân Hà Nội, vì họ đang còn dùng hộ chiếu Việt Nam và còn phải đi về Việt Nam nên ít nhiều vẫn bị chính quyền không chế. Đau xót thay khi Tổ quốc, Đất mẹ Việt Nam đã bị một nhóm người bắt cóc làm con tin. Những ai không tình với họ là họ đem Mẹ ra dọa và sẵn sàng cắt ngay đường về với Mẹ Việt Nam.
Chị Nguyễn Thị Thanh Tuyền, bà Thái Thị Lượm và Trịnh Kim Tiến
Danh sách những người dân Việt Nam bị oan ức và chịu bất công tại Việt Nam sẽ không giảm đi mà ngày càng dài hơn. Những vụ việc như ở Thái Hà hay việc 15 giáo dân cộng đồng Vinh, chị Tạ Phong Tần, anh Nguyễn văn Hải (Điếu Cày) bị bắt đã nhiều ngày mà không có một tin tức gì… sẽ tiếp tục tăng lên. Những bất công này chỉ mất đi hoặc giảm thiểu tối đa dưới một chế độ khác, một chế độ dân chủ. Vì vậy công việc cấp thiết và cần nhất bây giờ là đấu tranh thiết lập một thể chế dân chủ cho Việt Nam. Để có được chế độ dân chủ đó thì trí thức Việt Nam thay vì nhỏ lệ viết lên những dòng chữ bi thương cho số phận con người và dân tộc Việt Nam, chúng ta hãy cùng nhau tập hợp thành một đội ngũ, thành một khối sức mạnh, biết đoàn kết và có tổ chức để buộc chính quyền cộng sản phải chấm dứt sự cai trị độc đoán và độc ác, chấp nhận chuyển đổi từ thể chế độc tài sang thể chế dân chủ như những gì đang diễn ra tại Miến Điện.
Nếu trí thức Việt Nam không tập hợp thành một đội ngũ mà chỉ là ‘những tiếng nói của lương tâm’ với các ‘hoạt động nhân sĩ’ thì e rằng đến một lúc nào đó trí thức chúng ta sẽ không còn nước mắt và giấy bút để khóc than cho đồng bào và tổ quốc mình nữa.
Việt Hoàng
Nguồn : e Thông Luận
. Bookmark the permalink.
Bức ảnh là sự tương phản: trên thì "xã hội công bằng, dân chủ, văn minh", dưới thì 3 người đang mếu máo đi đòi công lý, đằng sau là 2 mẹ con vẻ mặt thông cảm nhưng dường như bất lực vì không thể giúp gì, cạnh đó là 1 con mẹc thể hiện 1 xã hội "no đủ"... bố cục rất là chặt chẽ!