Lê Minh
Mặc dù ngày Thứ Sáu vẫn là ngày làm việc cuối trong tuần, nhưng giờ giấc của buổi lễ không thể làm khó đông đảo người tham dự. Trước khi trời sập tối đông đảo đồng hương đã tề tựu chật kín quanh khán đài. Đến lúc buổi lễ bắt đầu cũng là lúc có gần 3000 đồng hương tỵ nạn hiện diện, đứng nghẽn hai lối vào khu vực làm lễ.
Đúng 7.30g tối, sau hồi chiêng trống kéo dài một phút thì cả tập thể gần 3,000 đồng hương tỵ nạn và các quan khách Úc đã cùng nhau cất lời hát quốc ca Úc-Việt. Phần điều khiển chương trình do hai MC Uc-Việt dẫn dắt: bà Kerry Sebio, nhân viên của Bankstown Council, và Ls.Nguyễn Văn Thân, phó chủ tịch CĐ.
Bà Kerry cho biết, Cao Ủy Tỵ Nạn ước tính có khoảng hơn 600,000 thuyền nhân Việt đã bỏ mình trên biển cả trên con đường chạy trốn cộng sản. Trong khi vị MC người Việt là Ls.Thân nhấn mạnh sự kiện hôm nay là một ngày đáng nhớ của người Việt tỵ nạn tại bang NSW nói riêng, và tại Úc Châu nói chung.
Khai mạc buổi lễ là bài phát biểu cảm động của ông Nguyễn Văn Thanh, chủ tịch Cộng đồng Người Việt Tự do bang NSW.
Ông cho biết tượng đài thuyền nhân là di sản tinh thần và cũng là ước mơ của người Việt tỵ nạn mà nay đã thành hiện thực. Ông cũng xin đồng hương tỵ nạn hãy cám ơn bà Tania Mihaluk, vị cựu thị trưởng thành phố Bankstown, người đã hết mình ủng hộ dự án tượng đài ngay từ đầu và nỗ lực trong việc giúp đỡ tài chánh cho dự án.
Trước khi dứt lời, ông đã bộc bạch với quý đồng hương biết câu chuyện tỵ nạn của chính mình 30 năm về trước: ngày ấy thân phụ của ông đã bị mất tích trên một chiếc ghe mỏng manh chở 92 thuyền nhân, và mỗi năm khi nghĩ đến ngày thân phụ mất tích không tìm được xác là lòng quặn đau. Vừa dứt lời, ông đã không cầm được nước mắt.
Tiếp theo bài phát biểu của ông chủ tịch cộng đồng là bài phát biểu của ông Khal Asfour, đương kim thị trưởng thành phố Bankstown; bà Tania Mihailuk, dân biểu tiểu bang, đơn vị Bankstown, cũng là cựu thị trưởng thành phố Bankstown; và ông Richard Phillips, phó chủ tịch Bankstown Sport Club. Cả ba vị đều là những người đã có công trong việc thúc đẩy dự án tượng đài thuyền nhân thành hình.
Để tỏ lòng tri ân người thực hiện bức tượng đồng thuyền nhân, thay mặt cộng đồng người Việt tỵ nạn, ông Nguyễn Văn Thanh đã trao bảng tưởng lục cho Điêu khắc gia Terrence Plowright, cũng như ba vị ân nhân đã giúp thực hiện dự án tượng đài thuyền nhân.
Đến phần chính của buổi lễ là khánh thành tượng đài, hai MC Úc-Việt đã mời 3 vị ân nhân, cũng như Điêu khắc gia Terrence Plowright cùng ông chủ tịch cộng đồng kéo mức màn vải che phủ bức tượng Thuyền Nhân. Thật là cảm động, khi bức màn vải được kéo xuống, hàng người tham dự tham dự đã ồ lên tiếng vui mừng, được tận mắt nhìn thấy bức tượng, bởi vì qua đó mỗi người tỵ nạn Việt Nam có dịp nhìn lại chính mình đã ít nhất một lần ra đi trên những con thuyền bé nhỏ, đánh đổi mạng sống chỉ vì hai chữ "Tự do".
Tượng đài là một bức tượng được đúc bằng đồng nặng hơn 3 tấn, dài 3m, bề ngang 1.8m, mang biểu tượng của một con thuyền tỵ nạn ọp. Con thuyền với mũi ngẩng cao đang vượt sóng, trên đó có 5 người: hai vợ chồng trẻ ở phía trước, người vợ ôm chặt đứa con thơ trong tay và phía sau là một cặp vợ chồng già. Biểu tượng này tượng trưng cho 3 thế hệ người Việt tỵ nạn trên con đường chạy trốn tìm tự do: thế hệ già nhất là thế hệ của những người đã tận tụy, sẵn sàng hy sinh cuộc sống cho con cái; trong khi thế hệ trẻ lại chính là những thanh niên dũng cảm, sẵn sàng đương đầu với hiểm nguy để giành sự sống cho chính mình và người thân.
Sau phần nghi thức làm lễ của các tôn giáo là phần giúp vui với những bản đơn và hợp ca có chủ đề "Thuyền Nhân".
Được biết tượng đài Thuyền nhân tại Saigon Place, Bankstown (thành phố Sydney) là tượng đài thứ ba tại Úc, sau hai tượng đài đã được dựng tại thành phố Melbourne và Brisbane, và cũng là tượng đài tưởng niệm Thuyền nhân lớn nhất tại Úc.
Việc dựng tượng đài thuyền nhân Việt Nam tại Saigon Place của khu thị tứ Bankstown là một sự lựa chọn rất phù hợp. Tượng đài cũng là biểu tượng của sự đoàn kết và đóng góp của cộng đồng người Việt tỵ nạn vào nước Úc nói chung, và thành phố Bankstown và bang NSW nói riêng.
Tượng đài Thuyền nhân mãi mãi sẽ là niềm hãnh diện của người Việt tỵ nạn tại Úc bởi vì ước mơ đã thành hiện thực.
Ghi nhanh từ Bankstown, thành phố Sydney.Ngày 4/11/2011
Lê Minh
Chỉ sau 5 tháng ể từ ngày phát động gây quỹ, một tượng đài thuyền nhân Việt Nam thực thụ cao lừng lững đã được cộng đồng tỵ nạn Việt Nam tại bang NSW nồng nhiệt đón mừng trong buổi lễ khánh thành đêm nay tại Sài Gòn Place, trong trung tâm thị tứ Bankstown của người Việt Nam.
Mặc dù ngày Thứ Sáu vẫn là ngày làm việc cuối trong tuần, nhưng giờ giấc của buổi lễ không thể làm khó đông đảo người tham dự. Trước khi trời sập tối đông đảo đồng hương đã tề tựu chật kín quanh khán đài. Đến lúc buổi lễ bắt đầu cũng là lúc có gần 3000 đồng hương tỵ nạn hiện diện, đứng nghẽn hai lối vào khu vực làm lễ.
Đúng 7.30g tối, sau hồi chiêng trống kéo dài một phút thì cả tập thể gần 3,000 đồng hương tỵ nạn và các quan khách Úc đã cùng nhau cất lời hát quốc ca Úc-Việt. Phần điều khiển chương trình do hai MC Uc-Việt dẫn dắt: bà Kerry Sebio, nhân viên của Bankstown Council, và Ls.Nguyễn Văn Thân, phó chủ tịch CĐ.
Bà Kerry cho biết, Cao Ủy Tỵ Nạn ước tính có khoảng hơn 600,000 thuyền nhân Việt đã bỏ mình trên biển cả trên con đường chạy trốn cộng sản. Trong khi vị MC người Việt là Ls.Thân nhấn mạnh sự kiện hôm nay là một ngày đáng nhớ của người Việt tỵ nạn tại bang NSW nói riêng, và tại Úc Châu nói chung.
Khai mạc buổi lễ là bài phát biểu cảm động của ông Nguyễn Văn Thanh, chủ tịch Cộng đồng Người Việt Tự do bang NSW.
Ông cho biết tượng đài thuyền nhân là di sản tinh thần và cũng là ước mơ của người Việt tỵ nạn mà nay đã thành hiện thực. Ông cũng xin đồng hương tỵ nạn hãy cám ơn bà Tania Mihaluk, vị cựu thị trưởng thành phố Bankstown, người đã hết mình ủng hộ dự án tượng đài ngay từ đầu và nỗ lực trong việc giúp đỡ tài chánh cho dự án.
Trước khi dứt lời, ông đã bộc bạch với quý đồng hương biết câu chuyện tỵ nạn của chính mình 30 năm về trước: ngày ấy thân phụ của ông đã bị mất tích trên một chiếc ghe mỏng manh chở 92 thuyền nhân, và mỗi năm khi nghĩ đến ngày thân phụ mất tích không tìm được xác là lòng quặn đau. Vừa dứt lời, ông đã không cầm được nước mắt.
Tiếp theo bài phát biểu của ông chủ tịch cộng đồng là bài phát biểu của ông Khal Asfour, đương kim thị trưởng thành phố Bankstown; bà Tania Mihailuk, dân biểu tiểu bang, đơn vị Bankstown, cũng là cựu thị trưởng thành phố Bankstown; và ông Richard Phillips, phó chủ tịch Bankstown Sport Club. Cả ba vị đều là những người đã có công trong việc thúc đẩy dự án tượng đài thuyền nhân thành hình.
Để tỏ lòng tri ân người thực hiện bức tượng đồng thuyền nhân, thay mặt cộng đồng người Việt tỵ nạn, ông Nguyễn Văn Thanh đã trao bảng tưởng lục cho Điêu khắc gia Terrence Plowright, cũng như ba vị ân nhân đã giúp thực hiện dự án tượng đài thuyền nhân.
Đến phần chính của buổi lễ là khánh thành tượng đài, hai MC Úc-Việt đã mời 3 vị ân nhân, cũng như Điêu khắc gia Terrence Plowright cùng ông chủ tịch cộng đồng kéo mức màn vải che phủ bức tượng Thuyền Nhân. Thật là cảm động, khi bức màn vải được kéo xuống, hàng người tham dự tham dự đã ồ lên tiếng vui mừng, được tận mắt nhìn thấy bức tượng, bởi vì qua đó mỗi người tỵ nạn Việt Nam có dịp nhìn lại chính mình đã ít nhất một lần ra đi trên những con thuyền bé nhỏ, đánh đổi mạng sống chỉ vì hai chữ "Tự do".
Tượng đài tưởng niệm Thuyền nhân tại Saigon Place, Bankstown (Sydney) trong đêm khánh thành 4/11/2011 |
Sau phần nghi thức làm lễ của các tôn giáo là phần giúp vui với những bản đơn và hợp ca có chủ đề "Thuyền Nhân".
Được biết tượng đài Thuyền nhân tại Saigon Place, Bankstown (thành phố Sydney) là tượng đài thứ ba tại Úc, sau hai tượng đài đã được dựng tại thành phố Melbourne và Brisbane, và cũng là tượng đài tưởng niệm Thuyền nhân lớn nhất tại Úc.
Việc dựng tượng đài thuyền nhân Việt Nam tại Saigon Place của khu thị tứ Bankstown là một sự lựa chọn rất phù hợp. Tượng đài cũng là biểu tượng của sự đoàn kết và đóng góp của cộng đồng người Việt tỵ nạn vào nước Úc nói chung, và thành phố Bankstown và bang NSW nói riêng.
Tượng đài Thuyền nhân mãi mãi sẽ là niềm hãnh diện của người Việt tỵ nạn tại Úc bởi vì ước mơ đã thành hiện thực.
Ghi nhanh từ Bankstown, thành phố Sydney.Ngày 4/11/2011
Lê Minh
Nghi thức tôn giáo |
Biểu tượng con thuyền vượt biển củathuyền nhân Việt Nam trong đêm khánh thành tại Saigon Place, Bankstown ngày 4/11/2011Add caption |
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét