Vi Anh
Tuyên bố long trọng trước Quốc Hội nước Úc, đồng minh truyền thống, cùng văn hóa ở Á châu Thái Bình Dương, cùng sanh tử có nhau trong Thế Chiến ở Á châu, TT Mỹ Barack Obama nói "Trong bối cảnh Hoa Kỳ ngưng các cuộc chiến hiện tại, tôi đã chỉ đạo cho bộ phận an ninh của Hoa Kỳ làm sao để sự hiện diện và sứ mệnh của Hoa Kỳ tại châu Á Thái Bình Dương là ưu tiên cao nhất".
Ông còn nói cụ thể hơn khi chúng tôi lên kế hoạch cho ngân sách cho tương lai, Hoa Kỳ sẽ phân bổ nguồn lực cần thiết để có sự hiện diện lớn mạnh tại khu vực này.
Không còn nghi ngờ gì nữa, Mỹ trở lại Á châu một cách quyết liệt, dồn dập, nỗ lực củng cố tương quan đồng minh quân sự với Phi, Úc, và tăng cường, kiện tòan tổ chức APEC, không cho TC xen vào dự án «Đối tác xuyên Thái Bình Dương» (TPP). Hầu hết các nước Á châu hướng về Mỹ. Trung Cộng càng hung hăng thì xô các nước quanh vùng càng gần với Mỹ. TC càng bị cô lập về quân sự, chánh trị nhưng còn mạnh về kinh tế, thương mại với ASEAN, nhờ thời gian Mỹ bỏ trống Đông Nam Á sau khi rút khỏi VN. Nhưng ASEAN còn rời rạc, chưa tạo thành khối thịnh vượng chung hay lực lượng kinh tế chánh trị trong vùng được.
Một, Mỹ trở lại và tăng cường sự hiện diện Á châu Thái Bình Dương ngăn đà bành trướng của TC. Hội nghị Thượng đỉnh của Diễn đàn Hợp tác Kinh tế Châu Á -Thái Bình Dương (APEC) kỳ này họp ở Honolulu, Hawai, một tiểu bang giữa Thái Bình Dương của Mỹ. Mỹ rất thành công. TT Mỹ đã thành công khi đưa ra dự án «Đối tác xuyên Thái Bình Dương» (TPP) được triệt để ủng hộ bởi tám nước hội viên là Úc, Brunei, Chile, Malaysia, New Zealand, Peru, Singapore và Việt Nam. Ngòai ra ba nước Nhật Bản, Canada và Mexico cũng nhiệt liệt ủng hộ.
Tại Honolulu, trong Hội nghị thượng đỉnh APEC Ngoại trưởng Mỹ đã tuyên bố rằng Mỹ đang «cập nhật» lại quan hệ với các đồng minh châu Á như Úc, Hàn Quốc, Nhật Bản, Philippines và Thái Lan. Đây là 5 nước đồng minh vẫn ủng hộ sự hiện diện của Mỹ tại châu Á với vai trò bảo đảm an ninh khu vực. Bà nhấn mạnh Mỹ cam kết tiếp tục hỗ trợ chính trị cho các đồng minh nói trên làm sao để việc hợp tác quốc phòng đủ để «ăn đe các khiêu khích» từ bên ngoài đối với 5 đồng minh nói trên.
Chỉ có TC cô đơn, đứng ngoài tổ chức, coi dự án «thỏa thuận tự do mậu dịch TPP» này như một hồi chuông khiêu khích. Ngòai ra TC còn bầm gan tím ruột khi TT Obama công khai lên án tại diễn đàn rằng TC tiếp tục duy trì một cách giả tạo tỷ giá đồng nhân dân tệ, gây thiệt hại cho ngành xuất khẩu của Mỹ.
Mỹ gởi quân sang Úc và lập căn cứ quần sự tại Úc. Đợt một gởi 250 Thủy Quân Lục Chiến và tiến tới 2,500 trong tương lai gần. Căn cứ lập tại Darwin theo nguồn tin từ báo chí Úc. Và Úc đón nhận một cách hân hoan. Một sự kiện chưa từng có trong tương quan hai nước. Cả hai quốc gia cùng nhìn nhận là cần phải tăng cường hợp tác hơn nữa. Mục đích chung, để Mỹ và Úc cùng ngăn chặn sự bành trướng của Trung Quốc tại Thái Bình Dương.
Được biết hiện tại Mỹ trong vùng Á châu Thái bình Dương Mỹ có 350,000 quân đồn trú tại các căn cứ Guam và Okinawa. Và phần lớn số tàu lặn nguyên tử có hỏa tiễn nguyên tử của Mỹ tập trung về Thái Bình Dương sau khi TC gây hấn tàu thăm dò Impeccable của Mỹ ở ngòai khơi đảo Hải Nam. Đệ Thất Hạm Đội của Mỹ hiện đang tuần tra trên biển Đông. Mỹ cũng có một bộ tư lịnh Thái Bình Dương điều hợp các họat động của các quân binh chủng điều động công tác trên biển này.
Ngay sau khi hội nghị APEC kết thúc, tổng thống Mỹ Barack Obama bay đi Úc, làm một chuyến công du đầy biểu tượng và ý nghĩa liên minh trong tình hình mới với TC muốn giành thế hải thượng trên Thái Bình Dương.
Sau đó TT Obama mới bay sang Nam Dương, dự Hội nghị Thượng đỉnh Đông Á, tại thành phố nghỉ mát Bali nhằm thảo luận các vấn đề nóng bỏng ở Á châu: bất ổn tại vùng biển Đông, nguyên tử tại Bắc Triều Tiên, khủng bố và nhiều mối đe dọa khác đang làm lung lay toàn khu vực châu Á trên đà nhảy vọt.
Còn Ngoại trưởng Mỹ sau hội nghị APEC, cũng từ Honolulu bay đi Manilla, Philippine gặp tổng thống Benigno Aquino. Hai vị sẽ cùng đi thăm một chiến hạm của Phi, một hành động biểu tượng bày tỏ ý Mỹ rất quan tâm đến sự đụng chạm của Phi với TC về biển và đảo. Phi đang đặt mua và Mỹ sẵn sàng để bán thêm tàu chiến trong thời gian gần đây. Hai vị sẽ bàn cụ thể vấn đề tăng cường hợp tác hàng hải một nhu cầu hiện hành sau khi Mỹ đã viện trợ tiền bạc, vũ khí và quân lính cho Phi để trấn áp lực lượng Cộng phỉ và phiến quân Hồi giáo ở miền Nam Philippines. Hai vị cũng ra một thông cáo chung nhấn mạnh tình đồng minh lâu đời của hai nước, với hiệp ước phòng thủ chung, ai tấn công Phi có nghĩa là tấn công Mỹ.
Sau Philippines, Ngoại trưởng Mỹ sẽ ghé qua Thái Lan trước khi tới Bali, Indonesia để dự hội nghị Thượng đỉnh ASEAN họp từ 14 đến ngày 19/11 tại Bali cùng với sự hiện diện của tổng thống Obama.
Trước sự trở lại hùng hậu và dồn dập của Mỹ ở vùng Á châu Thái Bình Dương nhiều nhà nghiên cứu chiến lược cho rằng Mỹ trong tương lai gần sẽ lập một liên minh quân sự có tên là Tổ Chức Phòng Thủ Châu Á -Thái Bình Dương gọi tắt là APTO (Asia-Pacific Treaty Organization). Đại lọai như Liên Phòng Đông Nam Á (SEATO) thời Chiến Tranh Lạnh nhưng mở rộng cho tòan Á châu Thái Bình Dương. Đối thủ không nói ra ai cũng biết đó là Trung Cộng đang giành thế hải thượng trên Thái Bình Dương với Mỹ.
Hai, hầu hết các nước Á châu hướng về Mỹ. Trung Cộng bị cô lập về quân sự, chánh trị nhưng mạnh về kinh tế, thương mại với ASEAN. Thủ tướng Ôn Gia Bảo của TC nói cũng đi Bali, Indonesia nhưng chỉ để nghe một số nước láng giềng của Trung Quốc thảo luận về những lời tuyên bố tranh giành chủ quyền ở Biển Ðông. Theo Lưu Chấn Dân, Phụ tá Ngoại trưởng TC tuyên bố TC không muốn thảo luận vấn đề này. Ông khẳng định vấn đề Biển Ðông không có liên quan gì đến Hội nghị Thượng đỉnh Đông Á. Hội nghị thượng đỉnh là một diễn đàn để thảo luận các vấn đề phát triển kinh tế và mậu dịch. Ông còn nhấn mạnh TC chống lại mọi nỗ lực lôi kéo các nước bên ngoài, như Mỹ can dự vào vụ tranh chấp lãnh hải.
Ba, các nước ASEAN còn rời rạc, chưa tạo thành khối thịnh vượng chung hay lực lượng kinh tế vùng được. Chính Phi luật Tân là thành viên sáng lập của ASEAN đã lên tiếng phê phán một số nước trong Hiệp hội ASEAN chỉ chú ý đến các tính toán chính trị, kinh tế quốc gia, không tạo được một khối thống nhất đối phó với Trung Quốc trong hồ sơ tranh chấp chủ quyền ở Biển Đông.
Trong việc đối phó với TC, nhiều nước nằm trong ASEAN đồng sàng mà dị mộng. Phi luật Tân nói một số nước trong ASEAN bị TC móc ngoặc giải quyết vấn đề Biển Đông trên căn bản song phương. Người ta còn nhớ trong hội nghị ASEAN năm rồi, Miên công khai ủng hộ chủ trương song phương của TC. Và VNCS mới đây, Tổng Bí Thư Đảng CS đi Bắc Kinh cũng cam kết giải quyết song phương với TC dù VN bị mất nhiều đất và biển vào tay TC, nhứt vùng.
Khối ASEAN vẫn còn mang nhiều ảo tưởng. ASEAN gồm 10 nước thành viên (Thái Lan, Miến Điện, Malaysia, Singapore, Indonesia, Brunei, Philippines, Việt Nam, Lào và Cam Bốt), bao gồm 590 triệu người, kinh tế lớn hơn Ấn Độ đến 25%. Nhưng giao lưu kinh tế thương mại giữa các nước thành viên với nhau, con số nhỏ hơn với nước ngòai ASEAN. Nhứt là với TC, ASEAN giao dịch với TC nhiều hơn với nội bộ. 6 nước giàu nhất trong khối ASEAN xóa bỏ gần như hoàn toàn hàng rào thuế quan với TC. Trên 7000 mặt hàng và dịch vụ và trên 90% giao dịch giữa Trung Quốc và Asean.
Còn về chánh trị thì vô cùng rời rạc, do trình độ phát triễn kinh tế khác nhau, văn hóa khác nhau, và thể chế chánh trị khác nhau có khi đối địch như giữa VNCS và Thái Lan. Cũng như về địa lý như VN, Lào và Miến Điện lại có đường biên giới chung với Trung Quốc vì thế bị lệ thuộc nhiều vào người Khổng Lồ lân cận.
Tóm lại, trong tình hình Á châu Thái Bình Dương như vậy, sự trở lại của Mỹ là một mong mỏi của một số nước nhỏ hơn TC, TC càng gây hấn các nước nhỏ Á châu càng gần Mỹ, và Mỹ trở thành là một đối thủ đáng gờm cho TC.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét