Ngoại trưởng Mỹ: VN cần cải thiện thành tích nhân quyền
Hình: AP
Ngoại trưởng Hoa Kỳ Hillary Clinton tuyên bố Việt Nam cần phải làm nhiều hơn nữa để cải thiện thành tích nhân quyền nếu muốn tăng cường các mối quan hệ với Washington.
Trong bài diễn văn đọc tại Trung tâm Đông Tây ở Hawaii hôm thứ 5 về chính sách Á châu, nhà ngoại giao hàng đầu của Mỹ nói:
“Chúng tôi đã nói rõ với Việt Nam là nếu muốn chúng tôi phát triển một mối quan hệ đối tác chiến lược, như sự mong muốn của cả hai nước, Việt Nam phải làm nhiều hơn nữa để tôn trọng và bảo vệ các quyền của công dân của mình.”
Theo lịch trình đã được ấn định, bà Clinton hội kiến Chủ tịch nước Việt Nam Trương Tấn Sang xế ngày thứ 5 tại Honolulu, trong lúc Hoa Kỳ và Việt Nam kết thúc cuộc đối thoại thường niên về vấn đề nhân quyền.
Theo tin của hãng thông tấn AP, tại cuộc đối thoại trong hai ngày thứ Tư và thứ Năm ở Washington, Hoa Kỳ đã nêu lên những mối quan tâm về sự hạn chế của giới hữu trách Việt Nam đối với quyền tự do truyền thông và những vấn đề nhân quyền khác mà Washington xem là một chướng ngại cho việc xây dựng mối quan hệ chiến lược giữa hai nước cựu thù.
Một giới chức Mỹ tham gia cuộc đối thoại cho biết cuộc thảo luận đã diễn ra “với tinh thần tôn trọng lẫn nhau nhưng rất thẳng thắn.” Đôi bên đã đề cập tới các vấn đề tù nhân chính trị, tự do tôn giáo của các tín đồ Cơ đốc giáo và Phật giáo, và những sự hạn chế đối với giới luật sư và xã hội dân sự.
Phía Hoa Kỳ cũng nêu lên việc Hà Nội hạn chế truy cập internet và sử dụng mã độc để phá hoại các kho dữ liệu trên máy tính của các nhà hoạt động nhân quyền.
Ngoài ra, phía Hoa Kỳ cũng nêu lên những trường hợp cụ thể của những người bị giam vì lý do chính trị, trong đó có Linh mục Nguyễn Văn Lý, là một nhà tranh đấu kỳ cựu năm nay 65 tuổi và đang thọ án tù 8 năm vì những hoạt động tranh đấu cho dân chủ và nhân quyền.
Linh mục Lý được tạm thả hồi năm ngoái sau khi bị đột quị ba lần, nhưng lại bị đưa vào nhà tù trở lại hồi tháng 7. Giới chức Mỹ tham dự cuộc họp ở Washington nói rằng phía Việt Nam đã không trả lời thỏa đáng về những câu hỏi mà phía Hoa Kỳ đã nêu ra về trường hợp của linh mục Lý.
Cho đến ngày thứ Năm, các giới chức trong phái đoàn Việt Nam vẫn chưa bình luận gì với các cơ quan truyền thông Tây phương, nhưng trước đây chính phủ Việt Nam vẫn thường nói rằng họ không hề bỏ tù hay sách nhiễu người dân vì quan điểm chính trị mà chỉ giam cầm những ai vi phạm pháp luật.
Một ngày trước đó, một liên minh quốc tế của các tổ chức nhân quyền cho biết năm nay Việt Nam đã siết chặt hơn nữa những biện pháp hạn chế đối với báo giới và những người sử dụng internet.
Liên minh, trong đó có Hội nhà báo không biên giới, cho biết 20 nhà báo, blogger và những người hoạt động tích cực đang bị cầm tù ở Việt Nam vì đã nói về tình trạng nhân quyền bị chà đạp.
Tổ chức Human Rights Watch nói rằng gần 500 tù nhân chính trị và tôn giáo đang bị giam ở Việt Nam.
Trong bài diễn văn đọc tại Trung tâm Đông Tây ở Hawaii hôm thứ 5 về chính sách Á châu, nhà ngoại giao hàng đầu của Mỹ nói:
“Chúng tôi đã nói rõ với Việt Nam là nếu muốn chúng tôi phát triển một mối quan hệ đối tác chiến lược, như sự mong muốn của cả hai nước, Việt Nam phải làm nhiều hơn nữa để tôn trọng và bảo vệ các quyền của công dân của mình.”
Theo lịch trình đã được ấn định, bà Clinton hội kiến Chủ tịch nước Việt Nam Trương Tấn Sang xế ngày thứ 5 tại Honolulu, trong lúc Hoa Kỳ và Việt Nam kết thúc cuộc đối thoại thường niên về vấn đề nhân quyền.
Theo tin của hãng thông tấn AP, tại cuộc đối thoại trong hai ngày thứ Tư và thứ Năm ở Washington, Hoa Kỳ đã nêu lên những mối quan tâm về sự hạn chế của giới hữu trách Việt Nam đối với quyền tự do truyền thông và những vấn đề nhân quyền khác mà Washington xem là một chướng ngại cho việc xây dựng mối quan hệ chiến lược giữa hai nước cựu thù.
Một giới chức Mỹ tham gia cuộc đối thoại cho biết cuộc thảo luận đã diễn ra “với tinh thần tôn trọng lẫn nhau nhưng rất thẳng thắn.” Đôi bên đã đề cập tới các vấn đề tù nhân chính trị, tự do tôn giáo của các tín đồ Cơ đốc giáo và Phật giáo, và những sự hạn chế đối với giới luật sư và xã hội dân sự.
Phía Hoa Kỳ cũng nêu lên việc Hà Nội hạn chế truy cập internet và sử dụng mã độc để phá hoại các kho dữ liệu trên máy tính của các nhà hoạt động nhân quyền.
Ngoài ra, phía Hoa Kỳ cũng nêu lên những trường hợp cụ thể của những người bị giam vì lý do chính trị, trong đó có Linh mục Nguyễn Văn Lý, là một nhà tranh đấu kỳ cựu năm nay 65 tuổi và đang thọ án tù 8 năm vì những hoạt động tranh đấu cho dân chủ và nhân quyền.
Linh mục Lý được tạm thả hồi năm ngoái sau khi bị đột quị ba lần, nhưng lại bị đưa vào nhà tù trở lại hồi tháng 7. Giới chức Mỹ tham dự cuộc họp ở Washington nói rằng phía Việt Nam đã không trả lời thỏa đáng về những câu hỏi mà phía Hoa Kỳ đã nêu ra về trường hợp của linh mục Lý.
Cho đến ngày thứ Năm, các giới chức trong phái đoàn Việt Nam vẫn chưa bình luận gì với các cơ quan truyền thông Tây phương, nhưng trước đây chính phủ Việt Nam vẫn thường nói rằng họ không hề bỏ tù hay sách nhiễu người dân vì quan điểm chính trị mà chỉ giam cầm những ai vi phạm pháp luật.
Một ngày trước đó, một liên minh quốc tế của các tổ chức nhân quyền cho biết năm nay Việt Nam đã siết chặt hơn nữa những biện pháp hạn chế đối với báo giới và những người sử dụng internet.
Liên minh, trong đó có Hội nhà báo không biên giới, cho biết 20 nhà báo, blogger và những người hoạt động tích cực đang bị cầm tù ở Việt Nam vì đã nói về tình trạng nhân quyền bị chà đạp.
Tổ chức Human Rights Watch nói rằng gần 500 tù nhân chính trị và tôn giáo đang bị giam ở Việt Nam.
Nguồn: AFP/Eastwestcenter.org
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét