Nhật báo Công giáo La Croix hôm nay dành hẳn hai trang báo để trở lại với những chuyển biến đang diễn ra trong đất nước sau gần 50 năm nằm dưới chế độ độc tài quân sự.
Bức ảnh lớn trên trang nhất ghi lại cảnh giải Nobel Hòa bình của năm 1991, nhà đối lập nổi tiếng Aung San Suu Kyi đang tươi cười tham dự vào buổi lễ phóng sinh tại Rangoon, đã lột tả phần nào sự thay đổi, cho thấy « chính quyền Miến Điện đang nới lỏng áp lực lên đối lập ». Đây cũng là cảm nhận của phóng viên La Croix khi đến Rangoon trong những ngày qua.
Theo La Croix thì chính phủ Miến Điện hiện nay, dưới sự lãnh đạo của tổng thống Thein Sein, một người ôn hòa, đang chọn con đường hòa dịu.
Tờ báo cũng điểm lại một loạt các quyết định của tổng thống Thein Sein gần đây có thể gọi là được lòng dân như việc trả tự do cho 10% tù chính trị, cho ngừng một dự án đập thủy điện hợp tác với Trung Quốc đang gây nhiều tranh cãi, xem xét lại luật bầu cử để cho phép đảng của bà Aung San Suu Kyi tham gia các cuộc bầu cử trong tương lai.
Một khía cạnh khác trong không khí cởi mở cũng được La Croix ghi nhận, đó là có rất đông những tù nhân chính trị vừa được ân xá không bị an ninh giám sát như trước đây. Những người này giờ đây lại có cơ hội hoạt động chính trị. Có người thì phân phát kiến nghị đòi trả tự do vô điều kiện cho các đồng đội của họ đang còn ở trong tù. Một số khác thì công khai lên tiếng kể lại cuộc sống sau song sắt nhà giam và có không ít người còn mạnh dạn tổ chức các buổi tập huấn cung cấp thông tin về quyền công dân.
Bầu không khi chính trị thực sự đã thay đổi. Một tù nhân chính trị vừa được ân xá, ông U Ko Go Gyi, được La Croix trích dẫn, còn nhận định « Thein Sein là người chúng tôi đang cần cho sự thay đổi và tiến bộ ».
Tác giả bài báo ghi nhận, dù gì đi chăng nữa, cái không khí sợ hãi ám ảnh trong người dân Miến Điện giờ đang được xóa dần.
Tại sao chính quyền mới lại có được bước ngoặt như vậy ? Theo như giải thích của ông Myat Thu một tù chính trị vừa được tự do thì « các cựu quân nhân này hiểu rằng họ không thể cứ mãi lãnh đạo đất nước bằng vũ lực » và rằng chính quyền quân sự « muốn nhân dân quên đi những hành động bạo lực cũ họ trong quá khứ. Họ cố tìm sự ủng hộ của dân chúng. Chính vì thế mà chính quyền đối thoại với bà Aung San Suu Kyi ».
Theo tác giả bài báo thì nhà đối lập Aun San Suu Kyi vẫn tiếp xúc đều với bộ trưởng Lao động Miến Điện. Bà là người được dân chúng mến mộ tin cậy hoàn toàn, vì thế mà chính quyền cũng muốn tận dụng được phần nào trong những cuộc tiếp xúc với nhà đối lập để tô vẽ cho hình ảnh mới của mình. Theo La Croix thì đây là một chiến lược khôn khéo của chính phủ.
Một sự thay đổi khác tại Miến Điện cũng được La Croix ghi nhận, đó là việc kiểm duyệt báo chí của chính quyền đã giảm bớt.
Ở Miến Điện từ hơn 4 thập kỷ qua luôn tồn tại một cơ quan chuyên kiểm duyệt cắt bỏ tất cả những câu chữ, bài viết không làm hài lòng chế độ trước khi phát hành. Nhưng một tổng biên tập báo ở Rangoon cho biết các nhà kiểm duyệt cũng đỡ « cắt bỏ » hơn trước.Từ đầu tháng 10 vừa qua, lãnh đạo các tờ báo được tự chịu trách nhiệm kiểm duyệt các bài viết của báo mình.
Internet cũng bắt đầu được nới chút ít. Theo La Croix, từ hồi tháng 9 , người sử dụng internet ở Miến Điện có thể truy cập được các trang như YouTube, Blogspot.com, những địa chỉ của BBC hay thậm chí cả nhiều trang tin của người Miến Điện ly khai lưu vong. Tổng biên tập tờ báo tiếng Anh The Myanmar Times cho biết «cách đây 2 năm thì từ 30 đến 40% các báo phát hành đều bị cắt bỏ bớt. Giờ đây con số này chỉ còn 5% ». Đặc biệt là giờ đây chính quyền đã bắt đầu không cho những từ như «tù nhân lương tâm » là nhạy cảm. Cũng cần phải nhắc lại là hiện nay ở Miến Điện vẫn còn hàng chục các nhà báo, người viết blog đang bị ngồi tù, chỉ vì những thông tin nhạy cảm.
Vẫn theo La Croix, những biến chuyển chính trị của Miến Điện gần đây đã bắt đầu có được nhiều sự ủng hộ, cổ vũ từ bên ngoài, từ Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) cho đến các nước phương Tây. Từng phản đối quyết liệt tập đoàn quân sự Miến Điện trước đây, nay chính quyền Mỹ của tổng thống Obama cũng ghi nhận thiện chí của chế độ mới ở Miến Điện. Duy nhất chỉ có Trung Quốc, đồng minh kinh tế, chính trị của Miến Điện từ nhiều năm qua , nhưng lại tỏ ra không mặn mà lắm với những chuyển biến ở Miến Điện.
Tổ hợp đại học quốc tế : Mô hình giáo dục ở một số nước châu Á
Báo Le Monde có bài viết về xu hướng đầu tư cho giáo dục đại học ở một số nước châu Á hiện nay, đó là mô hình xây dựng các « Trung tâm giáo dục -Education hub », một dạng tổ hợp khu đại học quy tụ hợp nhiều trường đại học danh giá của thế giới.
Education hub, hay Education City giờ đây đang là một hướng đi được nhiều nước như Singapore, Malaysia, Qatar đặc biệt quan tâm đầu tư. Sự thành công của các trung tâm đại học này đang làm cho việc phân bổ tri thức trên thế giới thay đổi.
Qatar giàu có như hiện nay là nhờ vào nguồn dầu mỏ dồi dào, nhưng chính quyền Qatar nhận ra một điều là họ không thể đặt tương lai phát triển đất nước vào nguồn của cải trời cho mà phải xây dựng nguồn tài nguyên tri thức cho đất nước trong tương lai, đó là giáo dục. Theo như lời ông Abdullah Ben Ali Al Thani, phó chủ tịch Quỹ phát triển giáo dục, được Le Monde trích dẫn, thì đầu tư cho tương lai đất nước chính là phải đầu tư thực sự cho thế hệ trẻ ngày nay.
Hiện tại, Qatar đang tập trung xây dựng mô hình Education City, một hình thức tổ hợp giáo dục đại học trình độ cao. Theo Le Monde, trong bối cảnh toàn cầu hóa như hiện nay, các nước có nền kinh tế đang lên phải đối mặt với nhu cầu đào tạo trình độ cao ngày càng tăng. Một số nước đã xây dựng những tổ hợp giáo dục để thu hút những cơ sở đào tạo hàng đầu thế giới cũng như các giáo sư giỏi nhất để đào tạo ra các sinh viên xuất sắc nhất thế giới. Mục đích xây dựng các khu đại học siêu cao đó là hướng tới một « nền kinh tế tri thức », một nét đặc trưng của thế kỷ 21. Trong lĩnh vực này có 2 khu vực đang rất năng động. Các « Trung tâm giáo dục » đã xuất hiện ở châu Á như Malaysia, Singapore và trong khu vực vùng Vịnh thì có Dubai của Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất và Qatar. Ngoài ra nhiều nước khác như Maroc cũng đang bắt đầu triển khai những dự án đầy tham vọng về giáo dục.
Từ năm 1998 Qatar đã khởi động dự án xây dựng tổ hợp Education City khổng lồ trên diện tích 1400 ha với vốn đầu tư hàng tỷ đô la được đặt ngay cửa ngõ của Doha. Đến nay, khu tổ hợp giáo dục đại học này vẫn chưa hòan thành, nhưng trong tương lai, đây sẽ là nơi tập trung tinh hoa đào tạo đại học của thế giới. 6 đại học danh giá của Mỹ đã cắm chân trong tổ hợp này, trong đó có thể kể ra như Đại học y Weil Cornell Medical College, Đại học quan hệ quốc tế Georgetow, hay về công nghệ có trường Texas A&M. Bên cạnh đó còn phải kể đến trường Cao đẳng Thương mại HEC danh tiếng của Pháp, rồi trường University College London. Các sinh viên theo học tại khu đại học Education City có thể tiếp cận đầy đủ thông tin, bài giảng và tài liệu như học ở chính quốc nhờ các trang thiết bị hiện đại nhất hiện nay. Một sinh viên trường công nghệ Texas A&M ở Doha đã nói « tại sao cứ phải đi tận lục địa khác để học trong khi ở đây người ta có trong tầm tay những trường kỹ sư tốt nhất Hoa Kỳ ? ».
Vẫn theo báo Le Monde, Singapore và Malaysia hiện đang đặt mục tiêu phát triển một hệ thống đào tạo đại học hàng đầu ở châu Á. Các Tổ hợp Education City hay Education hub đang ngày càng thu hút nhiều sinh viên và giáo sư từ khắp nơi trên thế giới đến theo học và giảng dạy. Đảo quốc bé nhỏ Singapore giờ đây thu hút tới 86 nghìn sinh viên ngoại quốc. Trong tưong lai không xa hai nước này sẽ trở thành một trung tâm đại học của châu Á, quy tụ những tinh hoa giáo dục của thế giới .
Châu Âu và thủ tướng Ý Berlusconi
Dường như châu Âu thở phào nhẽ nhõm sau khi thủ tướng Ý Silvio Berlusnconi bị Quốc hội bỏ phiếu bất tín nhiệm và ông sẽ phải ra đi. Tờ L’Humanité đăng trên trang nhất bức hình chụp phía sau gáy thủ tướng Berlusconi với câu cảm thán : Basta – Chán lắm rồi.
Tờ Liberation đăng ngay trang nhất bức hình chụp phía sau gáy thủ tướng Ý và chạy tựa : Ciao – chào tạm biệt.
Xã luận của tờ báo tỏ thái độ mạnh mẽ hơn với tựa đề «Xéo đi !».
Trong 10 tháng qua, cơn hồng thủy khủng hoảng tài chính đã cuốn trôi 5 thủ tướng châu Âu : Ông Cowen ở Ailen, Socrates ở Bồ Đào Nha, Radico ở Slovakia, ông Papandréou ở Hy Lạp và giờ đây là ông Berluniscon, ở Ý. Trong vài ngày nữa, khi Tây Ban Nha tổ chức bầu cử Quốc hội trước thời hạn, tên của thủ tướng Zapatero chắc chắn được bổ xung vào danh sách này.
Theo tờ báo, tất cả các tổng thống và thủ tướng ở châu Âu đều bị đe dọa. Tại Pháp, tổng thống Nicolas Sarkozy đang phải đối mặt với tỷ lệ mất lòng dân ở mức kỷ lục trong đệ ngũ cộng hòa. Ngay thủ tướng Đức Angela Merkel cũng phải hứng chịu thất bại trong một số cuộc bầu cử cấp địa phương vừa qua. Thế nhưng, lịch sử sẽ ghi nhận cách thức đặc biệt mà ông Berlusconi ở Ý và ông Papandréou ở Hy Lạp bị đẩy ra khỏi chiếc ghế thủ tướng. Hai nhân vật này phải ra đi không phải do các cuộc biểu tình phản đối của người dân. Chính các công ty thẩm định tài chính quốc tế và thị trường tài chính đã tỏ thái độ và dường như gào lên một câu ngắn gọn « Xéo đi » nhắm vào hai vị thủ tướng này.
Vẫn theo Liberation, tại Hội nghị Thượng đỉnh Cannes, đầu tháng 11 vừa qua, tổng thống Pháp Sarkozy và thủ tướng Đức Merkel dường như đã nổ « phát súng kết liễu » sự nghiệp thủ tướng của hai ông Papanderou và Berlusconi.
Đối với Liberation, sự ra đi của thủ tướng Papandreou và Berlusconi mang lại điềm may cho hai nước này : Cả Hy Lạp và Ý đều đang hướng tới thành lập một chính phủ đoàn kết quốc gia để đưa đất nước thoát ra khỏi khủng hoảng. Đặc biệt là tại Ý, người dân đã loại bỏ được một nhân vật tự cao tự đại, trơ tráo, là đối tuợng của những trò đàm tiếu bệnh hoạn làm tổn hại đến uy tín và hình ảnh của đất nước.
Báo Le Figaro cũng quan tâm đến nước Ý và đăng ngay trang nhất bài: « Khu vực đồng euro – Tình trạng báo động về Ý ». Nước Ý đã bị mất lòng tin của thị trường và chỉ có thể đi vay với lãi suất rất cao.
Theo tờ báo, hôm qua, nợ của Ý đã lên tới mức báo động đỏ trên thị trường tài chính quốc tế : Giới đầu tư chỉ chấp nhận mua công trái thời hạn 10 năm của nước này với lãi suất lên tới 7%. Việc thủ tướng Berlussconi thông báo ra đi cũng không trấn an được thị trường bởi vì tình hình hậu Berlusconi không có gì chắc chắn cả.
Xã luận của Le Figaro nói thẳng « Để cứu khu vực đồng euro, Berlusconi phải ra đi ». Và ra đi càng sớm càng tốt.
Điều đáng buồn là nếu như trước đây, ông Berlusconi đã mang lại sự ổn định chính trị cho nước Ý, thì giờ đây, ông lại trở thành biểu tượng của sự sa sút, cơ hội và tự kiêu tự đại.
Trong quá khứ, nước Ý vốn là thành viên sáng lập Cộng đồng châu Âu, và đã nhanh chóng cùng với Pháp và Đức cứu vớt dự án xây dựng châu Âu. Nền kinh tế Ý đứng hàng thứ ba ở châu Âu và thứ bẩy trên thế giới. Khác với Hy Lạp, cho dù Ý mắc nợ cao nhưng lại có những thế mạnh về công nghiệp và đầu óc kinh doanh mà châu Âu không thể xem thường.
Thế nhưng, theo Le Figaro, nếu nước Ý muốn tìm lại được vị trí của mình thì không thể để một người như ông Berlusconi lãnh đạo, một nhân vật hội tụ đủ mọi thói ngông ngênh sai lầm.
Thời điểm bây giờ đòi hỏi một sự nghiêm túc, chặt chẽ, một sự tôn trọng vai trò của Nhà nước ở mọi quốc gia, ở mọi cấp độ. Theo hướng này, sự ra đi của ông Berlusconi là cần thiết và nó mang giá trị biểu trưng. Bởi vì, cuộc khủng hoảng nợ hiện nay, trước tiên, là một cuộc khủng hoảng niềm tin. Trên khía cạnh này, thủ tướng Ý đã làm mất hết niềm tin. Lời nói của ông bị mất giá trị đến nỗi việc ông thông báo sẽ từ chức không đủ để trấn an thị trường. Theo Le Figaro, cần phải đặt Ý dưới sự giám hộ của Quỹ Tiền tệ Quốc tế và Ủy ban châu Âu, cho dù biện pháp này cũng không làm dịu được cơn sóng gió.
Đương nhiên, sự ra đi của ông Berlusconi cũng không thể giải quyết hết mọi vấn đề. Tình hình chính trị Ý vẫn phức tạp. Thế nhưng, nước Ý có rất nhiều nhân tài. Số phận nước Ý giờ đây nằm trong tay tổng thống Giorgio Napolitano. Le Figaro nhận định, trước khi tổ chức bầu cử lập pháp trước thời hạn, cần phải có những biện pháp khẩn cấp để tránh hỏa hoạn lan ra toàn châu Âu.
Bức ảnh lớn trên trang nhất ghi lại cảnh giải Nobel Hòa bình của năm 1991, nhà đối lập nổi tiếng Aung San Suu Kyi đang tươi cười tham dự vào buổi lễ phóng sinh tại Rangoon, đã lột tả phần nào sự thay đổi, cho thấy « chính quyền Miến Điện đang nới lỏng áp lực lên đối lập ». Đây cũng là cảm nhận của phóng viên La Croix khi đến Rangoon trong những ngày qua.
Theo La Croix thì chính phủ Miến Điện hiện nay, dưới sự lãnh đạo của tổng thống Thein Sein, một người ôn hòa, đang chọn con đường hòa dịu.
Tờ báo cũng điểm lại một loạt các quyết định của tổng thống Thein Sein gần đây có thể gọi là được lòng dân như việc trả tự do cho 10% tù chính trị, cho ngừng một dự án đập thủy điện hợp tác với Trung Quốc đang gây nhiều tranh cãi, xem xét lại luật bầu cử để cho phép đảng của bà Aung San Suu Kyi tham gia các cuộc bầu cử trong tương lai.
Một khía cạnh khác trong không khí cởi mở cũng được La Croix ghi nhận, đó là có rất đông những tù nhân chính trị vừa được ân xá không bị an ninh giám sát như trước đây. Những người này giờ đây lại có cơ hội hoạt động chính trị. Có người thì phân phát kiến nghị đòi trả tự do vô điều kiện cho các đồng đội của họ đang còn ở trong tù. Một số khác thì công khai lên tiếng kể lại cuộc sống sau song sắt nhà giam và có không ít người còn mạnh dạn tổ chức các buổi tập huấn cung cấp thông tin về quyền công dân.
Bầu không khi chính trị thực sự đã thay đổi. Một tù nhân chính trị vừa được ân xá, ông U Ko Go Gyi, được La Croix trích dẫn, còn nhận định « Thein Sein là người chúng tôi đang cần cho sự thay đổi và tiến bộ ».
Tác giả bài báo ghi nhận, dù gì đi chăng nữa, cái không khí sợ hãi ám ảnh trong người dân Miến Điện giờ đang được xóa dần.
Tại sao chính quyền mới lại có được bước ngoặt như vậy ? Theo như giải thích của ông Myat Thu một tù chính trị vừa được tự do thì « các cựu quân nhân này hiểu rằng họ không thể cứ mãi lãnh đạo đất nước bằng vũ lực » và rằng chính quyền quân sự « muốn nhân dân quên đi những hành động bạo lực cũ họ trong quá khứ. Họ cố tìm sự ủng hộ của dân chúng. Chính vì thế mà chính quyền đối thoại với bà Aung San Suu Kyi ».
Theo tác giả bài báo thì nhà đối lập Aun San Suu Kyi vẫn tiếp xúc đều với bộ trưởng Lao động Miến Điện. Bà là người được dân chúng mến mộ tin cậy hoàn toàn, vì thế mà chính quyền cũng muốn tận dụng được phần nào trong những cuộc tiếp xúc với nhà đối lập để tô vẽ cho hình ảnh mới của mình. Theo La Croix thì đây là một chiến lược khôn khéo của chính phủ.
Một sự thay đổi khác tại Miến Điện cũng được La Croix ghi nhận, đó là việc kiểm duyệt báo chí của chính quyền đã giảm bớt.
Ở Miến Điện từ hơn 4 thập kỷ qua luôn tồn tại một cơ quan chuyên kiểm duyệt cắt bỏ tất cả những câu chữ, bài viết không làm hài lòng chế độ trước khi phát hành. Nhưng một tổng biên tập báo ở Rangoon cho biết các nhà kiểm duyệt cũng đỡ « cắt bỏ » hơn trước.Từ đầu tháng 10 vừa qua, lãnh đạo các tờ báo được tự chịu trách nhiệm kiểm duyệt các bài viết của báo mình.
Internet cũng bắt đầu được nới chút ít. Theo La Croix, từ hồi tháng 9 , người sử dụng internet ở Miến Điện có thể truy cập được các trang như YouTube, Blogspot.com, những địa chỉ của BBC hay thậm chí cả nhiều trang tin của người Miến Điện ly khai lưu vong. Tổng biên tập tờ báo tiếng Anh The Myanmar Times cho biết «cách đây 2 năm thì từ 30 đến 40% các báo phát hành đều bị cắt bỏ bớt. Giờ đây con số này chỉ còn 5% ». Đặc biệt là giờ đây chính quyền đã bắt đầu không cho những từ như «tù nhân lương tâm » là nhạy cảm. Cũng cần phải nhắc lại là hiện nay ở Miến Điện vẫn còn hàng chục các nhà báo, người viết blog đang bị ngồi tù, chỉ vì những thông tin nhạy cảm.
Vẫn theo La Croix, những biến chuyển chính trị của Miến Điện gần đây đã bắt đầu có được nhiều sự ủng hộ, cổ vũ từ bên ngoài, từ Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) cho đến các nước phương Tây. Từng phản đối quyết liệt tập đoàn quân sự Miến Điện trước đây, nay chính quyền Mỹ của tổng thống Obama cũng ghi nhận thiện chí của chế độ mới ở Miến Điện. Duy nhất chỉ có Trung Quốc, đồng minh kinh tế, chính trị của Miến Điện từ nhiều năm qua , nhưng lại tỏ ra không mặn mà lắm với những chuyển biến ở Miến Điện.
Tổ hợp đại học quốc tế : Mô hình giáo dục ở một số nước châu Á
Báo Le Monde có bài viết về xu hướng đầu tư cho giáo dục đại học ở một số nước châu Á hiện nay, đó là mô hình xây dựng các « Trung tâm giáo dục -Education hub », một dạng tổ hợp khu đại học quy tụ hợp nhiều trường đại học danh giá của thế giới.
Education hub, hay Education City giờ đây đang là một hướng đi được nhiều nước như Singapore, Malaysia, Qatar đặc biệt quan tâm đầu tư. Sự thành công của các trung tâm đại học này đang làm cho việc phân bổ tri thức trên thế giới thay đổi.
Qatar giàu có như hiện nay là nhờ vào nguồn dầu mỏ dồi dào, nhưng chính quyền Qatar nhận ra một điều là họ không thể đặt tương lai phát triển đất nước vào nguồn của cải trời cho mà phải xây dựng nguồn tài nguyên tri thức cho đất nước trong tương lai, đó là giáo dục. Theo như lời ông Abdullah Ben Ali Al Thani, phó chủ tịch Quỹ phát triển giáo dục, được Le Monde trích dẫn, thì đầu tư cho tương lai đất nước chính là phải đầu tư thực sự cho thế hệ trẻ ngày nay.
Hiện tại, Qatar đang tập trung xây dựng mô hình Education City, một hình thức tổ hợp giáo dục đại học trình độ cao. Theo Le Monde, trong bối cảnh toàn cầu hóa như hiện nay, các nước có nền kinh tế đang lên phải đối mặt với nhu cầu đào tạo trình độ cao ngày càng tăng. Một số nước đã xây dựng những tổ hợp giáo dục để thu hút những cơ sở đào tạo hàng đầu thế giới cũng như các giáo sư giỏi nhất để đào tạo ra các sinh viên xuất sắc nhất thế giới. Mục đích xây dựng các khu đại học siêu cao đó là hướng tới một « nền kinh tế tri thức », một nét đặc trưng của thế kỷ 21. Trong lĩnh vực này có 2 khu vực đang rất năng động. Các « Trung tâm giáo dục » đã xuất hiện ở châu Á như Malaysia, Singapore và trong khu vực vùng Vịnh thì có Dubai của Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất và Qatar. Ngoài ra nhiều nước khác như Maroc cũng đang bắt đầu triển khai những dự án đầy tham vọng về giáo dục.
Từ năm 1998 Qatar đã khởi động dự án xây dựng tổ hợp Education City khổng lồ trên diện tích 1400 ha với vốn đầu tư hàng tỷ đô la được đặt ngay cửa ngõ của Doha. Đến nay, khu tổ hợp giáo dục đại học này vẫn chưa hòan thành, nhưng trong tương lai, đây sẽ là nơi tập trung tinh hoa đào tạo đại học của thế giới. 6 đại học danh giá của Mỹ đã cắm chân trong tổ hợp này, trong đó có thể kể ra như Đại học y Weil Cornell Medical College, Đại học quan hệ quốc tế Georgetow, hay về công nghệ có trường Texas A&M. Bên cạnh đó còn phải kể đến trường Cao đẳng Thương mại HEC danh tiếng của Pháp, rồi trường University College London. Các sinh viên theo học tại khu đại học Education City có thể tiếp cận đầy đủ thông tin, bài giảng và tài liệu như học ở chính quốc nhờ các trang thiết bị hiện đại nhất hiện nay. Một sinh viên trường công nghệ Texas A&M ở Doha đã nói « tại sao cứ phải đi tận lục địa khác để học trong khi ở đây người ta có trong tầm tay những trường kỹ sư tốt nhất Hoa Kỳ ? ».
Vẫn theo báo Le Monde, Singapore và Malaysia hiện đang đặt mục tiêu phát triển một hệ thống đào tạo đại học hàng đầu ở châu Á. Các Tổ hợp Education City hay Education hub đang ngày càng thu hút nhiều sinh viên và giáo sư từ khắp nơi trên thế giới đến theo học và giảng dạy. Đảo quốc bé nhỏ Singapore giờ đây thu hút tới 86 nghìn sinh viên ngoại quốc. Trong tưong lai không xa hai nước này sẽ trở thành một trung tâm đại học của châu Á, quy tụ những tinh hoa giáo dục của thế giới .
Châu Âu và thủ tướng Ý Berlusconi
Dường như châu Âu thở phào nhẽ nhõm sau khi thủ tướng Ý Silvio Berlusnconi bị Quốc hội bỏ phiếu bất tín nhiệm và ông sẽ phải ra đi. Tờ L’Humanité đăng trên trang nhất bức hình chụp phía sau gáy thủ tướng Berlusconi với câu cảm thán : Basta – Chán lắm rồi.
Tờ Liberation đăng ngay trang nhất bức hình chụp phía sau gáy thủ tướng Ý và chạy tựa : Ciao – chào tạm biệt.
Xã luận của tờ báo tỏ thái độ mạnh mẽ hơn với tựa đề «Xéo đi !».
Trong 10 tháng qua, cơn hồng thủy khủng hoảng tài chính đã cuốn trôi 5 thủ tướng châu Âu : Ông Cowen ở Ailen, Socrates ở Bồ Đào Nha, Radico ở Slovakia, ông Papandréou ở Hy Lạp và giờ đây là ông Berluniscon, ở Ý. Trong vài ngày nữa, khi Tây Ban Nha tổ chức bầu cử Quốc hội trước thời hạn, tên của thủ tướng Zapatero chắc chắn được bổ xung vào danh sách này.
Theo tờ báo, tất cả các tổng thống và thủ tướng ở châu Âu đều bị đe dọa. Tại Pháp, tổng thống Nicolas Sarkozy đang phải đối mặt với tỷ lệ mất lòng dân ở mức kỷ lục trong đệ ngũ cộng hòa. Ngay thủ tướng Đức Angela Merkel cũng phải hứng chịu thất bại trong một số cuộc bầu cử cấp địa phương vừa qua. Thế nhưng, lịch sử sẽ ghi nhận cách thức đặc biệt mà ông Berlusconi ở Ý và ông Papandréou ở Hy Lạp bị đẩy ra khỏi chiếc ghế thủ tướng. Hai nhân vật này phải ra đi không phải do các cuộc biểu tình phản đối của người dân. Chính các công ty thẩm định tài chính quốc tế và thị trường tài chính đã tỏ thái độ và dường như gào lên một câu ngắn gọn « Xéo đi » nhắm vào hai vị thủ tướng này.
Vẫn theo Liberation, tại Hội nghị Thượng đỉnh Cannes, đầu tháng 11 vừa qua, tổng thống Pháp Sarkozy và thủ tướng Đức Merkel dường như đã nổ « phát súng kết liễu » sự nghiệp thủ tướng của hai ông Papanderou và Berlusconi.
Đối với Liberation, sự ra đi của thủ tướng Papandreou và Berlusconi mang lại điềm may cho hai nước này : Cả Hy Lạp và Ý đều đang hướng tới thành lập một chính phủ đoàn kết quốc gia để đưa đất nước thoát ra khỏi khủng hoảng. Đặc biệt là tại Ý, người dân đã loại bỏ được một nhân vật tự cao tự đại, trơ tráo, là đối tuợng của những trò đàm tiếu bệnh hoạn làm tổn hại đến uy tín và hình ảnh của đất nước.
Báo Le Figaro cũng quan tâm đến nước Ý và đăng ngay trang nhất bài: « Khu vực đồng euro – Tình trạng báo động về Ý ». Nước Ý đã bị mất lòng tin của thị trường và chỉ có thể đi vay với lãi suất rất cao.
Theo tờ báo, hôm qua, nợ của Ý đã lên tới mức báo động đỏ trên thị trường tài chính quốc tế : Giới đầu tư chỉ chấp nhận mua công trái thời hạn 10 năm của nước này với lãi suất lên tới 7%. Việc thủ tướng Berlussconi thông báo ra đi cũng không trấn an được thị trường bởi vì tình hình hậu Berlusconi không có gì chắc chắn cả.
Xã luận của Le Figaro nói thẳng « Để cứu khu vực đồng euro, Berlusconi phải ra đi ». Và ra đi càng sớm càng tốt.
Điều đáng buồn là nếu như trước đây, ông Berlusconi đã mang lại sự ổn định chính trị cho nước Ý, thì giờ đây, ông lại trở thành biểu tượng của sự sa sút, cơ hội và tự kiêu tự đại.
Trong quá khứ, nước Ý vốn là thành viên sáng lập Cộng đồng châu Âu, và đã nhanh chóng cùng với Pháp và Đức cứu vớt dự án xây dựng châu Âu. Nền kinh tế Ý đứng hàng thứ ba ở châu Âu và thứ bẩy trên thế giới. Khác với Hy Lạp, cho dù Ý mắc nợ cao nhưng lại có những thế mạnh về công nghiệp và đầu óc kinh doanh mà châu Âu không thể xem thường.
Thế nhưng, theo Le Figaro, nếu nước Ý muốn tìm lại được vị trí của mình thì không thể để một người như ông Berlusconi lãnh đạo, một nhân vật hội tụ đủ mọi thói ngông ngênh sai lầm.
Thời điểm bây giờ đòi hỏi một sự nghiêm túc, chặt chẽ, một sự tôn trọng vai trò của Nhà nước ở mọi quốc gia, ở mọi cấp độ. Theo hướng này, sự ra đi của ông Berlusconi là cần thiết và nó mang giá trị biểu trưng. Bởi vì, cuộc khủng hoảng nợ hiện nay, trước tiên, là một cuộc khủng hoảng niềm tin. Trên khía cạnh này, thủ tướng Ý đã làm mất hết niềm tin. Lời nói của ông bị mất giá trị đến nỗi việc ông thông báo sẽ từ chức không đủ để trấn an thị trường. Theo Le Figaro, cần phải đặt Ý dưới sự giám hộ của Quỹ Tiền tệ Quốc tế và Ủy ban châu Âu, cho dù biện pháp này cũng không làm dịu được cơn sóng gió.
Đương nhiên, sự ra đi của ông Berlusconi cũng không thể giải quyết hết mọi vấn đề. Tình hình chính trị Ý vẫn phức tạp. Thế nhưng, nước Ý có rất nhiều nhân tài. Số phận nước Ý giờ đây nằm trong tay tổng thống Giorgio Napolitano. Le Figaro nhận định, trước khi tổ chức bầu cử lập pháp trước thời hạn, cần phải có những biện pháp khẩn cấp để tránh hỏa hoạn lan ra toàn châu Âu.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét