Bài báo mở đầu bằng nhận xét, Hoa Kỳ không chỉ có một « Tổng thống của Thái Bình Dương », mà cả một « thế kỷ Thái Bình Dương » đang mở ra trước mặt. Tại vòng công du tuần này từ Hawaii sang Úc rồi đến Indonesia, ông Barack Obama đã nhấn mạnh ý định sẽ trở lại khu vực có tăng trưởng kinh tế mạnh mẽ này, đầy hứa hẹn về công ăn việc làm. Vào thời điểm muốn rút chân khỏi Irak và Afghanistan, Hoa Kỳ nay có thể duy trì và thậm chí tăng cường lực lượng tại châu Á - Thái Bình Dương, như đã hứa hẹn trong bài diễn văn tại Quốc hội Úc hôm qua. Tổng thống Mỹ sau đó đã đến Darwin ở miền duyên hải phía bắc nước Úc, để loan báo sẽ đưa đến 250 thủy quân lục chiến. Một con số hãy còn khiêm tốn nhưng sẽ tăng lên, và lại mang tính biểu tượng cao: Darwin từng là căn cứ của tướng MacArthur để tái chinh phục Thái Bình Dương hồi Đệ nhị Thế chiến.
Trong vòng công du trước đây vào tháng 11/2009 đi thăm Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc và Singapore, ông Obama đã tự cho mình là « Tổng thống Mỹ đầu tiên của Thái Bình Dương », do ông sinh ra ở Hawaii và lớn lên ở Indonesia. Lần này, các cố vấn của ông nói đến một thời điểm quyết định, khi Hoa Kỳ sẽ dịch chuyển từ Trung Đông sang Viễn Đông. Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton nhắc nhở, thế kỷ 21 sẽ là « thế kỷ Thái Bình Dương của Hoa Kỳ ».
Theo Le Monde, sở dĩ đối với ông Obama, châu Á đã trở nên quan trọng hơn, đó là vì thế mạnh đang lên của Bắc Kinh, và đây cũng là mục đích chính của chuyến công du. Tuy không đến Trung Quốc, nhưng ông Obama đã gặp ông Hồ Cẩm Đào tại hội nghị thượng đỉnh APEC, để nhắc nhở Bắc Kinh nên xử sự « một cách người lớn » và « tôn trọng các nguyên tắc » của thương mại quốc tế.
Nicholas Consonery, nhà phân tích của Eurasia nhận xét : « Những gì đã thay đổi với chính quyền Obama, đó là sự cất cánh của Trung Quốc khiến nhiều nước trong khu vực yêu cầu có sự hiện diện của Mỹ để làm đối trọng ». Tại hội nghị APEC, ông Obama đã xúc tiến dự án Đối tác Xuyên Thái Bình Dương (TPP), nhằm lập ra một khu vực tự do mậu dịch. Ngoài Hoa Kỳ, các nước tham gia là Úc, Niu Dilân, Singapore, Malaysia, Việt Nam, Brunei, Chilê, Peru, bên cạnh đó Nhật Bản, Mehico và Canada cũng tỏ ra rất quan tâm.
Nhưng Trung Quốc, vốn muốn phát triển một không gian thương mại thuần Á chung quanh ASEAN, thì lại vắng bóng. Giáo sư Aaron Friedberg của trường Princeton ghi nhận : « TPP được xây dựng trong bối cảnh có sự cạnh tranh giữa Trung Quốc và Hoa Kỳ…Động cơ chủ yếu của các quốc gia Đông Nam Á khi tham gia TPP là vì không muốn bị lệ thuộc quá nhiều vào Trung Quốc ».
Sự kiện ông Obama là Tổng thống Mỹ đầu tiên được mời tham dự hội nghị thượng đỉnh ASEAN tại Bali, cũng là đã dẫm chân lên quyền lợi của Bắc Kinh. Nhà phân tích Richard Cronin của trung tâm Stimson giải thích: « Ban đầu thì Trung Quốc muốn thúc đẩy các cuộc hội nghị thượng đỉnh này vì muốn đóng vai trò lãnh đạo. Từ lúc mà các thành viên muốn mời thêm Hoa Kỳ tham dự, Trung Quốc cảm thấy không có mấy lợi ích nữa… ».
Tuy vậy nhiều chuyên gia lại tỏ ra không mấy đồng tình về việc Hoa Kỳ đang chuyển hướng từ Trung Đông sang châu Á. Một số nhắc nhở, Barack Obama không thực sự là « Tổng thống Thái Bình Dương đầu tiên » của Mỹ, vì John F.Kennedy hay George Bush cha cũng đã từng tham gia Đệ nhị Thế chiến, còn William Taft (Tổng thống Mỹ 1909 – 1913) từng là Thống đốc Philippines.
Bài xã luận của tờ Washington Post cho rằng « Chuyển hướng sang châu Á không làm mất đi những đe dọa về an ninh đối với Mỹ tại Cận Đông ». Tờ báo nhấn mạnh, « Mùa xuân Ả Rập » mở ra « những cơ hội lớn » cho ngoại giao Hoa Kỳ. Tuy nhiên theo Richard Cronin thì « Dù vậy, không phải là phóng đại khi dùng chữ bước ngoặt. Khi ông Bush tiến hành cuộc chiến Irak, người ta cứ nghĩ sẽ mở ra được những căn cứ chiến lược tại một nước láng giềng của các quốc gia Trung Á thuộc Liên Xô cũ. Rõ ràng là điều đó đã không xảy ra, tương lai của Hoa Kỳ không nằm ở khu vực này. Điều này mở ra các khả năng để đầu tư cho châu Á ».
Miến Điện cởi mở để đạt được lợi ích ngoại giao
Cũng liên quan đến khu vực Đông Nam Á, nhật báo Le Monde chú ý đến sự kiện « Miến Điện quy đổi các dấu hiệu mở cửa thành lợi ích ngoại giao ». Rangoon sẽ làm chủ tịch luân phiên ASEAN vào năm 2014, cho dù Hoa Kỳ không muốn thế.
Đặc phái viên của Le Monde tại Bali nhận định, hội nghị thượng đỉnh ASEAN tại Bali lần này đánh dấu việc các nước trong khu vực bắt đầu nhìn Miến Điện bằng con mắt thiện cảm hơn. Theo Le Monde, thì chính quyền Rangoon đã đạt được mục đích theo đuổi từ nhiều tháng qua, với chính sách cởi mở về chính trị và kinh tế chưa từng thấy, nhằm lấy điểm với các nước láng giềng. Năm 2006, ASEAN đã từng từ chối việc này với tập đoàn quân sự Miến Điện vì không tôn trọng nhân quyền.
Từ việc trả tự do và tiến hành đối thoại với nhà đối lập Aung San Suu Kyi, cho thành lập các nghiệp đoàn tự do, giảm nhẹ kiểm duyệt, ngưng một dự án thủy điện do Trung Quốc đầu tư, cho đến viễn cảnh cải cách kinh tế sâu rộng, chính quyền của Tổng thống Thein Sein đã cho thấy ý hướng quay mặt lại với quá khứ độc tài.
Tuy vậy Le Monde nhận thấy Washington vẫn tỏ ra thận trọng trước bước tiến về « một nền dân chủ có kỷ luật » của Miến Điện. Tổng thống Barack Obama cho rằng tình trạng vi phạm nhân quyền vẫn tiếp tục, và ngay từ đầu tuần, trước khi các Ngoại trưởng ASEAN đưa ra « khuyến cáo » cho các chính phủ về việc để Miến Điện làm chủ tịch luân phiên 2014, một nhân vật có trách nhiệm của Hoa Kỳ cũng đã tuyên bố : « Có vẻ còn quá sớm để chọn lựa Miến Điện ».
Ngải Vị Vị có thể phải trả giá đắt cho lòng can đảm
Cũng về châu Á, nhật báo công giáo La Croix có bài viết về sự kiện « Nhà ly khai Ngải Vị Vị kháng cự lại áp lực của Bắc Kinh ». Cuộc đấu tranh giữa nhà nghệ sĩ với chế độ cầm quyền đã mang lại một làn sóng ủng hộ chưa từng thấy tại Trung Quốc. Tuy nhiên người ta lo ngại, nếu Bắc Kinh muốn dùng đến vũ lực, thì ông có thể sẽ phải trả giá đắt.
La Croix trích lời chuyên gia Marie Holzman chuyên nghiên cứu về các nhà ly khai Trung Quốc, cho rằng việc hàng chục ngàn người ở khắp nơi trên toàn quốc tới tấp gởi tiền giúp Ngải Vị Vị đóng thuế cho thấy « Sự phẫn nộ của công luận Trung Quốc trước áp lực của chế độ, trên tất cả các lãnh vực xã hội. Làn sóng ủng hộ này đã gởi một thông điệp mạnh mẽ cho Bắc Kinh. Đó là : « Các vị có thể phạt thuế, bỏ tù, hay buộc ông ấy phải im lặng, nhưng chúng tôi vẫn hỗ trợ cho ông ». Và bây giờ thì chính quyền đang cố tranh thủ thời gian ».
Là « phát ngôn viên » của hàng triệu nạn nhân công lý tại Trung Quốc, trên internet ông Ngải Vị Vị được đặt cho biệt danh là « Ái Vị Lai » - có nghĩa là « yêu chuộng tương lai ». Bà Marie Holzman nhận định : « Ngải Vị Vị hết sức can đảm, vì luôn từ chối rời Trung Quốc đi tị nạn, cho dù nguy hiểm đối với bản thân và gia đình. Chế độ đe dọa sẽ trừng phạt vợ ông, như đã làm với vợ giải Nobel hòa bình Lưu Hiểu Ba. Nguy cơ là rất lớn, và tôi không lạc quan chút nào cho tương lai của ông. Bắc Kinh hiện nay hành động có đôi chút ngoắt ngoéo, vấn đề là không biết Ngải Vị Vị có đủ tiền nộp thuế hay không. Ông giàu thật đấy, nhưng năm ngoái căn hộ của ông đã bị chính quyền điều xe ủi đất đến phá hủy. Ông thuê mướn nhiều nhân viên, và đã tặng tiền cho rất nhiều hiệp hội, nên tiền mặt có lẽ còn lại không đủ. Nếu tư pháp đòi ông phải nộp hai, ba hay bốn triệu euro thì sao… ».
Bài báo kết luận, nếu Bắc Kinh muốn chứng tỏ sức mạnh, trong lúc chỉ còn một năm nữa là sẽ thay đổi giàn lãnh đạo, thì Ngải Vị Vị có thể sẽ phải trả giá rất đắt cho sự « ương bướng » của ông.
Vùng phi quân sự Triều Tiên : Thiên đàng hoang dã
Còn tại bán đảo Triều Tiên, nhật báo cánh hữu Le Figaro quan tâm đến « Thiên đàng hoang dã của cuộc chiến tranh lạnh, giữa hai nước Triều Tiên ». Bài báo cho biết, khu vực phi quân sự (DMZ) chia cách hai miền nam bắc bị bỏ hoang từ sáu thập kỷ qua, đã trở thành nơi trú ngụ của nhiều loài cầm thú và có nhiều loài cây quý hiếm. Seoul muốn Unesco công nhận vùng phi quân sự này là khu dự trữ sinh quyển, và nhân đó xích gần lại với Bình Nhưỡng.
Theo một số chuyên gia, thì khu vực phi quân sự giữa hai nước Triều Tiên là một « thiên đàng nhân tạo» với 2.716 loài động và thực vật, trong đó có 146 loài có nguy cơ tuyệt chủng. Hiện nay chỉ mới có Seoul trình hồ sơ lên Unesco, với các diện tích thuộc phần quản lý của mình, còn Bình Nhưỡng vẫn chưa thấy động tĩnh gì, nên một quá trình « thống nhất màu xanh » chưa thể diễn ra.
Năng lượng nguyên tử : Quan tâm chính của báo Pháp hôm nay
Vấn đề năng lượng nguyên tử của nước Pháp được các báo Paris hôm nay chú ý nhiều nhất. Le Monde chạy tựa « Những bất đồng giữa đảng Xã hội và đảng Xanh trong vấn đề năng lượng nguyên tử ». Nhật báo thiên hữu Le Figaro cho rằng « Cánh tả làm cho kỹ nghệ nguyên tử của Pháp u ám ». Còn nhật báo kinh tế Les Echos chú ý đến « Những con số phía sau các tranh cãi về vấn đề năng lượng hạt nhân».
Trên lãnh vực xã hội, nhật báo cánh tả Libération đưa tít: «Cảnh sát hình sự ở ngoại ô : Lực lượng mất trật tự ». Tờ báo đã chơi chữ, dùng từ này thay cho « Lực lượng giữ gìn trật tự », nói về cuốn sách của nhà xã hội học Didier Fassin kể lại các hành động mang tính bạo lực và kỳ thị của một đơn vị cảnh sát chống tội phạm tại vùng ngoại ô. Về mặt chính trị, nhật báo cộng sản L’Humanité quan tâm đến cuộc thảo luận bàn tròn giữa ứng viên tổng thống của Mặt trận cánh tả với các đại diện nghiệp đoàn về đề tài « Năm 2012 : Có những liên hệ nào giữa các phong trào xã hội và chính trị ? ». Còn tờ báo công giáo La Croix nhìn sang một nước láng giềng châu Âu : « Người Tây Ban Nha đi bầu dưới áp lực của cuộc khủng hoảng ».
Trong vòng công du trước đây vào tháng 11/2009 đi thăm Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc và Singapore, ông Obama đã tự cho mình là « Tổng thống Mỹ đầu tiên của Thái Bình Dương », do ông sinh ra ở Hawaii và lớn lên ở Indonesia. Lần này, các cố vấn của ông nói đến một thời điểm quyết định, khi Hoa Kỳ sẽ dịch chuyển từ Trung Đông sang Viễn Đông. Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton nhắc nhở, thế kỷ 21 sẽ là « thế kỷ Thái Bình Dương của Hoa Kỳ ».
Theo Le Monde, sở dĩ đối với ông Obama, châu Á đã trở nên quan trọng hơn, đó là vì thế mạnh đang lên của Bắc Kinh, và đây cũng là mục đích chính của chuyến công du. Tuy không đến Trung Quốc, nhưng ông Obama đã gặp ông Hồ Cẩm Đào tại hội nghị thượng đỉnh APEC, để nhắc nhở Bắc Kinh nên xử sự « một cách người lớn » và « tôn trọng các nguyên tắc » của thương mại quốc tế.
Nicholas Consonery, nhà phân tích của Eurasia nhận xét : « Những gì đã thay đổi với chính quyền Obama, đó là sự cất cánh của Trung Quốc khiến nhiều nước trong khu vực yêu cầu có sự hiện diện của Mỹ để làm đối trọng ». Tại hội nghị APEC, ông Obama đã xúc tiến dự án Đối tác Xuyên Thái Bình Dương (TPP), nhằm lập ra một khu vực tự do mậu dịch. Ngoài Hoa Kỳ, các nước tham gia là Úc, Niu Dilân, Singapore, Malaysia, Việt Nam, Brunei, Chilê, Peru, bên cạnh đó Nhật Bản, Mehico và Canada cũng tỏ ra rất quan tâm.
Nhưng Trung Quốc, vốn muốn phát triển một không gian thương mại thuần Á chung quanh ASEAN, thì lại vắng bóng. Giáo sư Aaron Friedberg của trường Princeton ghi nhận : « TPP được xây dựng trong bối cảnh có sự cạnh tranh giữa Trung Quốc và Hoa Kỳ…Động cơ chủ yếu của các quốc gia Đông Nam Á khi tham gia TPP là vì không muốn bị lệ thuộc quá nhiều vào Trung Quốc ».
Sự kiện ông Obama là Tổng thống Mỹ đầu tiên được mời tham dự hội nghị thượng đỉnh ASEAN tại Bali, cũng là đã dẫm chân lên quyền lợi của Bắc Kinh. Nhà phân tích Richard Cronin của trung tâm Stimson giải thích: « Ban đầu thì Trung Quốc muốn thúc đẩy các cuộc hội nghị thượng đỉnh này vì muốn đóng vai trò lãnh đạo. Từ lúc mà các thành viên muốn mời thêm Hoa Kỳ tham dự, Trung Quốc cảm thấy không có mấy lợi ích nữa… ».
Tuy vậy nhiều chuyên gia lại tỏ ra không mấy đồng tình về việc Hoa Kỳ đang chuyển hướng từ Trung Đông sang châu Á. Một số nhắc nhở, Barack Obama không thực sự là « Tổng thống Thái Bình Dương đầu tiên » của Mỹ, vì John F.Kennedy hay George Bush cha cũng đã từng tham gia Đệ nhị Thế chiến, còn William Taft (Tổng thống Mỹ 1909 – 1913) từng là Thống đốc Philippines.
Bài xã luận của tờ Washington Post cho rằng « Chuyển hướng sang châu Á không làm mất đi những đe dọa về an ninh đối với Mỹ tại Cận Đông ». Tờ báo nhấn mạnh, « Mùa xuân Ả Rập » mở ra « những cơ hội lớn » cho ngoại giao Hoa Kỳ. Tuy nhiên theo Richard Cronin thì « Dù vậy, không phải là phóng đại khi dùng chữ bước ngoặt. Khi ông Bush tiến hành cuộc chiến Irak, người ta cứ nghĩ sẽ mở ra được những căn cứ chiến lược tại một nước láng giềng của các quốc gia Trung Á thuộc Liên Xô cũ. Rõ ràng là điều đó đã không xảy ra, tương lai của Hoa Kỳ không nằm ở khu vực này. Điều này mở ra các khả năng để đầu tư cho châu Á ».
Miến Điện cởi mở để đạt được lợi ích ngoại giao
Cũng liên quan đến khu vực Đông Nam Á, nhật báo Le Monde chú ý đến sự kiện « Miến Điện quy đổi các dấu hiệu mở cửa thành lợi ích ngoại giao ». Rangoon sẽ làm chủ tịch luân phiên ASEAN vào năm 2014, cho dù Hoa Kỳ không muốn thế.
Đặc phái viên của Le Monde tại Bali nhận định, hội nghị thượng đỉnh ASEAN tại Bali lần này đánh dấu việc các nước trong khu vực bắt đầu nhìn Miến Điện bằng con mắt thiện cảm hơn. Theo Le Monde, thì chính quyền Rangoon đã đạt được mục đích theo đuổi từ nhiều tháng qua, với chính sách cởi mở về chính trị và kinh tế chưa từng thấy, nhằm lấy điểm với các nước láng giềng. Năm 2006, ASEAN đã từng từ chối việc này với tập đoàn quân sự Miến Điện vì không tôn trọng nhân quyền.
Từ việc trả tự do và tiến hành đối thoại với nhà đối lập Aung San Suu Kyi, cho thành lập các nghiệp đoàn tự do, giảm nhẹ kiểm duyệt, ngưng một dự án thủy điện do Trung Quốc đầu tư, cho đến viễn cảnh cải cách kinh tế sâu rộng, chính quyền của Tổng thống Thein Sein đã cho thấy ý hướng quay mặt lại với quá khứ độc tài.
Tuy vậy Le Monde nhận thấy Washington vẫn tỏ ra thận trọng trước bước tiến về « một nền dân chủ có kỷ luật » của Miến Điện. Tổng thống Barack Obama cho rằng tình trạng vi phạm nhân quyền vẫn tiếp tục, và ngay từ đầu tuần, trước khi các Ngoại trưởng ASEAN đưa ra « khuyến cáo » cho các chính phủ về việc để Miến Điện làm chủ tịch luân phiên 2014, một nhân vật có trách nhiệm của Hoa Kỳ cũng đã tuyên bố : « Có vẻ còn quá sớm để chọn lựa Miến Điện ».
Ngải Vị Vị có thể phải trả giá đắt cho lòng can đảm
Cũng về châu Á, nhật báo công giáo La Croix có bài viết về sự kiện « Nhà ly khai Ngải Vị Vị kháng cự lại áp lực của Bắc Kinh ». Cuộc đấu tranh giữa nhà nghệ sĩ với chế độ cầm quyền đã mang lại một làn sóng ủng hộ chưa từng thấy tại Trung Quốc. Tuy nhiên người ta lo ngại, nếu Bắc Kinh muốn dùng đến vũ lực, thì ông có thể sẽ phải trả giá đắt.
La Croix trích lời chuyên gia Marie Holzman chuyên nghiên cứu về các nhà ly khai Trung Quốc, cho rằng việc hàng chục ngàn người ở khắp nơi trên toàn quốc tới tấp gởi tiền giúp Ngải Vị Vị đóng thuế cho thấy « Sự phẫn nộ của công luận Trung Quốc trước áp lực của chế độ, trên tất cả các lãnh vực xã hội. Làn sóng ủng hộ này đã gởi một thông điệp mạnh mẽ cho Bắc Kinh. Đó là : « Các vị có thể phạt thuế, bỏ tù, hay buộc ông ấy phải im lặng, nhưng chúng tôi vẫn hỗ trợ cho ông ». Và bây giờ thì chính quyền đang cố tranh thủ thời gian ».
Là « phát ngôn viên » của hàng triệu nạn nhân công lý tại Trung Quốc, trên internet ông Ngải Vị Vị được đặt cho biệt danh là « Ái Vị Lai » - có nghĩa là « yêu chuộng tương lai ». Bà Marie Holzman nhận định : « Ngải Vị Vị hết sức can đảm, vì luôn từ chối rời Trung Quốc đi tị nạn, cho dù nguy hiểm đối với bản thân và gia đình. Chế độ đe dọa sẽ trừng phạt vợ ông, như đã làm với vợ giải Nobel hòa bình Lưu Hiểu Ba. Nguy cơ là rất lớn, và tôi không lạc quan chút nào cho tương lai của ông. Bắc Kinh hiện nay hành động có đôi chút ngoắt ngoéo, vấn đề là không biết Ngải Vị Vị có đủ tiền nộp thuế hay không. Ông giàu thật đấy, nhưng năm ngoái căn hộ của ông đã bị chính quyền điều xe ủi đất đến phá hủy. Ông thuê mướn nhiều nhân viên, và đã tặng tiền cho rất nhiều hiệp hội, nên tiền mặt có lẽ còn lại không đủ. Nếu tư pháp đòi ông phải nộp hai, ba hay bốn triệu euro thì sao… ».
Bài báo kết luận, nếu Bắc Kinh muốn chứng tỏ sức mạnh, trong lúc chỉ còn một năm nữa là sẽ thay đổi giàn lãnh đạo, thì Ngải Vị Vị có thể sẽ phải trả giá rất đắt cho sự « ương bướng » của ông.
Vùng phi quân sự Triều Tiên : Thiên đàng hoang dã
Còn tại bán đảo Triều Tiên, nhật báo cánh hữu Le Figaro quan tâm đến « Thiên đàng hoang dã của cuộc chiến tranh lạnh, giữa hai nước Triều Tiên ». Bài báo cho biết, khu vực phi quân sự (DMZ) chia cách hai miền nam bắc bị bỏ hoang từ sáu thập kỷ qua, đã trở thành nơi trú ngụ của nhiều loài cầm thú và có nhiều loài cây quý hiếm. Seoul muốn Unesco công nhận vùng phi quân sự này là khu dự trữ sinh quyển, và nhân đó xích gần lại với Bình Nhưỡng.
Theo một số chuyên gia, thì khu vực phi quân sự giữa hai nước Triều Tiên là một « thiên đàng nhân tạo» với 2.716 loài động và thực vật, trong đó có 146 loài có nguy cơ tuyệt chủng. Hiện nay chỉ mới có Seoul trình hồ sơ lên Unesco, với các diện tích thuộc phần quản lý của mình, còn Bình Nhưỡng vẫn chưa thấy động tĩnh gì, nên một quá trình « thống nhất màu xanh » chưa thể diễn ra.
Năng lượng nguyên tử : Quan tâm chính của báo Pháp hôm nay
Vấn đề năng lượng nguyên tử của nước Pháp được các báo Paris hôm nay chú ý nhiều nhất. Le Monde chạy tựa « Những bất đồng giữa đảng Xã hội và đảng Xanh trong vấn đề năng lượng nguyên tử ». Nhật báo thiên hữu Le Figaro cho rằng « Cánh tả làm cho kỹ nghệ nguyên tử của Pháp u ám ». Còn nhật báo kinh tế Les Echos chú ý đến « Những con số phía sau các tranh cãi về vấn đề năng lượng hạt nhân».
Trên lãnh vực xã hội, nhật báo cánh tả Libération đưa tít: «Cảnh sát hình sự ở ngoại ô : Lực lượng mất trật tự ». Tờ báo đã chơi chữ, dùng từ này thay cho « Lực lượng giữ gìn trật tự », nói về cuốn sách của nhà xã hội học Didier Fassin kể lại các hành động mang tính bạo lực và kỳ thị của một đơn vị cảnh sát chống tội phạm tại vùng ngoại ô. Về mặt chính trị, nhật báo cộng sản L’Humanité quan tâm đến cuộc thảo luận bàn tròn giữa ứng viên tổng thống của Mặt trận cánh tả với các đại diện nghiệp đoàn về đề tài « Năm 2012 : Có những liên hệ nào giữa các phong trào xã hội và chính trị ? ». Còn tờ báo công giáo La Croix nhìn sang một nước láng giềng châu Âu : « Người Tây Ban Nha đi bầu dưới áp lực của cuộc khủng hoảng ».
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét