Trần Sơn (danlambao) - Con gái tôi, bé Quick, một cô bé hiền lành, nhút nhát hơn so với những đứa trẻ cùng lứa.Mỗi khi nó không bằng lòng điều gì, nó chỉ thường phụng phịu đôi má. Tôi thường cúi xuống thơm lên má nó và hỏi nó cần gì, nó nín ngay và thổ lộ điều nó muốn. Hồi 3-4 tuổi nó học mẫu giáo ở phố Thợ Nhuộm. Nó là đứa bé ngoan, không bao giờ cô phàn nàn điều gì về nó.
Hôm đó, dạo gần Tết, vợ chồng chúng tôi, cùng vài người bạn rủ nhau, ra Tết, mồng 6 đi chợ Viềng. Bé Quick nghe lóm được, sướng lắm.Suốt ngày cứ... chợ Viềng, chợ Viềng, Tết đấy bé rất vui, cứ ngong ngóng chờ cho đến mồng 6.
Năm đó, ra tết mưa rơi rả rích, nghĩ đến cảnh lầy lội, đêm hôm, rồng rắn kéo nhau xuống Nam Định, tôi buột miệng bảo vợ :
- Hay thôi, năm nay đừng đi chợ Viềng nữa, ngại quá.
Tức thì, bé Quick đứng giữa nhà, đôi má không phụng phịu như mọi lần nữa, mà khuôn mặt đỏ bừng căm giận, tay vung lên, miệng bé hét :
- Hít-le bố ! Hít-le mẹ !
Sau một chút ngạc nhiên, tôi vội trấn tĩnh lại, cúi xuống nựng bé
- Sao con lại nói thế, có gì nói bố nghe xem nào. Bé vẫn chưa thôi :
- Hít-le bố, sao không cho con đi chợ Viềng, nói đên đây bé oà khóc.
Tôi phải dỗ dành và hứa với con, là sẽ đưa đi chợ Viềng, dỗ mãi bé mới nín.
Sau lần ấy tôi để ý là những đứa bé lớp mẫu giáo, mỗi khi tức nhau điều gì thì “Hít-le nhau”. Đứa nào bị “Hit-le” thì tức lắm, khóc tức tưởi, đi mách cô. Cô lại phải mở “phiên toà “phân xử. Nói chung là suốt ngày bọn trẻ nít trường mấu giáo, đứa nọ “Hít-le” đứa kia, ỏm tỏi. Cô phải suốt ngày đi ‘xử”. Bây giờ cháu đã lớn và không còn Hit-le ai nữa.
Ấy là chuyện trẻ nít ở Hà Nội, nghe ra thì cũng chẳng có gì nghiêm trọng cho lắm, cũng may câu “Hít-le” không hẳn là tục tĩu cho cam.
Cũng tương tự như vậy, - Chuyện lại cực kỳ nghiêm trọng hơn nhiều , ở cái xứ gọi là văn minh bậc nhất thế giới - Nước Mỹ.
Ở cái xứ ấy ai mà gọi ai là Cộng sản thì phải ra toà, với cái tội vu khống, phỉ báng.
Nhưng cũng xin nói, người Mỹ vốn hay nói tục, (hiểu theo nghĩa người Việt ). Những câu như F...y, F...your..M, S.. of...B, D...it, ...luôn trực cửa miệng mọi thành phần công dân Mỹ (dịch ra tiếng Việt thì tục ra phết ). Nhưng không ai coi những câu, từ này là xúc phạm đến nhân phẩm của nhau. Không ai kiện nhau vì nói những câu này.
Nhưng không phải đùa khi định nói ai là đồ Cộng sản.
Chuyện xảy ra cũng không bao lâu :
Sau gần ba năm với sáu phiên xử.Toà Án Quận Travis Texas, Tuyên Án Phạt Bị Cáo Đỗ Văn Phúc ( Michael Do) : Bồi Thường 1.9 Triệu Đô La Về Tội Vu Khống, Mạ Lị và Phỉ Báng, cho nạn nhân là bà ký giả Triều Giang ( Nancy Bui ).
Tạm trích :
.... Bồi thẩm đoàn sau gần 4 tiếng đồng hồ bàn thảo và bỏ phiếu đa số tuyệt đối, với không một phiều chống, tuyên án bị cáo Đỗ Phúc phải bồi thường 900, 000 đô la cho những sự thiệt hại về danh dự, tinh thần và vật chất cho nguyên đơn Nancy Bùi. Ngoài ra, vì tính cách gia trọng của sự vi phạm nên toà đã phạt bị cáo thêm 1, 000, 000 đô la để răn đe và làm gương (examplary damages).
Để chứng minh sự vi phạm có tính cách gia trọng, nguyên đơn phải chứng minh được rằng bị cáo coi thường luật pháp, biết rằng những điều tố cáo là không đúng sự thật nhưng vẫn cứ vi phạm với ác ý.
Luật sư Brian Turner của nguyên đơn đã hỏi bị cáo trước toà rằng ông có nghĩ rằng : bà Nancy Bùi là cộng sản, tay sai cộng sản, hay thân cộng hay không?
Ông Đỗ Phúc đã trả lời là “không”.
Điều này chứng minh rằng Ông Đỗ Phúc biết bà Nancy Bùi không phải là cộng sản tay sai cộng sản hay thân cộng nhưng ông vẫn tố cáo và tiếp tục tố cáo.
Luật Sư Brian Turner kết luận: “Tôi hy vọng rằng sự thật sẽ được sáng tỏ truớc toà để những người muốn khống chế người khác bằng cách vu khống nạn nhân trên Internet, hoặc những
phương tiện truyền thông khác sẽ bị trừng phạt.
Có như thế, những nạn nhân của những sự vu khống, mạ lị như trường hợp của bà Nancy Bùi là nạn nhân của ông Michael Do, không phải sống trong tủi nhục, và đau khổ vì sự hàm oan.
Tất cả chúng ta đều hy vọng rằng điều vô lý này sẽ không tiếp tục xảy ra, để những người muốn làm việc thiện nguyện, phục vụ cho cộng đồng không phải chịu đựng những đau đớn vì những kẻ dám coi thường luật pháp làm để hại họ mà họ không có tiền để đưa kẻ vu khống ra toà hay họ không biết dùng computer hay Internet để lên tiếng cho họ.” ....
Phiên toà kết thúc ngày 27 tháng 10 năm 2011.Tại tiểu bang Texas
Đấy là chuyện bên Mỹ. Ngẫm lại bọn trẻ nít nhà tôi, mà “Hit-le” nhau kiểu này có ngày ra toà thật. Một triệu chín đô-la đâu phải là ít. Nghe mà sợ Vãi.
Trần Sơn
Luật Sư Brian Turner kết luận: “Tôi hy vọng rằng sự thật sẽ được sáng tỏ truớc toà để những người muốn khống chế người khác bằng cách vu khống nạn nhân trên Internet, hoặc những
phương tiện truyền thông khác sẽ bị trừng phạt.
Có như thế, những nạn nhân của những sự vu khống, mạ lị như trường hợp của bà Nancy Bùi là nạn nhân của ông Michael Do, không phải sống trong tủi nhục, và đau khổ vì sự hàm oan.
Tất cả chúng ta đều hy vọng rằng điều vô lý này sẽ không tiếp tục xảy ra, để những người muốn làm việc thiện nguyện, phục vụ cho cộng đồng không phải chịu đựng những đau đớn vì những kẻ dám coi thường luật pháp làm để hại họ mà họ không có tiền để đưa kẻ vu khống ra toà hay họ không biết dùng computer hay Internet để lên tiếng cho họ.” ....
Phiên toà kết thúc ngày 27 tháng 10 năm 2011.Tại tiểu bang Texas
Đấy là chuyện bên Mỹ. Ngẫm lại bọn trẻ nít nhà tôi, mà “Hit-le” nhau kiểu này có ngày ra toà thật. Một triệu chín đô-la đâu phải là ít. Nghe mà sợ Vãi.
Trần Sơn
. Bookmark the permalink.
3 Responses to Sợ vãi