Việt-Long- RFA
2011-11-11
Nhân thượng đỉnh APEC ở Honolulu, Hoa Kỳ muốn thúc đẩy hình thành một thị trường tự do theo hiệp ước TPP. Việc này có lợi hay hại cho các quốc gia tham dự, nhất là Việt Nam?
TPP đem lợi ích cho ai?
Suốt tuần này lãnh đạo 21 quốc gia và lãnh thổ lần lượt quy tụ về Hawaii để dự hội nghị thượng đỉnh APEC vào cuối tuần. Thượng đỉnh APEC kỳ này do Hoa Kỳ tổ chức, nghị trình có nhiều vấn đề thương mại, tài chính liên quan đến các quốc gia châu Á Thái Bình Dương.
Trong 21 quốc gia thành viên APEC có Hoa Kỳ, Trung Quốc, Nhật Bản, Nam Hàn là những nền kinh tế lớn trên thế giới, cùng với Việt Nam, là nước mà chúng ta quan tâm. Nhân dịp này Hoa Kỳ cũng sẽ thúc đẩy hoàn thành một khối kinh tế thương mại với một thị trường tự do, là Khối đối tác Xuyên Thái Bình Dương, gọi tắt là TPP, Trans Pacific Partmership. Trong khối này hiện có 9 nước thành viên, gồm Mỹ, Úc, Việt Nam, Chile, Peru, Singapore, New Zealand, Malaysia, và Brunei nhưng chưa có Trung Quốc và Nhật Bản.
Giới thông thạo dự đoán Nhật sẽ chính thức xin tham dự, sau đó một thời gian Trung Quốc cũng sẽ được mời. Nhưng hôm thứ hai Trung Quốc đã lên tiếng phê phán mục tiêu của Hoa Kỳ tại Thượng Đỉnh APEC.
Phụ tá ngoại trưởng Trung Quốc Ngô Hải Long nói là những mục tiêu của Hoa Kỳ nhằm thiết lập một thị trường mậu dịch tự do và một chính sách môi trường ở châu Á là điều hữu ích, nhưng đối với một số nước đang phát triển thì đó là điều mong đợi quá xa vời. Tiếng Anh viết ambitious, ambition, phần nhiều với ý nghiã tích cực hơn là chữ “tham vọng”, trong tiếng Việt nghe ra khá tiêu cực. Trung Quốc nói đến điều này vì tại hội nghị APEC này Tổng thống Hoa Kỳ sẽ hội kiến với chủ tịch Trung Quốc Hồ Cẩm Đào, và Hoa Kỳ hy vọng sẽ thuyết phục Trung Quốc cũng như các quốc gia APEC thoả thuận hạ thuế suất còn 5% cho những sản phẩm có lợi cho môi trường, như turbine gió, bản điện mặt trời. Hai bên còn nói tới TPP nữa, vì Trung Quốc đứng ngoài ngày nào thì còn thiệt thòi ngày đó.
Vì sao là “mong đợi xa vời”
Lúc họp báo về điều này, phụ tá bộ trưởng thương mại Trung Quốc Du Kiến Hoa nói trong số 153 sản phẩm “xanh” do Hoa Kỳ đề nghị, thì thuế suất bình quân của Mỹ là 1,4%, của Trung Quốc là 7%. Như vậy thì với đề nghị 5%, Hoa Kỳ chẳng phải làm gì cả, trong khi Trung Quốc làm hết mọi việc, theo lời ông Du nói.
Thực ra đây chỉ là một ví dụ điển hình về một thị trường tự do, vấn đề chính nằm ở cái gọi là “tham vọng” của Hoa Kỳ trong việc mở rộng khối thương mại TPP cho 21 nước châu Á Thái Bình Dương.
Vấn đề lớn nhất đối với Trung Quốc là khu vực quốc doanh sẽ bị đặt lại lên bàn đàm phán về TPP. Hoa Kỳ luôn luôn đòi hạn chế khu vực doanh nghiệp Nhà nước để chống bảo hộ thương mại, rồi đến việc minh bạch hoá thủ tục tiếp vận, bảo vệ môi sinh, bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm, bảo vệ quyền lợi lao động, yểm trợ các cơ sở tiểu doanh thương để tạo ra việc làm vân vân... là những điều nhạy cảm đối với Bắc Kinh cũng như Hà Nội, nhưng Hà Nội đã chấp nhận vào cuộc, còn Bắc Kinh thì vẫn trù trừ, mà nếu không vào thì sẽ gặp bất lợi về thương mại đối với châu Á và toàn cầu. Cả Nhật Bản cũng gặp vấn đề nếu muốn tham gia TPP.
Nhật cũng lủng củng vì TPP
Hôm thứ ba hằng ngàn người Nhật biểu tình chống việc tham dự hiệp ước TPP, trước khi Thủ tướng Noda đàm phán với Hoa Kỳ về việc này tại hội nghị APEC. Đảng cầm quyền tại Nhật thảo luận sôi nổi về vấn đề ấy. Tham dự một thị trường tự do thì mới giúp các ngành công nghiệp hàng đầu của Nhật sống còn và phát triển mạnh, trong khi ngành nông nghiệp lo âu sẽ bị tiêu diệt vì không còn được chính phủ bảo vệ bằng hàng rào quan thuế. Đảng Dân chủ cầm quyền cũng chia rẽ trong vấn đề này, người bênh kẻ chống rất gay gắt. Trong công chúng thì 39% ủng hộ, 36% chống đối.
TPP có lợi cho các nhà sản xuất của xứ Phù Tang khi thuế nhập khẩu trong thị trường này bị loại bỏ hết. Nhờ thế sản phẩm xe hơi, TV, máy móc và máy điện tử của Nhật sẽ tràn ngập cả thị trường TPP này. Nhưng thuế nhập khẩu gạo vào Nhật hiện là 778%, lúa mì là 252%, bơ là 360%. Khu vực nông nghiệp nội địa được bảo vệ tối đa. Chính phủ nào cũng theo truyền thống xưa nay vẫn trợ cấp cho nông dân trồng lúa, nhiều người chỉ sở hữu mảnh ruộng bé nhỏ trong khi đi làm việc khác. Nay nếu thuế suất này bị san bằng xuống zê rô thì nông nghiệp bị tiêu diệt. nói cách khác là "chết chắc", nếu không kịp chuyển đổi cách làm ăn cho có hiệu quả và có sức cạnh tranh.
Cái lợi không thể bàn cãi
Việt Nam tham gia vì cũng hiểu có lợi rất nhiều, tuy vẫn lo âu sầu muộn vì thiệt thòi cho khu vực quốc doanh, hay biết đâu đã có sẵn cách tránh né cho những kho bạc riêng tư này.
Mỹ đòi hạn chế khu vực daonh nghiệp Nhà nước là để có lợi và có sự công bằng cho sản phẩm xuất khẩu của Mỹ và các nước khác trong TPP, mà cũng tạo sân chơi công bằng cho khu vực tư doanh của Việt Nam. Rồi những điều kiện mà Mỹ đưa ra mà Hà Nội dám chấp nhận vào cuộc, thì cũng có lợi cho nền kinh tế Việt Nam về lâu dài. Cả hai Nhà nước Việt Nam cũng như Trung Quốc đều hiểu nguyên nhân chưa có nền kinh tế thị trường đích thực là do hệ thống quốc doanh. Quá đơn giản.
Mỹ đòi hạn chế khu vực daonh nghiệp Nhà nước là để có lợi và có sự công bằng cho sản phẩm xuất khẩu của Mỹ và các nước khác trong TPP, mà cũng tạo sân chơi công bằng cho khu vực tư doanh của Việt Nam. Rồi những điều kiện mà Mỹ đưa ra mà Hà Nội dám chấp nhận vào cuộc, thì cũng có lợi cho nền kinh tế Việt Nam về lâu dài. Cả hai Nhà nước Việt Nam cũng như Trung Quốc đều hiểu nguyên nhân chưa có nền kinh tế thị trường đích thực là do hệ thống quốc doanh. Quá đơn giản.
Nay muốn tạo điều kiện tiến tới kinh tế thị trường thì tất nhiên phải giới hạn dần vai trò của doanh nghiệp nhà nước. Ai cũng biết, cả đảng Cộng sản và Nhà nước Việt Nam cũng biết, khối quốc doanh này chỉ gây tốn kém và làm thua lỗ, nhưng vẫn cứ được nuôi béo vì quyền lợi riêng tư. Nay loại được nó đi thì cái lợi là hiển nhiên, không thể bàn cãi.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét