19.11.11

Từ Trung Đông Đến Đông Á


Sơn Điền Nguyễn Viết Khánh
 Tuần này tình hình Trung Đông có nhiều chuyện rắc rồi. Tại Syria, Tổng  Thống Assad đang gặp áp lực gia tăng về chính trị và kinh tế, trong khi Âu châu đưa ra một loạt những trừng phạt về Tài chính trong khi Quốc vương Abdullah của nước Jordan kêu gọi Assad từ chức. 
Cuối tuần trước Liên đoàn Á rập đã gạt bỏ Syria ra ngoài  vì nước này đã không thực thi một kế hoạch hòa bình do Liên đoàn đề nghị, gồm cả việc phái 500 quan sát viên đến Syria. Assad nói Syria hoan nghênh các quan sát viên, nhưng tỏ ra  bất chấp lời yêu cầu của Liên đoàn  muồn Syria ngưng dùng bạo lực chống lại những người biểu tình chống đối.
Trong một cuộc phỏng vấn của đài BBC, Quốc vương Abdullah của nước Jordan là người lãnh đạo đầu tiên trong khối Á rập đã công khai tuyên bố Assad cần phải từ chức. Gia đình Assad đã cai trị Syria từ hơn 40 năm qua. Vụ nổi loạn của dân chúng Syria đã khởi sự từ hồi tháng 3 năm nay. Phe chống đối loan báo cho đến nay đã có đến 50 người bị giết.
Mặt khác Qatar, một nước nhỏ có 225,000 dân nhưng được kính nể vì nước này đã tỏ ra rất có hiệu lực trong phong trào đòi tự do dân chủ của các nước Á rập ở Trung Đông, Qatar nằm trong vịnh Ba Tư, tiếp giáp với các nước thù nghịch cỡ lớn như Á rập Sê-út và gần Iran, cho đến nay vẫn giữ một vai trò đứng bề ngoài, nhưng bây giờ là lần đầu tiên đích thân nhập cuộc. Về mặt kinh tế Qatar có nhiều lợi thế vì tính theo đầu người, là nước tăng trưởng mạnh nhất thế giới. Và ở nước này cũng có một căn cứ Không quân Mỹ. 
Tức giận vì vai trò của Qatar đã lôi cuốn cả khối Á rập, các giới chức Syria đã gọi Qatar là  “đầy tớ” của Mỹ và phục vụ cho quyền lợi của Israel. Mặc dù những lời tố cáo và đả kích đó, Qatar vẫn là yếu tố then chốt trong việc giúp cho Thế giới Tây phương trong mục tiêu làm cho Trung Đông do các tổ chức hay đảng phái Hồi giáo lên cầm quyền phải qua hình thức tự do dân chủ, chớ không phải cướp chính quyền độc tài độc đoán theo đạo Hồi cực đoan.
Về vai trò của Mỹ, chúng ta đã thấy quyết định của chính phủ Obama rút hết quân khỏi Trung Đông vào cuối năm nay, với mục đích nhường lại cho các nước Âu châu đồng minh của Mỹ như Anh và Pháp. Quyết định của Qatar đã gián tiếp ủng hộ cho kế hoạch của TT Obama.
Bây giờ cũng nên nhìn đến tình hình Đông Á. Chủ trương thương mại tự do của Mỹ ở vùng Thái Bình Dương đã là chủ đề của Mỹ trong cuộc họp tại Hawai hôm Chủ nhật vừa qua. Đây là cuộc họp cấp cao của APEC (Ủy hội Hợp tác Kinh tế Á Châu Thái Bình Dương) có Tổng Thống Obama tham dự. 
Các nhà lãnh đạo có mặt trong cuộc họp này đều chủ trương việc mở rộng thêm tự do mậu dịch là yếu tố quan trọng nhất cho việc phục hồi kinh tế vững chắc của toàn vùng. Mỹ ủng hộ, Gia Nã Đại và Mễ Tây Cơ cùng Nhật Bản hoan nghênh. Nói chung tất cả 21nước hội viên của APEC đều đồng ý. 
Chỉ có Trung Quốc tỏ vẻ hoài nghi, lạnh nhạt với chủ trương này. Lý do cũng dễ hiểu. Đó là Bắc Kinh sợ Mỹ làm chủ cả vùng Đông Á từ Nam cho đến Bắc. Trước hết ở Bắc Á, Mỹ đã tỏ ra rất tin cậy và thân thiện với Nhật để theo dõi mọi hành động và  ý đồ của Bắc Kinh đối với Việt Nam và vùng biển của nước này ở Đông Nam Á.
Mỹ đã có một nơi để nhìn thẳng vào nước Tầu, đó là căn cứ quân sự Mỹ ở Okinawa. Hòn đảo này đã lừng danh từ hồi Thế chiến II, nó nằm ở vùng biển quốc tế giữa Nhật Bản và Đài Loan, cách bờ biển Trung Quốc không xa lắm. Nội bộ đảng Cộng sản Trung Quốc đang gặp khó khăn, như hồi tháng 7 năm nay Chủ tịch Hồ Cẩm Đào đã phải tuyên bố trong Đại hội đảng nạn tham nhũng đã lan rộng trong đảng.
Căn cứ Okinawa  trên bản  đồ là nơi tương đối gần nhất để theo dõi những biến chuyển trong tình hình của toàn bộ Hoa lục.
Sáng sớm thứ Tư 16-11 cả thế giới sửng sốt nghe tin CNN và các đài khác loan báo Tổng Thống Barack Obama bất ngờ đến thăm Úc và thỏa hiệp với nhà cầm quyền nước này về việc tăng cường sức mạnh quân sự Mỹ ở Đông Nam Á.

Không có nhận xét nào: