“ Mèo kêu rợn tiếng, quỉ ma tơi bời “
Đầu tiên là quỉ độc tài Ben Ali gặp năm xui, tháng hạn đụng phải anh bán hàng rong Bouazizi. Cứ ngở rằng, phú lít khuyển ưng, khuyển phệ của chúa độc tài Ali làm gì cũng được, sá gì chuyện đạp đổ gánh hàng của gã dân ngu, khu đen hèn mọn Bouazizi!
Chẳng ngờ rằng người dân bé nhỏ đó, khi bị du vào bước đường cùng, trong cơn tuyệt vọng vùng lên lần cuối: Đem thân mình thắp sáng, làm ngọn đuốc soi đường, thức tỉnh dân tộc Tunisia tiếp bước, lật đổ ách độc tài Ben Ali, đưa cuộc cách mạng Hoa Lài đến thành công rực rở!Kế đến, là Trùm sò Mu Bà Rắc của xứ Ai Cập huyền bí. Nhà độc tài 30 năm trường trị, nhất thống giang hồ, một sớm, một chiều bỗng thấy mình nằm trong củi sắt khiêng ra giáp mặt ba tòa công lý. Ông cũng còn may là chỉ bị xỉ nhục mà chưa mất mạng. Công lớn giải thoát ách độc tài cho nhân dân Ai Cập còn phải dành cho hàng sĩ quan trẻ sớm thức tỉnh, đứng về phía nhân dân, khiến cho công cuộc giải trừ chế độ độc tài áp bức sớm thành tựu.
Gã độc tài râu dê Ghadafi mới thật là thảm hại. Sau 8 tháng ra tay bắn giết điên cuồng khiến cho năm, sáu chục ngàn dân Libya mất mạng, rốt cuộc rồi chui cống chạy chết vẫn bị dân quân cách mạng lôi đầu ra bắn bỏ. Thây bị kéo nhục nhã, lê la trên đường phố, kết thúc 42 năm làm độc tôn hoàng đế cũng là tạm kết một giai đoạn của Mùa Xuân Ả Rập!
Việc khủng bố toàn cầu Bin Laden bị Seal Mỹ phơ, đem thây quăng xuống biển bỏ qua. Việc độc tài con con Assad xứ Syria còn cù cưa để đó.
Bây giờ là độc tài đảng trị xứ xã nghĩa nhà ta. Sau 66 năm trên Miền Bắc, 36 năm trên cả nước, ách độc tài toàn trị đè nặng trên dân tộc Việt Nam, xã hội chia lìa, con giết cha, vợ giết chồng giành giựt của. Tham quan, ô lại từ trên chí dưới mặc sức hoành hành, ra tay cướp giựt! Công an bắt người đánh đập là chuyện thường ngày, nhiều trường hợp đánh chết người cũng vô tội vạ, có khi còn giả côn đồ xông vô Nhà Thờ đánh đập giáo dân như trong sự kiện Thái Hà. Cảnh sát thi hành pháp luật hành động như côn đồ, hoặc quăng lưới cá hoặc liệng dùi cui vào bánh xe cho dân chạy xe té gãy cổ! Quan tòa xã nghĩa dụ vợ can phạm vô phòng ngủ giảng luật xã nghĩa. Bí thư xã nửa đêm chun lộn địa chỉ vô mùng dzợ dân giảng đạo đức đảng viên đảng cướp sạch. Ôi thôi! Còn nhiều “chiện” lắm không sao kể xiết!
Ngày 5 tháng 6 năm 2011, trên xứ xã nghĩa xãy ra chuyện lạ lùng, có một. Trên hai đầu đất nước, đất Đồng Nai-Bến Nghé trên ba ngàn dân, đất Thăng Long cổ kính trên một ngàn dân Hà Thành, đồng đứng lên biểu tình “tự phát”, biểu lộ lòng yêu nước chống xâm lăng.
Từ bấy đến nay, đã 12 lần như vậy, qui mô lớn nhỏ khác nhau, bị vùi dập, bắt bớ, đánh đập nhiều ít khác nhau nhưng tấm lòng yêu nước sắt son vẫn còn y như vậy!
“ Tụ tập đông người” bị thiên triều ra lịnh cấm chỉ, lũ thổ quan, nha sai y lịnh thi hành. Bị ngăn cấm ngặt nghèo, ta nẩy ra sáng kiến. Mười lăm thanh niên nam, nữ đất Bến Nghé, cảm hứng “ Giọt Mưa Thu “, rủ nhau “Biểu tình thầm lặng trong mưa”, dong xe tà tà chờ cơ hội. Thấy vắng bóng bọn nha trão, ta dừng lại, hô khẩu hiệu một hồi rồi biến cuộc biểu tình thầm lặng thành “ biểu tình chạy “, khoát áo mưa NO – U, ta ngạo nghễ diễu qua dinh thái thú thành hồ. Nơi đất Bắc, Thăng Long Thành hoài cổ, Chị Minh Hằng đội nón lá bài thơ “Hoàng Sa – Trường Sa – Việt Nam” hiệp cùng các bạn mặc áo “lưởi bò bị cắt”, ta dạo bờ hồ Gươm, nhớ tích xưa vua Lê hoàn kiếm sau khi bình định xong giặc nhà Minh. Cũng nhớ lại tích xưa, mùa xuân Kỷ Dậu, Quang Trung Đại Đế hành quân thấn tốc vào Thăng Long, đánh đuổi bọn Việt gian Lê Chiêu Thống theo giặc xâm lăng nhà Thanh, Tôn sĩ Nghị chạy về Tàu. Cũng nhớ lại tích xưa, Đinh Bộ Lĩnh phất “ Ngọn cờ Bông Lau “ đánh dẹp thập nhị sứ quân, thống nhất đất nước, lập nền tự chủ “ Đại Cồ Việt “.
Tranh đấu ôn hòa bị đàn áp thô bạo, bỗng xãy ra sự kiện lửa cháy “Tháp đôi Hà Nội”! Có tổ chức xưng danh “Phong trào Toàn dân Cứu nước” ra tuyên ngôn nhận trách nhiệm về hành động nầy. Lập tức, có những người tự nhận “chủ trương tranh đấu bất bạo động” lên tiếng trên trang mạng, chỉ trích những ai tán dương hành động bạo lực nầy là chống cộng cực đoan, quá khích vì thù hận ngày trước.
Nhân dịp xuân về, xin gởi theo đây bài viết từ hơn mười lăm năm về trước, người tù Miền Nam dù cực khổ lẽ nào vẫn nhìn ngắm non sông gấm vóc Tổ tiên với tấm lòng thanh thản, không thù hận.
TIẾNG HÁT DƯỚI CHÂN RẶNG TRƯỜNG SƠN
Cảnh và Tình của người tù trên dất Bắc
Trong ánh nắng vàng le lói của buổi sáng mùa Đông lặng lẽ, tiếng hát run rẩy cất lên:
Suối A Mai chảy dài ra Bến Ngọc
Đường ta đi qua Dốc Phục Linh
Đường ta đi đường nghĩa, đường tình
Đường đi hạnh phúc chúng mình đắp xây
Dưới chân Rặng Trường Sơn đoàn tù rách rưới, tả tơi, lầm lũi đào đấp theo tiếng hát ẻo lả, ủ ê. Mà nào có phải là tiếng hát, chỉ là mấy câu “nói lối” hững hờ của người tù tên Đạt, nguyên sĩ quan quân báo Tiểu Khu Bình Tuy. Anh Đạt lúc nầy yếu đuối lắm rồi mà phải theo sự cưỡng ép của lũ tù gọi là Thường Trực Thi Đua, tức là lũ tù phản tỉnh lập công, mà phải gắng gượng, xướng ca. Mà mấy chữ cuối cũng không phải là “chúng mình đắp xây”. Chính ra là “chúng mình Thi đua”, nên người viết tự ý sửa đi cho nó bớt mùi xã nghĩa, làm hỏng đi vẻ đẹp của Sông Núi Trường Sơn.
Suối A Mai chảy dài ra Bến Ngọc
Đường ta đi qua Dốc Phục Linh
Đường ta đi đường nghĩa, đường tình
Đường đi hạnh phúc chúng mình đắp xây
Dưới chân Rặng Trường Sơn đoàn tù rách rưới, tả tơi, lầm lũi đào đấp theo tiếng hát ẻo lả, ủ ê. Mà nào có phải là tiếng hát, chỉ là mấy câu “nói lối” hững hờ của người tù tên Đạt, nguyên sĩ quan quân báo Tiểu Khu Bình Tuy. Anh Đạt lúc nầy yếu đuối lắm rồi mà phải theo sự cưỡng ép của lũ tù gọi là Thường Trực Thi Đua, tức là lũ tù phản tỉnh lập công, mà phải gắng gượng, xướng ca. Mà mấy chữ cuối cũng không phải là “chúng mình đắp xây”. Chính ra là “chúng mình Thi đua”, nên người viết tự ý sửa đi cho nó bớt mùi xã nghĩa, làm hỏng đi vẻ đẹp của Sông Núi Trường Sơn.
SUỐI A MAI
A Mai là tiếng sắc tộc, gã tù chẳng hiểu nghĩa là gì mà cũng không ai bảo cho gã biết, bèn tự giải thích liều là suối mang tên người con gái đẹp như đóa hoa mai: Suối Nàng Mai. Cũng giống như tính khí thất thường của người đẹp, dòng A Mai thay đổi theo mùa. Mùa khô hạn, nàng thu hình thành một dòng suối nhỏ, nước trong vắt, dịu dàng, róc rách chảy về xuôi. Mùa mưa lũ, nàng dâng lên tràn ngập bãi bờ thành dòng sông rộng, ào ạt cuốn trôi. Gặp nơi ghềnh đá chắn ngang, sóng vỗ ghềnh, bọt tung trắng xóa. Một buổi trưa hè đổ lửa vừa buông cuốc ngồi bệt nơi ghềnh đá ven bờ, nhìn về phía thượng nguồn, một chiếc bè tre phăng phăng lướt xuôi dòng. Trước mủi bè, một em bé người sắc tộc đứng dạng chân, tay hoành ngang ngọn sào tre, trông lẫm liệt khác nào Trương Phi hoành xà mâu, trấn giữ cầu Trường Bản. Chiếc bè tre cơ hồ lao vào ghềnh đá, vậy mà phía sau người cha thản nhiên ngồi. Kịp khi mủi bè sắp chạm vào ghềnh đá rồi nương theo sức bật của dòng nước lùi ra, đứa bé nhẹ nhàng chọc chiếc sào tre vào vách đá. Chiếc bè liền quay quắt, lướt xuôi dòng. Cảnh trí trông còn đẹp hơn cảnh Gable-Monroe vượt “Dòng Sông Không Bao Giờ Trở Lại” trên phim ảnh. Gã tù vốn gốc dân Xứ Thủ (Thủ Dầu Một – Bình Dương), thuở học trò, mỗi khi Hè đến, vẫn bơi lội dọc ngang trên Dòng sông Thủ. Vậy mà có lần gã suýt vùi thân nơi Dòng A Mai xinh đẹp mà cuốn hút đó. Buổi chiều, sau một ngày lặn lội đường xa, cặp tre già nặng trĩu vai gầy. Vừa về tới bờ A Mai, gã tù vất phịch bó tre, ngồi thở dốc. Rồi, thay vì đợi các bạn tù kết bè dã chiến, vượt suối an toàn, gã cởi quần áo, lột dép cầm tay, một mình lội đứng qua dòng. Có ngờ đâu lúc nầy tuổi gã đã ngoài bốn mươi lại thêm bịnh đói triền miên, sức lực đã mỏi mòn. Cho nên mới ra tới giữa dòng, gã đà kiệt sức. Khốn nỗi, nếu buông quần áo, nhất là đôi dép độc nhất ra để rảnh tay bơi lội thì những ngày dài sắp tới, khi vượt rừng, băng núi, gai gốc, đá tai mèo thì đôi chân trần liệu sẽ ra sao? Cho nên gã đành đánh liều với số mạng, cố gắng đến đâu hay đến đó. May sao vừa lúc ấy, chiếc bè phía sau vừa lao tới, gã vươn tay bám chặt vật cứu tinh. Vậy là thoát nạn.
A Mai là tiếng sắc tộc, gã tù chẳng hiểu nghĩa là gì mà cũng không ai bảo cho gã biết, bèn tự giải thích liều là suối mang tên người con gái đẹp như đóa hoa mai: Suối Nàng Mai. Cũng giống như tính khí thất thường của người đẹp, dòng A Mai thay đổi theo mùa. Mùa khô hạn, nàng thu hình thành một dòng suối nhỏ, nước trong vắt, dịu dàng, róc rách chảy về xuôi. Mùa mưa lũ, nàng dâng lên tràn ngập bãi bờ thành dòng sông rộng, ào ạt cuốn trôi. Gặp nơi ghềnh đá chắn ngang, sóng vỗ ghềnh, bọt tung trắng xóa. Một buổi trưa hè đổ lửa vừa buông cuốc ngồi bệt nơi ghềnh đá ven bờ, nhìn về phía thượng nguồn, một chiếc bè tre phăng phăng lướt xuôi dòng. Trước mủi bè, một em bé người sắc tộc đứng dạng chân, tay hoành ngang ngọn sào tre, trông lẫm liệt khác nào Trương Phi hoành xà mâu, trấn giữ cầu Trường Bản. Chiếc bè tre cơ hồ lao vào ghềnh đá, vậy mà phía sau người cha thản nhiên ngồi. Kịp khi mủi bè sắp chạm vào ghềnh đá rồi nương theo sức bật của dòng nước lùi ra, đứa bé nhẹ nhàng chọc chiếc sào tre vào vách đá. Chiếc bè liền quay quắt, lướt xuôi dòng. Cảnh trí trông còn đẹp hơn cảnh Gable-Monroe vượt “Dòng Sông Không Bao Giờ Trở Lại” trên phim ảnh. Gã tù vốn gốc dân Xứ Thủ (Thủ Dầu Một – Bình Dương), thuở học trò, mỗi khi Hè đến, vẫn bơi lội dọc ngang trên Dòng sông Thủ. Vậy mà có lần gã suýt vùi thân nơi Dòng A Mai xinh đẹp mà cuốn hút đó. Buổi chiều, sau một ngày lặn lội đường xa, cặp tre già nặng trĩu vai gầy. Vừa về tới bờ A Mai, gã tù vất phịch bó tre, ngồi thở dốc. Rồi, thay vì đợi các bạn tù kết bè dã chiến, vượt suối an toàn, gã cởi quần áo, lột dép cầm tay, một mình lội đứng qua dòng. Có ngờ đâu lúc nầy tuổi gã đã ngoài bốn mươi lại thêm bịnh đói triền miên, sức lực đã mỏi mòn. Cho nên mới ra tới giữa dòng, gã đà kiệt sức. Khốn nỗi, nếu buông quần áo, nhất là đôi dép độc nhất ra để rảnh tay bơi lội thì những ngày dài sắp tới, khi vượt rừng, băng núi, gai gốc, đá tai mèo thì đôi chân trần liệu sẽ ra sao? Cho nên gã đành đánh liều với số mạng, cố gắng đến đâu hay đến đó. May sao vừa lúc ấy, chiếc bè phía sau vừa lao tới, gã vươn tay bám chặt vật cứu tinh. Vậy là thoát nạn.
Suối A Mai chảy dài ra Bến Ngọc…
BẾN NGỌC
Vượt rừng núi Lào Cai một đêm Hè mưa rơi tầm tã, xuyên qua Thị Xã Vĩnh Yên, đổ xuống bến đò Ấm Thượng. Chiếc tàu sắt men theo sông nhánh, đưa đoàn tù Miền Nam đổ bộ lên Bến Ngọc vừa lúc chiều buông. Cảnh chiều tà trên bến vắng thật là hiu quạnh. Khói cơm chiều nhà ai vờn lửng lơ trên mái rạ. Gã tù ngẫn ngơ, mường tượng trong tâm tưởng tiếng hát biệt ly sầu:
BẾN NGỌC
Vượt rừng núi Lào Cai một đêm Hè mưa rơi tầm tã, xuyên qua Thị Xã Vĩnh Yên, đổ xuống bến đò Ấm Thượng. Chiếc tàu sắt men theo sông nhánh, đưa đoàn tù Miền Nam đổ bộ lên Bến Ngọc vừa lúc chiều buông. Cảnh chiều tà trên bến vắng thật là hiu quạnh. Khói cơm chiều nhà ai vờn lửng lơ trên mái rạ. Gã tù ngẫn ngơ, mường tượng trong tâm tưởng tiếng hát biệt ly sầu:
Bến ấy ngày xưa người đi
Vấn vương, biệt ly …
Vấn vương, biệt ly …
Đàng trước mặt, nẻo mòn quanh co, mất hút trong cảnh rừng núi tăm tối, mịt mù. Đàng sau lưng, dòng sông lặng lẽ, lững lờ trôi. Lòng người tù khoắc khoải, rồi đêm nay biết sẽ về đâu? Vì ấn tượng ban đầu ấy mà về sau, mỗi lần trẩy qua Bến Ngọc gã tù vẫn thấy lòng buồn man mác:
Cảnh nào cảnh chẳng đeo sầu Người buồn, cảnh có vui đâu bao giờ
Mà cảnh ấy có gì vui? Trên bến vắng, núi rừng Trường Sơn lặng ngắt. Dưới bến sông chỉ độc chiếc thuyền con đơn côi, cắm sào đợi khách. Không gian vắng lặng như tờ. Vậy tại sao bến ấy có tên đẹp đẻ là Bến Ngọc? Phải chăng vào thưở yên bình xưa cũ, khi lòng người còn thanh thản, chưa nặng trĩu lụy phiền, một đêm trăng sáng, ánh trăng chiếu giải trên bến vắng. Dòng sông gợn sóng lăn tăn, phản chiếu ánh trăng thanh, tỏa sáng lấp lánh trông như ngọc. Vì vậy mới đặt tên là Bến Ngọc chăng? Rời Bến Ngọc một quãng đường thì đã tới chân Dốc Phục Linh.
DỐC PHỤC LINH
Khen ai khéo đặt tên Dốc Phục Linh, bởi vì mỗi lần qua là mỗi lần đờ đẫn, chỉ vượt qua rồi mới lấy lại thần hồn. Ngày đó, toàn Trại Tân Lập, kể cả Phân trại K6 giam tù “biệt kích” cũ của Miền Nam, đều kéo ra Bến Ngọc để vận chuyển những gì còn lại của xác Trại Số 1, Lào Cai, bị Trung Cộng tràn qua biên giới đánh sập. Lần đó, gã cùng một bạn tù khiêng một bó cột kèo nặng trĩu. Gã bắt đầu vượt Dốc Phục Linh vào lúc trưa đứng bóng. Trời nắng chang chang, không khí tan loãng, nhẹ tênh, mặc cho gã phì phò hít thở mà không hớp được bao nhiêu dưỡng khí. Dốc thì dựng đứng, gánh nặng oằn vai, từng giọt mồ hôi chảy vào mắt cay xè, gã dấn bước trèo lên một cách vô hồn. Chỉ khi được lịnh nghỉ, gã định thần nhìn lại mới hay mình đang đứng trên đỉnh dốc. Nhìn quanh tìm kiếm, gã không thấy nơi nào có đủ bóng râm tránh nắng. Những cụm tre thưa, những thân cây còm cỏi làm sao tỏa được bóng râm mát mẻ? Gã bật ra tiếng chửi thề khi bỗng nhiên nhớ lại mấy câu thơ tiền chiến chết tiệt của văn nô Tố Hũu:
Tôi từ Vĩnh Yên lên
Anh từ Tuyên Quang xuống
Gặp nhau lưng Đèo Nhe
Bóng tre trùm mát rượi
Bận lên đã vậy, bận xuống cũng không phải nhẹ nhàng, phải ra sức kềm lại sức nặng từ phía sau đẩy tới, có thể xô ngả xuống hố sâu bên vệ đường. Xuống hết dốc một quãng thì bắt đâu vào xóm. Đường tuy bằng phẳng mà gã tù vì mệt mỏi nên vẫn bước lặt lè. Phía trước mặt đi ngược lại, chị dân làng áo quần lếch thếch, gánh nặng oằn vai. Vậy mà miệng không ngớt kêu thương, “Tội nghiệp các Bác quá!” Mà nào ai biết ai tội nghiệp hơn ai? Lũ tù kia chiều nay còn có chén “sắn dui” nho nhỏ tạm qua cơn đói khát. Còn Chị? Chiều nay biết chị có mang về được chút khoai, sắn cho bầy con nhỏ để chúng được no lòng? Vậy mới biết, giữa những người cùng khốn, tình yêu thương vẫn ấp ủ trong lòng.
Anh từ Tuyên Quang xuống
Gặp nhau lưng Đèo Nhe
Bóng tre trùm mát rượi
Bận lên đã vậy, bận xuống cũng không phải nhẹ nhàng, phải ra sức kềm lại sức nặng từ phía sau đẩy tới, có thể xô ngả xuống hố sâu bên vệ đường. Xuống hết dốc một quãng thì bắt đâu vào xóm. Đường tuy bằng phẳng mà gã tù vì mệt mỏi nên vẫn bước lặt lè. Phía trước mặt đi ngược lại, chị dân làng áo quần lếch thếch, gánh nặng oằn vai. Vậy mà miệng không ngớt kêu thương, “Tội nghiệp các Bác quá!” Mà nào ai biết ai tội nghiệp hơn ai? Lũ tù kia chiều nay còn có chén “sắn dui” nho nhỏ tạm qua cơn đói khát. Còn Chị? Chiều nay biết chị có mang về được chút khoai, sắn cho bầy con nhỏ để chúng được no lòng? Vậy mới biết, giữa những người cùng khốn, tình yêu thương vẫn ấp ủ trong lòng.
Ngày nay, nơi xứ người, gã cựu tù vẫn mơ màng. Một mai khi nghiệp “Ác Cộng” đã được giải trừ, gã sẽ về thăm lại chốn tù đày thưở nọ. Để có dịp ngắm nhìn Bến Ngọc dưới trăng thanh, lấp lánh khoe ánh ngọc. Để buổi chiều tà trên đỉnh Dốc Phục Linh, ngồi lặng ngắm bầy chim sãi cánh tìm về tổ ấm. Để đắm mình trong Dòng A Mai trong vắt, rồi nửa đêm thao thức, văng vẳng bên tai xào xạt, sóng bổ ghềnh.
Nguyễn Nhơn
8/95
8/95
Dân mạng ghét ông cũng không phải những bài viết của ông.
Dân mạng chỉ ghét vì ông thích “móc họng” móc đit người khác rồi chụp mũ viết thuê chửi mướn. Danh dự cái tên cúng cơm của ông chỉ đáng giá vài xu để mua thuốc lá hút. Sống luồn cuôn như ông mà không biêt hổ thẹn.
trên diễn đàn chung mà vẫn bô bô mèo khen mèo dài đuôi.
chỉ có lũ khỉ mới thích hôn đít nhau vẽ vời
chửi cs thì nên chửi cho ra lẽ đừng nên khua đũa cả nắm nhé ông Lão Móc dưới đáy quần đàn bà; khắm như mắm tôm!
bị dân mạng chửi như một tên hủi giấy mực. Đánh với đấm như Lão thì chỉ lmà trò cười cho thiên hạ.
Bài “Tiếng hát dưới chân rặng Trường Sơn” rất cảm động. Tôi cũng nghĩ như “ông Phó”. Người miền Nam dù bị VC tù đày chết lên, chết xuống có ai thù hận gì đâu.
Kính chúc ông Phó và gia đình năm mới vạn sự như ý! Và viết chống Cộng nhiều nhiều cho bọn VC và tay sai nó điên lên.
Kính
Nguyễn Thiếu Nhẫn
————————-
Kính mời đọc bài viết của cựu đại tá Phạm bá Hoa:
Thư Số 2 Gởi Người Lính Quân Đội Nhân Dân Việt Nam.
http://nguoivietboston.com/?p=3621