Cố vấn an ninh quốc gia của Iran kêu gọi mở vòng đàm phán mới với các nước phương Tây về chương trình hạt nhân của Iran, giữa lúc có căng thẳng vì Iran dọa đóng eo biển Hormuz trong vùng Vịnh Ba Tư. Một hàng không mẫu hạm của Hoa Kỳ đang theo dõi cuộc diễn tập quân sự của Iran trong khu vực.
Hình: AP
Đài truyền hình Al-Alam của Iran đưa tin Cố vấn An ninh Quốc gia Saeed Jalili đưa ra lời kêu gọi mở đàm phán mới về chương trình hạt nhân trong buổi họp hôm thứ Bảy ở Tehran với các đại sứ của Iran trên thế giới.
Đài này nói đại sứ Iran tại Đức sẽ chính thức đưa đề nghị này cho bà Catherine Ashton, Trưởng ban Đối ngoại của EU.
Động thái mới nhất này của Iran được đưa ra sau khi Iran dọa đóng cửa eo biển Hormuz cách nay mấy hôm. 40% số dầu hỏa của thế giới đi ngang qua eo này.
Hoa Kỳ phản ứng bằng cách tuyên bố sẽ làm mọi cách để eo biển vẫn được thông thương, khiến cho các thị trường dầu hỏa an tâm trở lại sau lời đe dọa của Iran.
Ngoài ra, Iran dường như đã hoãn lại chuyện phóng tên lửa tầm xa trong cuộc diễn tập Hải quân 10 ngày ở gần eo biển Hormuz. Một phát ngôn viên Hải quân Iran cải chính các tin trước đó nói rằng một số tên lửa đã được phóng đi.
Đề đốc Mahmoud Mousavi của Iran gọi cuộc diễn tập chủ yếu chỉ có tính cách phòng thủ.
Tin tức của báo chí A-rập cho thấy hàng không mẫu hạm John C. Stennis của Mỹ đã tiến vào vùng Vịnh Ba Tư và đang quan sát cuộc diễn tập của Iran từ xa.
Eo Hormuz là thủy lộ quốc tế, nước nào đóng con đường này sẽ bị xem là một hành động gây chiến.
Bàn về những diễn biến này, nhà phân tích Alex Vatanka ở Washington cho biết Iran muốn chứng tỏ cho mọi người thấy rằng họ có khả năng đóng eo Hormuz, tạo một ấn tượng trước khi mở vòng đàm phán hạt nhân mới.
Còn nhà phân tích Mehrdad Khonsari ở London nghĩ rằng lời đe dọa đóng cửa eo Hormuz là để ngăn các nước phương Tây đưa ra thêm các biện pháp trừng phạt kinh tế với Iran, trong lúc Hoa Kỳ và các nước EU đang tranh cãi xem có nên thêm hay không.
Ông Khonsari nói tiếp, dù gì đi nữa, cũng khó lòng có thêm biện pháp trừng phạt, bởi vì cả Nga lẫn Trung Quốc sẽ không để cho một nghị quyết như vậy được thông qua tại Hội Đồng Bảo An Liên Hiệp Quốc.
Đài này nói đại sứ Iran tại Đức sẽ chính thức đưa đề nghị này cho bà Catherine Ashton, Trưởng ban Đối ngoại của EU.
Động thái mới nhất này của Iran được đưa ra sau khi Iran dọa đóng cửa eo biển Hormuz cách nay mấy hôm. 40% số dầu hỏa của thế giới đi ngang qua eo này.
Hoa Kỳ phản ứng bằng cách tuyên bố sẽ làm mọi cách để eo biển vẫn được thông thương, khiến cho các thị trường dầu hỏa an tâm trở lại sau lời đe dọa của Iran.
Ngoài ra, Iran dường như đã hoãn lại chuyện phóng tên lửa tầm xa trong cuộc diễn tập Hải quân 10 ngày ở gần eo biển Hormuz. Một phát ngôn viên Hải quân Iran cải chính các tin trước đó nói rằng một số tên lửa đã được phóng đi.
Đề đốc Mahmoud Mousavi của Iran gọi cuộc diễn tập chủ yếu chỉ có tính cách phòng thủ.
Tin tức của báo chí A-rập cho thấy hàng không mẫu hạm John C. Stennis của Mỹ đã tiến vào vùng Vịnh Ba Tư và đang quan sát cuộc diễn tập của Iran từ xa.
Eo Hormuz là thủy lộ quốc tế, nước nào đóng con đường này sẽ bị xem là một hành động gây chiến.
Bàn về những diễn biến này, nhà phân tích Alex Vatanka ở Washington cho biết Iran muốn chứng tỏ cho mọi người thấy rằng họ có khả năng đóng eo Hormuz, tạo một ấn tượng trước khi mở vòng đàm phán hạt nhân mới.
Còn nhà phân tích Mehrdad Khonsari ở London nghĩ rằng lời đe dọa đóng cửa eo Hormuz là để ngăn các nước phương Tây đưa ra thêm các biện pháp trừng phạt kinh tế với Iran, trong lúc Hoa Kỳ và các nước EU đang tranh cãi xem có nên thêm hay không.
Ông Khonsari nói tiếp, dù gì đi nữa, cũng khó lòng có thêm biện pháp trừng phạt, bởi vì cả Nga lẫn Trung Quốc sẽ không để cho một nghị quyết như vậy được thông qua tại Hội Đồng Bảo An Liên Hiệp Quốc.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét