Năm nay 81 tuổi, tỷ phú Soros trong thời gian qua đã được biết đến trong tư cách là một nhà hảo tâm, rất quan tâm đến việc tài trợ cho các sáng kiến nhằm phát huy dân chủ trên thế giới thông qua Hội Open Society Foundation do ông thành lập.
Đối với Miến Điện, hiệp hội của ông Soros hàng năm chi khoảng 2 triệu đô la vào các dự án ở trong cũng như ngoài nước nhằm khuyến khích tiến trình dân chủ hóa. Sự kiện một nhân vật như ông được chính quyền Miến Điện bật đèn xanh cho gặp lãnh tụ đối lập là thêm một dấu hiệu phản ánh tiến trình mở cửa tại quốc gia Đông Nam Á này từ một năm nay.
Dù thông tin về chuyến ghé thăm Miến Điện của ông Soros được hoàn toàn giữ kín, nhưng các nguồn thạo tin tại Rangoon đã xác định với nhật báo Anh Financial Times rằng nhà tỷ phú Mỹ đã đến Miến Điện bằng phi cơ riêng từ ngày 26/12. Ông đã được nhân viên hiệp hội của ông tại Miến Điện tháp tùng theo trong chuyến thăm.
Theo các nhà quan sát, ngoài vấn đề phát huy dân chủ tại Miến Điện, cuộc tiếp xúc giữa ông Soros và bà Suu Kyi chắc chắn sẽ đề cập đến lãnh vực kinh tế và triển vọng nước này được Hoa Kỳ và châu Âu gỡ bỏ trừng phạt. Là công dân Mỹ, nhà tỷ phú Soros không thể đầu tư vào Miến Điện do việc Washington còn duy trì cấm vận. Tuy nhiên, trong thời gian tới đây, các biện pháp ngặt nghèo này có rất nhiều khả năng được bãi bỏ.
Từ khi được trả tự đo, lãnh tụ đối lập Miến Điện đã được rất nhiều thượng khách quốc tế ghé thăm, từ Ngoại trưởng Mỹ, Indonesia, hay là Nhật, cho đến thủ tướng Thái Lan và nhiều quan chức cao cấp khác.
Đối với Miến Điện, hiệp hội của ông Soros hàng năm chi khoảng 2 triệu đô la vào các dự án ở trong cũng như ngoài nước nhằm khuyến khích tiến trình dân chủ hóa. Sự kiện một nhân vật như ông được chính quyền Miến Điện bật đèn xanh cho gặp lãnh tụ đối lập là thêm một dấu hiệu phản ánh tiến trình mở cửa tại quốc gia Đông Nam Á này từ một năm nay.
Dù thông tin về chuyến ghé thăm Miến Điện của ông Soros được hoàn toàn giữ kín, nhưng các nguồn thạo tin tại Rangoon đã xác định với nhật báo Anh Financial Times rằng nhà tỷ phú Mỹ đã đến Miến Điện bằng phi cơ riêng từ ngày 26/12. Ông đã được nhân viên hiệp hội của ông tại Miến Điện tháp tùng theo trong chuyến thăm.
Theo các nhà quan sát, ngoài vấn đề phát huy dân chủ tại Miến Điện, cuộc tiếp xúc giữa ông Soros và bà Suu Kyi chắc chắn sẽ đề cập đến lãnh vực kinh tế và triển vọng nước này được Hoa Kỳ và châu Âu gỡ bỏ trừng phạt. Là công dân Mỹ, nhà tỷ phú Soros không thể đầu tư vào Miến Điện do việc Washington còn duy trì cấm vận. Tuy nhiên, trong thời gian tới đây, các biện pháp ngặt nghèo này có rất nhiều khả năng được bãi bỏ.
Từ khi được trả tự đo, lãnh tụ đối lập Miến Điện đã được rất nhiều thượng khách quốc tế ghé thăm, từ Ngoại trưởng Mỹ, Indonesia, hay là Nhật, cho đến thủ tướng Thái Lan và nhiều quan chức cao cấp khác.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét