Thông tín viên tại chỗ của Le Monde mở đầu bài báo bằng một tin xấu: chỉ số ô nhiễm không khí tại ba khu phố đông người nhất Hồng Kông trong năm 2011 phá kỷ lục, hiểu theo nghĩa đạt mức tồi tệ nhất từ năm 1987. Không khí ở Hồng Kông bị ô nhiễm gấp 10 lần so với mức độ của năm 2005. Đáng lo ngại hơn nữa theo tác giả bài báo là Hồng Kông đã hạ mức « có thể chấp nhận được » xuống thấp tối đa, tức là nếu so với chuẩn mực của Tổ chức Y tế Thế giới thì độ ô nhiễm tại Hồng Kông còn tệ hại hơn nhiều.
Thống kê của viện Y khoa Hồng Kông cho biết trong năm 2011 đã có 3 200 ca tử vong vì ô nhiễm không khí và tình trạng ô nhiễm nói trên là nguyên nhân khiến trong năm qua, đã có 7 triệu lượt bệnh nhân đi khám sức khỏe và số ngày phải điều trị tại bệnh viện vì cùng một nguyên nhân là 160 000 ngày. Nhìn đến thiệt hại tài chính, nạn ô nhiễm làm thiệt hại đến 40 tỷ đô la Hồng Kông, tương đương với 4 tỷ euro cho chính quyền.
Điểm son duy nhất được Le Monde nêu lên là sau một năm hít thở quá nhiều khí thải độc hại, chính quyền bắt đầu quan tâm đến « chất lượng » không khí. Thế nhưng đó chỉ là một mục tiêu « về lâu về dài » vì phải đợi thêm ít nhất là hai năm nữa, các giới chức Hồng Kông mới đệ trình mục tiêu này lên Quốc hội.
Trở lại với câu hỏi đâu là nguyên nhân gây ô nhiễm không khí Hồng Kông, Le Monde nhắc tới hàng chục ngàn nhà máy công nghiệp ở Quảng Đông hiện còn sử dụng than đá. Bên cạnh đó bản thân Hồng Kông cũng « nhả» ra đến 60 % khí thải từ các nhà máy điện điện và một lần nữa, chung quy cũng do các nhà máy này dùng than. Hồng Kông còn là một hải cảng lớn của Đông Nam Á, nơi hàng tháng có tới 12 000 tàu bè qua lại và Hồng Kông là một trong những nơi hiếm hoi cho phép các chiếc tàu cập bến được dùng loại dầu rẻ tiền nhưng lại là nguồn gây ô nhiễm cực mạnh.
Giảm giờ làm việc để hưởng thụ cuộc sống
Phụ trang kinh tế của Le Figaro có một bài viết ngắn về một điểm tương đồng giữa Pháp và Hàn Quốc : sau Pháp, đến lượt Hàn Quốc giảm giờ làm việc cho nhân viên tại các văn phòng, các nhà máy, để « cải thiện chất lượng cuộc sống cho giới làm công ăn lương, để tạo công việc làm cho thành phần lao động, để khuyến khích tiêu thụ ».
Tổng thống Lee Myung Bak đề ra mục tiêu đầy tham vọng như trên. Đáng ngạc nhiên hơn là tới nay, Hàn Quốc được coi là một trong số những quốc gia mà người dân làm việc nhiều nhất. Để so sánh, trung bình người Hàn Quốc làm việc 2 112 giờ một năm, tại Đức số giờ làm việc chỉ là 1 419 giờ, và tại Nhật Bản là 1 778 giờ. Le Figaro bình luận : khi giảm bớt giờ làm việc cho giới lao động như vậy, Hàn Quốc chắc chắn sẽ nâng cao năng suất của nhân viên. Hiện tại luật lao động Hàn Quốc quy định mỗi người phải làm việc 52 giờ một tuần, không kể giờ phụ trội thường là vào hai ngày cuối tuần. Trong khi đó luật lao động ở Pháp quy định một tuần làm việc là 35 giờ.
Ứng cử viên tổng thống Pháp François Hollande, một con đường khác để vực dậy nước Pháp?
Toàn bộ các tờ báo Paris đều tập trung vào chương trình tranh cử tổng thống của ứng cử viên François Hollande, đại diện cho đảng Xã hội. Một số các tờ báo lên khuôn trễ vào đêm qua (26/01/2012) đã kịp phân tích về cuộc tranh luận trên đài truyền hình nhà nước France 2 giữa ông Hollande với Ngoại trưởng Alain Juppé. Báo cộng sản L'Humanité giải thích : tuy không ra tranh cử nhưng ông Juppé được điện Elysée cử ra tiền tuyến để đỡ đòn giùm cho tổng thống Nicolas Sarkozy. Ai cũng biết là trong nay mai, ông Sarkozy sẽ chính thức tuyên bố ra tranh cử thêm một nhiệm kỳ thứ nhì.
Tờ Le Figaro thiên hữu đương nhiên phê phán mạnh hơn hết chương trình gồm 60 điểm của ứng cử viên cánh tả Hollande : « một kế hoạch báo trước François Hollande sẽ tăng thuế » và mang nặng ảnh hưởng của các chương trình tranh cử « đã lỗi thời » và Le Figaro không quên nhấn mạnh với độc giả là ứng cử viên của đảng xã hội sẽ « đánh thẳng vào túi tiền của các tầng lớp trung lưu, của những người làm nghề tự do, những thương gia đang ăn nên làm ra ». Theo tầm nhìn của tờ báo thì ông François Hollande sẽ không thể vực dậy được nền kinh tế Pháp vì « ông không hề đề nghị bất kỳ một biện pháp cải tổ sâu rộng nào ».
Ít khắt khe hơn Le Figaro, nhưng nhật báo kinh tế Les Echos không mấy tỏ ra tin tưởng vào chương trình của ông Hollande : « nỗ lực cắt giảm chi tiêu François Hollande đề nghị tuy là lớn nhưng vẫn chưa đủ để đảo ngược tình huống, giảm nợ công và thu hẹp bội chi ngân sách nhà nước ». Tờ báo chạy tựa trên trang nhất : « François Hollande, ván bài lật ngửa » ngụ ý khen ứng cử viên đảng Xã hội « rõ ràng và thực tế » không che đậy về những ý đồ của ông sau này. Les Echos giải thích rõ hơn : so với đường lối trước đây của đảng Xã hội thì chương trình tranh cử của ông François Hollande lần này tỏ ra thực dụng hơn rất nhiều. Nhưng kết quả lại không là bao nhiêu khi biết rằng ông Hollande ra tranh cử tổng thống để lãnh đạo một đất nước đang bị nợ nần chồng chất, vừa bị hạ điểm tín nhiệm, viễn ảnh tăng trưởng kinh tế bị đe dọa.
Nhưng báo công giáo La Croix không chia sẻ với quan điểm của Les Echos và Le Figaro. Trong cái nhìn của nhà báo Dominique Quinio trên La Croix thì ông Hollande đang soạn một vở kịch với hai hồi liên tiếp. Hồi thứ nhất, ứng cử viên đảng Xã hội muốn chấn chỉnh guồng máy kinh tế để đem lại tăng trưởng. Ở phần thứ nhì, là dùng các thành quả kinh tế gặt vừa hái được để phân phát cho tất cả mọi người một cách bình đẳng và công bằng. Theo La Croix thì đây không phải là một tính toán sai lệch khi biết rằng ở Pháp trong 5 năm nhiệm kỳ của ông Nicolas Sarkozy đã tó thêm 1 triệu người lao động bị mất việc.
Phân tích về chương trình tranh cử của ứng cử viên đản Xã hội, Libération cho rằng ông Hollande đang vạch ra một con đường mới cho toàn cảnh chính trị ở Pháp. Đó là đề nghị một chính sách với những lý tưởng của cánh tả nhưng không hoàn toàn chối bỏ thực tế hay phủ nhận hậu quả của khủng hoảng. Năm 1981 khi ứng cử viên của đảng Xã hội François Mitterrand với 110 biện pháp đã đưa cử tri vào một giấc mơ tuyệt đẹp để rồi sau đó các thực tế về chính trị và kinh tế đã buộc ông Mitterrand từ bỏ dần các biện pháp đã ấp ủ ban đầu.
Ba mươi năm sau Mitterrand, Hollande đề nghị vực dậy nước Pháp với 60 biện pháp. Khác biệt ở đây là François Hollande « chỉ cam kết những gì có thể thực hiện được » trong nhiệm kỳ tổng thống 5 năm. Nói cách khác, Libération cho rằng ứng cử viên đảng Xã hội François Hollande sẽ không cho cử tri ăn bánh vẽ.
Tờ báo cộng sản L'Humanité mổ xẻ các đề nghị của ứng cử viên Hollande và nhìn nhận đây là một chương trình mang tính « liên đới » nhưng còn có nhiều « mâu thuẫn »
Cuối cùng Le Monde nêu ra ba mục tiêu cụ thể của ông François Hollande trong chương trình vận động lần này. Một là xác định quyết tâm thay đổi bộ mặt của nước Pháp. Hai là chứng minh rằng trong bối cảnh khủng hoảng kinh tế hiện tại, Pháp có thể theo đuổi một con đường khác với những gì tổng thống mãn nhiệm Nicolas Sarkozy đã làm trong 5 năm qua. Đó là một chính sách công bằng hơn và giúp mọi nhà tin tưởng hơn vào tương lai. Vì vậy mà ông François Hollande đặc biệt chú trọng vào vấn đề giáo dục, nhà ở và việc làm. Mục tiêu sau cùng của ông Hollande, theo Le Monde, là làm thế nào để thuyết phục dư luận về tính khả thi của chương trình ứng cử viên đảng Xã hội đề xướng.
Thống kê của viện Y khoa Hồng Kông cho biết trong năm 2011 đã có 3 200 ca tử vong vì ô nhiễm không khí và tình trạng ô nhiễm nói trên là nguyên nhân khiến trong năm qua, đã có 7 triệu lượt bệnh nhân đi khám sức khỏe và số ngày phải điều trị tại bệnh viện vì cùng một nguyên nhân là 160 000 ngày. Nhìn đến thiệt hại tài chính, nạn ô nhiễm làm thiệt hại đến 40 tỷ đô la Hồng Kông, tương đương với 4 tỷ euro cho chính quyền.
Điểm son duy nhất được Le Monde nêu lên là sau một năm hít thở quá nhiều khí thải độc hại, chính quyền bắt đầu quan tâm đến « chất lượng » không khí. Thế nhưng đó chỉ là một mục tiêu « về lâu về dài » vì phải đợi thêm ít nhất là hai năm nữa, các giới chức Hồng Kông mới đệ trình mục tiêu này lên Quốc hội.
Trở lại với câu hỏi đâu là nguyên nhân gây ô nhiễm không khí Hồng Kông, Le Monde nhắc tới hàng chục ngàn nhà máy công nghiệp ở Quảng Đông hiện còn sử dụng than đá. Bên cạnh đó bản thân Hồng Kông cũng « nhả» ra đến 60 % khí thải từ các nhà máy điện điện và một lần nữa, chung quy cũng do các nhà máy này dùng than. Hồng Kông còn là một hải cảng lớn của Đông Nam Á, nơi hàng tháng có tới 12 000 tàu bè qua lại và Hồng Kông là một trong những nơi hiếm hoi cho phép các chiếc tàu cập bến được dùng loại dầu rẻ tiền nhưng lại là nguồn gây ô nhiễm cực mạnh.
Giảm giờ làm việc để hưởng thụ cuộc sống
Phụ trang kinh tế của Le Figaro có một bài viết ngắn về một điểm tương đồng giữa Pháp và Hàn Quốc : sau Pháp, đến lượt Hàn Quốc giảm giờ làm việc cho nhân viên tại các văn phòng, các nhà máy, để « cải thiện chất lượng cuộc sống cho giới làm công ăn lương, để tạo công việc làm cho thành phần lao động, để khuyến khích tiêu thụ ».
Tổng thống Lee Myung Bak đề ra mục tiêu đầy tham vọng như trên. Đáng ngạc nhiên hơn là tới nay, Hàn Quốc được coi là một trong số những quốc gia mà người dân làm việc nhiều nhất. Để so sánh, trung bình người Hàn Quốc làm việc 2 112 giờ một năm, tại Đức số giờ làm việc chỉ là 1 419 giờ, và tại Nhật Bản là 1 778 giờ. Le Figaro bình luận : khi giảm bớt giờ làm việc cho giới lao động như vậy, Hàn Quốc chắc chắn sẽ nâng cao năng suất của nhân viên. Hiện tại luật lao động Hàn Quốc quy định mỗi người phải làm việc 52 giờ một tuần, không kể giờ phụ trội thường là vào hai ngày cuối tuần. Trong khi đó luật lao động ở Pháp quy định một tuần làm việc là 35 giờ.
Ứng cử viên tổng thống Pháp François Hollande, một con đường khác để vực dậy nước Pháp?
Toàn bộ các tờ báo Paris đều tập trung vào chương trình tranh cử tổng thống của ứng cử viên François Hollande, đại diện cho đảng Xã hội. Một số các tờ báo lên khuôn trễ vào đêm qua (26/01/2012) đã kịp phân tích về cuộc tranh luận trên đài truyền hình nhà nước France 2 giữa ông Hollande với Ngoại trưởng Alain Juppé. Báo cộng sản L'Humanité giải thích : tuy không ra tranh cử nhưng ông Juppé được điện Elysée cử ra tiền tuyến để đỡ đòn giùm cho tổng thống Nicolas Sarkozy. Ai cũng biết là trong nay mai, ông Sarkozy sẽ chính thức tuyên bố ra tranh cử thêm một nhiệm kỳ thứ nhì.
Tờ Le Figaro thiên hữu đương nhiên phê phán mạnh hơn hết chương trình gồm 60 điểm của ứng cử viên cánh tả Hollande : « một kế hoạch báo trước François Hollande sẽ tăng thuế » và mang nặng ảnh hưởng của các chương trình tranh cử « đã lỗi thời » và Le Figaro không quên nhấn mạnh với độc giả là ứng cử viên của đảng xã hội sẽ « đánh thẳng vào túi tiền của các tầng lớp trung lưu, của những người làm nghề tự do, những thương gia đang ăn nên làm ra ». Theo tầm nhìn của tờ báo thì ông François Hollande sẽ không thể vực dậy được nền kinh tế Pháp vì « ông không hề đề nghị bất kỳ một biện pháp cải tổ sâu rộng nào ».
Ít khắt khe hơn Le Figaro, nhưng nhật báo kinh tế Les Echos không mấy tỏ ra tin tưởng vào chương trình của ông Hollande : « nỗ lực cắt giảm chi tiêu François Hollande đề nghị tuy là lớn nhưng vẫn chưa đủ để đảo ngược tình huống, giảm nợ công và thu hẹp bội chi ngân sách nhà nước ». Tờ báo chạy tựa trên trang nhất : « François Hollande, ván bài lật ngửa » ngụ ý khen ứng cử viên đảng Xã hội « rõ ràng và thực tế » không che đậy về những ý đồ của ông sau này. Les Echos giải thích rõ hơn : so với đường lối trước đây của đảng Xã hội thì chương trình tranh cử của ông François Hollande lần này tỏ ra thực dụng hơn rất nhiều. Nhưng kết quả lại không là bao nhiêu khi biết rằng ông Hollande ra tranh cử tổng thống để lãnh đạo một đất nước đang bị nợ nần chồng chất, vừa bị hạ điểm tín nhiệm, viễn ảnh tăng trưởng kinh tế bị đe dọa.
Nhưng báo công giáo La Croix không chia sẻ với quan điểm của Les Echos và Le Figaro. Trong cái nhìn của nhà báo Dominique Quinio trên La Croix thì ông Hollande đang soạn một vở kịch với hai hồi liên tiếp. Hồi thứ nhất, ứng cử viên đảng Xã hội muốn chấn chỉnh guồng máy kinh tế để đem lại tăng trưởng. Ở phần thứ nhì, là dùng các thành quả kinh tế gặt vừa hái được để phân phát cho tất cả mọi người một cách bình đẳng và công bằng. Theo La Croix thì đây không phải là một tính toán sai lệch khi biết rằng ở Pháp trong 5 năm nhiệm kỳ của ông Nicolas Sarkozy đã tó thêm 1 triệu người lao động bị mất việc.
Phân tích về chương trình tranh cử của ứng cử viên đản Xã hội, Libération cho rằng ông Hollande đang vạch ra một con đường mới cho toàn cảnh chính trị ở Pháp. Đó là đề nghị một chính sách với những lý tưởng của cánh tả nhưng không hoàn toàn chối bỏ thực tế hay phủ nhận hậu quả của khủng hoảng. Năm 1981 khi ứng cử viên của đảng Xã hội François Mitterrand với 110 biện pháp đã đưa cử tri vào một giấc mơ tuyệt đẹp để rồi sau đó các thực tế về chính trị và kinh tế đã buộc ông Mitterrand từ bỏ dần các biện pháp đã ấp ủ ban đầu.
Ba mươi năm sau Mitterrand, Hollande đề nghị vực dậy nước Pháp với 60 biện pháp. Khác biệt ở đây là François Hollande « chỉ cam kết những gì có thể thực hiện được » trong nhiệm kỳ tổng thống 5 năm. Nói cách khác, Libération cho rằng ứng cử viên đảng Xã hội François Hollande sẽ không cho cử tri ăn bánh vẽ.
Tờ báo cộng sản L'Humanité mổ xẻ các đề nghị của ứng cử viên Hollande và nhìn nhận đây là một chương trình mang tính « liên đới » nhưng còn có nhiều « mâu thuẫn »
Cuối cùng Le Monde nêu ra ba mục tiêu cụ thể của ông François Hollande trong chương trình vận động lần này. Một là xác định quyết tâm thay đổi bộ mặt của nước Pháp. Hai là chứng minh rằng trong bối cảnh khủng hoảng kinh tế hiện tại, Pháp có thể theo đuổi một con đường khác với những gì tổng thống mãn nhiệm Nicolas Sarkozy đã làm trong 5 năm qua. Đó là một chính sách công bằng hơn và giúp mọi nhà tin tưởng hơn vào tương lai. Vì vậy mà ông François Hollande đặc biệt chú trọng vào vấn đề giáo dục, nhà ở và việc làm. Mục tiêu sau cùng của ông Hollande, theo Le Monde, là làm thế nào để thuyết phục dư luận về tính khả thi của chương trình ứng cử viên đảng Xã hội đề xướng.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét