21.2.12

Cơ sở giáo dục Thanh Hà: Giáo dục hay phản giáo dục?



Tường Thụy Nhìn thấy cái biển “Cơ sở giáo dục Thanh Hà”, tôi lại liên tưởng đến “Trung tâm giáo dục thường xuyên” trên dịa bàn huyện Thanh Trì, cách nhà tôi chừng 4 km. Nhiều lần, tôi chứng kiến các cháu học sinh tan lớp, mặc áo dài, đi xe đạp, ríu rít ùa ra khi tan học. Khung cảnh thật thanh bình. 

Một đằng là trung tâm giáo dục, một đằng là cơ sở giáo dục, xem ra hai cái tên chẳng khác chi nhau. Áy vậy mà nội dung gọi là “giáo dục” ở trại Thanh Hà khác nhiều lắm.


Tôi cùng với 25 người bạn của Bùi Thị Minh Hằng đi 5 ô tô từ Hà Nội lên thăm cô lần thứ 5 dưới trời mưa phùn, gió bấc của một ngày cuối Giêng, 

Từ 9 giờ 30 sáng đến 4 giờ chiều, ăn cơm hộp, cơm nắm, chúng tôi chỉ có mục đích được nhìn thấy Minh Hằng một chút. 

Chuyến đi thăm Minh Hằng tất nhiên có cháu Bùi Nhân, con trai út của cô, là người được quyền thăm nuôi. Đoán các phương án họ sẽ dẫn Hằng đi theo đường này hoặc đường kia để ra nhà thăm nuôi, chúng tôi chia nhau mai phục ngoài hàng rào ở các vị trí có thể nhìn thấy Minh Hằng. 



Minh Hằng kia rồi. Tôi áp mặt vào tường rào, thấy hai công an áp giải cô đi. Mọi người gào lên đến lạc giọng, chỉ sợ xa quá cô không nghe thấy: 

- Hằng ơi, chị Phượng đây! 

- Hằng ơi, Aqua đây! 

- Chị Hằng ơi, em Cải đây! 

- Hằng ơi, anh đây! 

- Hằng ơi, chị Lân Thụy đây. Em hẹn đến anh chị ăn tết mà sao không thấy! 

Phương Bích và Bé Cải ôm nhau khóc ròng ròng. Những giọt nước tràn ra mi mắt phụ nữ. Rồi những giọt nước măn chát ấy lan sang cánh đàn ông, bắt đầu từ Chí, một chàng trai râu ria xồm xoàm trông có vẻ dữ tơn, rất khảng khái, quyết liệt trong những cuộc xuống đường. Tôi cắn chặt môi quay mặt đi, len lén đưa ống tay áo lên mắt, không muốn cho ai nhìn thấy. Chẳng gì thì tôi cũng là người lớn tuổi hơn so với đa số. Không nên để cho các em, các cháu thấy mình cũng mềm lòng. 

Minh Hằng đã nghe thấy, giơ cả hai tay lên. Cô dừng lại được vài tích tắc rồi bị đẩy đi. Tiếng gọi Hằng vẫn tiếp tục: 

- Hằng … ằng ơ … ơ … ơi! 

Một vài tay săn ảnh cự phách rình chụp được hình Mình Hằng. Chúng tôi xúm vào xem, ảnh rất rõ nét, thấy cô tiều tụy quá. Cô khóc, mặt méo xệch đi. Lúc ấy là lúc cô nghe thấy những tiếng gọi. 

Giáo sư Ngô Đức Thọ khẩn khoản nói với mấy cậu công an chỉ đáng tuổi cháu mình: 

- Chúng tôi, những công dân, là người quen của cô Bùi Thị Minh Hằng cũng chưa bị tước quyền công dân chỉ yêu cầu nhìn thấy cô ấy xem thể chất cô ấy ra sao, khỏe mạnh hay ốm yếu. Chúng tôi chỉ xin trông thấy cô ấy 1 phút thôi. Chúng tôi hứa không nói với nhau câu nào, không trao vào tay cô ấy cái gì. Chúng tôi biết mình không thuộc diện thăm nuôi nên không đòi thăm nuôi. Chỉ cần nhìn thấy cô ấy một chút … 

Lời khẩn khoản ấy được Giáo sư Ngô Đức Thọ, Đại tá công an Nguyễn Đăng Quang, tôi và những người khác, nói đi nói lại một cách kiên trì suốt từ sáng sang chiều. 

Tay công an đứng trước Gs Ngô Đức Thọ đầu luôn lúc lắc, lúc gã ngoẹo cổ sang trái, lúc ngoẹo sang phải, lúc ưỡn ngực ngửa cổ lên nhưng không khi nào gã cúi xuống, chắc động tác ấy chỉ dành khi làm việc với cấp trên. Tay gã thì luôn khua khoắng vung vít. Ngứa mắt, tôi nghiệm giọng bảo gã: 

- Anh nên nhớ rằng, anh đang đứng trước những người tuổi cha, bác thậm chí tuổi ông anh. Anh cần giữ thái độ cho nghiêm túc. 

Những tiếng gọi bạn thống thiết dưới màn sương (tên một bài viết của Phương Bích) không làm cho những người cai quản trại này xao lòng: 

- Chúng tôi không thể giải quyết … 

- Các bác không được gặp, đó là qui định … 

- Để chúng tôi báo cáo chỉ huy … 

Lúc thì thấy dàn công an hơn chục cậu xuất hiện quanh chúng tôi như thể để áp đảo, đe dọa. Lúc lại thấy tất cả lẩn đâu hết, chỉ còn một cậu canh chừng. Lúc lại nghe thấy một hồi kẻng mà chúng tôi đoán là báo động. Họ nghĩ chúng tôi cướp trại đến nơi chăng? 

Họ lặp đi lặp lại rằng đối tượng thăm nuôi theo qui định chỉ có bố mẹ, con, anh em ruột, chúng tôi không thuộc diện. 

Nào chúng tôi có yêu cầu thăm nuôi. Chúng tôi chỉ là người quen biết Minh Hằng, chúng chỉ có nguyện vọng nhìn thấy cô trong giây lát. Một phút hay vài giây cũng được. 

Đứng mãi ở khu vực gần phòng thường trực, chúng tôi yêu cầu được vào phòng tiếp dân, không yêu cầu nước uống, để đỡ mỏi chân và tránh mưa nhưng không được. Ngược lại, họ luôn luôn yêu cầu chúng tôi ra khỏi cổng. 

Chúng tôi tìm cách thuyết phục: nếu các anh tiếp dân chu đáo, điều đó chỉ tốt cho các anh. Chúng tôi về sẽ tuyên truyền rằng, cơ sở giáo dục này tiếp dân ân cần như thế, như thế sẽ khiến cho những gia đình có người cải tạo ở đây yên tâm rằng, con em mình được cải tạo trong một cơ sở với những cán bộ đàng hoàng như thế chắc sẽ mau chóng tiến bộ. 

Tuy nhiên, lời nói của chúng tôi chỉ là vô ích. 



Buổi chiều, chúng tôi bảo nhau vào thẳng phòng khách nộp đơn xin gặp Minh Hằng. Họ yêu cầu chúng tôi cử đại diện còn lại “mời” chúng tôi ra đường. Ai còn lạ gì cái từ “mời” của công an hay chính quyền. 

Nguyễn Hữu Vinh kịp thời lột trần bản chất của từ “mời” ấy: 

- Nói đuổi cho nó đúng. Người ta chỉ có mời vào chứ không ai mới ra. 

Khi chúng tôi lọt được vào trong phòng cho đỡ lạnh thì họ tắt phụp điện. Phòng tối, chúng tôi lại quay trở ra. Chỉ đến khi chúng tôi chấp nhận chỉ cử 2 đại diện làm việc với ban giám đốc, số còn lại ra khỏi cổng, họ mới đóng điện trở lại. 

Lúc này, trời lại mưa thành hạt, chúng tôi chỉ xin trú dưới mái hiên chứ không vào phòng làm việc nhưng không được. Cô Nga cũng đành ôm đứa con đang tuổi bú ra khỏi cổng. Họ liền đóng sập cổng, lấy thêm xích sắt khóa lại. 

Cuối cùng, Nguyễn Hữu Vinh, Phan Trọng Khang quay trở ra sau một gàn hai giờ căng thẳng, mang theo biên bản ghi rằng, yêu cầu của chúng tôi sẽ xem xét sau. 

Chuyện đấu lý với công an ở đây, nhiều cây bút có mặt hôm ấy đã nói tới nên tôi không muốn nhắc lại. Có một cảm giác: công an ở đây chẳng hiểu gì về pháp luật. Còn sự vô cảm ư? Nó cũng như các cơ quan công quyền khác mà mọi người từng biết đến. Tuy vậy, không phải không có ai trong số họ biết nguyện vọng của chúng tôi là chính đáng, nhưng lại chung nhau một điểm: sợ trách nhiệm. 

Minh Hằng bị đưa đi cải tạo, vẫn còn quyền công dân. Vậy mà một bước đi của Minh Hằng vẫn có công an áp giải, rồi điều kiện thăm nuôi, cưỡng bức lao động, xem ra chẳng khác gì tù nhân. Tôi tự hỏi: họ định cải tạo Minh Hằng hay là hành hạ cô cho thỏa lòng căm tức đây? 

Tôi thật không hiểu nổi, tại sao họ sợ chúng tôi nhìn thấy Minh Hằng hay Minh Hằng nhìn thấy chúng tôi đến thế? 

Sự đày đọa đối với Minh Hằng và các “học viên” ở đây cũng được nhiều bài viết nói tới. Với cách cải tạo kiểu như thế, với những con người quản lý cơ sở này như thế, thử hỏi họ định cải tạo Minh Hằng thành con người như thế nào, hay chỉ làm cho Minh Hằng vững vàng hơn, căm thù cái xấu, cái ác hơn, những người biết đến cái trại cải tạo này thất vọng, mất thêm lòng tin vào chế độ hơn? 

Minh Hằng làm sao phải cải tạo? Cô bị bắt ngày 27/11/2011 tại Sài Gòn khi cô yêu cầu trả tự do cho 20 người ở Hà Nội bị bắt lên trại phục hồi nhân phẩm Lộc Hà, núp dưới cái tên “cơ sở lưu trú”. Sau đó cô bị cưỡng bức đi cải tạo ở trại này. Tôi cho rằng, kẻ phải cải tạo chính là những kẻ hại dân dưới danh nghĩa cán bộ chính quyền nhân dân, danh nghĩa đảng, đầy tội lỗi đang tại vị để xét xử những người là nạn nhân của họ. Chính quyền Hải Phòng – Tiên Lãng là một ví dụ. 

Tôi không cố tìm hiểu xem vì cái qui định nào mà chúng tôi lặn lội từ Hà Nội lên đây chỉ có nguyện vọng nhìn thấy Minh Hằng một chút nhưng không được. Cái qui định quái đản ấy, dù bằng văn bản hay bằng miệng thì cũng là một qui định vô nhân đạo, phi nhân tính. 

18/2/2012 


16 Ý kiến:

Lưu Ý :


- Những phản hồi sử dụng "Nặc danh/Ẩn danh"sẽ không được xuất hiện. Các bạn có thể chọn một nickname cho mình khi phản hồi bằng cách sử dụng các chức năng : "Tên/Url", hoặc bằng tài khoản Google

- Nếu nội dung phản hồi quá dài sẽ bị máy chủ BlogSpot hiểu lầm là Spam (không cho hiện lên), xin bạn vui lòng chia nội dung thành nhiều phần, hoặc chờ Dân Làm Báo cho xuất hiện lại phản hồi 

- Những phản hồi chữ Việt không dấu cũng sẽ bị xóa.
  1. 27 người thăm nom mẹ Hằng. Chợt nhớ đến bộ phim lấy cốt truyện của đại văn hào Alexander Dumas "Bốn chàng ngự lâm pháo thủ" và câu nói bất hủ của họ "Mình vì mọi người, mọi người vì mình". Còn ở đây có đến 28 "chàng" Ngự lâm quân (Kể cả mẹ Hằng và bé Trần văn Phú 23 chưa đầy 2 tuổi và những "Ông già" thất thập cổ lai hy). Ôi đẹp làm sao những con người vì bạn. Cộng sản thường lên án câu "Mọi người vì mình" vì chúng cho đấy là ích kỷ (Ngày trước đi học cô giảng bài thế). Giờ đây, chúng ta nhận lấy phần xấu "ích kỷ" thế nên mới thấy lũ chúng nó chuyên giết hại lẫn nhau. 
    Cám ơn tấm lòng của các bác, các anh chị Ngự lâm quân. Mọi người đã chứng minh Tình yêu mạnh hơn cường bạo và ngu dốt. Mọi người đã bước qua sợ hãi. Mọi người thật anh hùng!
    Mẹ Hằng ơi, mẹ thật hạnh phúc khi có nhiều bạn bè chí cốt nhiều đến vậy.
    Trả lời
  2. Chỉ có con người mà phần người ít hơn phần con mới ác với con người như vậy.Cầm thú nhiều lúc còn biết thương yêu nhau,con người ở đây tệ hơn cầm thú.
    Trả lời
  3. Đã từng sống trong trại giáo dục của CSVNFeb 20, 2012 05:51 PM
    Cơ sở giáo dục của cộng sản chỉ là nhà tù trá hình. 

    http://thongtinberlin.de/thoisuxahoi/sept2011/pvgiamdochrwvenancuongbuclaodongvietnam.htm
    Trả lời
  4. Mấy đứa cai ngục cũng chỉ là tay sai của 14 con cá trê BCT thôi.Vô nhân tính ,vô đạo đức,vô pháp luật...đều từ chúng mà ra.
    Trả lời
  5. Dân bất mãn !Feb 20, 2012 06:21 PM
    Nhìn cái mặt nghênh lên, khinh khỉnh của thằng công an mất dạy trước mặt giáo sư Ngô Đức Thọ tôi chỉ muốn đấm cho vở mặt nó ra. Không! đấm làm gì cho bẩn tay cái lũ bất lương, khốn nạn, mất dạy đó. Đâu chỉ có một mình nó, mà là cả đàn. Chỉ có một con đường là phải tiêu diệt hết đàn sâu này thôi. Dân chúng tôi bất mãn quá rồi! Dân chúng tôi cần mật ngọn cờ !
    Trả lời
    Trả lời
    1. Muốn tiêu diệt đàn sâu, mỗi người hãy tự chọn một con sâu, và tiêu diệt nó.
  6. KHÔNG CẦN YÊU NƯỚCFeb 20, 2012 07:17 PM
    Ai bảo yêu nước làm gì?
    Để cho Đảng hại thành ra thế này
    Hoàng Sa đã có Đảng lo
    Mấy đảo chim ỉa Đảng cho anh Tàu.

    Ai bảo yêu nước làm chi?
    Để cho thân xác Đảng hành thế kia
    Nam quan, Bản giốc kể chi
    Anh Tàu không có Đảng cho tiếc gì.

    Yêu nước được cái đếch gì?
    Chỉ cần yêu Đảng cái gì cũng xong
    Tham ô, ăn cướp, hại người
    Đảng lo cho hết ung dung mà làm.

    Yêu nước thì được cái chi?
    Chỉ cần yêu Đảng việc gì chẳng xong.
    Biên cương, biển đảo - Tàu cần
    Đảng đem bán tuốt cần gì giang san.

    Khôn ngoan nhớ lấy câu này:
    Yêu Đảng là nhất nước non không cần.
    Bao giờ nhận thức được ra
    Tức thì Đảng thả không cần thăm nuôi
    Trả lời
  7. Bọn CA là những con chó chỉ biết trung thành với đảng cướp, chúng là chó thì tội nghiệp cho chúng, còn chúng là người thì thật uổng cả kiếp làm người.

    Con người được con chó giáo dục thì thành ra con gì hả bà con, không biết dân mình sẽ lạc lối về đâu khi thiên đàng rách nát XHCN không còn đất sống.

    Đáng phỉ nhổ và lên án hành động hành hạ, đoạ đày người yêu nước (chị Minh Hằng) ngay trên đất nước mình là nối giáo cho giặc, đảng bán nước.
    Trả lời
  8. Khi chúng tôi lọt được vào trong phòng cho đỡ lạnh thì họ tắt phụp điện.
    .
    .
    .
    .
    Đây là một Công Sở, lại là một cơ sở mang tên "giáo duc", có người ăn mặc quân phục đàng hoàn mà sao cư xữ "hạ cấp, vô giáo dục" như thế nhỉ . Hết biết, đây đúng là lũ lưu manh thứ thiệt rồi!.
    Trả lời
  9. Thưa các bác ,
    nhân đọc bài trên , tôi có nhận xét sau .
    Tôi (cựu SQ chế độ củ) ra tù năm 1981 . Hai năm đầu tiên , tôi bị quản chế chặt chẻ nhưng sau đó họ nới lỏng .
    Tôi nhận xét , các anh CA (tùy người chớ ko phải ai củng vậy) ở Sài gòn thời đó chỉ ‘nặng tay’ với bọn tội phạm (trộm cắp , cướp,v.v…) bị BẮT QUẢ TANG . Đối với NGƯỜI DÂN thì tạm được , hiếm khi thấy họ hống hách hay đánh đập dân (chỉ vì ko đội mủ BH như CA bây giờ). Dân chúng trong phường khóm , vui vẻ khi gặp CA , nói chung quan hệ RẤT TỐT . Thời gian này , nhửng vụ CA đánh chết người tại đồn RẤT HIẾM .
    Qua nói chuyện nhiều lần với họ , tôi được biết lúc đó , họ còn TUÂN THỦ nhửng ĐIỀU LỊNH trong việc giao tiếp với DÂN , với TỘI PHẠM . Lúc đó , họ ko có cửa quyền hay hống hách như bây giờ .
    Ví dụ :khoảng năm 1981-82 , tôi làm việc tại một văn phòng của 1 đội xây dựng ở đg Hàm Nghi quận 1 TP.HCM . Có 1 lần , một anh bán dạo (bán các thứ lặt vặt để trên 1 tấm ni lông , khi CA tới thì xách chạy) ở lề đường gần VP của tôi , bị CA bắt vì chạy ko kịp . Anh này đả gây gổ , giằng co với anh CA trước khi bị đưa về CA phường Bến Thành . Tôi nghỉ rằng anh sẻ bị CA “tẩn” cho 1 trận ; vài giờ sau tôi thấy anh được thả , ko bị đánh đập gì hết , tôi rất ngạc nhiên .
    TÔI KO HIỂU “TẠI SAO CÔNG AN NGÀY NAY HUNG DỬ VÀ TÀN ÁC HƠN NGÀY TRƯỚC RẤT NHIỀU” ?!?
    Mong các bác cho biết YẾU TỐ nào đả khiến họ trở nên như vậy . Cám ơn ,
    Trả lời
  10. thưa các bác , 
    Nhân đọc bài viết này , tôi thấy CA thời tôi đi tù vẩn còn TÌNH NGƯỜI hơn CA bây giờ rất nhiều . 

    Tôi (cựu SQ chế độ củ) vào tù năm 1975 . Từ năm 79 trở đi , quan hệ giửa bọn tù chúng tôi với các anh CA bớt căng thẳng rất nhiều . Chúng tôi được lảnh quà từ bà con ở các nước tư bản (Mỷ , Úc , Pháp , v.v…) trực tiếp gửi về ; phát ngay tại trại sau màn kiểm tra rất kỷ (sợ có vủ khí hay tài liệu phản động) . Thỉnh thoãng , có vài anh CA xin chúng tôi thuốc lá , thuốc trị bịnh hay yêu cầu chúng tôi hát nhạc vàng ; có anh CA còn nói " về quê thăm gđ còn phải mang phần gạo của mình theo" , chứng tỏ bên ngoài vẩn còn khổ . Trung bình 3 tháng chúng tôi được thăm nuôi 1 lần , có anh nhận tới 200 kí quà . Anh nào có vợ thăm , trại cho anh ngủ đêm ở nhà thăm nuôi nằm bên ngoài trại . Nhờ chia xẻ lẩn nhau , nên bọn tù chúng tôi ko còn đói khổ như mấy năm đầu .
    Nhờ có tiền , do người nhà công khai gửi vào , thỉnh thoảng chúng tôi nhờ các anh CA mua giùm heo ‘hơi’ , tức là con heo đưa lên bàn cân nặng bao nhiêu thì tính tiền bấy nhiêu . Các anh CA giết heo và cắt từng khúc theo đơn đặt hàng của chúng tôi , rất sòng phẳng , chúng tôi cám ơn vô cùng . 
    Về lao động , thì bớt nặng nhọc hơn trước rất nhiều . Họ chẳng đặt chỉ tiêu gì hết , làm được bao nhiêu thì làm . Ngày nào không muốn đi lao động thì nói với buồng trưởng (củng là tù như bọn tôi) là được ở nhà ; trước kia , phải được BS của trại khám mới được nghỉ . 
    Phải thành thật mà nói , từ 1979 đến ngày ra tù năm 1981 , quan hệ giửa bọn tù chúng tôi và CA ngày càng có sự CẢM THÔNG hơn và cuộc sống chúng tôi ngày càng thoải mái . 
    Sau này , ko biết do ảnh hưởng bởi yếu tố nào , họ càng ngày hung dử và thậm chí tàn ác với dân ; ví dụ chỉ cần ko đội mủ , bạn có thể bị đánh tại chổ hay bị đưa về đồn rồi bị đánh ‘hội đồng’ hay vụ trung tá Ninh bẻ cổ bác Trịnh xuân Tùng ở Hà nội vì bác đả cải nhau với CA giao thông ngoài đường ,v.v… Có lẻ trong bài tới , tôi sẻ nêu nhửng yếu tố này .
    Trả lời
    Trả lời
    1. Thằng thebimini này là CAM sao ấy mấy bài trước tôi đọc nó cũng còm y như vậy chứng tỏ nó muốn bênh vực cho CA , CÁC CÒM ĐỪNG TIN THẰNG NÀY VÀ ĐỪNG TRẢ LỜI NHÉ, MẮC CÔNG NÓ THEO DỎI MÁY TÍNH ĐẤY
  11. Thebimini đó cũng là may cho anh thôi, hãy nhìn biết bao chiến hữu của anh đã ngã xuống trong lao tù cộng sản, mà mới đây là người tù bất khuất anh Trương văn Sương đã nằm xuống vì không chấp nhận khoan hồng của cộng sản và bọn cộng sản đã tù đày, đoạ đày thân xác anh Trương văn Sương như thế nào chắc anh cũng đã biết.

    Bọn CA là những con chó trông coi đàn cừu ngoan đi theo bầy, ai lạc bầy mới biết nanh vuốt của chúng.
    Trả lời
  12. "Tay công an đứng trước Gs Ngô Đức Thọ đầu luôn lúc lắc, lúc gã ngoẹo cổ sang trái, lúc ngoẹo sang phải, lúc ưỡn ngực ngửa cổ lên nhưng không khi nào gã cúi xuống". Thằng này tôi biết, nó mất dạy lắm!!!
    Trả lời
  13. người HànộiFeb 21, 2012 03:07 AM
    Các bác các anh và cać chị cứ yên tâm mai naỳ khi cách mạng mang tên loài hoa đẹp cuả Việt nam chúng ta thành công thì nhất định bọn cai tù này,bọn đầu sỏ tay sai bán nước Ba đình và ngụy quyền cộng san̉ sẽ bị nhân dân tính sổ thôi thằng nào nợ máu với nhân dân nhiều thì sẽ đền mạng thằng nào nợ ít cũng sẽ phải "đi phục hồi nhân phẩm " một cách đúng nghĩa thôi
    Trả lời
  14. chim báo baõFeb 21, 2012 03:16 AM
    Chúc các bác các anh các chị mạnh khoẻ kiên cường bền lòng mỗi người góp một bàn tay để mang tự do về cho tổ quốc thân yêu cuả chúng ta .
    Trả lời

Không có nhận xét nào: