Thị trường New York cũng bị tác động mạnh, giá dầu tại đây cũng đã đạt mức đỉnh vào phiên giao dịch hôm qua là 103,24 đô la. Theo các chuyên gia của thị trường dầu mỏ thì nguyên nhân là do căng thẳng leo thang trong khu vực eo biển Hormuz và hồ sơ hạt nhân của Iran.
Hôm qua, bộ Dầu mỏ Iran đã thông báo ngừng bán dầu cho Anh và Pháp nhằm trả đũa lại các trừng phạt Iran của Liên hiệp châu Âu. Iran là nước sản xuất dầu lớn thứ hai của tổ chức Opep, mỗi ngày sản xuất 3,5 triệu thùng dầu, trong đó xuất khẩu 2,5 triệu thùng.
Trong bối cảnh căng thẳng giữa Iran và phương Tây gia tăng, hôm nay 20/02/2012, một nhóm thanh sát viên của AIEA, Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế đã tới Teheran để thảo luận về chương trình hạt nhân của Iran. Các chuyên gia có hai ngày để gặp các quan chức Iran thảo luận về các vấn đề liên quan đến chương trình hạt nhân của nước này.
Cơ quan AIEA vẫn yêu cầu Teheran phải có câu trả lời cụ thể vào những câu hỏi về chương trình hạt nhân quân sự bí mật của họ. Về phần mình chính quyền Iran cho biết sẵn sàng nhanh chóng nối lại các cuộc đàm phán với các cường quốc nhằm tìm ra một giải pháp thỏa mãn cả hai bên. Thông tín viên Blaise Gauquelin từ Vienna cho biết thêm thông tin :
" Nga gây áp lực để Iran phải có cử chỉ đáp lại AIEA. Tình hình hiện nay đang trở nên xấu đi nghiêm trọng. Matxcơva không muốn để mặc cho Cơ quan Năng lượng nguyên tử Quốc tế trong 15 ngày nữa mới khẳng định rằng chính quyền Iran không muốn giải thích lý do họ cho thử các vụ nổ tại cơ sở Parchin đã đóng cửa, hay lý do tìm thấy có các mô hình đầu đạn hạt nhân trên các máy tính của các nhà khoa học vốn vẫn là những nhà nghiên cứu y học.
Nhiều nước lớn có thái độ ôn hòa cũng thúc đẩy Iran một lần nữa hợp tác với quốc tế.Các nước phương Tây không loại trừ khả năng trong tuần này Iran sẽ cho AIEA vào các cơ sở mà cho đến nay vẫ bị cấm, hoặc có thể Teheran sẽ có vài ba câu trả lời cụ thể cho những câu hỏi đặt ra trong báo cáo trước đây của Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc Tế.
Châu Âu cũng như Hoa Kỳ đều lo ngại việc Iran lại kéo dài thêm thời gian 6 tháng nữa. Giờ đây, người ta nhận thấy hồ sơ hạt nhân Iran trở nên dằng dai trên mặt trận ngoại giao suốt từ 10 năm nay và có thể còn kéo dài thêm không biết bao giờ có hồi kết. "
Hôm qua, bộ Dầu mỏ Iran đã thông báo ngừng bán dầu cho Anh và Pháp nhằm trả đũa lại các trừng phạt Iran của Liên hiệp châu Âu. Iran là nước sản xuất dầu lớn thứ hai của tổ chức Opep, mỗi ngày sản xuất 3,5 triệu thùng dầu, trong đó xuất khẩu 2,5 triệu thùng.
Trong bối cảnh căng thẳng giữa Iran và phương Tây gia tăng, hôm nay 20/02/2012, một nhóm thanh sát viên của AIEA, Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế đã tới Teheran để thảo luận về chương trình hạt nhân của Iran. Các chuyên gia có hai ngày để gặp các quan chức Iran thảo luận về các vấn đề liên quan đến chương trình hạt nhân của nước này.
Cơ quan AIEA vẫn yêu cầu Teheran phải có câu trả lời cụ thể vào những câu hỏi về chương trình hạt nhân quân sự bí mật của họ. Về phần mình chính quyền Iran cho biết sẵn sàng nhanh chóng nối lại các cuộc đàm phán với các cường quốc nhằm tìm ra một giải pháp thỏa mãn cả hai bên. Thông tín viên Blaise Gauquelin từ Vienna cho biết thêm thông tin :
" Nga gây áp lực để Iran phải có cử chỉ đáp lại AIEA. Tình hình hiện nay đang trở nên xấu đi nghiêm trọng. Matxcơva không muốn để mặc cho Cơ quan Năng lượng nguyên tử Quốc tế trong 15 ngày nữa mới khẳng định rằng chính quyền Iran không muốn giải thích lý do họ cho thử các vụ nổ tại cơ sở Parchin đã đóng cửa, hay lý do tìm thấy có các mô hình đầu đạn hạt nhân trên các máy tính của các nhà khoa học vốn vẫn là những nhà nghiên cứu y học.
Nhiều nước lớn có thái độ ôn hòa cũng thúc đẩy Iran một lần nữa hợp tác với quốc tế.Các nước phương Tây không loại trừ khả năng trong tuần này Iran sẽ cho AIEA vào các cơ sở mà cho đến nay vẫ bị cấm, hoặc có thể Teheran sẽ có vài ba câu trả lời cụ thể cho những câu hỏi đặt ra trong báo cáo trước đây của Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc Tế.
Châu Âu cũng như Hoa Kỳ đều lo ngại việc Iran lại kéo dài thêm thời gian 6 tháng nữa. Giờ đây, người ta nhận thấy hồ sơ hạt nhân Iran trở nên dằng dai trên mặt trận ngoại giao suốt từ 10 năm nay và có thể còn kéo dài thêm không biết bao giờ có hồi kết. "
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét