Gia Minh, biên tập viên
2012-02-21
Một số kiến nghị tập thể của những công dân ý thức trách nhiệm cộng đồng được gửi đến các cấp lãnh đạo cao nhất trong thời gian qua.
Những văn bản đó kiến nghị cụ thể về vấn đề mà những người đồng ký tên thấy rõ cấp bách.
Dù đến nay những kiến nghị như thế vẫn chưa nhận được phản hồi nào từ phía chính quyền, nhưng những người kiến nghị vẫn kiên trì công việc của họ.
“Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra” là khẩu hiệu được thấy nhan nhản nhiều nơi tại VN. Ý thức được trách nhiệm của người dân trong vấn đề xây dựng đất nước, nhiều người đã tham gia ký tên vào những bản kiến nghị ngày xuất hiện một nhiều gần đây và được công khai trên các trang mạng , dù rằng phía các cơ quan chức năng không phúc đáp cho các văn bản mà người dân gửi đến đó.
Hồi tuần rồi, sau một tuần khi có quyết định của thủ tướng chính phủ về vụ cưỡng chế đầm nuôi thủy sản của gia đình ông Đoàn Văn Vươn, xuất hiện báo cáo- kiến nghị của ba vị cựu lão thành cách mạng đã về hưu tại Hải Phòng gửi trực tiếp đến cho các ông tổng bí thư Đảng, Nguyễn Phú Trọng, chủ tịch nước Trương Tấn Sang, thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, chủ tịch quốc hội Nguyễn Sinh Hùng, và thường trực Ban bí thư Đảng CSVN, Lê Hồng Ánh, bày tỏ thái độ trước phát biểu của ông bí thư thành ủy Hải Phòng, Nguyễn Văn Thành, mà họ cho là ngược với kết luận của thủ tướng chính phủ về Vụ Tiên Lãng.
Tính đến ngày 20 tháng 2 vừa qua, thông tin từ trang blog của Tiến sĩ Hán Nôm Nguyễn Xuân Diện là đã có 1000 chữ ký vào kiến nghị tự do cho gia đình Đoàn Văn Vươn được văn phòng Luật sư Trần Vũ Hải đưa ra hồi ngày 14 tháng 2 vừa qua.
Trong mấy năm qua, có những kiến nghị như dừng dự án bauxite tại Tây Nguyên, rồi kiến nghị trả tự do cho tiến sĩ luật Cù Huy Hà Vũ, kiến nghị trả tự do cho nhà báo tự do, blogger Điếu Cày, Nguyễn Văn Hải…
Nhiều vị nhân sĩ trí thức có tên tuổi trong nước như các vị nguyên phó chủ tịch nước Nguyễn Thị Bình, giáo sư Hoàng Tụy, thiếu tướng Nguyễn Trọng Vĩnh… đã ký vào một số kiến nghị gửi đến lãnh đạo cao cấp nước liên quan vấn đề hệ trọng của đất nước nào đó.
Tiến sĩ Nguyễn Xuân Diện nhắc lại hoạt động kí tên vào kiến nghị tập thể lâu nay về các vấn đề mà mọi tầng lớp nhân dân đều quan tâm:
Khởi thảo tham gia các bản kiến nghị đó có các luật sư, các nhà trí thức, những người am hiểu nên tất nhiên họ có những căn cứ pháp lý cho những bản kiến nghị. Chính vì cơ sở hợp lý và căn cứ pháp lý của những bản kiến nghị, cũng như ‘chiều sâu của những con chữ chất chứa trong đó’, nên chúng nhận được sự cộng hưởng lớn và tham gia lớn. Bằng chứng là trong ít ngày vừa rồi có 1000 chữ ký về vụ Tiên Lãng đòi hỏi thay đổi tội danh cho ông Đoàn Văn Vươn.
Tuy nhiên trong thực tế những kiến nghị được gửi đến những địa chỉ và những người nhận rất cụ thể nhưng cho đến nay việc trả lời cho người dân gửi kiến nghị đó vẫn chưa được cơ quan chức năng thực thi.
Tiến sĩ Nguyễn Xuân Diện đưa ra thực tế về điều đó:
Đã có nhiều bản kiến nghị ví dụ như giới nhân sĩ trí thức có Bản Kiến nghị về Bảo vệ và Phát triển Đất nước, rồi những trí thức Việt Nam hiện đang sống ở nước ngoài có Kiến nghị Toàn diện để phát triển đất nước… Gần nhất là kiến nghị về vụ Tiên Lãng.
Nhưng cho đến nay, gần như tất cả những kiến nghị gửi lên các cơ quan của Đảng và Nhà Nước không có hồi âm. Không có cả hồi âm ngay cả việc nhận được thư của các văn phòng nơi đó, chứ chưa nói đến hồi âm về cách trả lời.
Trong khi các kiến nghị của công dân gửi đến, các cơ quan chức năng không trả lời; thế nhưng một số người ký tên vào kiến nghị đã bị phía an ninh đến làm việc.
Một trường hợp được nhắc đến nhiều là vụ đại tá Trần Đức Quế, bị an ninh làm việc hai ngày rưỡi về việc liên quan thu thập chữ ký của những vị tướng khác. Do có nhầm lẫn và trang mạng Bauxite Việt Nam cũng đã công khai. Cuối cùng ông này cũng rút tên nhưng cho biết dù rút hay không thì ai cũng hiểu lý do rồi.
Trong số những người ký tên vào kiến nghị trả tự do cho ông Nguyễn Văn Hải, tức blogger Điếu Cày, cũng có người bị an ninh làm việc; nhưng theo Blogger Mẹ Nấm, người thu thập chữ ký cho kiến nghị này thì vấn đề lại trở nên hay hơn:
Ngoài thông tin của người gởi còn có những người đứng tên chung, nên điều đó đòi hỏi sự an toàn bảo mật cho những người khác. Tạm thời đến thời điểm này có nhiều người ký tên vào thư kiến nghị bị làm phiền, vì vậy tôi sẽ làm điều gì đó để những người cùng ở vị trí ký thư kiến nghị học được cách bảo vệ nhau. Ít nhất khi đưa địa chỉ của mình ra ngoài mọi người cũng được bảo vệ, từ đó can đảm hơn.
Qua thời gian thấy tôi vẫn làm việc và quan tâm đến thư kiến nghị, thì bác bị làm phiền nói không rút tên nữa. Tôi nghĩ xã hội dân sự sẽ được thành lập.
Tiến sĩ Nguyễn Xuân Diện cũng cho biết một số trở ngại đối với những người ký tên trả tự do cho tiến sĩ luật Cù Huy Hà Vũ:
Tôi được biết trong lần ký kiến nghị trả tự do cho tiến sĩ luật Cù Huy Hà Vũ, trong số những người ký có người gặp một số khó khăn trở ngại khiến họ phải gửi thư đến những nơi nhận những chữ ký đó đề nghị gỡ bỏ tên họ ra khỏi những danh sách đó; áp lực có thể của địa phương.
Tuy nhiên đối với kiến nghị trả tự do cho gia đình Đoàn Văn Vươn thì đến nay chưa có thông tin gì về những người bị sách nhiễu như trình bày tiếp của tiến sĩ Nguyễn Xuân Diên:
Cho đến nay theo tôi biết đối với kiến nghị vụ Tiên Lãng, chưa có ai phản ánh với văn phòng luật sư Trần Vũ Hải và blog Nguyễn Xuân Diện về việc gặp khó khăn khi tham gia ký. Lần này ký cũng đông đảo, có những nhân sĩ, trí thức, cựu quan chức, kể cả những cán bộ đương chức ở các chức vụ cao trong chính quyền, rồi nhân dân. Tất cả đều rõ ràng họ và tên, rồi những lời gửi gắm xác quyết việc ký đó.
Vào ngày 20 tháng 2 vừa qua, blooger Mẹ Nấm cho biết chị tiếp tục đến cơ quan chức năng để hỏi về thư gửi chủ tịch nước Trương Tấn Sang về việc bắt giữ trái phép công dân Nguyễn Văn Hải. Theo chị trước sự im lặng của phía chính quyền, cần phải có những hoạt động tích cực hơn. Chị cho biết sơ lược về hướng làm việc đó, cũng như những mong muốn đối với người ký tên vào kiến nghị:
Với thư Điếu Cày, tôi không chỉ gửi thư và ngồi đợi mà sẽ có những việc làm khác mà đến khi làm mọi người sẽ biết thôi. Được hay không được cũng phải có trả lời chứ không thể yên lặng như thế được. Cho nên mọi người cần đọc rõ điều mình ký và theo đuổi điều mình ký đến cùng.
Theo nguyên tắc, một chính quyền được dân bầu ra cần lắng nghe ý kiến của người dân để có thể thực hiện công vụ một cách hữu hiệu nhất.
Trong trường hợp đối với những kiến nghị tập thể vừa qua, chính quyền Việt Nam đã ngoảnh mặt lại với chính công dân đầy trách nhiệm của họ. Tuy nhiên như trình bày của những người trong cuộc họ vẫn kiên trì tiếp tục công việc kiến nghị đối với chính quyền.
Dù đến nay những kiến nghị như thế vẫn chưa nhận được phản hồi nào từ phía chính quyền, nhưng những người kiến nghị vẫn kiên trì công việc của họ.
Ý thức công dân qua kiến nghị
“Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra” là khẩu hiệu được thấy nhan nhản nhiều nơi tại VN. Ý thức được trách nhiệm của người dân trong vấn đề xây dựng đất nước, nhiều người đã tham gia ký tên vào những bản kiến nghị ngày xuất hiện một nhiều gần đây và được công khai trên các trang mạng , dù rằng phía các cơ quan chức năng không phúc đáp cho các văn bản mà người dân gửi đến đó.
Hồi tuần rồi, sau một tuần khi có quyết định của thủ tướng chính phủ về vụ cưỡng chế đầm nuôi thủy sản của gia đình ông Đoàn Văn Vươn, xuất hiện báo cáo- kiến nghị của ba vị cựu lão thành cách mạng đã về hưu tại Hải Phòng gửi trực tiếp đến cho các ông tổng bí thư Đảng, Nguyễn Phú Trọng, chủ tịch nước Trương Tấn Sang, thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, chủ tịch quốc hội Nguyễn Sinh Hùng, và thường trực Ban bí thư Đảng CSVN, Lê Hồng Ánh, bày tỏ thái độ trước phát biểu của ông bí thư thành ủy Hải Phòng, Nguyễn Văn Thành, mà họ cho là ngược với kết luận của thủ tướng chính phủ về Vụ Tiên Lãng.
những bản kiến nghị ngày xuất hiện một nhiều gần đây và được công khai trên các trang mạng , dù rằng phía các cơ quan chức năng không phúc đáp cho các văn bản mà người dân gửi đến đó
Tính đến ngày 20 tháng 2 vừa qua, thông tin từ trang blog của Tiến sĩ Hán Nôm Nguyễn Xuân Diện là đã có 1000 chữ ký vào kiến nghị tự do cho gia đình Đoàn Văn Vươn được văn phòng Luật sư Trần Vũ Hải đưa ra hồi ngày 14 tháng 2 vừa qua.
Trong mấy năm qua, có những kiến nghị như dừng dự án bauxite tại Tây Nguyên, rồi kiến nghị trả tự do cho tiến sĩ luật Cù Huy Hà Vũ, kiến nghị trả tự do cho nhà báo tự do, blogger Điếu Cày, Nguyễn Văn Hải…
Nhiều vị nhân sĩ trí thức có tên tuổi trong nước như các vị nguyên phó chủ tịch nước Nguyễn Thị Bình, giáo sư Hoàng Tụy, thiếu tướng Nguyễn Trọng Vĩnh… đã ký vào một số kiến nghị gửi đến lãnh đạo cao cấp nước liên quan vấn đề hệ trọng của đất nước nào đó.
Tiến sĩ Nguyễn Xuân Diện nhắc lại hoạt động kí tên vào kiến nghị tập thể lâu nay về các vấn đề mà mọi tầng lớp nhân dân đều quan tâm:
Khởi thảo tham gia các bản kiến nghị đó có các luật sư, các nhà trí thức, những người am hiểu nên tất nhiên họ có những căn cứ pháp lý cho những bản kiến nghị. Chính vì cơ sở hợp lý và căn cứ pháp lý của những bản kiến nghị, cũng như ‘chiều sâu của những con chữ chất chứa trong đó’, nên chúng nhận được sự cộng hưởng lớn và tham gia lớn. Bằng chứng là trong ít ngày vừa rồi có 1000 chữ ký về vụ Tiên Lãng đòi hỏi thay đổi tội danh cho ông Đoàn Văn Vươn.
tham gia các bản kiến nghị đó có các luật sư, các nhà trí thức, những người am hiểu nên tất nhiên họ có những căn cứ pháp lý cho những bản kiến nghị. Chính vì cơ sở hợp lý và căn cứ pháp lý của những bản kiến nghị, cũng như ‘chiều sâu của những con chữ chất chứa trong đó’, nên chúng nhận được sự cộng hưởng lớn và tham gia lớn.
TS. Nguyễn Xuân Diện
Tuy nhiên trong thực tế những kiến nghị được gửi đến những địa chỉ và những người nhận rất cụ thể nhưng cho đến nay việc trả lời cho người dân gửi kiến nghị đó vẫn chưa được cơ quan chức năng thực thi.
Tiến sĩ Nguyễn Xuân Diện đưa ra thực tế về điều đó:
Đã có nhiều bản kiến nghị ví dụ như giới nhân sĩ trí thức có Bản Kiến nghị về Bảo vệ và Phát triển Đất nước, rồi những trí thức Việt Nam hiện đang sống ở nước ngoài có Kiến nghị Toàn diện để phát triển đất nước… Gần nhất là kiến nghị về vụ Tiên Lãng.
Nhưng cho đến nay, gần như tất cả những kiến nghị gửi lên các cơ quan của Đảng và Nhà Nước không có hồi âm. Không có cả hồi âm ngay cả việc nhận được thư của các văn phòng nơi đó, chứ chưa nói đến hồi âm về cách trả lời.
Chính quyền làm khó người ký tên
Trong khi các kiến nghị của công dân gửi đến, các cơ quan chức năng không trả lời; thế nhưng một số người ký tên vào kiến nghị đã bị phía an ninh đến làm việc.
Nhưng cho đến nay, gần như tất cả những kiến nghị gửi lên các cơ quan của Đảng và Nhà Nước không có hồi âm. Không có cả hồi âm ngay cả việc nhận được thư của các văn phòng nơi đó, chứ chưa nói đến hồi âm về cách trả lời.
TS. Nguyễn Xuân Diện
Một trường hợp được nhắc đến nhiều là vụ đại tá Trần Đức Quế, bị an ninh làm việc hai ngày rưỡi về việc liên quan thu thập chữ ký của những vị tướng khác. Do có nhầm lẫn và trang mạng Bauxite Việt Nam cũng đã công khai. Cuối cùng ông này cũng rút tên nhưng cho biết dù rút hay không thì ai cũng hiểu lý do rồi.
Trong số những người ký tên vào kiến nghị trả tự do cho ông Nguyễn Văn Hải, tức blogger Điếu Cày, cũng có người bị an ninh làm việc; nhưng theo Blogger Mẹ Nấm, người thu thập chữ ký cho kiến nghị này thì vấn đề lại trở nên hay hơn:
Ngoài thông tin của người gởi còn có những người đứng tên chung, nên điều đó đòi hỏi sự an toàn bảo mật cho những người khác. Tạm thời đến thời điểm này có nhiều người ký tên vào thư kiến nghị bị làm phiền, vì vậy tôi sẽ làm điều gì đó để những người cùng ở vị trí ký thư kiến nghị học được cách bảo vệ nhau. Ít nhất khi đưa địa chỉ của mình ra ngoài mọi người cũng được bảo vệ, từ đó can đảm hơn.
Qua thời gian thấy tôi vẫn làm việc và quan tâm đến thư kiến nghị, thì bác bị làm phiền nói không rút tên nữa. Tôi nghĩ xã hội dân sự sẽ được thành lập.
Tiến sĩ Nguyễn Xuân Diện cũng cho biết một số trở ngại đối với những người ký tên trả tự do cho tiến sĩ luật Cù Huy Hà Vũ:
Tôi được biết trong lần ký kiến nghị trả tự do cho tiến sĩ luật Cù Huy Hà Vũ, trong số những người ký có người gặp một số khó khăn trở ngại khiến họ phải gửi thư đến những nơi nhận những chữ ký đó đề nghị gỡ bỏ tên họ ra khỏi những danh sách đó; áp lực có thể của địa phương.
Tuy nhiên đối với kiến nghị trả tự do cho gia đình Đoàn Văn Vươn thì đến nay chưa có thông tin gì về những người bị sách nhiễu như trình bày tiếp của tiến sĩ Nguyễn Xuân Diên:
Tôi được biết trong lần ký kiến nghị trả tự do cho tiến sĩ luật Cù Huy Hà Vũ, trong số những người ký có người gặp một số khó khăn trở ngại khiến họ phải gửi thư đến những nơi nhận những chữ ký đó đề nghị gỡ bỏ tên họ ra khỏi những danh sách đó; áp lực có thể của địa phương.TS. Nguyễn Xuân Diện
Cho đến nay theo tôi biết đối với kiến nghị vụ Tiên Lãng, chưa có ai phản ánh với văn phòng luật sư Trần Vũ Hải và blog Nguyễn Xuân Diện về việc gặp khó khăn khi tham gia ký. Lần này ký cũng đông đảo, có những nhân sĩ, trí thức, cựu quan chức, kể cả những cán bộ đương chức ở các chức vụ cao trong chính quyền, rồi nhân dân. Tất cả đều rõ ràng họ và tên, rồi những lời gửi gắm xác quyết việc ký đó.
Cách thức mới
Vào ngày 20 tháng 2 vừa qua, blooger Mẹ Nấm cho biết chị tiếp tục đến cơ quan chức năng để hỏi về thư gửi chủ tịch nước Trương Tấn Sang về việc bắt giữ trái phép công dân Nguyễn Văn Hải. Theo chị trước sự im lặng của phía chính quyền, cần phải có những hoạt động tích cực hơn. Chị cho biết sơ lược về hướng làm việc đó, cũng như những mong muốn đối với người ký tên vào kiến nghị:
Với thư Điếu Cày, tôi không chỉ gửi thư và ngồi đợi mà sẽ có những việc làm khác mà đến khi làm mọi người sẽ biết thôi. Được hay không được cũng phải có trả lời chứ không thể yên lặng như thế được. Cho nên mọi người cần đọc rõ điều mình ký và theo đuổi điều mình ký đến cùng.
Theo nguyên tắc, một chính quyền được dân bầu ra cần lắng nghe ý kiến của người dân để có thể thực hiện công vụ một cách hữu hiệu nhất.
Trong trường hợp đối với những kiến nghị tập thể vừa qua, chính quyền Việt Nam đã ngoảnh mặt lại với chính công dân đầy trách nhiệm của họ. Tuy nhiên như trình bày của những người trong cuộc họ vẫn kiên trì tiếp tục công việc kiến nghị đối với chính quyền.
Ý kiến của Bạn