Nhật báo chính thức của chính quyền Miến Điện cho biết là tu sĩ Gambira đã bị câu lưu trong một ngày vì những hành động trên, trước khi được tự do vào thứ Sáu 10/02.
Nhà sư Gambira từng là một trong những người tiên phong trong phong trào xuống đường phản đối chính quyền vào năm 2007. Ông bị bắt và bị kết án 68 năm tù, nhưng vừa được thả trong đợt ân xá vào tháng Giêng vừa qua cùng với hàng trăm tù nhân chính trị khác.
Vào lúc chính quyền dân sự Miến Điện liên tục tỏ thiện chí cải tổ, việc nhà sư bị câu lưu đã khiến Hoa Kỳ phải lên tiếng can thiệp, đòi chính quyền Naypyidaw trả tự do ngay cho nhà sư và giải thích lý do bắt nhân vật này.
Tờ báo của chính quyền hôm nay khẳng định « đã tiến hành những thủ tục hợp pháp để xét xử nhà sư Gambira ».
Xin nhắc lại là phong trào xuống đường vào năm 2007, đã được đông đảo sư sãi tham gia. Báo chí từng coi đây là cuộc « Cách mạng áo cà sa ». Làn sóng biểu tình nổ ra nhằm phản đối sinh hoạt đắt đỏ và đã thu hút cả trăm ngàn người tham gia, trước khi bị chính quyền quân sự thẳng tay đàn áp, làm cho hàng chục người thiệt mạng.
Nhà sư Gambira từng là một trong những người tiên phong trong phong trào xuống đường phản đối chính quyền vào năm 2007. Ông bị bắt và bị kết án 68 năm tù, nhưng vừa được thả trong đợt ân xá vào tháng Giêng vừa qua cùng với hàng trăm tù nhân chính trị khác.
Vào lúc chính quyền dân sự Miến Điện liên tục tỏ thiện chí cải tổ, việc nhà sư bị câu lưu đã khiến Hoa Kỳ phải lên tiếng can thiệp, đòi chính quyền Naypyidaw trả tự do ngay cho nhà sư và giải thích lý do bắt nhân vật này.
Tờ báo của chính quyền hôm nay khẳng định « đã tiến hành những thủ tục hợp pháp để xét xử nhà sư Gambira ».
Xin nhắc lại là phong trào xuống đường vào năm 2007, đã được đông đảo sư sãi tham gia. Báo chí từng coi đây là cuộc « Cách mạng áo cà sa ». Làn sóng biểu tình nổ ra nhằm phản đối sinh hoạt đắt đỏ và đã thu hút cả trăm ngàn người tham gia, trước khi bị chính quyền quân sự thẳng tay đàn áp, làm cho hàng chục người thiệt mạng.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét