Ông Bạc Hi Lai, bí thư thành ủy Trùng Khánh từng được biết đến như một người tiên phong chống tiêu cực, tương lai ông có vẻ xán lạn bởi có rất nhiều khả năng được bầu vào Bộ Chính trị đảng Cộng sản Trung Quốc. Thế nhưng, vừa rồi, người được xem là cánh tay phải của ông là ông Vương Lập Quân, phó chủ tịch ủy ban kiêm giám đốc công an thành phố Trùng Khánh, đã bị bắt. Sự việc xảy đến làm dấy lên nhiều lời đồn đại về việc thanh trừng nội bộ trước thềm Đại hội 18 của Đảng, dự kiến diễn ra vào mùa thu năm nay. Tạp chí Courrier International quan tâm đến nhân vật đang lên có nguy cơ vụt tắt Bạc Hi Lai qua bài viết dẫn lại của tờ Financial Times với hàng tựa : « Những lo âu lớn của ông hoàng tử cộng sản ».
Năm 2010, trên cương vị là bí thư thành ủy Trùng Khánh, thành phố lớn thứ tư của Trung Quốc, ông Bạc Hi Lai được báo chí ca ngợi là một người hùng chống tội phạm. Nhiều quan chức thoái hóa biến chất tại nơi ông quản lý đã bị bắt. Chiến dịch của ông đã tạo nên tiếng vang mạnh mẽ trên toàn quốc. Ông được xem là người thấm nhuần tư tưởng Mao Trạch Đông, có hoài bão xây dựng một xã hội được xem là ít nhũng nhiễu như xã hội thời họ Mao.
Tờ báo cho rằng, ông Bạc là một người có tài thu phục nhân tâm, ông đi theo chủ nghĩa dân túy mang màu sắc Trung Hoa. Con đường mà ông đi có thể sẽ dẫn đến sự thăng hoa của một thế hệ lãnh đạo mới tại Trung Quốc, một thế hệ lãnh đạo ít cứng rắn hơn và cởi mở hơn.
Vốn là con của một nhân vật cao cấp thời cách mạng, ông Bạc Hi Lai tiến rất nhanh trên hoạn lộ. Ông bắt đầu được chú ý đến từ những năm 1990, khi được bổ nhiệm làm chủ tịch ủy ban thành phố Đại Liên, rồi về lãnh đạo tỉnh Liêu Ninh, sau đó năm 2004, được bổ nhiệm làm bộ trưởng Thương mại. Trong Đại hội đảng Cộng sản Trung Quốc năm 2007, hai người đồng chí cùng thời với ông là ông Tập Cận Bình và ông Lý Khắc Cường đã vào được Bộ Chính trị, còn ông Bạc thì được bổ nhiệm làm bí thư thành ủy Trùng Khánh, một thành phố đang trên đà phồn thịnh.
Có người cho rằng, ông Bạc bị các đối thủ trong Đảng tìm cách bổ nhiệm ở nơi xa chóp bu của Đảng. Nếu điều đó đúng, thì không ai có thể ngờ rằng, từ nơi bị lưu đày, ông Bạc đã trở nên nổi tiếng hơn. Ông Bạc Hi Lai được lòng dân đến mức có người cho rằng trong kỳ Đại hội sắp tới, ông sẽ được bầu vào Bộ Chính trị và có thể còn hơn nữa. Trên nền trời tươi sáng đó, bỗng đâu giông bão ập đến, đó là vụ xì căn đan liên quan đến người được xem là cánh tay phải của ông.
Có phải ông Bạc Hi Lai đã bị phản bội ?
Đi sâu vào chi tiết của rắc rối này, Courrier International có bài « Người đàn ông sạch sẽ nằm trên tấm chăn bẩn ».
Courrier International cho biết, ông Bạc Hi Lai đã bị cánh tay phải của mình phản bội. Cánh tay phải đó là ông Vương Lạc Quân, phó chủ tịch kiêm giám đốc công an Trùng Khành. Câu chuyện hiện đã làm sôi động các diễn đàn mạng tại Trung Quốc.
Sự việc là vào ngày 02/02 này, chính quyền Trùng Khánh đã thông báo trên trang mạng Vi Bác việc miễn nhiệm chức vụ giám đốc công an đối với ông Vương, tuy nhiên ông vẫn còn là phó chủ tịch ủy ban. Thế nhưng, 4 ngày sau, ông Vương đã tìm đến tòa lãnh sự quán Hoa Kỳ tại Thành Đô thuộc tỉnh Tứ Xuyên lân cận. Tờ South China Morning Post đặt câu hỏi : « Ông Vương đã làm gì trong lãnh sự quán Mỹ đến 10 tiếng đồng hồ ? ». Chỉ có trời mới biết ! Ủy ban Kiểm tra Trung ương Đảng cuối cùng đã cho người đến bắt ông Vương về Bắc Kinh, và đến nay mọi thông tin đều…vắng bóng.
Theo đánh giá của một tờ báo địa phương, sự việc của ông Vương là kết quả cuộc chạy đua vào Bộ Chính trị giữa ông Bạc Hi Lai, bí thư tỉnh ủy Trùng Khánh, và ông Uông Dương, bí thư tiền nhiệm của ông Bạc, và hiện là bí thư tỉnh ủy Quảng Đông. South China Morning Post cho biết, vào đầu tháng Giêng, ông Vương Lập Quân đã gửi thư lên Ủy ban Kiểm tra Trung ương Đảng tố cáo ông Bạc Hi Lai tham nhũng, thế là có cuộc thanh trừng sau đó.
Vương Lạc Quân chỉ là con tốt thí ?
Cũng liên quan đến chủ đề Bạc Hi Lai, tuần san Le Nouvel Observateur có bài : « Bí ẩn họ Vương ».
Tờ báo cho biết, trong vụ ông Vương Lập Quân bị bắt, mọi ánh mắt đang đổ dồn về phía ông Bạc Hi Lai. Tờ báo lập luận, do ông này đang rất được lòng dân bởi chiến dịch truy quét tội phạm mà ông chủ xướng tại Trùng Khánh, ông rất có khả năng bước vào Bộ Chính trị trong kỳ Đại hội tới. Ngoài ra, ông hiện được xem là thủ lĩnh của phe « tân khuynh tả » trong đảng Cộng sản Trung Quốc. Ông rất biết cách mị dân, rất có tham vọng, và rất coi thường những phe cánh khác trong Đảng. Tất cả những điều đó đã gây quan ngại cho chóp bu của Đảng hiện tại và cho phần lớn quân đội.
Ông Vương bị bắt, uy tín của ông Bạc Hi Lai sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng, bởi ai cũng biết ông Vương Lập Quân là thân tín của ông Bạc Hi Lai. Le Nouvel Observateur nhận định : Theo nhiều triệu người thể hiện quan điểm trên các diễn đàn mạng, thì ông Vương Lạc Quân chỉ là con tốt trong cuộc thanh trừng nội bộ trước thềm Đại hội đảng Cộng sản Trung Quốc.
Khủng hoảng nợ công Hi Lạp : Châu Âu cứu trễ và thiếu
Quả bom Hi Lạp vẫn luôn hiển hiện tại trời Âu, bởi nếu nước này vỡ nợ thì tương lai khối đồng tiền chung euro sẽ bị đe dọa. Các nước thành viên đã không ngừng có nỗ lực cứu giúp, thế nhưng, các phương thuốc đã dùng có vẻ vô hiệu. Le Nouvel Observateur có bài phân tích nguyên nhân vô hiệu với dòng tít : « Những người thất bại trong chính sách cứu giúp Hi Lạp ».
Theo từng nhịp thở của Hi Lạp từ năm 2010, nhưng Ủy ban châu Âu, Ngân hàng Trung ương châu Âu, Quỹ Tiền tệ Quốc tế - IMF chẳng những chưa thể chặn được cơn khủng hoảng, mà còn đẩy cho xã hội nước này vào cảnh bất an. Sự việc là, để cứu Hi Lạp, bộ ba nói trên đã áp đặt cho chính phủ nước này nhiều biện pháp thắt lưng buộc bụng đến mức nghẹt thở, và thế là đất nước Hi Lạp bị đẩy vào vòng luẩn quẩn : Suy thoái-thất nghiệp-thâm hụt ngân sách. Một chuyên gia kinh tế tóm lược như sau : Năm 2008, nợ công của Hi Lạp là 263 tỷ euro, thế nhưng năm 2011 lên đến 355 tỷ, GDP giảm từ 233 tỷ xuống còn 218 tỷ, thất nghiệp tăng từ 8% lên 18%.
Tại sao càng chữa càng nặng như thế ? Một chuyên gia kinh tế cho rằng, việc cứu hộ đã được quyết định quá trễ, mức cứu còn quá thấp. Vào năm 2010, khi các nước châu Âu hối hả nhóm họp thì tình hình Hi Lạp đã quá nghiêm trọng. Theo nguyên tắc, thường thì IMF phải can thiệp lập tức khi nợ công đạt 44,3% GDP, thế nhưng năm 2010 nợ công Hi Lạp đã lên đến 126,8% GDP. Liên Hiệp Châu Âu và IMF đã quyết định gói cứu trợ 110 tỷ euro cho Hi Lạp, nhưng số tiền này chỉ đủ để Hi Lạp cầm cự với nợ công, còn để vực dậy nền kinh tế thì là một nhiệm vụ bất khả thi.
Liên quan đến gói cứu trợ thứ hai 130 tỷ euro mà Hi Lạp đang trông chờ, tờ báo cũng đưa ra viễn cảnh đầy u ám. Kèm theo gói cứu trợ này là những điều kiện ngặt nghèo dành cho Hi Lạp, trong đó có việc gây sức ép để các chủ nợ tư nhân Hi Lạp (Các ngân hàng hay các công ty bảo hiểm) xóa nợ dần cho Nhà nước Hi Lạp từ 21%, đến 50% rồi 70%. Mục tiêu của bên cứu hộ là muốn giảm nợ công của Hi Lạp từ 160% GDP trong hiện tại xuống còn 120% trong năm 2020. Để đạt được điều đó, tờ báo cho rằng, Hi Lạp phải thật sự cải tổ kinh tế một cách sâu rộng để lấy lại đà tăng trưởng. Nhưng u ám thay, năm 2011, GDP của Hi Lạp lại lùi thêm 6%, còn năm nay thì tình hình cũng chẳng sáng sủa gì hơn.
Nói về biện pháp cắt giảm tiền lương, Le Nouvel Observateur không cho đó là một giải pháp tốt. Giai đoạn 2000-2010, tại Hi Lạp lương công nhân đã tăng đến 54%, tức mức kỉ lục châu Âu. Giai đoạn 2000-2009, lương công chức tăng đến 119%. Các nước châu Âu cho rằng, Hi Lạp phải giảm 22% lương tối thiểu, thậm chí là 32% đối với các lao động trẻ tuổi. Quốc hội Hi Lạp đã thông qua giải pháp này.
Tờ báo đánh giá, kể từ khi bộ ba Ủy ban châu Âu, Ngân hàng Trung ương châu Âu và IMF vào cuộc, tiền công lao động ở nước này đã giảm trung bình 14,3%, riêng công chức là 9% và ngành nhà hàng, khách sạn là 33%. Một chuyên gia kinh tế Đức nhận định rằng, nếu đi quá xa sẽ gây nhiều hệ lụy chính trị. Chuyên gia này dẫn chứng, Tây Ban Nha và Ý đã phục hồi được xuất khẩu mà đâu cần phải bóp nghẹt tiền lương đến thế.
Khủng hoảng củng cố tinh thần đoàn kết của người châu Âu
Khủng hoảng nợ công đã liên tiếp làm chao đảo châu lục giàu có nhất địa cầu. Sóng gió toan nhấn chìm một số nước, nhưng lại khẳng định thêm tầm quan trọng của một số nước, nhất là của hai nước đầu tàu Pháp và Đức. Tạp chí L’Express đăng bài phỏng vấn ông Luuk Van Middelaar, một nhà triết học kiêm sử học New Ziland, phân tích vai trò Pháp-Đức.
Nước Pháp đã bị tụt hạng tín nhiệm tài chính, và như vậy chỉ còn một mình Đức lèo lái con tàu châu Âu. Vai trò của Đức có trở nên thống trị hay không ? Ông Middelaar cho rằng chuyện đó khó có thể. Mặc dù trong bối cảnh hiện tại, tiếng nói của Đức dĩ nhiên có trọng lượng hơn, thế nhưng, nên nhớ rằng Đức chỉ chiếm có 25% GDP của khu vực euro, tức có một phần tư. Nói cách khác, vai trò của Đức trong khu vực đồng tiền chung còn quá xa so với vai trò của Mỹ trong khối NATO. Trên nguyên tắc, 17 thành viên của khu vực này đều phải làm việc theo nguyên tắc đồng thuận.
Từ hai năm nay, châu Âu bị đắm mình trong khủng hoảng nợ công, vô tình khiến toàn thế giới mỗi khi nhìn về cõi trời Âu đều chỉ thấy hai chữ nợ công. Đức hiện một mình còn đủ khỏe về kinh tế, nên đương nhiên được cho rằng, và trên thực tế, có ảnh hưởng hơn trong khối. Thế nhưng, trên phương diện ngoại giao, Pháp và Anh vẫn được biết đến nhiều hơn, chẳng hạn như trong hồ sơ Libya chẳng hạn.
Nói về « tinh thần châu Âu » của người châu Âu, ông Middelaar nhận định, trong cơn nước lửa, người châu Âu thấy rằng số phận của họ bị ràng buộc với nhau, một nước bị nguy, các nước còn lại cũng sẽ chẳng được yên lành. Bởi vậy mà, khủng hoảng đã vô tình khiến cái tinh thần châu Âu bỗng nhiên trỗi dậy, ý thức tập thể được đề cao. Đến mức mà tại Đức, tình thần trách nhiệm cộng đồng cũng đang dần thắng thế.
Afghanistan : Chồng buộc vợ sử dụng ma túy
Cuối cùng là một thông tin đáng chú ý về đời sống vợ chồng tại đất nước Hồi giáo Afghanistan : Chồng buộc vợ sử dụng ma túy ! Courrier International dẫn lại bài phản ánh hiện tượng này của Viện Dự báo Chiến tranh và Hoà bình tại Luân Đôn (Institute for War and Peace Reporting tại Luân Đôn (IWPR), với dòng tựa : «Ma túy, một chuyện tình buồn ».
Tại Afghanistan, ngày càng có nhiều phụ nữ nghiện ma túy. Thế nhưng, không phải họ tình nguyện sử dụng mà là bị ép bởi chính … người đầu ấp tay gối của mình. Theo cơ quan chống ma túy của tỉnh Hérat, trong tỉnh có 60 000 con nghiện, trong đó phụ nữ chiếm đến 15%, và còn tiếp tục tăng. Một quan chức phụ trách công tác cai nghiện của tỉnh cho biết, 8 trên 10 phụ nữ nghiện ma túy có nguyên nhân là do bị chồng ép sử dụng.
Thế thì do đâu các đấng ông chồng lại nhẫn tâm làm thế ? Lí do là bởi vì quí ông là những con nghiện thực thụ, khi bị vợ phát hiện, sợ bị vợ chê bai rồi bỏ đi theo người khác, để tránh cảnh đồng sàng dị mộng, các ông đã không ngại biến vợ mình thành con nghiện.
Luật Afghanistan cấm chồng ép vợ thực hiện những hành vi « phi pháp và trái đạo đức». Nếu vi phạm có thể bị phạt đến 3 tháng tù. Luật Hồi giáo ở xứ này thì cấm sử dụng ma túy gây hại, cấm tự làm hại bản thân và làm hại người khác. Nếu chồng buộc vợ thực hiện những hành vi phạm pháp hoặc trái đạo, thì luật tôn giáo cho phép vợ không nghe lời và có quyền yêu cầu ly dị.
Năm 2010, trên cương vị là bí thư thành ủy Trùng Khánh, thành phố lớn thứ tư của Trung Quốc, ông Bạc Hi Lai được báo chí ca ngợi là một người hùng chống tội phạm. Nhiều quan chức thoái hóa biến chất tại nơi ông quản lý đã bị bắt. Chiến dịch của ông đã tạo nên tiếng vang mạnh mẽ trên toàn quốc. Ông được xem là người thấm nhuần tư tưởng Mao Trạch Đông, có hoài bão xây dựng một xã hội được xem là ít nhũng nhiễu như xã hội thời họ Mao.
Tờ báo cho rằng, ông Bạc là một người có tài thu phục nhân tâm, ông đi theo chủ nghĩa dân túy mang màu sắc Trung Hoa. Con đường mà ông đi có thể sẽ dẫn đến sự thăng hoa của một thế hệ lãnh đạo mới tại Trung Quốc, một thế hệ lãnh đạo ít cứng rắn hơn và cởi mở hơn.
Vốn là con của một nhân vật cao cấp thời cách mạng, ông Bạc Hi Lai tiến rất nhanh trên hoạn lộ. Ông bắt đầu được chú ý đến từ những năm 1990, khi được bổ nhiệm làm chủ tịch ủy ban thành phố Đại Liên, rồi về lãnh đạo tỉnh Liêu Ninh, sau đó năm 2004, được bổ nhiệm làm bộ trưởng Thương mại. Trong Đại hội đảng Cộng sản Trung Quốc năm 2007, hai người đồng chí cùng thời với ông là ông Tập Cận Bình và ông Lý Khắc Cường đã vào được Bộ Chính trị, còn ông Bạc thì được bổ nhiệm làm bí thư thành ủy Trùng Khánh, một thành phố đang trên đà phồn thịnh.
Có người cho rằng, ông Bạc bị các đối thủ trong Đảng tìm cách bổ nhiệm ở nơi xa chóp bu của Đảng. Nếu điều đó đúng, thì không ai có thể ngờ rằng, từ nơi bị lưu đày, ông Bạc đã trở nên nổi tiếng hơn. Ông Bạc Hi Lai được lòng dân đến mức có người cho rằng trong kỳ Đại hội sắp tới, ông sẽ được bầu vào Bộ Chính trị và có thể còn hơn nữa. Trên nền trời tươi sáng đó, bỗng đâu giông bão ập đến, đó là vụ xì căn đan liên quan đến người được xem là cánh tay phải của ông.
Có phải ông Bạc Hi Lai đã bị phản bội ?
Đi sâu vào chi tiết của rắc rối này, Courrier International có bài « Người đàn ông sạch sẽ nằm trên tấm chăn bẩn ».
Courrier International cho biết, ông Bạc Hi Lai đã bị cánh tay phải của mình phản bội. Cánh tay phải đó là ông Vương Lạc Quân, phó chủ tịch kiêm giám đốc công an Trùng Khành. Câu chuyện hiện đã làm sôi động các diễn đàn mạng tại Trung Quốc.
Sự việc là vào ngày 02/02 này, chính quyền Trùng Khánh đã thông báo trên trang mạng Vi Bác việc miễn nhiệm chức vụ giám đốc công an đối với ông Vương, tuy nhiên ông vẫn còn là phó chủ tịch ủy ban. Thế nhưng, 4 ngày sau, ông Vương đã tìm đến tòa lãnh sự quán Hoa Kỳ tại Thành Đô thuộc tỉnh Tứ Xuyên lân cận. Tờ South China Morning Post đặt câu hỏi : « Ông Vương đã làm gì trong lãnh sự quán Mỹ đến 10 tiếng đồng hồ ? ». Chỉ có trời mới biết ! Ủy ban Kiểm tra Trung ương Đảng cuối cùng đã cho người đến bắt ông Vương về Bắc Kinh, và đến nay mọi thông tin đều…vắng bóng.
Theo đánh giá của một tờ báo địa phương, sự việc của ông Vương là kết quả cuộc chạy đua vào Bộ Chính trị giữa ông Bạc Hi Lai, bí thư tỉnh ủy Trùng Khánh, và ông Uông Dương, bí thư tiền nhiệm của ông Bạc, và hiện là bí thư tỉnh ủy Quảng Đông. South China Morning Post cho biết, vào đầu tháng Giêng, ông Vương Lập Quân đã gửi thư lên Ủy ban Kiểm tra Trung ương Đảng tố cáo ông Bạc Hi Lai tham nhũng, thế là có cuộc thanh trừng sau đó.
Vương Lạc Quân chỉ là con tốt thí ?
Cũng liên quan đến chủ đề Bạc Hi Lai, tuần san Le Nouvel Observateur có bài : « Bí ẩn họ Vương ».
Tờ báo cho biết, trong vụ ông Vương Lập Quân bị bắt, mọi ánh mắt đang đổ dồn về phía ông Bạc Hi Lai. Tờ báo lập luận, do ông này đang rất được lòng dân bởi chiến dịch truy quét tội phạm mà ông chủ xướng tại Trùng Khánh, ông rất có khả năng bước vào Bộ Chính trị trong kỳ Đại hội tới. Ngoài ra, ông hiện được xem là thủ lĩnh của phe « tân khuynh tả » trong đảng Cộng sản Trung Quốc. Ông rất biết cách mị dân, rất có tham vọng, và rất coi thường những phe cánh khác trong Đảng. Tất cả những điều đó đã gây quan ngại cho chóp bu của Đảng hiện tại và cho phần lớn quân đội.
Ông Vương bị bắt, uy tín của ông Bạc Hi Lai sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng, bởi ai cũng biết ông Vương Lập Quân là thân tín của ông Bạc Hi Lai. Le Nouvel Observateur nhận định : Theo nhiều triệu người thể hiện quan điểm trên các diễn đàn mạng, thì ông Vương Lạc Quân chỉ là con tốt trong cuộc thanh trừng nội bộ trước thềm Đại hội đảng Cộng sản Trung Quốc.
Khủng hoảng nợ công Hi Lạp : Châu Âu cứu trễ và thiếu
Quả bom Hi Lạp vẫn luôn hiển hiện tại trời Âu, bởi nếu nước này vỡ nợ thì tương lai khối đồng tiền chung euro sẽ bị đe dọa. Các nước thành viên đã không ngừng có nỗ lực cứu giúp, thế nhưng, các phương thuốc đã dùng có vẻ vô hiệu. Le Nouvel Observateur có bài phân tích nguyên nhân vô hiệu với dòng tít : « Những người thất bại trong chính sách cứu giúp Hi Lạp ».
Theo từng nhịp thở của Hi Lạp từ năm 2010, nhưng Ủy ban châu Âu, Ngân hàng Trung ương châu Âu, Quỹ Tiền tệ Quốc tế - IMF chẳng những chưa thể chặn được cơn khủng hoảng, mà còn đẩy cho xã hội nước này vào cảnh bất an. Sự việc là, để cứu Hi Lạp, bộ ba nói trên đã áp đặt cho chính phủ nước này nhiều biện pháp thắt lưng buộc bụng đến mức nghẹt thở, và thế là đất nước Hi Lạp bị đẩy vào vòng luẩn quẩn : Suy thoái-thất nghiệp-thâm hụt ngân sách. Một chuyên gia kinh tế tóm lược như sau : Năm 2008, nợ công của Hi Lạp là 263 tỷ euro, thế nhưng năm 2011 lên đến 355 tỷ, GDP giảm từ 233 tỷ xuống còn 218 tỷ, thất nghiệp tăng từ 8% lên 18%.
Tại sao càng chữa càng nặng như thế ? Một chuyên gia kinh tế cho rằng, việc cứu hộ đã được quyết định quá trễ, mức cứu còn quá thấp. Vào năm 2010, khi các nước châu Âu hối hả nhóm họp thì tình hình Hi Lạp đã quá nghiêm trọng. Theo nguyên tắc, thường thì IMF phải can thiệp lập tức khi nợ công đạt 44,3% GDP, thế nhưng năm 2010 nợ công Hi Lạp đã lên đến 126,8% GDP. Liên Hiệp Châu Âu và IMF đã quyết định gói cứu trợ 110 tỷ euro cho Hi Lạp, nhưng số tiền này chỉ đủ để Hi Lạp cầm cự với nợ công, còn để vực dậy nền kinh tế thì là một nhiệm vụ bất khả thi.
Liên quan đến gói cứu trợ thứ hai 130 tỷ euro mà Hi Lạp đang trông chờ, tờ báo cũng đưa ra viễn cảnh đầy u ám. Kèm theo gói cứu trợ này là những điều kiện ngặt nghèo dành cho Hi Lạp, trong đó có việc gây sức ép để các chủ nợ tư nhân Hi Lạp (Các ngân hàng hay các công ty bảo hiểm) xóa nợ dần cho Nhà nước Hi Lạp từ 21%, đến 50% rồi 70%. Mục tiêu của bên cứu hộ là muốn giảm nợ công của Hi Lạp từ 160% GDP trong hiện tại xuống còn 120% trong năm 2020. Để đạt được điều đó, tờ báo cho rằng, Hi Lạp phải thật sự cải tổ kinh tế một cách sâu rộng để lấy lại đà tăng trưởng. Nhưng u ám thay, năm 2011, GDP của Hi Lạp lại lùi thêm 6%, còn năm nay thì tình hình cũng chẳng sáng sủa gì hơn.
Nói về biện pháp cắt giảm tiền lương, Le Nouvel Observateur không cho đó là một giải pháp tốt. Giai đoạn 2000-2010, tại Hi Lạp lương công nhân đã tăng đến 54%, tức mức kỉ lục châu Âu. Giai đoạn 2000-2009, lương công chức tăng đến 119%. Các nước châu Âu cho rằng, Hi Lạp phải giảm 22% lương tối thiểu, thậm chí là 32% đối với các lao động trẻ tuổi. Quốc hội Hi Lạp đã thông qua giải pháp này.
Tờ báo đánh giá, kể từ khi bộ ba Ủy ban châu Âu, Ngân hàng Trung ương châu Âu và IMF vào cuộc, tiền công lao động ở nước này đã giảm trung bình 14,3%, riêng công chức là 9% và ngành nhà hàng, khách sạn là 33%. Một chuyên gia kinh tế Đức nhận định rằng, nếu đi quá xa sẽ gây nhiều hệ lụy chính trị. Chuyên gia này dẫn chứng, Tây Ban Nha và Ý đã phục hồi được xuất khẩu mà đâu cần phải bóp nghẹt tiền lương đến thế.
Khủng hoảng củng cố tinh thần đoàn kết của người châu Âu
Khủng hoảng nợ công đã liên tiếp làm chao đảo châu lục giàu có nhất địa cầu. Sóng gió toan nhấn chìm một số nước, nhưng lại khẳng định thêm tầm quan trọng của một số nước, nhất là của hai nước đầu tàu Pháp và Đức. Tạp chí L’Express đăng bài phỏng vấn ông Luuk Van Middelaar, một nhà triết học kiêm sử học New Ziland, phân tích vai trò Pháp-Đức.
Nước Pháp đã bị tụt hạng tín nhiệm tài chính, và như vậy chỉ còn một mình Đức lèo lái con tàu châu Âu. Vai trò của Đức có trở nên thống trị hay không ? Ông Middelaar cho rằng chuyện đó khó có thể. Mặc dù trong bối cảnh hiện tại, tiếng nói của Đức dĩ nhiên có trọng lượng hơn, thế nhưng, nên nhớ rằng Đức chỉ chiếm có 25% GDP của khu vực euro, tức có một phần tư. Nói cách khác, vai trò của Đức trong khu vực đồng tiền chung còn quá xa so với vai trò của Mỹ trong khối NATO. Trên nguyên tắc, 17 thành viên của khu vực này đều phải làm việc theo nguyên tắc đồng thuận.
Từ hai năm nay, châu Âu bị đắm mình trong khủng hoảng nợ công, vô tình khiến toàn thế giới mỗi khi nhìn về cõi trời Âu đều chỉ thấy hai chữ nợ công. Đức hiện một mình còn đủ khỏe về kinh tế, nên đương nhiên được cho rằng, và trên thực tế, có ảnh hưởng hơn trong khối. Thế nhưng, trên phương diện ngoại giao, Pháp và Anh vẫn được biết đến nhiều hơn, chẳng hạn như trong hồ sơ Libya chẳng hạn.
Nói về « tinh thần châu Âu » của người châu Âu, ông Middelaar nhận định, trong cơn nước lửa, người châu Âu thấy rằng số phận của họ bị ràng buộc với nhau, một nước bị nguy, các nước còn lại cũng sẽ chẳng được yên lành. Bởi vậy mà, khủng hoảng đã vô tình khiến cái tinh thần châu Âu bỗng nhiên trỗi dậy, ý thức tập thể được đề cao. Đến mức mà tại Đức, tình thần trách nhiệm cộng đồng cũng đang dần thắng thế.
Afghanistan : Chồng buộc vợ sử dụng ma túy
Cuối cùng là một thông tin đáng chú ý về đời sống vợ chồng tại đất nước Hồi giáo Afghanistan : Chồng buộc vợ sử dụng ma túy ! Courrier International dẫn lại bài phản ánh hiện tượng này của Viện Dự báo Chiến tranh và Hoà bình tại Luân Đôn (Institute for War and Peace Reporting tại Luân Đôn (IWPR), với dòng tựa : «Ma túy, một chuyện tình buồn ».
Tại Afghanistan, ngày càng có nhiều phụ nữ nghiện ma túy. Thế nhưng, không phải họ tình nguyện sử dụng mà là bị ép bởi chính … người đầu ấp tay gối của mình. Theo cơ quan chống ma túy của tỉnh Hérat, trong tỉnh có 60 000 con nghiện, trong đó phụ nữ chiếm đến 15%, và còn tiếp tục tăng. Một quan chức phụ trách công tác cai nghiện của tỉnh cho biết, 8 trên 10 phụ nữ nghiện ma túy có nguyên nhân là do bị chồng ép sử dụng.
Thế thì do đâu các đấng ông chồng lại nhẫn tâm làm thế ? Lí do là bởi vì quí ông là những con nghiện thực thụ, khi bị vợ phát hiện, sợ bị vợ chê bai rồi bỏ đi theo người khác, để tránh cảnh đồng sàng dị mộng, các ông đã không ngại biến vợ mình thành con nghiện.
Luật Afghanistan cấm chồng ép vợ thực hiện những hành vi « phi pháp và trái đạo đức». Nếu vi phạm có thể bị phạt đến 3 tháng tù. Luật Hồi giáo ở xứ này thì cấm sử dụng ma túy gây hại, cấm tự làm hại bản thân và làm hại người khác. Nếu chồng buộc vợ thực hiện những hành vi phạm pháp hoặc trái đạo, thì luật tôn giáo cho phép vợ không nghe lời và có quyền yêu cầu ly dị.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét