Ngày 10/2 vừa qua, trong kết luận về vụ cưỡng chế ở Tiên Lãng, chính thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng phải nhìn nhận rằng : « Trình độ, năng lực cán bộ quản lý đất đai, nhất là ở cơ sở còn nhiều hạn chế trong khi đất đai đang biến động rất nhanh, văn bản pháp luật về đất đai lại rất nhiều và phức tạp, nên công tác quản lý đất đai trong cả nước còn nhiều bất cập. » Ông Dũng yêu cầu « tiếp tục đổi mới chính sách, pháp luật đất đai để kiến nghị sửa đổi Luật đất đai cho phù hợp với thực tế tình hình và yêu cầu phát triển mới. »
Thật ra từ mấy năm qua, nhiều người, nhất là trong giới chuyên gia luật pháp, đã lên tiếng về những bất cập trong Luật đất đai của Việt Nam. Nay các lãnh đạo Việt Nam mới nhìn thấy thực tế ấy.
Trong bài trả lời phỏng vấn đăng trên TuanVietNam.net ngày 10/02, nguyên Phó thủ tướng Vũ Khoan cho rằng « Vụ việc này càng thúc bách (chứ không chỉ nhắc nhở) phải sớm chỉnh sửa Luật đất đai ». Theo ông Vũ Khoan, « trong số các đạo luật về kinh tế ở Việt Nam, Luật đất đai có tầm quan trọng hàng đầu vì dù sao nước ta vẫn là nước nông nghiệp, trên 70% dân số sống ở nông thôn; quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đang được đẩy mạnh ảnh hưởng rất nhiều tới đất đai; đây cũng là nơi phát sinh nhiều tệ nạn tiêu cực, tham nhũng ».
Ông Vũ Khoan cho rằng trong việc sửa đổi Luật Đất đai, có hai điểm mấu chốt nhất :"Thứ nhất là mối quan hệ giữa khái niệm “đất đai là sở hữu toàn dân” (một khái niệm quá rộng và khá trừu tượng) và các quyền của người dân nói chung và người nông dân nói riêng (là những con người cụ thể). Thứ hai là, sự phân cấp thế nào cho các cấp chính quyền địa phương để thực thi quyền của Nhà nước với tư cách là đại diện cho sở hữu toàn dân. Bên cạnh đó có chuyện giải quyết tranh chấp đất đai theo cơ chế nào là thỏa đáng: bằng biện pháp hành chính hay qua tòa án, bằng cưỡng chế theo quyết định hành chính hay thi hành án?"
Đây cũng chính là vấn đề mà luật sư Hà Huy Sơn, thuộc Văn phòng luật sư Trần Vũ Hải, Hà Nội, đặt ra trong bản kiến nghị gởi Quốc hội về việc hũy khoản 3, điều 39 Luật Đất đai, quy định về cưỡng chế thu hồi đất đai. Trả lời RFI Việt ngữ, luật sư Hà Huy Sơn giải thích :
« Kiến nghị của tôi xuất phát từ nghiên cứu luật và từ thực tế nghề nghiệp của tôi. Nhân dp này, khi xã hội đang chú ý đến, nên tôi có kiến nghị cho rằng, nguồn gốc của chuyện cưỡng chế thu hồi đất sai pháp luật là do ngay từ Luật đất đai 2003 đã phân quyền cho cơ quan hành pháp không hợp lý, dẫn đến nhiều sai phạm phổ biến trong xã hội. Nhiều cơ quan Nhà nước cũng đã thừa nhận rằng có đến từ 70% tới 80% các đơn khiếu kiện là đều liên quan đến cưỡng chế thu hồi đất đai.
Điều 2 của Hiến pháp 1992 và sửa đổi năm 2001 quy định quyền lực của Nhà nước là thống nhất, có sự phân công của quyền hành pháp, lập pháp và tư pháp, nhưng Hiến pháp lại không nói rõ là sự phân công này là sự cân bằng quyền lực của ba ngành lập pháp, hành pháp và tư pháp. Trong thực tế, tôi thấy là ngành hành pháp nhiều quyền hơn là lập pháp và tư pháp và có nhiều điều lần sang cả tư pháp, như trong chuyện cưỡng chế thu hồi đất.
Ngoài ra, cần phải quy định ai có quyền sử dụng lực lượng công an và và bộ đội trong việc cưỡng chế thu hồi đất. Tôi cho rằng chính cái khoản 3, điều 39 cho phép uỷ ban nhân dân cấp huyện, uỷ ban nhân dân cấp có thẩm quyền được ra quyết định cưỡng chế nên mới có chuyện sử dụng lực lượng vũ trang và việc hành xử không đúng pháp luật như vụ Tiên Lãng vừa rồi.
RFI : Nhưng theo nhiều chuyên gia thì mấu chốt của vấn đề vẫn là quyền sở hữu ruộng đất. Theo luật sư thì Luật đất đai của Việt Nam có nên được sửa đổi theo hướng công nhận quyền tư hữu ?
LS Hà Huy Sơn : Tôi nghĩ là Nhà nước nên thừa nhận quyền tư hữu về đất đai. Trong đợt dự kiến sửa đổi Luật đất đai kỳ tới, tôi không biết là Nhà nước sẽ đứng về lợi ích của ai. Nếu mà đứng về lợi ích của ai. Nếu mà đứng về phía lợi ích của người dân thì nên thừa nhận quyền tư hữu đất đai, đồng thời phải quy định là các uỷ ban nhân dân không được quyền cưỡng chế thu hồi đất đai, khi chưa có quyết định của cơ quan tòa án, tức là của ngành tư pháp.
Theo tôi, khi vẫn chưa thừa nhận quyền tư hữu đất đai của người dân thì Luật đất đai nên được sửa đổi : không cho phép các ủy ban nhân dân cấp thẩm quyền, vừa có quyền ra quyết định thu hồi đất, vừa có quyền ra quyết định cưỡng chế, khi chưa có bản án của tòa án.
Luật đất đai cũng thể hiện nghị định 69, quy định là anh khiếu nại thì cứ khiếu nại, còn cơ quan cưỡng chế thì cứ thực hiện cưỡng chế. Nhưng thực tế thì người dân đã bị cưỡng chế thu hồi đất, bị phá nhà cửa rồi, thì cũng không đủ điều kiện về hiểu biết, về tài chính, về khả năng để theo tiếp các vụ khiếu nại, khiếu kiện, và thưòng là thua vì đất của họ đã được giao cho các doanh nghiệp đầu tư, thu lợi nhuận. »
Về phần nhà sử học kiêm đại biểu Quốc hội Dương Trung Quốc thì cho rằng với vụ Tiên Lãng, đã đến lúc phải sửa Luật Đất đai 2003, đồng thời với việc sửa đổi Hiến pháp 1992, mà theo ông là « Hiến pháp đầu tiên trong lịch sử Việt Nam không chấp nhận quyền sở hữu tư nhân về đất đai ». Trả lời RFI Việt ngữ, ông Dương Trung Quốc nhắc lại :
« Năm 2002, với tư cách đại biểu QH khoá 11, tôi đã được mời tham gia thảo luận về Luật đất đai 2003. Nội dung thảo luận là điều chỉnh những bất hợp lý của Luật đất đai 1993, quan trọng nhất là tăng thêm quyền cho người sử dụng đất. Tôi thấy là những nội hàm của quyền sử dụng đất đã gần đạt tới quyền sở hữu đất đai, vì người đó có quyền chuyển nhượng, bán, hiến, tặng, thừa kế, góp cổ phần…
Nhưng ngay từ hồi đó tôi đã phát biểu rằng đây là một vấn đề cực kỳ hệ trọng, vì đụng chạm đến điều cốt lõi là ruộng đất của người nông dân. Cho dù thời đại đã thay đổi rất nhiều, nhưng về căn bản ruộng đất vẫn là vấn đề hết sức quan trọng của Việt Nam. Ít người chú ý đến một đặc điểm của Luật đất đai 1993, đó là lần đầu tiên trong lịch sử của Việt Nam, quyền sở hữu tư nhân hoàn toàn bị triệt tiêu. Trước kia ta cứ tưởng rằng đất của vua là chuyện đương nhiên, nhưng nên nhớ rằng trong xã hội truyền thống Việt Nam trải qua hàng ngàn năm, đất là của vua, nhưng quyền định đoạt nó là thuộc về làng xã.
Đất công ấy được điều chỉnh theo những quy định có tính chất truyền thống của bộ máy ít nhiều mang tính chất dân chủ. Nó dân chủ ở chỗ là điều chỉnh các quan hệ xã hội, những mâu thuẫn xã hội. Người giàu quá thì bớt đi, người nghèo quá thì tăng thêm. Nhưng ngay trong xã hội truyền thống, vẫn có một bộ phận là sở hữu tư nhân. Mà sở hữu tư nhân thì luôn có khuynh hưóng phát triển và nó xung đột với sở hữu công, trong đó có sở hữu Nhà nưóc và sở hữu làng xã.
Mặc dù vậy, đọc sử ta vẫn thấy mỗi lần có phong trào nông dân nổi dậy, khởi nghĩa đều là dấu hiệu của một biến cố, của sự sa sút và các Nhà nước phải luôn điều chỉnh cái đó, nếu không chế độ sẽ sụp đổ.
Vì thế, mặc dù Luật đất đai 2003 đã tăng thêm quyền của người sử dụng đất, nhưng lúc đó tôi vẫn cảm thấy là chưa ổn. Khi đó tôi đã phát biểu rằng quyền « sở hữu toàn dân » chỉ là một hư quyền, vì nó không xác định cụ thể là như thế nào cả. Quyền sử dụng đã gần đạt đến sở hữu tư nhân, đó là một tiến bộ thúc đẩy nỗ lực của người dân khi sử dụng đất. Nhưng quan trọng nhất là cái quyền định đoạt, tức là cái quyền đại diện cho cái sở hữu ấy là bộ máy công quyền, từ cấp xã trở lên.
Nếu bộ máy công quyền ấy làm sai đi thì sẽ gây nguy hiểm. Với cái tư duy nhiệm kỳ và với tư duy về các dự án, nó gây đảo lộn rất lớn. Chỉ cần ông chủ tịch xã vạch một con đường và bảo rằng đó là đường làng, hoặc khoanh thành một khu chợ hoặc khu công nghiệp, thì tự nhiên giá đất ở những đó tăng lên. Chỉ cần bộ máy công quyền không thực hiện một cách nghiêm chỉnh, khi mà có những lợi ích nhóm, lợi ích cá nhân, thì nó sẽ gây tác hại rất ghê gớm. Việc sử dụng đất một cách tùy tiện đã tạo nên bất bình đẳng xã hội, mâu thuẫn xã hội.Tiên Lãng chỉ là một giọt nước làm tràn ly. Tôi quan niệm thế này không biết có lạc quan không : đây là một « bi kịch lạc quan ». Bi kịch vì nó đã gây thiệt hại nhiều cho người dân và những thành phần trong cuộc. Nhưng quan trọng hơn là ta phải giải quyết những vấn đề liên quan đến nhiều trường hợp khác tương tự. Cho nên tôi rất tán thành ý kiến của bà Đoàn Văn Vươn sau khi nghe kết luận của thủ tướng, nói rằng bà mong muốn thủ tướng quan tâm đến những số phận, những hoàn cảnh tương tự đang diễn ra ở rất nhiều nơi.
Muốn giải quyết căn bản thì phải điều chỉnh lại luật đất đai và đặc biệt tăng cường bộ máy công quyền, nếu như chúng ta chưa thay đổi một cách căn bản, đặt câu hỏi : có nên tiếp tục giao đất có thời hạn hay không và có nên công nhận sở hữu tư nhân hay không, vào thời điểm mà Luật đất đai năm 1993 và 2003 sắp tới giới hạn của 20 năm giao đất, và vào thời điểm là Quốc hội đang bàn về sửa đổi Hiến pháp. »
Là một người từ lâu vẫn gắn bó với ruộng đất ở Việt Nam nói chung và ở đồng bằng sông Cửu Long nói riêng Giáo sư Võ Tòng Xuân, trong một bài viết đăng trên trang web Thời báo Kinh tế Sài Gòn ngày 9/2 với tựa đề « Đã đến lúc phải nhìn thẳng vào vấn đề đất đai » cũng viết rằng « Khái niệm “đất đai thuộc sở hữu toàn dân” trong Luật Đất đai 1987-2009 đã tạo kẽ hở cho tham nhũng, lạm dụng chiếm hữu đất đai của dân. ». Ông nêu lên một thực tế là : « Những người “chủ trang trại” cũng như những người “chủ ruộng vườn” vẫn chưa hết lòng đầu tư cho phần đất được Nhà nước giao vì họ vẫn thấp thỏm sợ một ngày không ngờ sẽ bị tước đi mọi đầu tư của mình trên khu đất này. Họ sợ khái niệm “đất đai thuộc sở hữu toàn dân”. »
Giáo sư Võ Tòng Xuân dự báo là : « Chắc chắn nếu Luật Đất đai sửa đổi tới đây không đá động gì đến hạn điền và sở hữu tư nhân về đất đai, Nhà nước đến hạn thu hồi lại đất vào năm 2013 sẽ có một sự khủng hoảng lớn sẽ xảy ra, sản xuất lúa chắc chắn sẽ bị chựng lại! » Ông đề nghị : « Hai vấn đề mấu chốt của Luật Đất đai cần sửa đổi ngay: bỏ “hạn điền 3 héc ta” và công nhận “sở hữu tư nhân” về đất đai."
Theo ông Võ Tòng Xuân, làm như vậy, "các viên chức địa phương và trung ương sẽ ít có cơ hội tham nhũng, lạm dụng chức quyền đối với vấn đề đất đai của nhân dân. Nhà nước vẫn có thể sòng phẳng với nhân dân khi cần trưng dụng đất đai cho các mục tiêu quốc phòng, làm đường xá, xây công trình công cộng, xây dựng đô thị, xây khu công nghiệp... »
Rõ ràng là việc công nhận quyền tư hữu đất đai không chỉ là vấn đề công bằng xã hội, mà còn là vấn đề kinh tế, bởi vì một khi thật sự sở hữu ruộng đất của họ, người nông dân mới yên tâm sản xuất lâu dài, chủ trọng cải tiến năng suất và như vậy góp phần làm tăng sản lượng nông nghiệp.
Thật ra từ mấy năm qua, nhiều người, nhất là trong giới chuyên gia luật pháp, đã lên tiếng về những bất cập trong Luật đất đai của Việt Nam. Nay các lãnh đạo Việt Nam mới nhìn thấy thực tế ấy.
Trong bài trả lời phỏng vấn đăng trên TuanVietNam.net ngày 10/02, nguyên Phó thủ tướng Vũ Khoan cho rằng « Vụ việc này càng thúc bách (chứ không chỉ nhắc nhở) phải sớm chỉnh sửa Luật đất đai ». Theo ông Vũ Khoan, « trong số các đạo luật về kinh tế ở Việt Nam, Luật đất đai có tầm quan trọng hàng đầu vì dù sao nước ta vẫn là nước nông nghiệp, trên 70% dân số sống ở nông thôn; quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đang được đẩy mạnh ảnh hưởng rất nhiều tới đất đai; đây cũng là nơi phát sinh nhiều tệ nạn tiêu cực, tham nhũng ».
Ông Vũ Khoan cho rằng trong việc sửa đổi Luật Đất đai, có hai điểm mấu chốt nhất :"Thứ nhất là mối quan hệ giữa khái niệm “đất đai là sở hữu toàn dân” (một khái niệm quá rộng và khá trừu tượng) và các quyền của người dân nói chung và người nông dân nói riêng (là những con người cụ thể). Thứ hai là, sự phân cấp thế nào cho các cấp chính quyền địa phương để thực thi quyền của Nhà nước với tư cách là đại diện cho sở hữu toàn dân. Bên cạnh đó có chuyện giải quyết tranh chấp đất đai theo cơ chế nào là thỏa đáng: bằng biện pháp hành chính hay qua tòa án, bằng cưỡng chế theo quyết định hành chính hay thi hành án?"
Đây cũng chính là vấn đề mà luật sư Hà Huy Sơn, thuộc Văn phòng luật sư Trần Vũ Hải, Hà Nội, đặt ra trong bản kiến nghị gởi Quốc hội về việc hũy khoản 3, điều 39 Luật Đất đai, quy định về cưỡng chế thu hồi đất đai. Trả lời RFI Việt ngữ, luật sư Hà Huy Sơn giải thích :
« Kiến nghị của tôi xuất phát từ nghiên cứu luật và từ thực tế nghề nghiệp của tôi. Nhân dp này, khi xã hội đang chú ý đến, nên tôi có kiến nghị cho rằng, nguồn gốc của chuyện cưỡng chế thu hồi đất sai pháp luật là do ngay từ Luật đất đai 2003 đã phân quyền cho cơ quan hành pháp không hợp lý, dẫn đến nhiều sai phạm phổ biến trong xã hội. Nhiều cơ quan Nhà nước cũng đã thừa nhận rằng có đến từ 70% tới 80% các đơn khiếu kiện là đều liên quan đến cưỡng chế thu hồi đất đai.
Điều 2 của Hiến pháp 1992 và sửa đổi năm 2001 quy định quyền lực của Nhà nước là thống nhất, có sự phân công của quyền hành pháp, lập pháp và tư pháp, nhưng Hiến pháp lại không nói rõ là sự phân công này là sự cân bằng quyền lực của ba ngành lập pháp, hành pháp và tư pháp. Trong thực tế, tôi thấy là ngành hành pháp nhiều quyền hơn là lập pháp và tư pháp và có nhiều điều lần sang cả tư pháp, như trong chuyện cưỡng chế thu hồi đất.
Ngoài ra, cần phải quy định ai có quyền sử dụng lực lượng công an và và bộ đội trong việc cưỡng chế thu hồi đất. Tôi cho rằng chính cái khoản 3, điều 39 cho phép uỷ ban nhân dân cấp huyện, uỷ ban nhân dân cấp có thẩm quyền được ra quyết định cưỡng chế nên mới có chuyện sử dụng lực lượng vũ trang và việc hành xử không đúng pháp luật như vụ Tiên Lãng vừa rồi.
RFI : Nhưng theo nhiều chuyên gia thì mấu chốt của vấn đề vẫn là quyền sở hữu ruộng đất. Theo luật sư thì Luật đất đai của Việt Nam có nên được sửa đổi theo hướng công nhận quyền tư hữu ?
LS Hà Huy Sơn : Tôi nghĩ là Nhà nước nên thừa nhận quyền tư hữu về đất đai. Trong đợt dự kiến sửa đổi Luật đất đai kỳ tới, tôi không biết là Nhà nước sẽ đứng về lợi ích của ai. Nếu mà đứng về lợi ích của ai. Nếu mà đứng về phía lợi ích của người dân thì nên thừa nhận quyền tư hữu đất đai, đồng thời phải quy định là các uỷ ban nhân dân không được quyền cưỡng chế thu hồi đất đai, khi chưa có quyết định của cơ quan tòa án, tức là của ngành tư pháp.
Theo tôi, khi vẫn chưa thừa nhận quyền tư hữu đất đai của người dân thì Luật đất đai nên được sửa đổi : không cho phép các ủy ban nhân dân cấp thẩm quyền, vừa có quyền ra quyết định thu hồi đất, vừa có quyền ra quyết định cưỡng chế, khi chưa có bản án của tòa án.
Luật đất đai cũng thể hiện nghị định 69, quy định là anh khiếu nại thì cứ khiếu nại, còn cơ quan cưỡng chế thì cứ thực hiện cưỡng chế. Nhưng thực tế thì người dân đã bị cưỡng chế thu hồi đất, bị phá nhà cửa rồi, thì cũng không đủ điều kiện về hiểu biết, về tài chính, về khả năng để theo tiếp các vụ khiếu nại, khiếu kiện, và thưòng là thua vì đất của họ đã được giao cho các doanh nghiệp đầu tư, thu lợi nhuận. »
Về phần nhà sử học kiêm đại biểu Quốc hội Dương Trung Quốc thì cho rằng với vụ Tiên Lãng, đã đến lúc phải sửa Luật Đất đai 2003, đồng thời với việc sửa đổi Hiến pháp 1992, mà theo ông là « Hiến pháp đầu tiên trong lịch sử Việt Nam không chấp nhận quyền sở hữu tư nhân về đất đai ». Trả lời RFI Việt ngữ, ông Dương Trung Quốc nhắc lại :
« Năm 2002, với tư cách đại biểu QH khoá 11, tôi đã được mời tham gia thảo luận về Luật đất đai 2003. Nội dung thảo luận là điều chỉnh những bất hợp lý của Luật đất đai 1993, quan trọng nhất là tăng thêm quyền cho người sử dụng đất. Tôi thấy là những nội hàm của quyền sử dụng đất đã gần đạt tới quyền sở hữu đất đai, vì người đó có quyền chuyển nhượng, bán, hiến, tặng, thừa kế, góp cổ phần…
Nhưng ngay từ hồi đó tôi đã phát biểu rằng đây là một vấn đề cực kỳ hệ trọng, vì đụng chạm đến điều cốt lõi là ruộng đất của người nông dân. Cho dù thời đại đã thay đổi rất nhiều, nhưng về căn bản ruộng đất vẫn là vấn đề hết sức quan trọng của Việt Nam. Ít người chú ý đến một đặc điểm của Luật đất đai 1993, đó là lần đầu tiên trong lịch sử của Việt Nam, quyền sở hữu tư nhân hoàn toàn bị triệt tiêu. Trước kia ta cứ tưởng rằng đất của vua là chuyện đương nhiên, nhưng nên nhớ rằng trong xã hội truyền thống Việt Nam trải qua hàng ngàn năm, đất là của vua, nhưng quyền định đoạt nó là thuộc về làng xã.
Đất công ấy được điều chỉnh theo những quy định có tính chất truyền thống của bộ máy ít nhiều mang tính chất dân chủ. Nó dân chủ ở chỗ là điều chỉnh các quan hệ xã hội, những mâu thuẫn xã hội. Người giàu quá thì bớt đi, người nghèo quá thì tăng thêm. Nhưng ngay trong xã hội truyền thống, vẫn có một bộ phận là sở hữu tư nhân. Mà sở hữu tư nhân thì luôn có khuynh hưóng phát triển và nó xung đột với sở hữu công, trong đó có sở hữu Nhà nưóc và sở hữu làng xã.
Mặc dù vậy, đọc sử ta vẫn thấy mỗi lần có phong trào nông dân nổi dậy, khởi nghĩa đều là dấu hiệu của một biến cố, của sự sa sút và các Nhà nước phải luôn điều chỉnh cái đó, nếu không chế độ sẽ sụp đổ.
Vì thế, mặc dù Luật đất đai 2003 đã tăng thêm quyền của người sử dụng đất, nhưng lúc đó tôi vẫn cảm thấy là chưa ổn. Khi đó tôi đã phát biểu rằng quyền « sở hữu toàn dân » chỉ là một hư quyền, vì nó không xác định cụ thể là như thế nào cả. Quyền sử dụng đã gần đạt đến sở hữu tư nhân, đó là một tiến bộ thúc đẩy nỗ lực của người dân khi sử dụng đất. Nhưng quan trọng nhất là cái quyền định đoạt, tức là cái quyền đại diện cho cái sở hữu ấy là bộ máy công quyền, từ cấp xã trở lên.
Nếu bộ máy công quyền ấy làm sai đi thì sẽ gây nguy hiểm. Với cái tư duy nhiệm kỳ và với tư duy về các dự án, nó gây đảo lộn rất lớn. Chỉ cần ông chủ tịch xã vạch một con đường và bảo rằng đó là đường làng, hoặc khoanh thành một khu chợ hoặc khu công nghiệp, thì tự nhiên giá đất ở những đó tăng lên. Chỉ cần bộ máy công quyền không thực hiện một cách nghiêm chỉnh, khi mà có những lợi ích nhóm, lợi ích cá nhân, thì nó sẽ gây tác hại rất ghê gớm. Việc sử dụng đất một cách tùy tiện đã tạo nên bất bình đẳng xã hội, mâu thuẫn xã hội.Tiên Lãng chỉ là một giọt nước làm tràn ly. Tôi quan niệm thế này không biết có lạc quan không : đây là một « bi kịch lạc quan ». Bi kịch vì nó đã gây thiệt hại nhiều cho người dân và những thành phần trong cuộc. Nhưng quan trọng hơn là ta phải giải quyết những vấn đề liên quan đến nhiều trường hợp khác tương tự. Cho nên tôi rất tán thành ý kiến của bà Đoàn Văn Vươn sau khi nghe kết luận của thủ tướng, nói rằng bà mong muốn thủ tướng quan tâm đến những số phận, những hoàn cảnh tương tự đang diễn ra ở rất nhiều nơi.
Muốn giải quyết căn bản thì phải điều chỉnh lại luật đất đai và đặc biệt tăng cường bộ máy công quyền, nếu như chúng ta chưa thay đổi một cách căn bản, đặt câu hỏi : có nên tiếp tục giao đất có thời hạn hay không và có nên công nhận sở hữu tư nhân hay không, vào thời điểm mà Luật đất đai năm 1993 và 2003 sắp tới giới hạn của 20 năm giao đất, và vào thời điểm là Quốc hội đang bàn về sửa đổi Hiến pháp. »
Là một người từ lâu vẫn gắn bó với ruộng đất ở Việt Nam nói chung và ở đồng bằng sông Cửu Long nói riêng Giáo sư Võ Tòng Xuân, trong một bài viết đăng trên trang web Thời báo Kinh tế Sài Gòn ngày 9/2 với tựa đề « Đã đến lúc phải nhìn thẳng vào vấn đề đất đai » cũng viết rằng « Khái niệm “đất đai thuộc sở hữu toàn dân” trong Luật Đất đai 1987-2009 đã tạo kẽ hở cho tham nhũng, lạm dụng chiếm hữu đất đai của dân. ». Ông nêu lên một thực tế là : « Những người “chủ trang trại” cũng như những người “chủ ruộng vườn” vẫn chưa hết lòng đầu tư cho phần đất được Nhà nước giao vì họ vẫn thấp thỏm sợ một ngày không ngờ sẽ bị tước đi mọi đầu tư của mình trên khu đất này. Họ sợ khái niệm “đất đai thuộc sở hữu toàn dân”. »
Giáo sư Võ Tòng Xuân dự báo là : « Chắc chắn nếu Luật Đất đai sửa đổi tới đây không đá động gì đến hạn điền và sở hữu tư nhân về đất đai, Nhà nước đến hạn thu hồi lại đất vào năm 2013 sẽ có một sự khủng hoảng lớn sẽ xảy ra, sản xuất lúa chắc chắn sẽ bị chựng lại! » Ông đề nghị : « Hai vấn đề mấu chốt của Luật Đất đai cần sửa đổi ngay: bỏ “hạn điền 3 héc ta” và công nhận “sở hữu tư nhân” về đất đai."
Theo ông Võ Tòng Xuân, làm như vậy, "các viên chức địa phương và trung ương sẽ ít có cơ hội tham nhũng, lạm dụng chức quyền đối với vấn đề đất đai của nhân dân. Nhà nước vẫn có thể sòng phẳng với nhân dân khi cần trưng dụng đất đai cho các mục tiêu quốc phòng, làm đường xá, xây công trình công cộng, xây dựng đô thị, xây khu công nghiệp... »
Rõ ràng là việc công nhận quyền tư hữu đất đai không chỉ là vấn đề công bằng xã hội, mà còn là vấn đề kinh tế, bởi vì một khi thật sự sở hữu ruộng đất của họ, người nông dân mới yên tâm sản xuất lâu dài, chủ trọng cải tiến năng suất và như vậy góp phần làm tăng sản lượng nông nghiệp.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét