Để chứng minh rằng đây là một vụ phóng vệ tinh, chứ không phải là vụ phóng tên lửa tầm xa trá hình, như các nước phương Tây tố cáo, chính quyền Bình Nhưỡng đã cho phép các nhà báo ngoại quốc nhìn tận mắt tên lửa đẩy, vệ tinh và đi tham quan trung tâm chỉ huy phóng vệ tinh.
Theo quan sát của AFP, tên lửa đẩy đã được đưa vào bệ phóng, vệ tinh đã được lắp đặt trên tên lửa. Tất cả dường như đã sẵn sàng, một khi tên lửa được nạp nhiên liệu.
Tên lửa đẩy cao khoảng 30 m, có đường kính khoảng 2,5 m, sẽ đặt lên quỹ đạo một vệ tinh có chức năng thu thập những thông tin về mùa màng, rừng và các nguồn tài nguyên thiên nhiên của Bắc Triều Tiên.
Các phóng viên nước ngoài cũng được nhìn thấy vệ tinh của Bắc Triều Tiên, Kwangmyongsong-3 (Quang Minh Tinh – 3), nặng ước chừng 100 kg, có 5 antenne và xung quanh có gắn các tấm bảng thu năng lượng mặt trời.
Chỉ huy trung tâm phóng vệ tinh, ông Jang Myong-Jin, cho biết: « Việc phóng vệ tinh được lên kế hoạch từ lâu, để kỷ niệm 100 năm ngày sinh của chủ tịch Kim Nhật Thành ».
Một chiến dịch tranh thủ dư luận không trấn an được quốc tế
Việc Bắc Triều Tiên cho phép các nhà báo ngoại quốc đi tham quan nơi phóng vệ tinh được giới quan sát đánh giá là một chiến dịch tuyên truyền, với hy vọng tranh thủ được công luận quốc tế, do có sự phản ứng mạnh mẽ của Mỹ và nhiều nước phương Tây.
Theo chuyên gia Pháp Christian Lardier, thuộc Hiệp hội các chuyên gia không gian quốc tế - IAA, những gì mà các nhà báo đã nhìn thấy đúng là mang tính dân sự, thế nhưng, công nghệ này có thể được dùng vào các mục đích quân sự.
Bình Nhưỡng cho biết, tên lửa đẩy sẽ bay qua một phần không phận phía nam quần đảo Okinawa Nhật Bản. Tầng một sẽ rơi xuống Hoàng Hải, phía tây bán đảo Triều Tiên, tầng hai sẽ rơi xuống phía đông Philippines.
Trước sự lo ngại của các nước láng giềng về nguy cơ tên lửa bay chệch hành trình, chỉ huy trung tâm phóng vệ tinh Bắc Triều Tiên cho biết là nếu tên lửa có lắp đặt một hệ thống tự động đánh giá và phá hủy hỏa tiễn nếu truờng hợp này xẩy ra.
Tuy vậy, trong những ngày qua, Quân đội Hàn Quốc được đặt trong tình trạng báo động và tuyên bố sẽ bắn hạ tên lửa Bắc Triều Tiên nếu an ninh quốc gia bị đe dọa. Nhật Bản cũng có phản ứng tương tự và không tin vào những lời trấn an của Bắc Triều Tiên.
Từ Tokyo, thông tín viên Frédéric Charles, tường trình.
« Nhật Bản không chấp nhận bất kỳ rủi ro nào trong vụ phóng tên lửa sắp tới của Bắc Triều Tiên. Hôm nay, Nhật Bản gần như trong tình trạng có chiến tranh.
Tokyo đã cho khởi động hệ thống lá chắn chống tên lửa, từ đảo Okinawa, ở phía nam đến tận đảo Hokkaido, ở phía bắc. Đồng thời, các bệ phóng tên lửa chặn hỏa tiễn Patriot cũng được đặt gần sát dinh Hoàng gia.
Thủ tướng Noda đã ra lệnh cho quân đội bắn phá hủy tên lửa của Bắc Triều Tiên nếu hỏa tiễn này đe dọa an ninh của Nhật Bản. Tokyo không quên là vào năm 1998, một tên lửa đạn đạo của Bắc Triều Tiên đã bay qua lãnh thổ Nhật Bản mà không bị phát hiện. Hơn nữa, khoảng 100 tên lửa của Bắc Triều Tiên đang chĩa về phía các thành phố lớn của Nhật Bản. Do vậy, Nhật Bản cùng với Hoa Kỳ đã lắp đặt hệ thống lá chắn chống tên lửa, có thể coi như một chiến tranh các vì sao ở quy mô nhỏ.
Các phương tiện quân sự cũng được triển khai ở vùng biển Thái Bình Dương. Ba khu trục hạm, được trang bị hệ thống phòng không có thể bắn chặn hàng chục tên lửa cùng một lúc, đã được điều đến biển Hoa Đông ».
Theo quan sát của AFP, tên lửa đẩy đã được đưa vào bệ phóng, vệ tinh đã được lắp đặt trên tên lửa. Tất cả dường như đã sẵn sàng, một khi tên lửa được nạp nhiên liệu.
Tên lửa đẩy cao khoảng 30 m, có đường kính khoảng 2,5 m, sẽ đặt lên quỹ đạo một vệ tinh có chức năng thu thập những thông tin về mùa màng, rừng và các nguồn tài nguyên thiên nhiên của Bắc Triều Tiên.
Các phóng viên nước ngoài cũng được nhìn thấy vệ tinh của Bắc Triều Tiên, Kwangmyongsong-3 (Quang Minh Tinh – 3), nặng ước chừng 100 kg, có 5 antenne và xung quanh có gắn các tấm bảng thu năng lượng mặt trời.
Chỉ huy trung tâm phóng vệ tinh, ông Jang Myong-Jin, cho biết: « Việc phóng vệ tinh được lên kế hoạch từ lâu, để kỷ niệm 100 năm ngày sinh của chủ tịch Kim Nhật Thành ».
Một chiến dịch tranh thủ dư luận không trấn an được quốc tế
Việc Bắc Triều Tiên cho phép các nhà báo ngoại quốc đi tham quan nơi phóng vệ tinh được giới quan sát đánh giá là một chiến dịch tuyên truyền, với hy vọng tranh thủ được công luận quốc tế, do có sự phản ứng mạnh mẽ của Mỹ và nhiều nước phương Tây.
Theo chuyên gia Pháp Christian Lardier, thuộc Hiệp hội các chuyên gia không gian quốc tế - IAA, những gì mà các nhà báo đã nhìn thấy đúng là mang tính dân sự, thế nhưng, công nghệ này có thể được dùng vào các mục đích quân sự.
Bình Nhưỡng cho biết, tên lửa đẩy sẽ bay qua một phần không phận phía nam quần đảo Okinawa Nhật Bản. Tầng một sẽ rơi xuống Hoàng Hải, phía tây bán đảo Triều Tiên, tầng hai sẽ rơi xuống phía đông Philippines.
Trước sự lo ngại của các nước láng giềng về nguy cơ tên lửa bay chệch hành trình, chỉ huy trung tâm phóng vệ tinh Bắc Triều Tiên cho biết là nếu tên lửa có lắp đặt một hệ thống tự động đánh giá và phá hủy hỏa tiễn nếu truờng hợp này xẩy ra.
Tuy vậy, trong những ngày qua, Quân đội Hàn Quốc được đặt trong tình trạng báo động và tuyên bố sẽ bắn hạ tên lửa Bắc Triều Tiên nếu an ninh quốc gia bị đe dọa. Nhật Bản cũng có phản ứng tương tự và không tin vào những lời trấn an của Bắc Triều Tiên.
Từ Tokyo, thông tín viên Frédéric Charles, tường trình.
« Nhật Bản không chấp nhận bất kỳ rủi ro nào trong vụ phóng tên lửa sắp tới của Bắc Triều Tiên. Hôm nay, Nhật Bản gần như trong tình trạng có chiến tranh.
Tokyo đã cho khởi động hệ thống lá chắn chống tên lửa, từ đảo Okinawa, ở phía nam đến tận đảo Hokkaido, ở phía bắc. Đồng thời, các bệ phóng tên lửa chặn hỏa tiễn Patriot cũng được đặt gần sát dinh Hoàng gia.
Thủ tướng Noda đã ra lệnh cho quân đội bắn phá hủy tên lửa của Bắc Triều Tiên nếu hỏa tiễn này đe dọa an ninh của Nhật Bản. Tokyo không quên là vào năm 1998, một tên lửa đạn đạo của Bắc Triều Tiên đã bay qua lãnh thổ Nhật Bản mà không bị phát hiện. Hơn nữa, khoảng 100 tên lửa của Bắc Triều Tiên đang chĩa về phía các thành phố lớn của Nhật Bản. Do vậy, Nhật Bản cùng với Hoa Kỳ đã lắp đặt hệ thống lá chắn chống tên lửa, có thể coi như một chiến tranh các vì sao ở quy mô nhỏ.
Các phương tiện quân sự cũng được triển khai ở vùng biển Thái Bình Dương. Ba khu trục hạm, được trang bị hệ thống phòng không có thể bắn chặn hàng chục tên lửa cùng một lúc, đã được điều đến biển Hoa Đông ».
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét