24 tuổi, mẹ sinh tôi giữa trưa mùa đông lạnh giá, dù khi đó tôi chưa đầy 8 tháng. Nhìn cơ thể đỏ hỏn, khóc như xé vải của tôi, một bà cô bên chồng buông lời độc địa: “Con gái, kiểu này là bất trị. Là con trai còn trị được, chứ cô này thì rạch trời rơi xuống. Người không trị được mà trời đất cũng chịu thua luôn!
Không biết có phải vì thế mà tôi nổi máu “yêng hùng” từ khá sớm. 9, 10 tuổi đầu, bé tí tẹo như cái kẹo bị làm điêu, đi sơ tán ở Hà Bắc, ngang qua sân đình, nơi các ông bà nông dân đang se sợi đay, vừa làm vừa cười đùa, nói bậy, tôi giả vờ làm mặt lạnh:
- Báo cáo các đồng chí, hiện các quan đồng chí đã về đến đầu làng, đề nghị các đồng chí nghiêm chỉnh làm việc.
“Mỗi người làm việc bằng hai, Để cho cán bộ mua đài mua xe”.
Thế là người thì cười bò, cười lăn, người thì nháo nhác hỏi :
- “Con nhà nào mà ăn nói đĩnh đạc thế?”
Người gọi tôi là con “quắm già”, bé tẻo tèo teo như cái kẹo mút dở mà đã lên mặt dạy đời.
Đến khi biết rõ tôi chui từ đâu ra, tất cả ào ào lên giọng :
-Trời ạ, Mẹ vừa đi qua, lễ phép: -Chào các bác ạ, các bác làm việc đông vui quá nhỉ? Thế mà “chíp con” mới tí tuổi đầu đã “chào các đồng chí với quan đồng chí rồi”, rõ khỉ!
14 tuổi đầu nghe mẹ kể chuyện cải cách ruộng đất, gia đình bị quy đại địa chủ, ông ngoại bị đưa ra đấu tố phải phẫn uất rạch ruột trong nhà giam bằng mắt kính bẻ đôi. Đồ đạc bị cướp trắng , đến con trâu cũng bị chia cho 4 ông chủ nông dân. Nồi đồng, cối đá bị khuân đi sạch. Ngay cả những người từng gọi ông bà tôi là bố mẹ ,xưng con, ăn mòn bát đĩa nhà ông bà cả chục năm để theo lời đảng đi nhổ đồn bốt giặc cũng đứng ra đấu tố, cốt được chia phần, tôi uất ức nhại thơ:
Công cha như rác như phân Nghĩa mẹ như nước trong…quần chảy ra Giơ tay chỉ mặt mẹ cha Mày là địa chủ tao xa lìa mày
25 tuổi, đứng trên bục giảng, buộc phải thấm nhuần tư tưởng Mác xít Lê Nin nít…Khi đó, cả hệ thống xã hội chủ nghĩa còn vững chắc như bàn thạch, lời kêu gọi của ông tổ cộng sản còn vang vọng trong đầu óc con tim mỗi người: “Vô sản toàn thế giới liên hiệp lại”, tôi đã nổi hứng làm thơ:
Nhầm lẫn rồi hỡi bác quái yêu Chủ nghĩa xã hội đang trên đường tắt lụi Giữa đất nước của Lê Nin vĩ đại Cách mạng Nga làm lịch sử thụt lùi
Thế kỷ nghèo sinh sản bác sát nhân Bầy con cháu gắng gánh tròn hậu quả Là sát nhân bác đẻ muôn tội ác Đất nước đói nghèo vì di chúc “thiêng liêng”
Sau này, khi đã đổi nghề từ cầm phấn sang cầm bút, từ “bán cháo phổi” sang bán… tim, óc. Từ “gõ đầu trẻ” sang “gõ đầu mình”, từ “ăn cơm rau vật nhau với trẻ” sang “ăn cháo rau vật nhau với mớ chữ thánh hiền” của ông bà tiên tổ, cái tính bất trị càng ngày càng theo tôi ở mọi nơi mọi lúc , đồn công an, tòa soạn báo, nhà xuất bản, lăng Hồ Chí Minh v.v
Cụ thể với Tố Hữu tôi nhại:
Từ ấy trong tôi bừng chính trị Một trời mưu kế cháy trong tim Hồn tôi là một hầm giam giữMáu người dân và xác các nhà văn
Tôi đã là cha của mọi thằng Là anh của một lũ háo danh Là em của bọn người cơ hội Không lương tâm, lừa dối mị dân
Tôi quyết trèo lên cổ giống nòi Văn nhân giai phẩm đánh không thôi Từ :Đang, Cao ,Thăng, tới Cầm, Tuân, Bão…(1) Kìm kẹp tang thương trọn kiếp người
Tôi buộc người dân sống đoạ đày Để tiền trượt giá, có như không Để người dân sống trong cùng khổ Không áo cơm, cù bất cù bơ .
Tất nhiên bài thơ được truyền tay nhau trong hội nhà văn, ai cũng mắt tròn mắt dẹt nhìn tôi như nhìn một sinh vật lạ trên trái đất lạc từ thiên đường sáng đến thiên đường mù xã hội chủ nghĩa, đó cũng là lý do tôi được công an chăn dắt rất sớm. 29 tuổi mới lấy chồng thì 33 tuổi đã phải miễn cưỡng cưới thêm 7,8 chú khuyển nữa, chính xác hơn là 7,8 cái đuôi định hướng xã hội chủ nghĩa, kẻo họ nhà Khuyển biết nói tiếng người sẽ phải kêu lên rằng:
- Đâu! đâu! đâu! Đừng có thấy khuyển sang mà lũ ác công an bắt quàng làm họ nhé!
Đi chợ, đón con, sang nhà bạn, chỗ nào cũng có mấy cái đuôi định hướng lẵng nhẵng bám theo, đến mức tôi ngửa cổ than:
- Khổ thật, không biết “đỉnh cao trí tuệ” gì mà ở nhà thì bị…bò sát năm chân quấy quả (2), ra khỏi cửa là bò sát…bốn chân bám đuôi…Thế này thì còn làm ăn nước mẹ gì nữa? Đúng là:
Sống mới khó làm sao Nữa là còn sáng tạo Nữa là còn đấu tranh
Đến mức ông Lê Kim- làm báo Cựu chiến binh cùng tôi, nổi tiếng với bài thơ:
Ba thằng một cái chăn bông Nằm thẳng cũng khổ, nằm cong cũng phiền Đắp dọc thì hở hai bên Đắp ngang thì lạnh như tiền…cái chân
Cũng phải hỏi:
- Bỏ mẹ, mày làm gì mà công an theo sát thế hả con?
Ngày nào đi làm, từ Học Viện Thủy Lợi lên phố Lý Nam Đế, qua phố Hoàng Diệu, nơi các quan của bộ tư lệnh bảo vệ lăng chiếm cứ những mảnh đất to nhất, những biệt thự sang nhất, tôi tức cảnh sinh tình:
Chuyện này chẳng phải đâu xa Tại nơi xứ Nghệ sinh ra ngợm người Tuồng gian giảo, lũ bất nhân Bao nhiêu gái đẹp tần mần thử chơi
Bây giờ một đám bọ giòi Lăng xăng nghoe nguẩy học đòi ăn theo Hỏi sao dân nước mãi nghèo Bác ơi, bác nghẻo, dân nghèo, nghèo thêm
Chỉ vài vần thơ con cóc đó thôi cũng đủ để tôi thành kẻ bất mãn, bất trị trong mắt các đồng chí cũng như các quan đồng chí của mình, đến mức, khi tôi vào hội nhà văn Hà Nội( thực tình tôi không có ý định vào vì tư cách của các văn nghệ sĩ nước nhà khi đó chẳng danh giá gì). Nhà thơ gì mà suốt ngày xin nước gạo, cọ chuồng lợn, mua cám, nuôi heo? Thậm chí không ít kẻ thiểu năng từ tài cán tới nghị lực, chỉ giỏi láu cá vặt ,tính toán, lựa thời, bắt cá hai tay, đòn xóc hai đầu là không ai bằng. Vào đảng hay vào hội theo tôi phải là những tổ chức cao quý, phải được hiểu như một sự tự nguyện hiến dâng toàn bộ con người và sự nghiệp lớn lao của mình cho tổ chức, cho Cộng đồng, lại được coi như một cơ hội tiến thân, một nấc thang danh vọng, thậm chí một cơ may để cốt lấy tiếng, rồi lợi dụng để lấy “miếng” sau này…Nhưng rồi trong một lần đi viết sách cho nhà xuất bản Thanh Niên cùng các hội viên hội nhà văn, tôi được bố trí ở cùng phòng với chị Phan thị Thanh Nhàn, và tiện thể tặng chị hai tập sách, không ngờ chị thức gần trọn đêm đọc ngấu nghiến và quyết định kết nạp tôi vào hội. Tất cả thời gian, từ lúc chị “đặt vấn đề” cho đến khi tôi trở thành hội viên vẻn vẹn một tuần, nhanh đến mức, họ hàng bất đắc dĩ của nhà khuyển tìm đến gặp chị- khi đó là phó chủ tịch hội, gay gắt chất vấn:
- Ai kết nạp Trần Khải Thanh Thủy vào hội? Có biết Trần Khải Thanh Thủy là kẻ bất mãn luôn có tư tưởng chống đảng và nhà nước, bám đít đế quốc từ khi hai nhà nước chưa bình thường hóa quan hệ không?
Rồi:
-Tại sao trước khi kết nạp không thông qua cơ quan an ninh ( phòng A25- phụ trách văn hóa phản động) hả?
Thế là nhờ “ đọc nhanh, xét nhanh ,kết nạp vội” mà tôi thành nhà văn của hội văn học nghệ thuật Hà Nội. Khi sự đã rõ mười mươi, các chú khuyển muốn ngăn cũng không làm gì được. Cho đến năm 2007, khi tôi bị bắt theo chuyên án 30-4, cũng là lúc tên tôi bị gạch ra khỏi hội và trở thành hội viên danh dự của hội văn bút quốc tế hai tháng sau đó. Nghĩa là nói theo cách nói của đảng “tiến nhanh, tiến mạnh, tiến vững chắc lên chủ nghĩa xã hội , bỏ qua giai đoạn phát triển tư bản chủ nghĩa” thì tôi cũng “tiến nhanh, tiến mạnh, tiến vững chắc lên hội văn bút Quốc tế, bỏ qua giai đoạn phát triển hội viên hội nhà văn Việt Nam”
Trong cái đêm “ đáng nhớ” ở khách sạn đó, chị Nhàn hỏi một câu mà tôi còn nhớ mãi:
- Lạ thật, lẽ ra em phải vào hội từ cả chục năm trước rồi, nhiều người chỉ vài chục bài được đăng báo là đã thành hội viên, mà em in sách từ 1989, đọc vui và nhiều triết lý nhân sinh như thế, sao không vào?
Tôi cười trả lời:
- Em nghĩ nhà văn gián cách với người bình thường ở các tác phẩm của họ, đâu cứ phải vào hội mới được coi là nhà văn…
Đó cũng là lý do cả chục năm sau tôi không nộp đơn xin vào hội nhà văn Việt Nam hay vào đảng, dù được đích thân phó tổng biên tập báo an ninh thế giới Đặng Vương Hưng mời, giục giã cả tháng trời, thậm chí vô cùng ngạc nhiên xen lẫn khó chịu vì sự bất trị, khó bảo của tôi… So với hội văn học nghệ thuật Hà Nội, tôi biết hội nhà văn Việt Nam còn phức tạp gấp bội phần… Một trận say sưa bù khú cho cả vài chục người tốn vài triệu bạc, tiếp đến là những cơn mưa phong bì từ trên xuống dưới, từ sếp nhỏ tới sếp to…Tất cả đều được định giá sẵn, ai nhiều tiền ngồi ghế cao, ít tiền ngồi ghế thấp, và không tiền thì ngồi bệt xuống đất, cả đời chẳng ngóc đầu ngóc cổ lên được, trong đảng hay ngoài hội cũng vậy. Vì thế, chỗ nào chia xôi chia thịt là tôi tránh xa, bởi có chia cũng chẳng đến lượt mình. Theo lời ông bà dạy: “Bồ Dục đâu đến bàn thứ tám, Cám nhỏ đâu đến lượt lợn xề” mà tôi lại không phải lợn xề cũng chẳng phải lợn tháu, trống choai gì, cứ nhằm thẳng…ngưỡng đạo lý của ông bà mà tiến :
Câu danh, câu lợi, bèo ra bọt Trồng phúc, trồng duyên, đức để đời(3)
Cũng bởi quan niệm “thật thà ma vật không chết” mà tôi bị chó ác công an “vật” tối ngày, bao nhiêu lần bắt nóng ngang đường, bao nhiêu lần tràn vào nhà tịch thu tài sản, mượn tay cựu chiến binh, thương binh giả, quần chúng tự phát, côn đồ thật để biến tôi thành một thứ cây còi cọc trong lòng đảng như bao nhiêu thứ cây trong danh mục, biên chế khác:
“Chậu tùng cao vài tấc Uốn mềm từ gốc, thânKhách đến thăm rồi chúc Chí cao hãy thấp dần”(4)
Không chịu làm một thứ cây còi bóng cọc, cũng không chịu làm một thứ dây leo, ăn theo và nói leo tư tưởng của đảng, mình tôi cô đơn như một đỉnh non thần, âm thầm bảo vệ lẽ phải trong đơn độc, kết quả là hai lần sa vào tay đảng
Trong tù tội nói xấu đảng, bác hồ của tôi ở ngoài đời luôn được cán bộ trại nhắc nhở, tìm mọi cách cấm vận tình cảm của ba chị em: Thủy, Anh, Nghiên với mọi tù thường phạm khác, chưa đủ còn chất vấn:
- Tại sao chị nói xấu đảng và bác? Bản thân chị được ăn học đầy đủ, chồng làm giáo viên trường điểm ở Hà Nội, con lại được đi Pháp du học, thế mà bao nhiêu lần đảng tạo điều kiện cơ hội cho chị để lấy công chuộc tội, nói đúng về thành tích công lao vĩ đại của đảng qua hai cuộc kháng chiến, ca ngợi tấm gương sáng của bác với dân với nước, chị không làm, cố tình chảy ngược…Vào tù còn định lôi kéo những người kém hiểu biết theo chị.
Tôi đáp:
-Dù có bị cộng sản cho lên giàn hỏa thiêu như thời trung cổ GaliLê từng bị thiêu cháy vì phát minh vĩ đại của mình: “Trái đất hình tròn”, hoặc “nhưng dù sao trái đất vẫn quay” thì tôi cũng chấp nhận. Bằng sự hiểu biết của mình, thông qua việc vào các trang mạng trên internet, tôi khẳng định: Hồ Chí Minh là tội đồ của dân tộc. Người đã đưa ách cộng sản vào Việt Nam, khiến trăm dân điêu đứng, nhà nhà lầm than. Vì sai lầm của hồ mà cả trăm năm sau, con cháu còn lãnh đủ
Ngày tôi ra khỏi tù, sang Mỹ, cũng là ngày tôi để lại bao nhiêu giai thoại vui buồn, khốn nạn, tốt đẹp quanh mình. Một ông bạn gọi điện thoại cho biết: “Làng văn, làng báo Hà Nội vẫn nhiều người nhắc đến em lắm” . Quả là đến cái thời “quan không trị nổi dân, và dân không chịu được quan”, loạn mười hai sứ quân”này thì một kẻ “bất trị” như tôi cũng được nhiều người quý mến, ghen tị ( dù trong tư tưởng). Giá như, ngay từ hồi thơ bé, họ có thể gạt được sự sợ hãi từ bầu sữa mẹ, để theo đuổi lý tưởng của mình, làm một người trung thực, chắc họ cũng thành kẻ “bất trị” như tôi –và bây giờ trở thành một công dân Mỹ với chất lượng hàng đầu thế giới …Còn tôi, nếu được đầu thai trở lại kiếp người, tôi tin không bao giờ còn ách cộng sản , còn Hồ Chí Minh và lũ lãnh đạo cộng sản giòi bọ chuyên ký sinh trên cơ thể người dân Việt Nam nữa…Việt Nam cũng sẽ phát triển như một số nước lớn ở Châu Á như Nhật Bản , Hàn quốc, Sinhgapo v.v
Sacramento tháng 4 – 2012
T.K.T.T
1.Gồm: Nguyễn Hữu Đang, Văn Cao ,Phù Thăng, Hoàng Cầm, Tuân Nguyễn , Vũ Bão… v.v
2.Câu nói vui của người Anh: “Chồng là loài bò sát năm chân” 3.Giỡn vịnh chậu tùng- thơ của Lý Vương Miên Trinh (Trung Quốc) 4.Nói chí mình – thơ của Nguyễn Y Sơn (1121-1213)
This entry was posted in Trần Khải Thanh Thủy. Bookmark the permalink.
trong vụ án nhân văn giai phẩm
Oan hồn thi sĩ xót thương thay
Ra đi tức tưởi rơi dòng lệ
Cái án nhân văn nhục thế này
Vương buồn cố quốc xuốt canh thâu
Tình thương không khéo gây ra nợ
Để lại ngàn thu hận mối sầu
Nhân văn giai phẩm án thù xưa
Trần Dần đi hẳn còn lưu lại
Một chút tình thơ lúc xế chiều
Tình yêu ngang trái thuở vô thần
Một lòng một dạ đi theo đảng
Mà vẫn không xong sẹo oán hờn
Hồn bay non nước đỉnh xa gần
Quyết không bẻ uốn cong ngòi bút
Theo lũ vô loài để tiến thân
Bán thân cho quỷ sứ yêu ma
Ăn gian nói dối theo thời thế
Xuân Diệu Hoài Thanh có thế ư?
Căm loài quỷ dữ bán lương tâm
Văn chương thơ phú đầy ân oán
Tố Hữu Lan Viên bóng ác thần
Cái thời bưng bít đã đi qua
Nhân văn giai phẩm là yêu nước
Tạo dựng giả thành án việt gian
Nguyễn Bính Hoàng Chương với Hữu Loan
Còn nữa bao nhiêu sao kể xiết
Oan hồn sông nuí Nguyễn Tường Tam
Mặt trời vụt tắt nhói qua tim
Tâm hồn tôi rụng tàn hoa lá
Rất nhạt hương và vắng tiếng chim
Không còn tiếng hát với lời ca
Buồn sao tiếng sáo diều đâu mất
Cách mạng sôi lên lửa hận thù
Nhà tranh vách lá nỗi cô đơn
Quê hương ruồng rẫy đời khinh bạc
Từng đoàn hành khất máu xương tan
Cảnh nhà tan tác tím bầm gan
Chồng đi cải tạo vành khăn trắng
Đấu tố sưả sai đỏ máu tràn
Xóm làng xơ xác điã dầu hao
Vu oan tố khổ hòng thêm lợi
Thân đổ đầu rơi những luống bưà
Ép vào hợp tác gạo ăn chia
Đêm đêm từng tổ bình công điểm
Cãi vã tranh giành mãi chẳng no
Trần gian điạ ngục rợn đồng quê
Chuyên viên cố vấn từ trung cộng
Tăm tối đượm màu thật thảm thê
Kẻ nam người bắc nhớ nhau hoài
Dòng sông Bến Hải đôi bờ bến
Vĩ tuyến nhát dao chém giưã trời
Mẹ cha mòn mỏi lệ tuôn rơi
Vợ hiền bóng nhỏ từng đêm lẻ
Con khóc thân gày không sưã nuôi
Đi làm cách mạng cứu muôn dân
Hy sinh tính mạng cho tổ quốc
Ác quỷ hồn ma thấm đỏ dần
Chim non bé nhỏ mộng hồn mơ
Hai vai buộc chặt khăn quàng đỏ
Nhuộm cả thơ ngây cả daị khờ
Thẳng tiến miền Nam giải phóng quân
Dấn thân lầm lẫn vòng tranh chấp
Ngày ấy tim tôi đã nguội tàn
Gưỉ về âm phủ quãng đường xa
Ai ơi có hiểu nơi trần thế
Từ ấy ngày xưa thành bóng ma
Mặt trời uế xú chói qua tim
Tâm hồn ai một vườn đầy xác
Rất thảm thương và rợn tiếng rên
Gây bao tội ác ở muôn nơi
Để hồn ai với bao tòng phạm
Xa cách nhau thêm nợ với đời….?