Hôm thứ Tư, 04/04, Ngoại trưởng Hillary Clinton thông báo là Hoa Kỳ sẽ giảm nhẹ một số trừng phạt, trong đó có việc bãi bỏ cấm vận đối với đầu tư vào Miến Điện. Đây là những biện pháp đầu tiên của Mỹ nhằm khuyến khích tiến trình cải cách, trong lúc tổng thống Thein Sein chìa bàn tay thân thiện ra phía đối lập và các tổ chức nổi dậy của nhiều sắc tộc thiểu số.
Tuy nhiên, một quan chức Mỹ, xin dấu tên, nói với AFP là quân đội Miến Điện vẫn đứng ngoài công cuộc cải cách, một số các đơn vị đã không tuân lệnh của tổng thống Thein Sein hồi tháng 12 năm ngoái, không tiến hành ngừng chiến ở phía bắc bang Kachin. Theo vị quan chức này thì cần phải thuyết phục để quân đội thấy được rằng họ có lợi ích trong công cuộc cải cách ở Miến Điện.
Hôm qua, lần đầu tiên, tổng thống Thein Sein đã tiếp một phái đoàn các lực lượng nổi dậy, Liên hiệp Quốc gia Karen – KNU, nhằm thảo luận các biện pháp thúc đẩy thực hiện thỏa thuận ngừng bắn, được ký kết hồi tháng Giêng.
Trước đó, vào thứ Sáu, 03/04, đại diện KNU và chính quyền đã thương lượng một thỏa thuận gồm 13 điểm, trong đó có việc soạn thảo một « bộ luật ứng xử » của quân đội, theo đó người dân Karen được trở lại nhà của họ, giải quyết một cách công bằng các tranh chấp về đất đai, các quan sát viên quốc tế được mời đến kiểm chứng việc ngừng bắn…
Thế nhưng, theo Hoa Kỳ, các vụ quân đội lạm dụng, trấn áp vẫn diễn ra ở một số khu vực của các sắc tộc thiểu số. Thậm chí, theo các nguồn tin khả tín, tại bang Kachin, các vụ hãm hiếp được thực hiện như là một thứ vũ khí chiến tranh, trẻ em bị bắt đi lính, người dân bị cưỡng bức lao động.
Theo quan chức Mỹ, chính quyền Washington đã yêu cầu Miến Điện cho phép đưa viện trợ nhân đạo vào vùng sinh sống của sắc tộc Kachin, nơi mà Liên Hiệp Quốc đã đưa đến hai đoàn viện trợ. Khoảng 50 000 đến 60 000 người Kachin đã phải chạy lánh nạn đến gần vùng biên giới chung với Trung Quốc và đang cần được giúp đỡ.
Khi thông báo Hoa Kỳ giảm nhẹ trừng phạt Miến Điện, Ngoại trưởng Clinton cũng cảnh báo là Washington vẫn duy trì các biện pháp trừng phạt và cấm đoán đối với những nhân vật và định chế tại Miến Điện ngăn cản các nỗ lực cải cách.
Ông Tom Malinowski, giám đốc tổ chức Human Rights Watch nêu rõ là Hoa Kỳ vẫn duy trì cấm vận đối với các lĩnh vực vốn là nguồn thu nhập chính của giới tướng lãnh Miến Điện, như xuất khẩu đá quý, khí đốt, gỗ. Ngược lại, những lĩnh vực được Mỹ nới lỏng trừng phạt như viễn thông, nông nghiệp, du lịch, có liên quan đến khu vực kinh tế tư nhân và có tác động tích cực to lớn đối với đời sống dân thường. Ông nói: « Ý tưởng mà chúng tôi mong muốn là lực lượng võ trang tại Miến Điện sẽ phụ thuộc đáng kể và phục tùng chính quyền dân sự ».
Cho đến nay, các trừng phạt được sử dụng để thực hiện nhiều mục đích khác nhau. Giờ đây, thay vì chỉ dùng nhằm gây sức ép, khuyến khích chính phủ Miến Điện thực hiện cải cách mạnh mẽ hơn, các biện pháp này nên được sử dụng để thúc đẩy hàng loạt các đối tác tham gia vào tiến trình thay đổi chính trị ở nước này.
Chuyên gia Malinowski nhận định, trắc nghiệm khả tín nhất là liệu đến năm 2015, quân đội Miến Điện có cho phép tổ chức một cuộc bầu cử tự do và công bằng hay không, bởi vì cuộc bỏ phiếu này có thể mang lại sự thay đổi quyền lực thực sự tại một quốc gia mà quân đội có vai trò thống trị từ năm 1962.
Trong cuộc bầu cử ngày 01/04, lãnh đạo đối lập Aung San Suu Kyi đã đắc cử và trở thành nghị sĩ. Đảng của bà, Liên đoàn Quốc gia vì Dân chủ có được 37 đại diện trong tổng số 440 ghế tại Hạ viện. Thiểu số đối lập này không phải là mối đe dọa đối với giới tướng lãnh.
Từ vài năm nay, Miến Điện là một trong những tâm điểm chú ý của Hoa Kỳ. Những chuyển biến tích cực trong thời gian qua tại nước này cho thấy đây là một trong những thành công rõ rệt trong chính sách đối ngoại của chính quyền Obama.
Tuy nhiên, một quan chức Mỹ, xin dấu tên, nói với AFP là quân đội Miến Điện vẫn đứng ngoài công cuộc cải cách, một số các đơn vị đã không tuân lệnh của tổng thống Thein Sein hồi tháng 12 năm ngoái, không tiến hành ngừng chiến ở phía bắc bang Kachin. Theo vị quan chức này thì cần phải thuyết phục để quân đội thấy được rằng họ có lợi ích trong công cuộc cải cách ở Miến Điện.
Hôm qua, lần đầu tiên, tổng thống Thein Sein đã tiếp một phái đoàn các lực lượng nổi dậy, Liên hiệp Quốc gia Karen – KNU, nhằm thảo luận các biện pháp thúc đẩy thực hiện thỏa thuận ngừng bắn, được ký kết hồi tháng Giêng.
Trước đó, vào thứ Sáu, 03/04, đại diện KNU và chính quyền đã thương lượng một thỏa thuận gồm 13 điểm, trong đó có việc soạn thảo một « bộ luật ứng xử » của quân đội, theo đó người dân Karen được trở lại nhà của họ, giải quyết một cách công bằng các tranh chấp về đất đai, các quan sát viên quốc tế được mời đến kiểm chứng việc ngừng bắn…
Thế nhưng, theo Hoa Kỳ, các vụ quân đội lạm dụng, trấn áp vẫn diễn ra ở một số khu vực của các sắc tộc thiểu số. Thậm chí, theo các nguồn tin khả tín, tại bang Kachin, các vụ hãm hiếp được thực hiện như là một thứ vũ khí chiến tranh, trẻ em bị bắt đi lính, người dân bị cưỡng bức lao động.
Theo quan chức Mỹ, chính quyền Washington đã yêu cầu Miến Điện cho phép đưa viện trợ nhân đạo vào vùng sinh sống của sắc tộc Kachin, nơi mà Liên Hiệp Quốc đã đưa đến hai đoàn viện trợ. Khoảng 50 000 đến 60 000 người Kachin đã phải chạy lánh nạn đến gần vùng biên giới chung với Trung Quốc và đang cần được giúp đỡ.
Khi thông báo Hoa Kỳ giảm nhẹ trừng phạt Miến Điện, Ngoại trưởng Clinton cũng cảnh báo là Washington vẫn duy trì các biện pháp trừng phạt và cấm đoán đối với những nhân vật và định chế tại Miến Điện ngăn cản các nỗ lực cải cách.
Ông Tom Malinowski, giám đốc tổ chức Human Rights Watch nêu rõ là Hoa Kỳ vẫn duy trì cấm vận đối với các lĩnh vực vốn là nguồn thu nhập chính của giới tướng lãnh Miến Điện, như xuất khẩu đá quý, khí đốt, gỗ. Ngược lại, những lĩnh vực được Mỹ nới lỏng trừng phạt như viễn thông, nông nghiệp, du lịch, có liên quan đến khu vực kinh tế tư nhân và có tác động tích cực to lớn đối với đời sống dân thường. Ông nói: « Ý tưởng mà chúng tôi mong muốn là lực lượng võ trang tại Miến Điện sẽ phụ thuộc đáng kể và phục tùng chính quyền dân sự ».
Cho đến nay, các trừng phạt được sử dụng để thực hiện nhiều mục đích khác nhau. Giờ đây, thay vì chỉ dùng nhằm gây sức ép, khuyến khích chính phủ Miến Điện thực hiện cải cách mạnh mẽ hơn, các biện pháp này nên được sử dụng để thúc đẩy hàng loạt các đối tác tham gia vào tiến trình thay đổi chính trị ở nước này.
Chuyên gia Malinowski nhận định, trắc nghiệm khả tín nhất là liệu đến năm 2015, quân đội Miến Điện có cho phép tổ chức một cuộc bầu cử tự do và công bằng hay không, bởi vì cuộc bỏ phiếu này có thể mang lại sự thay đổi quyền lực thực sự tại một quốc gia mà quân đội có vai trò thống trị từ năm 1962.
Trong cuộc bầu cử ngày 01/04, lãnh đạo đối lập Aung San Suu Kyi đã đắc cử và trở thành nghị sĩ. Đảng của bà, Liên đoàn Quốc gia vì Dân chủ có được 37 đại diện trong tổng số 440 ghế tại Hạ viện. Thiểu số đối lập này không phải là mối đe dọa đối với giới tướng lãnh.
Từ vài năm nay, Miến Điện là một trong những tâm điểm chú ý của Hoa Kỳ. Những chuyển biến tích cực trong thời gian qua tại nước này cho thấy đây là một trong những thành công rõ rệt trong chính sách đối ngoại của chính quyền Obama.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét