Le Figaro nhận định việc kết án Victor Bout, trùm buôn lậu vũ khí người Nga 25 tù đã « làm dấy lên làn sóng nổi giận chưa từng thấy tại Matxcơva » mà « sự phối hợp được chuẩn bị rất kỹ lưỡng ». Từ người đứng đầu Bộ ngoại giao Nga, cho đến Hạ viện Douma rồi đến Bộ tư pháp, tất cả đều cùng đưa ra một yêu sách : là một công dân Nga, Victor Bout phải được dẫn độ về nước, để đưa ra xét xử theo luật của Nga.
Bộ ngoại giao Nga lên án giới truyền thông Mỹ đã « tiến hành một chiến dịch bôi nhọ hoàn toàn không thể nào chấp nhận được để gây ảnh hưởng lên hội đồng và trình tự xét xử ». Ông cũng lấy làm tiếc là Victor Bout bị miêu tả như là « kẻ buôn tử thần » có quan hệ với tổ chức « khủng bố thế giới ».
Le Figaro phác họa lại bối cảnh sự việc. Trong nhiều năm liền Victor Bout, viên cựu phi công 45 tuổi của Hồng quân Xô Viết đã có nhiều mối quan hệ với một bộ phận đông các nhà độc tài trên thế giới : từ ông Mouammar Kadhafi tại Libya cho đến Charles Taylor, cựu tổng thống nước Liberia, một quốc gia Tây Phi. Ông ta bán các loại vũ khí với mức giá cao nhất. Và tùy theo nhu cầu, ông ta vẫn lẩn tránh được rào cản từ các lệnh cấm. Có thể nói hành trình của Victor Bout gợi nhắc lại nhân vật chính trong bộ phim « Lãnh chúa chiến tranh » (Lord of War) do diễn viên Mỹ Nicolas Cage thủ vai.
Khi bị các nhân viên Cơ quan bài trừ ma túy Mỹ (DEA) chất vấn vào tháng 11 năm 2010, trong một khách sạn tại Bangkok, Thái Lan, Victor Bout khai vừa chấp nhận bán cho quân phiến loạn Colombia 100 tên lửa di động đất đối không và 5000 cây súng trường AK 47 với trị giá khoảng 20 triệu đô-la. Và dưới sự thúc ép của Washington, cuối cùng Thái Lan đã chấp nhận cho dẫn độ trùm buôn lậu vũ khí người Nga về Mỹ.
Tuy nhiên, báo Le Figaro quan tâm đến khía cạnh tại sao chính quyền Nga lại có phản ứng giận dữ như vậy ngay sau khi tòa án New York tuyên án 25 tù đối với tên trùm vũ khí này.
Trên thực tế, Victor Bout không hoàn toàn đơn giản là một kẻ buôn vũ khí bình thường. Theo Le Figaro, trường hợp này đặc biệt đã khiến cho điện Kremlin cảm thấy khó chịu. Ngoài mục đích pháp lý, vụ Victor Bout còn ẩn chứa một vấn đề khác : sự cạnh tranh ngầm giữa Mỹ và Nga trên thị trường vũ khí thế giới, mà Mỹ và Nga là hai quốc gia chiếm vị trí hàng đầu.
Theo Le Figaro, với việc kết án Victor Bout, Hoa Kỳ có thể đang tìm cách hạ uy tín nhằm làm suy yếu đối thủ của mình là nước Nga, nước xuất khẩu vũ khí đứng hàng thứ hai trên thế giới.
Từ trong sổ danh bạ điện thoại của tay trùm buôn vũ khí, các nhà điều tra nhận thấy rằng trong những năm 1980, Victor Bout đã thiết lập nhiều mối quan hệ chặt chẽ với nhiều người, giờ đang nắm giữ nhiều vị trí quan trọng trong bộ máy chính quyền Nga hiện nay.
Theo đánh giá của một chuyên gia quân sự, « ông ta biết quá nhiều bí mật ». Do đó, đối với Matx-cơ-va, « rất có nguy cơ là ông ta sẽ tiết lộ thông tin với người Mỹ ». Điều đã khiến cho cả bộ máy chính quyền Nga phải đồng thanh lên tiếng phản ứng, và cũng nhằm mục đích chứng tỏ cho tù nhân này biết rằng anh ta không hề đơn thương độc mã.
Những bài học nghiêm ngặt của Thụy Điển cho khối euro
Liên quan đến vấn đề kinh tế, báo Le Figaro hôm nay nhắc lại cách đây 20 năm, Thụy Điển cũng từng phải bước qua giai đoạn khắc khổ như Tây Ban Nha và Hy Lạp hiện giờ. Trong bài viết đề tựa « Những bài học nghiêm khắc của Thụy Điển cho khu vực đồng euro », tờ báo cho biết Thụy Điển đã thành công trong việc cải cách mô hình tăng trưởng sau đợt khủng hoảng tài chính trầm trọng trong những năm 1990.
Cách đây 20 năm, Thụy Điển cũng trải qua một cơn khủng hoảng lớn như Tây Ban Nha và Hy Lạp hiện nay : vỡ bóng bóng địa ốc, ngân hàng phá sản, tài chính công trong tình trạng báo động, cạnh tranh èo uột, suy thoái… Thâm hụt ngân sách leo đến mức 12% so với GDP vào năm 1993 và đến năm 1995, nợ công đạt đến đỉnh là 80%.
Stockholm buộc phải thực hiện một loạt các chính sách nghiêm ngặt như cắt giảm chi tiêu, tăng thuế và cải cách, … nhằm vực lại kinh tế đất nước. Tổng cộng, Thụy Điển đã áp đặt một biện pháp « khắc khổ » tương đương với 11% của GDP trong 7 năm.
Nhờ vào đạt được sự nhất quán rộng lớn trong chính sách và sự kết hợp chặt chẽ của xã hội, mà Thụy Điển đã thực hiện cải cách chế độ hưu bổng ngay từ năm 1990, tháo gỡ các quy định trong các lãnh vực công (giao thông, năng lượng, viễn thông…) và nhất là thiết lập các nguyên tắc ngặt nghèo về tài chính công, quy định chỉ được vượt 1% ngân sách.
Tuy nhiên, bài báo cũng cho rằng, khủng hoảng tài chính tại Thụy Điển xảy ra trong một bối cảnh khá thuận lợi. Không có khủng hoảng chung trên toàn châu Âu, không có áp lực mạnh trên thị trường và Thụy Điển vẫn còn giữ đồng tiền quốc gia. Điều này cho phép chính quyền Stockholm có thể giảm 25% giá trị đồng tiền để tăng khả năng cạnh tranh.
Nhất là kể từ khi lên nắm quyền vào năm 2006, chính quyền Stockholm còn thúc đẩy nhanh hơn tiến trình cải cách khi nhắm vào các loại bảo hiểm thất nghiệp và y tế. Theo phân tích của một chuyên gia thuộc tổ chức OCDE, « điều kiện để được nhận các loại bảo hiểm này ngày càng khó. Chiến lược chính là thúc đẩy người dân phải đi kiếm việc làm ».
Bên cạnh những thành quả đạt được, thì các chính sách cải cách đề ra cũng có những mặt trái. Nhiều người đánh giá rằng tiến trình tự do hóa đã quá thô bạo. « có nhiều trường hợp sai lệch như một số người bị bệnh nặng thật sự đã không còn được bảo hiểm nữa ».
Giờ đây, với khủng hoảng tài chính đang diễn ra trong khối đồng tiền chung châu Âu, Thụy Điển đã mạnh dạn lên tiếng chỉ trích việc quản lý hấp tấp trong đợt khủng hoảng, thiếu một chính sách lãnh đạo chung và thiếu cải cách về mặt cấu trúc tại châu Âu.
Trung Quốc : Nghĩa trang của các nhà ly khai
Đến Trung Quốc với đề tài xã hội, trên mục Lá thư châu Á của báo Le Monde hôm nay có đăng bài viết đề tựa « Nghĩa trang của các nhà ly khai » của tác giả Brice Pedroletti, ghi lại những cảm nhận của mình nhân tiết Thanh Minh năm nay (rơi đúng vào ngày thứ tư 04/04 vừa qua).
Tết Thanh Minh, là ngày lễ tảo mộ - một truyền thống từ mấy ngàn đời tại Trung Quốc. Thế nhưng, cảm nhận đầu tiên của tác giả có được là tiết Thanh Minh lại tái hiện hình ảnh sôi động của ngành kinh doanh không như bất kỳ ngành nào : hàng năm nó mang đến nhiều sự cải tiến hơn trong truyền thống dân gian. Nào là những chiếc điện thoại thông minh bằng giấy được đốt trên những tấm bia mộ với đủ kiểu dáng, có kèm theo hay không các phụ tùng. Nào là những tờ giấy bạc giả để gửi cho người quá cố, mà số tiền luôn rất cao phải phản ảnh rõ sự đi lên không thể nào kháng cự lại được của nền kinh tế thứ hai trên thế giới.
Đặc biệt, ngày lễ Thanh Minh cũng là ngày cực kỳ nhạy cảm, bởi lẽ chính quyền Trung Quốc phải cho huy động toàn bộ lực lượng công an. Mục tiêu duy nhất : ngăn chặn người dân đi viếng thăm mộ của những người bị chính quyền Trung Quốc cấm tưởng niệm hay nhắc nhở đến. Hay ít ra là để ngăn chặn mọi cuộc tụ tập vào dịp này. Bởi vì các linh hồn lang thang thì vô số : nạn nhân của ngày 04/06/1989 (vụ trấn áp tại Thiên An Môn), nạn nhân trong các trường học tại Tứ Xuyên (do động đất), những người chết vì bị tra tấn, hay tất cả những ai đã bị gạt ra khỏi lịch sử nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa.
Tác giả liệt kê những tên tuổi được nhiều người biết đến và thường được người dân hay đến viếng thăm trong ngày lễ Thanh Minh. Chẳng hạn như nữ nhân sĩ Lâm Giao, bị hành quyết trong trại giam dưới thời Mao Trạch Đông vào năm 1968. Hay như cựu Tổng bí thư Đảng Cộng sản Trung Quốc, Triệu Tử Dương, bị buộc thôi chức sau sự kiện Thiên An Môn.
Ngay đến cả ngôi mộ của Dương Giai trong một nghĩa trang tại Phúc Điền cũng được nhiều người đến viếng. Kẻ xấu số này đã bị kết án tử hình vì tội ám sát 6 viên cảnh sát Thượng Hải vào năm 2008 để trả thù cho những gì mà anh ta phải hứng chịu từ những hành động bạo lực của cảnh sát.
Trong đó, quảng trường Thiên An Môn là nơi được nhiều người ký bản kiến nghị đến thăm nhiều nhất. Bởi vì, nơi đây còn có ý nghĩa biểu tượng cao, không chỉ vì sự kiện 04 tháng sáu năm 1989. Mà vì, vào năm 1976, cũng vào ngày lễ Thanh Minh, hàng trăm người dân Bắc Kinh đến đây bày lễ cúng và thơ ngay dưới chân Tượng đài các vị anh hùng dân tộc, nhằm tưởng nhớ đến vị thủ tướng đầu tiên ông Chu Ân Lai. Tang lễ của ông đã khiến cho cả dân tộc phải nghẹn ngào.
Chính thông điệp bày tỏ sự bất đồng với chính phủ đương thời (Mao Trạch Đông và bè lũ 4 tên) đã kích động sự can thiệp của cảnh sát, rồi đến biểu tình. Nó còn thúc đẩy nhanh hơn nữa sự sụp đổ của phe theo trường phái cứng rắn nhất của chế độ và sự trở về của ông Đặng Tiểu Bình.
Ngày nay, không một ai trong bộ máy quyền lực của Đảng Cộng sản dám đánh thức lại những sự cố xảy ra . Và giống như là trong những câu chuyện ma, ký ức bị cấm đoán khơi gợi tính hiếu kỳ của người còn sống.
Trung Quốc của hôm qua và hôm nay là một cuộc đấu đá nội bộ liên quan đến sự kế thừa. Vừa qua, thủ tướng Ôn Gia Bảo đề nghị cho khôi phục lại danh dự của ông Hồ Diệu Bang. Trong những năm 1980, nhà lãnh đạo cấp tiến này đã cho khôi phục lại danh dự của các nạn nhân Cách mạng Văn hóa, để rồi sau đó bị cách chức vào năm 1987. Chính sự ra đi của vị cựu tổng bí thư này vào ngày 15/04/1989, đã gây ra một cơn địa chấn : sinh viên tụ tập tại quản trường Thiên an Môn đòi hỏi phải khôi phục lại danh dự cho ông và thực hiện cải cách.
Bộ ngoại giao Nga lên án giới truyền thông Mỹ đã « tiến hành một chiến dịch bôi nhọ hoàn toàn không thể nào chấp nhận được để gây ảnh hưởng lên hội đồng và trình tự xét xử ». Ông cũng lấy làm tiếc là Victor Bout bị miêu tả như là « kẻ buôn tử thần » có quan hệ với tổ chức « khủng bố thế giới ».
Le Figaro phác họa lại bối cảnh sự việc. Trong nhiều năm liền Victor Bout, viên cựu phi công 45 tuổi của Hồng quân Xô Viết đã có nhiều mối quan hệ với một bộ phận đông các nhà độc tài trên thế giới : từ ông Mouammar Kadhafi tại Libya cho đến Charles Taylor, cựu tổng thống nước Liberia, một quốc gia Tây Phi. Ông ta bán các loại vũ khí với mức giá cao nhất. Và tùy theo nhu cầu, ông ta vẫn lẩn tránh được rào cản từ các lệnh cấm. Có thể nói hành trình của Victor Bout gợi nhắc lại nhân vật chính trong bộ phim « Lãnh chúa chiến tranh » (Lord of War) do diễn viên Mỹ Nicolas Cage thủ vai.
Khi bị các nhân viên Cơ quan bài trừ ma túy Mỹ (DEA) chất vấn vào tháng 11 năm 2010, trong một khách sạn tại Bangkok, Thái Lan, Victor Bout khai vừa chấp nhận bán cho quân phiến loạn Colombia 100 tên lửa di động đất đối không và 5000 cây súng trường AK 47 với trị giá khoảng 20 triệu đô-la. Và dưới sự thúc ép của Washington, cuối cùng Thái Lan đã chấp nhận cho dẫn độ trùm buôn lậu vũ khí người Nga về Mỹ.
Tuy nhiên, báo Le Figaro quan tâm đến khía cạnh tại sao chính quyền Nga lại có phản ứng giận dữ như vậy ngay sau khi tòa án New York tuyên án 25 tù đối với tên trùm vũ khí này.
Trên thực tế, Victor Bout không hoàn toàn đơn giản là một kẻ buôn vũ khí bình thường. Theo Le Figaro, trường hợp này đặc biệt đã khiến cho điện Kremlin cảm thấy khó chịu. Ngoài mục đích pháp lý, vụ Victor Bout còn ẩn chứa một vấn đề khác : sự cạnh tranh ngầm giữa Mỹ và Nga trên thị trường vũ khí thế giới, mà Mỹ và Nga là hai quốc gia chiếm vị trí hàng đầu.
Theo Le Figaro, với việc kết án Victor Bout, Hoa Kỳ có thể đang tìm cách hạ uy tín nhằm làm suy yếu đối thủ của mình là nước Nga, nước xuất khẩu vũ khí đứng hàng thứ hai trên thế giới.
Từ trong sổ danh bạ điện thoại của tay trùm buôn vũ khí, các nhà điều tra nhận thấy rằng trong những năm 1980, Victor Bout đã thiết lập nhiều mối quan hệ chặt chẽ với nhiều người, giờ đang nắm giữ nhiều vị trí quan trọng trong bộ máy chính quyền Nga hiện nay.
Theo đánh giá của một chuyên gia quân sự, « ông ta biết quá nhiều bí mật ». Do đó, đối với Matx-cơ-va, « rất có nguy cơ là ông ta sẽ tiết lộ thông tin với người Mỹ ». Điều đã khiến cho cả bộ máy chính quyền Nga phải đồng thanh lên tiếng phản ứng, và cũng nhằm mục đích chứng tỏ cho tù nhân này biết rằng anh ta không hề đơn thương độc mã.
Những bài học nghiêm ngặt của Thụy Điển cho khối euro
Liên quan đến vấn đề kinh tế, báo Le Figaro hôm nay nhắc lại cách đây 20 năm, Thụy Điển cũng từng phải bước qua giai đoạn khắc khổ như Tây Ban Nha và Hy Lạp hiện giờ. Trong bài viết đề tựa « Những bài học nghiêm khắc của Thụy Điển cho khu vực đồng euro », tờ báo cho biết Thụy Điển đã thành công trong việc cải cách mô hình tăng trưởng sau đợt khủng hoảng tài chính trầm trọng trong những năm 1990.
Cách đây 20 năm, Thụy Điển cũng trải qua một cơn khủng hoảng lớn như Tây Ban Nha và Hy Lạp hiện nay : vỡ bóng bóng địa ốc, ngân hàng phá sản, tài chính công trong tình trạng báo động, cạnh tranh èo uột, suy thoái… Thâm hụt ngân sách leo đến mức 12% so với GDP vào năm 1993 và đến năm 1995, nợ công đạt đến đỉnh là 80%.
Stockholm buộc phải thực hiện một loạt các chính sách nghiêm ngặt như cắt giảm chi tiêu, tăng thuế và cải cách, … nhằm vực lại kinh tế đất nước. Tổng cộng, Thụy Điển đã áp đặt một biện pháp « khắc khổ » tương đương với 11% của GDP trong 7 năm.
Nhờ vào đạt được sự nhất quán rộng lớn trong chính sách và sự kết hợp chặt chẽ của xã hội, mà Thụy Điển đã thực hiện cải cách chế độ hưu bổng ngay từ năm 1990, tháo gỡ các quy định trong các lãnh vực công (giao thông, năng lượng, viễn thông…) và nhất là thiết lập các nguyên tắc ngặt nghèo về tài chính công, quy định chỉ được vượt 1% ngân sách.
Tuy nhiên, bài báo cũng cho rằng, khủng hoảng tài chính tại Thụy Điển xảy ra trong một bối cảnh khá thuận lợi. Không có khủng hoảng chung trên toàn châu Âu, không có áp lực mạnh trên thị trường và Thụy Điển vẫn còn giữ đồng tiền quốc gia. Điều này cho phép chính quyền Stockholm có thể giảm 25% giá trị đồng tiền để tăng khả năng cạnh tranh.
Nhất là kể từ khi lên nắm quyền vào năm 2006, chính quyền Stockholm còn thúc đẩy nhanh hơn tiến trình cải cách khi nhắm vào các loại bảo hiểm thất nghiệp và y tế. Theo phân tích của một chuyên gia thuộc tổ chức OCDE, « điều kiện để được nhận các loại bảo hiểm này ngày càng khó. Chiến lược chính là thúc đẩy người dân phải đi kiếm việc làm ».
Bên cạnh những thành quả đạt được, thì các chính sách cải cách đề ra cũng có những mặt trái. Nhiều người đánh giá rằng tiến trình tự do hóa đã quá thô bạo. « có nhiều trường hợp sai lệch như một số người bị bệnh nặng thật sự đã không còn được bảo hiểm nữa ».
Giờ đây, với khủng hoảng tài chính đang diễn ra trong khối đồng tiền chung châu Âu, Thụy Điển đã mạnh dạn lên tiếng chỉ trích việc quản lý hấp tấp trong đợt khủng hoảng, thiếu một chính sách lãnh đạo chung và thiếu cải cách về mặt cấu trúc tại châu Âu.
Trung Quốc : Nghĩa trang của các nhà ly khai
Đến Trung Quốc với đề tài xã hội, trên mục Lá thư châu Á của báo Le Monde hôm nay có đăng bài viết đề tựa « Nghĩa trang của các nhà ly khai » của tác giả Brice Pedroletti, ghi lại những cảm nhận của mình nhân tiết Thanh Minh năm nay (rơi đúng vào ngày thứ tư 04/04 vừa qua).
Tết Thanh Minh, là ngày lễ tảo mộ - một truyền thống từ mấy ngàn đời tại Trung Quốc. Thế nhưng, cảm nhận đầu tiên của tác giả có được là tiết Thanh Minh lại tái hiện hình ảnh sôi động của ngành kinh doanh không như bất kỳ ngành nào : hàng năm nó mang đến nhiều sự cải tiến hơn trong truyền thống dân gian. Nào là những chiếc điện thoại thông minh bằng giấy được đốt trên những tấm bia mộ với đủ kiểu dáng, có kèm theo hay không các phụ tùng. Nào là những tờ giấy bạc giả để gửi cho người quá cố, mà số tiền luôn rất cao phải phản ảnh rõ sự đi lên không thể nào kháng cự lại được của nền kinh tế thứ hai trên thế giới.
Đặc biệt, ngày lễ Thanh Minh cũng là ngày cực kỳ nhạy cảm, bởi lẽ chính quyền Trung Quốc phải cho huy động toàn bộ lực lượng công an. Mục tiêu duy nhất : ngăn chặn người dân đi viếng thăm mộ của những người bị chính quyền Trung Quốc cấm tưởng niệm hay nhắc nhở đến. Hay ít ra là để ngăn chặn mọi cuộc tụ tập vào dịp này. Bởi vì các linh hồn lang thang thì vô số : nạn nhân của ngày 04/06/1989 (vụ trấn áp tại Thiên An Môn), nạn nhân trong các trường học tại Tứ Xuyên (do động đất), những người chết vì bị tra tấn, hay tất cả những ai đã bị gạt ra khỏi lịch sử nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa.
Tác giả liệt kê những tên tuổi được nhiều người biết đến và thường được người dân hay đến viếng thăm trong ngày lễ Thanh Minh. Chẳng hạn như nữ nhân sĩ Lâm Giao, bị hành quyết trong trại giam dưới thời Mao Trạch Đông vào năm 1968. Hay như cựu Tổng bí thư Đảng Cộng sản Trung Quốc, Triệu Tử Dương, bị buộc thôi chức sau sự kiện Thiên An Môn.
Ngay đến cả ngôi mộ của Dương Giai trong một nghĩa trang tại Phúc Điền cũng được nhiều người đến viếng. Kẻ xấu số này đã bị kết án tử hình vì tội ám sát 6 viên cảnh sát Thượng Hải vào năm 2008 để trả thù cho những gì mà anh ta phải hứng chịu từ những hành động bạo lực của cảnh sát.
Trong đó, quảng trường Thiên An Môn là nơi được nhiều người ký bản kiến nghị đến thăm nhiều nhất. Bởi vì, nơi đây còn có ý nghĩa biểu tượng cao, không chỉ vì sự kiện 04 tháng sáu năm 1989. Mà vì, vào năm 1976, cũng vào ngày lễ Thanh Minh, hàng trăm người dân Bắc Kinh đến đây bày lễ cúng và thơ ngay dưới chân Tượng đài các vị anh hùng dân tộc, nhằm tưởng nhớ đến vị thủ tướng đầu tiên ông Chu Ân Lai. Tang lễ của ông đã khiến cho cả dân tộc phải nghẹn ngào.
Chính thông điệp bày tỏ sự bất đồng với chính phủ đương thời (Mao Trạch Đông và bè lũ 4 tên) đã kích động sự can thiệp của cảnh sát, rồi đến biểu tình. Nó còn thúc đẩy nhanh hơn nữa sự sụp đổ của phe theo trường phái cứng rắn nhất của chế độ và sự trở về của ông Đặng Tiểu Bình.
Ngày nay, không một ai trong bộ máy quyền lực của Đảng Cộng sản dám đánh thức lại những sự cố xảy ra . Và giống như là trong những câu chuyện ma, ký ức bị cấm đoán khơi gợi tính hiếu kỳ của người còn sống.
Trung Quốc của hôm qua và hôm nay là một cuộc đấu đá nội bộ liên quan đến sự kế thừa. Vừa qua, thủ tướng Ôn Gia Bảo đề nghị cho khôi phục lại danh dự của ông Hồ Diệu Bang. Trong những năm 1980, nhà lãnh đạo cấp tiến này đã cho khôi phục lại danh dự của các nạn nhân Cách mạng Văn hóa, để rồi sau đó bị cách chức vào năm 1987. Chính sự ra đi của vị cựu tổng bí thư này vào ngày 15/04/1989, đã gây ra một cơn địa chấn : sinh viên tụ tập tại quản trường Thiên an Môn đòi hỏi phải khôi phục lại danh dự cho ông và thực hiện cải cách.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét