7.4.12

Những sai lầm dễ đưa DN đến tử vong



Apr 6, 2012 12:10
Kỳ 1: Chết vì không thuộc bài


Đầu tuần, nhận được cú điện thoại của anh bạn lâu ngày không gặp, rằng ông đang ở mô, gặp nhau tý được không? Xem có việc gì làm không? Trả lời, ông đừng đùa dai thế, sao lại có chuyện rồng hỏi thăm tôm thế này. Chuyện công ty công tiếc của ông thế nào rồi, đã sắp lên sàn chưa? Dẹp rồi ông ạ, quay trở về cái máng lợn rồi. Rồi chúng tôi cũng có một cái hẹn ở quán café để hàn huyên ngẫm về sự thành bại của doanh nhân thời giông bão.
Nhớ lại cách đây mấy năm, anh- một nhà báo kỳ cựu, am hiểu mọi ngõ ngách của đời sống, sau khi đã đạt được đỉnh cao trên con đường nghề nghiệp, thấy việc tự nhốt mình trong khuôn khổ một công chức mẫn cán không còn thích hợp, anh quyết định gom vốn, thành lập công ty truyền thông. Thời kỳ đầu cũng văn phòng, cũng xe cộ, cũng nhân viên được trang bị đồng phục hoành tráng, phòng ốc ban bệ bài bản không kém gì các doanh nghiệp nước ngoài.
Khi nền kinh tế thăng hoa, thị trường hưng phấn, doanh nghiệp ăn ra làm nên, ai cũng mở rộng quy mô, ai cũng đa dạng hóa sản phẩm, mở rộng thị trường…. Đó cũng là lúc mà người ta thi nhau khoe khoang, thi nhau quảng bá, nhận diện thương hiệu. Doanh nghiệp nào cũng phải có logo,e="text-align: justify;">
Thế rồi, khi thị trường xấu đi, việc thưa dần. Trước đây, thay a1��n chi nhánh.
Đó là chưa kể đến việc khai trương, động thổ, tổ chức sự kiện ra mắt sản phẩm mới… vô số việc phải làm truyền thông. Công ty anh việc đến đều đều, mỗi hợp đồng, trừ các khoản chi phí, khấu hao, lãi trước thuế trên dưới ba chục phần trăm. Cứ thế, giòng tiền cứ chảy đều, anh bận rộn vô cùng. Mỗi khi nhớ nhau, gọi điện, ở đầu dây bên kia, hắn lúc nào cũng bận, không họp hành thì đi công tác, đàm phán, ký kết… Khi người ta đã là tỷ phú về tiền bạc thì cũng là lúc bần nông về thời gian. Cứ thế, tưởng như con đường trở thành triệu phú, tỷ phú USD thênh thang rộng mở, để được tạp chí nổi tiếng forbes để mắt đến chỉ còn là thời gian.
Thế rồi, khi thị trường xấu đi, việc thưa dần. Trước đây, thay vì được phép chọn việc, thì nay, việc lớn, việc bé, lãi nhiều, lãi ít đều nhận tuốt. Các điều khoản thanh toán cũng thoáng hơn. Văn phòng đã thuê hàng trăm mét vuông. Cùng với đó là hệ thống máy móc, thiết bị phải khấu hao, nhân viên phải trả lương, việc nhiều hay ít thì vẫn bộ máy ấy phải chi phí, tài sản ấy … Ít việc, nguồn thu không bù đắp nổi chi phí nhưng vẫn phải nín thở cố giữ bộ máy, kiên nhẫn chờ đợi sự ấm lên của thị trường. Nhưng rồi, sự nín thở kéo dài, các khoản chi phí thâm thủng. Lại thêm nhiều hợp đồng đã thanh lý nhưng không đòi được tiền, cứ thế, nợ khó đòi dày thêm.
Người ta nợ thì mình không đòi được, nhưng mình nợ tiền lương, tiền nhà, tiền thuế không thể khất được lâu. Khi những khoản nợ tăng cao, không còn cách nào khác phải bán xe, bán thiết bị, trả văn phòng để trở thành kẻ trắng tay như thuở mới lập nghiệp.
Tôi hỏi anh: đâu là nguyên nhân của cơ sự này? Thị trường nó xấu quá ông ạ. Thằng nào cũng khó khăn, thằng nào cũng cắt giảm chi tiêu, nhiều thằng chết, một số thằng bị thương, mình cũng phải chết theo thôi.
Chuyện này đâu phải giờ mới xẩy ra. Còn nhớ, hồi năm chín bảy, khi có cuộc khủng hoảng tài chính khu vực, anh từng có những bài viết hết sức sinh động. Khủng hoảng là thứ mà không phải bây giờ mới có, sao anh không né được a?
Lý thuyết là vậy, nhưng có đi sâu vào thương trường mới thấy, ở đó có vô số bài học mà mình chưa thuộc. Chẳng hạn, cách thức quản trị rủi ro, phân loại rủi ro thế nào, đâu là rủi ro tài chính, đâu là rủi ro vận hành, đâu là rủi ro kinh doanh, đâu là rủi ro sự kiện. Khi đã trở thành kẻ trắng tay, có thời gian, tham gia một khóa học ở trường đào tạo doanh nhân PTI mới thấy sự nông cạn của mình. Với thế giới, nền kinh tế thị trường đã có hơn hai trăm năm, với VN, cũng đã ngót ba chục năm. Ở đó, có bao nhiêu bài học đã được tổng kết mà mình chưa  suy ngẫm thấu đáo…
Theo số liệu đáng tin cậy, tính đến thời điểm này, ước tính cả nước có khoảng 200 ngàn DN ngừng hoạt động. Có DN sau những khó khăn kéo dài, làm thủ tục phá sản theo luật định, có DN làm đơn xin ngừng hoạt động vô thời hạn, có DN nợ nần chồng chất, giám đốc DN lặn không sủi tăm. Nói theo cách dân gian là chết theo nhiều cách: chết đã được phát tang, chết đã cho vào quan tài chờ đậy nắp và chết lâm sàng. Thị trường xấu đã đành, nhưng đó chưa phải là tất cả của các nguyên nhân. Mỗi cái chết đều có một căn nguyên khác nhau.
Trường hợp của anh bạn tôi, chết chủ yếu là do thiếu hiểu biết. Khi đã từng là một phóng viên, đi khắp mọi nẻo đường của đất nước, đọc thiên kinh vạn quyển, tưởng như thấu hết sự đời, nhưng, sự đời ở một đất nước mà nền kinh tế thị trường mới có hơn hai chục năm. Lại thêm hệ thống doanh nghiệp cổ điển, như những đòan thuyền thúng chỉ loanh quanh ao làng. Khi bước vào cơn lốc toàn cầu hóa, bất cứ một cơn sóng nào, dẫu ở bên kia bờ đại dương đều có thể ập đến gây nên những thảm họa mà anh không thể xem thường.
Khi đọc cuộc “Thế giới phẳng” (The world is flat) của Thomas Friedman tôi rất tâm đắc một thuật ngữ ở trong đó: “Home office”. Theo đó, với các DN vừa và nhỏ, họ có sự năng động cần thiết. Khi thị trường thuận lợi, thuê văn phòng hạng A, hạng B ở các building hoành tráng, khi thị trường khó khăn, chuyển văn phòng về nhà, vừa làm việc nhà vừa giao dịch, tiết giảm mọi khoản chi tiêu để sống qua thời kỳ giông bão.
Cũng chính vì sự linh hoạt này, khi sóng gió nổi lên, cái chết thường đến với những doanh nghiệp, những tập đoàn lớn mà không nhất thiết phải là các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Khủng long không phải là lòai sống lâu, còn tắc kè thì bất chấp mọi biến động của thời tiết. Đó chính là những bài học với những doanh nghiệp vừa và nhỏ. Nếu không thuộc bài, cái chết sẽ đến bất cứ lúc nào.
  • Phan Thế Hải
(kỳ 2: Chết vì những cảm hứng lãng mạn)

Góp Ý

Không có nhận xét nào: